Giải pháp 2: Tạo hứng khởi cho học sinh bằng các trò chơi:
* Mục đích: Nhằm gây hứng thú cho học sinh, khơi gợi lòng ham thích bộ môn Mĩ thuật, thay đổi suy nghĩ về cách học cho học sinh.
* Cách thực hiện:
Hầu hết học sinh ở các khối lớp đều rất yêu thích môn học, được vẽ tự do, sáng tạo theo ý thích của mình. Bên cạnh đó, vẫn còn một số em rất thờ ơ, không tập trung, không tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, thậm chí còn tỏ rõ thái độ chán nản mỗi khi đến giờ học. Đây là điều quan trọng khiến cho tiết học trở nên nhàm chán, không thu hút được tất các các em. Vì vậy, việc tạo hứng thú cho học sinh trước khi vào bài học là hết sức cần thiết.
Nắm rõ tâm lý của học sinh là rất thích chơi các trò chơi, thích được khen và luôn tò mò. Vì vậy, ở phần khởi động, phần thực hành và phần trưng bày sản phẩm tôi sáng tạo ra các trò chơi phù hợp với tất cả các đối tượng học sinh và phù hợp với từng chủ đề ở các khối lớp để cho học sinh chơi.
Ví dụ ở: Chủ đề 2: Những con vật sống dưới nước - lớp 2. Tôi tổ chức cho học sinh chơi trò chơi trong phần khởi động, trò chơi mang tên: “Câu cá”. Các em sẽ câu cá bằng cách đoán tên qua gợi ý về màu sắc và hình dáng của con cá mà cô đưa ra.Bạn nào đoán được đúng, nhiều và nhanh nhất sẽ chiến thắng và được tặng một sao “cô khen”.
Sau khi được tham gia trò chơi HS sẽ hứng thú hơn và tích cực tham gia vào các hoạt động học tập. Vì vậy, việc hiểu về tâm lý học sinh cũng rất quan trọng. Bên cạnh đó, trong các hoạt động học tập tôi luôn đưa ra những lời động viên kịp thời, khuyến khích những học sinh chưa tích cực để các em cố gắng. Không áp đặt, không đòi hỏi quá cao đối với học sinh trong diện đặc biệt.
dựng cốt chuyện? - Tổ chức hình thức thực hành như thế nào cho hiệu quả? - Vì sao chất lượng sản phẩm của học sinh chưa phong phú? - Làm sao để tổ chức hoạt động trưng bày sản phẩm có hiệu quả nhất?... Đây là một số câu hỏi được rất nhiều giáo viên quan tâm để có được những tiết học tốt hơn để nâng cao chất lượng sản phẩm theo quy trình Xây dựng cốt chuyện cho học sinh. Ngoài ra, còn do một số yếu tố khách quan tác động đến như: do quan niệm của một số bậc phụ huynh coi môn Mĩ thuật là môn phụ; một số học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, ở với ông bà, cho nên các em thiếu sự quan tâm, chưa được chăm lo, chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập như: giấy A4, A3, giấy màu, màu vẽ, băng dính Điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng học tập của học sinh làm cho một số học sinh có cảm giác chán nản, không đủ đồ dùng thì sẽ không vẽ bài hoặc không hoàn thiện được sản phẩm theo nhóm, khiến cho các em không thích thú với bài học, làm các sản phẩm của mình, của nhóm qua loa, đại khái, cho xong và có sản phẩm để cô đánh giá. Vì thế các em không cảm nhận được cái hay, cái đẹp và không vận dụng sáng tạo được sản phẩm, tác phẩm nghệ thuật phục vụ cho học tập và đời sống hàng ngày. Quy trình Xây