SKKN Giải pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi ở Trường Mầm non

SKKN Giải pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi ở Trường Mầm non

5. Mô tả bản chất sáng kiến:

5.1. Tính mới của sáng kiến:

Trong Chương trình giáo dục mầm non hiện nay việc giáo dục ý thức bảo

vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo nói chung và lứa tuổi 4- 5 tuổi nói riêng đóng

một vai trò hết sức quan trọng. Giáo dục bảo vệ môi trường cung cấp biểu tượng

ban đầu về môi trường sống của con người, thế giới xung quanh.2

Môi trường có vai trò hết sức quan trọng đối với con người, môi trường là

nơi chứa đựng tài nguyên cần thiết cho đời sống sản xuất của con người, là nơi

chứa đựng các phế thải do con người tác động. Vì vậy việc giáo dục bảo vệ môi

trường cho trẻ 4- 5 tuổi tại trường mầm non là rất cần thiết. Thông qua việc giáo

dục ý thức bảo vệ môi trường là cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban đầu môi

trường sống của bản thân nói riêng và con người nói chung.

Để bảo vệ môi trường chúng ta phải thực hiện nhiều giải pháp khác nhau,

trong đó giải pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, nhất là ở lứa tuổi mầm

non. Bởi trẻ ở lứa tuổi này dễ hình thành những nề nếp, thói quen tốt tạo cơ sở

cho việc hình thành nhân cách cho trẻ 4 - 5 tuổi hiện tại và phát triển nhân cách

sau này cho trẻ. Có nhà giáo dục đã nói rằng “Trẻ em như tờ giấy trắng, chúng

ta vẽ cái gì lên thì sẽ được cái đó”. Trẻ ở lứa tuổi mầm non đang hình thành và

phát triển cơ thể non nớt của trẻ chịu sự tác động mạnh mẽ và sự ảnh hưởng

quyết định của môi trường sống xung quanh trẻ cho sự tăng trưởng và phát triển

để trẻ có một sự phát triển toàn diện và thể hiện trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ

pdf 19 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 02/03/2022 Lượt xem 4335Lượt tải 8 Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giải pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi ở Trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 xích đầu tiên trong hệ thống quốc dân, trong 
chương trình Giáo dục mầm non, việc cho trẻ làm quen với môi trường xung 
quanh có ý nghĩa quan trọng, cung cấp cho trẻ vốn kiến thức đầu tiên về xã hội, 
con người, thiên nhiên và là nguồn gốc để hình thành ở trẻ tâm hồn và tình 
cảm của con người, dẫn dắt trẻ vào một cuộc sống, một văn hóa cụ thể. Ngay từ 
lúc trẻ sinh ra trẻ như một tờ giấy trắng, trẻ luôn chịu sự tác động rất lớn của 
môi trường xung quanh. Môi trường ảnh hưởng lớn đối với cuộc sống và sinh 
hoạt hàng ngày của trẻ. 
Để trẻ được khỏe mạnh, vui, thoải mái và bổ ích thì cần cho trẻ sống trong 
môi trường an toàn, vì vậy nhiệm vụ trọng tâm đối với giáo viên mầm non là 
cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban đầu về môi trường sống của bản thân và 
nhằm tạo ra ở trẻ những thái độ, hành vi đúng đắn của trẻ đối với môi trường. 
Trẻ ở lứa tuổi mầm non rất thích hoạt động và những gì mới mẻ rất hấp 
dẫn đối với trẻ, trẻ rất thích tiếp xúc tìm hiểu thiên nhiên, cuộc sống xung quanh 
trẻ. Thông qua đó trẻ lĩnh hội hình thành nề nếp, thói quen, thái độ ứng xử có giá 
trị tốt đẹp của trẻ về môi trường giúp trẻ có khái niệm ban đầu về môi trường 
sống của bản thân mình nói riêng và con người xã hội nói chung, là rất cần thiết, 
từ đó giáo dục trẻ có cách sống, đối xử tích cực với môi trường nhằm đảm bảo 
sự phát triển lành mạnh về cơ thể và trí tuệ. 
Muốn đạt được mục tiêu trên thì nhà trường và chúng tôi phải xây dựng 
được môi trường cho trẻ hoạt động, bằng cách cho trẻ trải nghiệm thực tế bằng 
các thí nghiệm, thực nghiệm hay hành động cụ thể thì sẽ tạo nên những đối 
tượng đẹp và qua đó sẽ hình thành nhân cách cho trẻ. 
4 
Giải pháp 2: Tự học tập tài liệu bồi dưỡng chuyên môn và tạo môi 
trường hoạt động cho trẻ. 
Như chúng ta đã biết việc tự học tập và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ 
của mỗi giáo viên là một việc làm thường xuyên và trong quá trình giảng dạy, 
hiểu được tầm quan trọng của việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 
mầm non, yêu cầu giáo viên phải có kiến thức về môi trường và những tác động 
qua lại của môi trường sống với cuộc sống con người. Điều đó bắt buộc giáo 
viên phải thường xuyên tìm hiểu tham khảo tài liệu, ti vi, tập san... Qua các cuộc 
thi giáo viên giỏi, các tài liệu hướng dẫn chuyên đề giáo dục bảo vệ môi trường 
của sở, phòng, không ngừng bồi dưỡng học hỏi cho bản thân, từ đó tạo ra môi 
trường cho trẻ, để trẻ thể hiện thái độ của mình sao cho phù hợp với yêu cầu bảo 
vệ môi trường cho trẻ. 
Giải pháp 3: Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ cần tích hợp vào các 
hoạt động khác. 
* Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua hoạt động vui chơi. 
Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo, có vai trò rất 
lớn đối với sự phát triển toàn diện, đặc biệt là hình thành nhân cách cho trẻ sau 
này. Trong hoạt động vui chơi, trẻ phản ánh lại cuộc sống hàng ngày mà trẻ đã 
thấy xung quanh, thông qua các trò chơi phân vai, trẻ đóng vai lại những hành 
động quen thuộc của người lớn mà trẻ đã thấy của người làm công tác bảo vệ 
môi trường như: trồng cây, chăm sóc cây, nhặt rác... xung quanh khu vực của 
lớp mình. 
- Góc phân vai: cho trẻ đóng vai bác sĩ khám chữa bệnh cho mọi người, 
chú ý giữ gìn vệ sinh phòng khám, xử lý rác thải y tế.... 
Ví dụ: cho trẻ đóng vai cảnh sát giao thông đi bắt những người vi phạm 
lấn chiếm vỉa hè, gây mất trật tự công cộng, đi sai đường, bán hàng rong... Giáo 
dục trẻ luật lệ an toàn giao thông và bảo vệ môi trường. 
Trò chơi gia đình, trẻ phải dọn dẹp nhà cửa, lau chùi nền nhà sạch sẽ, 
quần áo gấp gọn gàng, ngăn nắp đi mua đồ dùng gia đình giữ gìn không rơi vỡ, 
tập làm món ăn đơn giản chú ý vệ sinh dụng cụ nhà bếp. 
5 
- Góc xây dựng: xây dựng công viên cây xanh, sắp xếp đồ dùng ngăn lắp 
hợp lý. 
- Góc nghệ thuật: múa hát những bài hát theo chủ đề, tạo những nguyên 
vật liệu thiên nhiên và phế liệu, dùng xong cất đúng nơi qui định... 
- Góc thiên nhiên: bác làm vườn gieo hạt, trồng cây, chăm sóc cây, lau lá, 
nhổ cỏ, tưới cây, nhặt lá khô, chơi với cát nước (chơi xong trẻ biết rửa tay, chân 
bằng xà phòng). 
Hình ảnh trẻ nhổ cỏ, chăm sóc cây xanh 
* Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua hoạt động ăn, ngủ, 
vệ sinh. 
Thông qua các hoạt động hàng ngày như ăn, ngủ, vệ sinh cũng là một cơ 
hội tốt để trẻ được trải nghiệm, hình thành các nề nếp, thói quen trong sinh hoạt. 
Trẻ tự chăm sóc, vệ sinh cá nhân sạch sẽ cũng là một cách bảo vệ môi trường 
xung quanh trẻ. Vì vậy, việc để cho trẻ tự trải nghiệm hoạt động vệ sinh cá nhân 
cũng có vai trò lớn đối với việc giáo dục ý thức vảo vệ môi trường cho trẻ. Tôi 
thường xuyên nhắc nhở trẻ biết kê bàn ngay ngắn, biết lấy khăn, lấy đĩa đựng 
cơm rơi vãi và khăn ướt lau miệng, sau đó ra xếp hàng rửa tay bằng xà phòng. 
 Trong khi ăn cô nhắc trẻ ăn ngon miệng, nhai kỹ, ăn hết suất, không để 
cơm rơi vãi, không nói chuyện trong giờ ăn khi ho phải lấy tay che miệng, 
không nói chuyện trong khi ăn tạo những thói quen văn minh lịch sự trong khi 
ăn. Ăn xong biết xếp bát, thìa vào nơi quy định một cách gọn gàng, sau đó trẻ đi 
6 
đánh răng, lau miệng, nhắc nhở trẻ tiết kiệm nước bằng cách lấy cốc hứng nước, 
không vặn vòi nước chảy liên tục khi đánh răng. 
Nhắc trẻ giữ gìn vệ sinh phòng, nhóm sạch sẽ, đi vệ sinh phải đúng nơi 
quy định, đi xong để dép lên giá xếp ngay ngắn theo tổ, sau đó biết lấy gối đi 
ngủ, biết gấp quần áo và để đúng nơi quy định. 
* Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường qua hoạt động đi dạo, thăm 
quan 
Với trẻ mầm non được thăm quan dã ngoại là điều rất cần thiết, vì trong 
hoạt động này trẻ được khám phá trải nghiệm nhiều điều mới, trẻ được quan sát 
trực tiếp với môi trường tự nhiên, các địa danh, danh lam thắng cảnh, được tìm 
hiểu về di tích lịch sử ở địa phương để trẻ cảm nhận vẻ đẹp của môi trường 
quanh trẻ và có ý thức giữ gìn bảo vệ. Chúng tôi cho trẻ đi thăm quan môi 
trường trong lớp học của các lớp học khác, khu vực quanh trường. Phối hợp với 
phụ huynh học sinh và giáo viên các lớp lá cho trẻ đi thăm quan mộ các anh 
hùng liệt sĩ tại khu phố Bình An, phường An Lộc. Yêu cầu trẻ nhận xét về vệ 
sinh môi trường ở nơi đó và tìm cùng nhau nhặt lá cây, nhổ cỏ, thắp hương cho 
các liệt sĩ. 
Hình ảnh trẻ thắp hương tại mộ 6 liệt sĩ 
Ví dụ: trong buổi đi dạo chơi quanh sân trường, cô cho trẻ quan sát các 
bồn hoa, cây cảnh. Cô đặt câu hỏi vì sao cây cằn cỗi và có nhiều cỏ dại mọc. Trẻ 
7 
phải biết cây không được chăm sóc và cỏ dại mọc lên. Từ đó cho trẻ nhổ cỏ, tưới 
nước cho cây, lau chùi lá. 
* Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động tạo hình, 