dựng cốt chuyện là phương pháp dạy - học hoàn toàn mới lạ so với phương pháp cũ. Đòi hỏi các em phải chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu cho chủ đề. Phải có trí tưởng tượng phong phú, phải biết vận dụng sáng tạo và xây dựng tính cách cho nhân vật. Chính vì có rất nhiều hạn chế và khó khăn như trên nên qua mỗi tiết dạy mà có một số học sinh chưa đạt được đúng yêu cầu của quy trình thì tôi luôn trăn trở cần phải có giải pháp cấp bách để đưa quy trình này đến gần hơn với các em, làm cho các em hiểu đúng bản chất, hiểu đúng cách thực hiện và có những kĩ năng để thực hiện tốt hơn với từng đối tượng học sinh tại trường mình. Do đó, tôi đã đi sâu vào tìm hiểu thật kĩ về tâm lí của các em, tìm hiểu về các yếu tố khách quan và chủ quan để đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm theo quy trình Xây dựng cốt chuyện cho học sinh tiểu học nói chung và học sinh tại trường tôi nói riêng. 7.1.3 Phương pháp nghiên cứu: - Nghiên cứu tài liệu về quy trình Xây dựng cốt chuyện. - Tìm hiểu về thực tế giảng dạy ở các trường trong huyện. Thực tế giảng dạy của bản thân. - Thực trạng kết quả sảm phẩm của quy trình Xây dựng cốt chuyện của học sinh lớp 2, lớp 3, lớp 4, lớp 5. 7.2 Về nội dung của sáng kiến: Căn cứ vào mục tiêu giáo dục đã đề ra cho bậc tiểu học nói chung và bộ môn Mĩ thuật nói riêng, tôi đã xác định rõ vai trò và mục tiêu dạy - học trong chương trình mĩ thuật ở tiểu học. Thông qua thực tế các tiết giảng dạy tôi đã áp dụng phương pháp mới để “nâng cao chất lượng sản phẩm theo quy trình Xây dựng cốt chuyện cho học sinh tiểu học” và tôi đã sử dụng các giải pháp như sau: 7.2.1 Giải pháp 1: Sử dụng phương pháp, đồ dùng dạy - học phù hợp, hiệu quả gây hứng thú cho học sinh: * Mục đích: phương pháp dạy – học phù hợp giúp các đối tượng học sinh tiếp cận tốt hơn đến quy trình Xây dựng cốt chuyện. Giúp các em có hứng thú sáng tạo nhân vật, có trí tưởng tượng phong phú và có khả năng trình bày, hình dung ý tưởng để phát triển câu chuyện. * Cách thực hiện: Trong từng chủ đề, tôi xác định rõ mục tiêu bài học, để đưa ra phương pháp dạy – học phù hợp. đảm bảo tạo được hứng thú, không khí học tập vui vẻ, nhẹ nhàng, lôi cuốn học, tránh giờ học tẻ nhạt, khô cứng để tạo cảm xúc cho học sinh, và phù hợp cho tất cả các đối tượng học sinh trong lớp tham gia các hoạt động học tập. Mỗi tiết học tôi chuẩn bị đầy đủ đồ dùng trực quan, tranh ảnh, video... Đồ dùng phải đẹp mắt, lôi cuốn và phù hợp với từng chủ đề đặc biệt không quá trừu tượng để học sinh quan sát, cảm nhận được cái đẹp, sự sáng tạo, trí tưởng tượng phong phú của quy trình Xây dựng cốt chuyện và có hứng thú với bài học mong muốn được thực hiện theo. Ví dụ 1: (Chủ đề 2: Mặt nạ hình con thú - lớp 3) Vì điều kiện học sinh trong trường còn nhiều khó khăn, do đó việc chuẩn bị đồ dùng như mặt nạ bằng giấy bồi, màu bột pha sẵn hay giấy màu bằng xốp sẽ không thực hiện được. Do vậy, để khắc phục điều đó, tôi cho học sinh tận vẽ lên giấy thủ công giấy bìa A4 màu sau đó cắt dời và dán lên bìa cứng như vỏ hộp... Để có được những sản phẩm đẹp, đạt yêu cầu cao. 7.2.2 Giải pháp 2: Tạo hứng khởi cho học sinh bằng các trò chơi: * Mục đích: Nhằm gây hứng thú cho học sinh, khơi gợi lòng ham thích bộ môn Mĩ thuật, thay đổi suy nghĩ về cách học cho học sinh. * Cách thực hiện: Hầu hết học sinh ở các khối lớp đều rất yêu thích môn học, được vẽ tự do, sáng tạo theo ý thích của mình. Bên cạnh đó, vẫn còn một số em rất thờ ơ, không tập trung, không tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, thậm chí còn tỏ rõ thái độ chán nản mỗi khi đến giờ học. Đây là điều quan trọng khiến cho tiết học trở nên nhàm chán, không thu hút được tất các các em. Vì vậy, việc tạo hứng thú cho học sinh trước khi vào bài học là hết sức cần thiết. Nắm rõ tâm lý của học sinh là rất thích chơi các trò chơi, thích được khen và luôn tò mò. Vì vậy, ở phần khởi động, phần thực hành và phần trưng bày sản phẩm tôi sáng tạo ra các trò chơi phù hợp với tất cả các đối tượng học sinh và phù hợp với từng chủ đề ở các khối lớp để cho học sinh chơi. Ví dụ ở: Chủ đề 2: Những con vật sống dưới nước - lớp 2. Tôi tổ chức cho học sinh chơi trò chơi trong phần khởi động, trò chơi mang tên: “Câu cá”. Các em sẽ câu cá bằng cách đoán tên qua gợi ý về màu sắc và hình dáng của con cá mà cô đưa ra.Bạn nào đoán được đúng, nhiều và nhanh nhất sẽ chiến thắng và được tặng một sao “cô khen”. Sau khi được tham gia trò chơi HS sẽ hứng thú hơn và tích cực tham gia vào các hoạt động học tập. Vì vậy, việc hiểu về tâm lý học sinh cũng rất quan trọng. Bên cạnh đó, trong các hoạt động học tập tôi luôn đưa ra những lời động viên kịp thời, khuyến khích những học sinh chưa tích cực để các em cố gắng. Không áp đặt, không đòi hỏi quá cao đối với học sinh trong diện đặc biệt. 7.2.3 Giải pháp 3: Đưa ra hệ thống câu hỏi gợi mở hiệu quả kích thích trí tưởng tượng của các em: * Mục đích: Giúp các em hiểu rõ về chủ đề. Tưởng tượng để tìm các hình ảnh liên quan đến chủ đề. * Cách thực hiện: - Đưa ra các câu hỏi gợi mở theo từng chủ đề, tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm để nhận biết, tìm và xây dựng các hình ảnh về sân khấu. Ví dụ ở Chủ đề 8: Trang trí sân khấu và sáng tác câu chuyện - lớp 5. + Em đã được tham gia xem biểu diễn nghệ thuật chưa? Em có được tham gia không? + Ở trường mình đã tổ chức loại hình nghệ thuật nào? + Khi tham gia xem biểu diễn em có thấy trên sân khấu có được trang trí không? Trang trí bằng hình ảnh gì? Màu sắc như thế nào? - Câu hỏi nhận biết về chất liệu, hình thức để thể hiện các sản phẩm. (Một số chất liệu, hình thức) Từ đó các em liên tưởng tích lũy các hình ảnh, lựa chọn được chất liệu, hình thức phù hợp với chủ đề và có ý tưởng tạo hình nhân vật hoặc trang trí một cách sáng tạo. 7.2.4 Giải pháp 4: Rèn cho học sinh kĩ thuật tạo dáng người, đồ vật đẹp bằng nhiều cách: * Mục đích: Giải pháp giúp học sinh mô tả được hình thể