lao động. 
Ở trường mầm non, hoạt động lao động rất có ý nghĩa đối với trẻ. Ngoài 
việc giúp trẻ phát triển thể chất, hoạt động lao động còn giúp trẻ yêu quý hoạt 
động lao động và được tiếp xúc nhiều với môi trường. Đây là phương tiện rất tốt 
để giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ. 
Ví dụ: chúng tôi hướng dẫn trẻ làm một số đồ dùng, đồ chơi từ nguyên vật liệu 
thiên nhiên và vật liệu đã qua sử dụng: lấy lá mít làm con vật, lá chuối cuộn làm 
kèn, lá dứa làm chong chóng, đồng hồ. Lấy hột hạt, vỏ hến, sỏi... để xếp hoa, 
quả. Thông qua đó tôi giáo dục trẻ ý thức tiết kiệm và ý thức lao động sáng tạo. 
Trẻ làm đồ chơi từ lá cây 
Thường vào các buổi thứ 6 cuối tuần tôi cho trẻ lao động vệ sinh môi 
trường xunh quanh trường lớp như : 
- Thu gom rác xung quanh trường, lớp (nhặt giấy, nhÆt vá hộp sữa, vỏ 
bim bim, thu gom lá bỏ vào thùng rác ) 
- Lau đồ dùng, đồ chơi, các giá đồ chơi của lớp. 
8 
- Sắp xếp đồ dùng đúng nơi quy định. 
Trẻ thu gom rác quanh trường Trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định 
Trẻ lau dọn sắp xếp đồ dùng, đồ chơi 
 Sau khi trẻ lao động xong cho trẻ nhận xét về quang cảnh của trường 
trước và sau khi lao động, để cho trẻ cảm nhận được niềm vui khi lao động và 
sau khi hoàn thành công việc trẻ nhìn thấy thành quả lao động của mình là môi 
trường sạch, đẹp. Từ đó hình thành cho trẻ ý thức tự lập, tự giác và tinh thần 
đoàn kết cùng nhau bảo vệ môi trường. 
* Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua hoạt động nêu gương. 
Nêu gương cũng là một trong những hoạt động để chúng tôi thực hiện 
nhiệm vụ giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ một cách có chiều sâu, giúp cho trẻ 
có ý thức bảo vệ môi trường một cách hiệu quả nhất. Trong sinh hoạt hàng ngày 
9 
của trẻ ở trường, lớp khi trẻ làm được những việc tốt như: biết kê bàn ăn, biết 
gấp khăn, biết nhặt cơm rơi vãi khi ăn cơm, biết nhặt rác để vào thùng, xếp ghế, 
có kỹ năng sống như biết chào hỏi, hoặc khi mắc lỗi với cô hay bạn thì biết xin 
lỗi. Khi có người khác giúp đỡ hay cho quà thì biết cảm ơn... chúng tôi khen 
ngợi, tuyên dương, khích lệ trẻ kịp thời. Trước giờ trả trẻ chúng tôi thường 
xuyên cho trẻ kể những việc làm tốt mà trẻ đã làm trong ngày, trong đó chúng 
tôi rất chú trọng đến vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường bằng cách tuyên dương, 
khen ngợi những trẻ đã làm giúp cô như nhỏ cỏ, tưới nước cho cây... Trẻ được 
khen sẽ càng cố gắng, trẻ khác học tập bạn cùng nhau bảo vệ môi trường. 
 * Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua hoạt động lễ hội và giáo 
dục mọi lúc mọi nơi 
Hoạt động lễ hội có một vị trí rất quan trọng trong việc giáo dục trẻ bảo vệ 
môi trường. Thông qua việc tổ chức lễ hội, hình thành ở trẻ các kỹ năng, thái độ, 
hành vi tích cực về các địa danh và môi trường, biết bảo vệ, giữ gìn môi trường 
và các địa danh nơi diễn ra lễ hội. Nội dung được tích hợp trong các hoạt động 
giáo dục dưới nhiều hình thức như theo ý thích của trẻ hoặc trong thời gian dạo 
chơi ngoài trời hay thăm quan. 
Ví dụ: ngày lễ, ngày tết Nguyên Đán cô phát động phong trào “Tết trồng 
cây”, cô cùng với phụ huynh và trẻ sưu tầm cây xanh, cây cảnh về trồng... và 
cùng tổ chức tưới và chăm sóc cây 
Ngoài ra tôi vận dụng mọi lúc mọi nơi để giáo dục trẻ: giờ ngủ dậy, giờ 
chơi tự do, thậm chí cả những lúc trẻ đi vệ sinh tôi cũng hướng dẫn trẻ cách rửa 
tay, rửa mặt và chải tóc, buộc tóc... 
10 
Hình ảnh trẻ rửa tay trước, lau mặt sau khi ăn cơm 
Việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ vào các hoạt động khác 
đã mang lại kết quả cao và tạo ra được các mối quan hệ giữa con người với con 
người, con người với môi trường xung quanh, để có kết quả đó thì trẻ phải biết 
thực hiện những nội quy, quy định ở trong lớp và đó cũng là giải pháp tiếp theo 
mà tôi sử dụng trong đề tài. 
Giải pháp 4: giáo dục ý thức bảo vệ môi trường qua những nội quy 
đơn giản và gần gũi với trẻ hàng ngày khi ở lớp. 
- Qua những khái niệm đơn giản chúng tôi giúp trẻ hiểu và phân biệt được 
đâu là môi trường sạch, môi trường bẩn và các tác hại khi sống trong môi trường 
bẩn để từ đó có các nhận thức bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khỏe trẻ. 
- Để kích thích sự khám phá tìm tòi của trẻ, chúng tôi cũng luôn chú ý tạo 
cho trẻ môi trường lớp học sạch đẹp thân thiện, trang trí các nội dung giáo dục 
theo chủ đề. Ở các góc chơi của lớp chúng tôi thường gắn những nội quy nho 
nhỏ giúp trẻ thực hiện đúng theo nội quy của từng góc chơi. 
 Ví dụ: ở góc học tập chúng tôi dán các hình ảnh về các quyển sách, các 
đồ dùng vào từng ô để cho trẻ biết được ô đó để sách gì, đồ dùng gì nhằm giúp 
trẻ không để sách, đồ dùng, đồ chơi khác lẫn vào.... 
Ngoài ra trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ ở lớp, chúng tôi còn hình thành 
cho trẻ thói quen lao động tự phục vụ như: lau dọn, sắp xếp gọn gàng đồ dùng, 
đồ chơi, không vứt rác, vứt đồ chơi bừa bãi. Đi vệ sinh đúng nơi quy định, biết 
rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh xong, biết tiết kiệm nước trong sinh 
hoạt hàng ngày. 
- Từ đó chúng tôi cũng đưa ra kế hoạch trực nhật và lịch phân công trực 
nhật để giúp trẻ biết được công việc của mình trong ngày. 
Ví dụ: trong giờ ăn bạn trai giúp cô giáo kê bàn ăn, thu bàn, bạn gái giúp 
cô chuẩn bị đĩa đựng thức ăn rơi và khăn lau, lau bàn. Giờ ngủ bạn trai giúp cô 
kê giường ngủ, bạn gái trải nệm. 
11 
- Trong nhà vệ sinh chúng tôi gắn các hình ảnh kí hiệu nam nữ, để trẻ tự 
phân biệt được bên vệ sinh nam, vệ sinh nữ từ đó trẻ biết đi vệ sinh đúng nơi 
quy định. 
Trang trí các kí hiệu trong nhà vệ sinh 
Giải pháp 5: giải quyết các tình huống có vấn đề. 
Giải quyết các tình huống có vấn đề là đưa ra tình huống cụ thể. Tình 
huống có thể xuất hiện tự nhiên, cũng có thể do giáo viên tạo ra. Giải pháp này 
nhằm mục đích kích thích sáng tạo của trẻ, tạo cơ hội để trẻ sử dụng những kinh 
nghiệm đã có vào giải quyết các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống trong sinh hoạt 
hay trong quá trình trẻ học tập qua đó trang bị những kiến thức mới củng cố 
những kiến thức mới cho trẻ về bảo vệ môi trường. Xử lí tình huống là một dạng 
của hoạt động thực hành. Đây là giải pháp tốt giúp trẻ nhớ lâu nhớ kĩ, nhớ kĩ 
cách xử lí các hành động phù hợp với môi trường. 
* Tình huống thực: giáo viên tận dụng tình huống xảy ra trong cuộc sống 
của trẻ để giáo dục trẻ bảo vệ môi trường. 
Ví dụ 1: sau khi tiến hành hoạt động tạo hình đề tài “Cắt dán ngôi nhà” 
chủ đề gia đình. Sẽ có giấy vụn mà trẻ cắt vương vãi trên sàn lớp. Cô giáo sẽ hỏi 
trẻ các con phải làm gì với những giấy vụn này? Hay cô hỏi trẻ sẽ thu dọn những 
12 
giấy vụn như thế nào để chúng sẽ không bị rơi, bẩn ra bàn và lớp? Từ đó trẻ sẽ 
đưa ra phương án của mình. 
Ví dụ 2: chủ đề gia đình, đề tài “Ngôi nhà của bé” giáo viên tổ chức cho 
trẻ chơi trò chơi “Chọn những hành vi Đúng - Sai”. Cô có hình ảnh về việc giữ 
gìn bảo vệ môi