con người, hình dáng đồ vật và tạo được một số dáng người, đồ vật theo ý thích. * Cách thực hiện: Qua quan sát học sinh thực hành tạo sản phẩm tôi hiểu rõ lí do vì sao các sản phẩm của các em chưa hoàn chỉnh và nhiều nhóm các em chưa thực hiện đúng yêu cầu mà cô hướng dẫn, để khắc phục những điều đó tôi đưa ra một số kỹ thuật yêu cầu các em thực hiện đúng trong quá trình thực hành đó là: - Ghi nhớ dáng người để tạo dáng hoạt động, dáng đồ vật cần vẽ. - Khi vẽ hình bằng bút chì cần đưa nét thoải mái, không gò bó. - Các em cần quan sát và định hình dạng hình học trong cơ thể người hoặc đồ vật. - Khi cắt hoặc xé sản phẩm phải cẩn thận tránh cắt hoặc xé rời các bộ phận đã vẽ. Khi dán sản phẩm phải phẳng không được để nhăn. - Khi tạo hình bằng cách nặn đồ vật, dáng người phải cân đối. Các sản phẩm phải đứng được trên mặt bằng. Không chộn lẫn các màu vào nhau để nặn. (Học sinh thực hành kỹ năng tạo dáng người, đồ vật - lớp 4C) Thực tế trong suốt quá trình quan sát các em thực hành, tôi phải thường xuyên nhắc lại những kỹ thuật cơ bản này để cho các em nhớ và làm theo. Đặc biệt là với các em ở khối lớp 2, lớp 3 các em rất nhanh quên và thao tác còn chậm. Hiểu về tâm lý học sinh, nên tôi động viên, khuyến khích những học sinh chưa hoàn thành sản phẩm cá nhân, có thể đem về hoàn thành tại nhà và giờ học sau mang đi để ghép với sản phẩm nhóm. Đặc biệt không nên chê các em trước mặt các bạn trong lớp, cố gắng tìm những ưu điểm dù nhỏ nhất ở từng học sinh để kịp thời động viên, khen ngợi. 7.2.5 Giải pháp 5: Tưởng tượng, thu thập kiến thức và tạo ra ngữ cảnh: * Mục đích: Giúp học sinh biết cách thu thập, tìm kiếm thông tin về một không gian đã lựa chọn. * Cách thực hiện: Giáo viên gợi ý để học sinh tưởng tượng đến địa điểm liên quan đến chủ đề. + Đặc điểm nơi đó thế nào? + Ở nơi đó có những hình ảnh gì? + Nhà cửa, môi trường, trang phục quần áo, con vật, giao thôngnhư thế nào? (Tạo ngữ cảnh – chủ đề 6: Ngày tết lễ hội và mùa xuân –lớp 4) Từ đó học sinh sẽ tự tưởng tượng ra ngữ cảnh rồi thực hiện vẽ lên giấy tạo không gian cho chủ đề. Giải pháp này giúp cho tất cả các giác quan được kích thích vận động để phát triển các năng lực của học sinh như: biểu đạt, sáng tạo, biểu cảm, phân tích, diễn giải, giao tiếp, đánh giá. 7.2.6 Giải pháp 6: Tạo bầu không khí làm việc nhóm: * Mục đích: Giúp học sinh biết cách hợp tác và tôn trọng ý kiến khác trong làm việc nhóm. * Cách thực hiện: Trong mỗi chủ đề tôi thường phân việc cho từng thành viên trong nhóm. Các thành viên phải hội ý và cùng thống nhất nội dung làm việc và sắp xếp các hình ảnh, ngữ cảnh để tạo không gian. Điều này giúp các em biết cách hợp tác, học hỏi lẫn nhau giữa từng thành viên trong nhóm và cùng hoàn thành sản phẩm. Nhóm1 ( Nhóm 2 (Hai nhóm đang hoàn thiện – Lễ hội “Đấu vật” chủ đề 6: Ngày tết lễ hội và mùa xuân –lớp 4C) 7.2.7 Tạo không khí sôi động trong hoạt động trưng bày, nhận xét bài vẽ. * Mục đích: Giúp học
Tài liệu đính kèm: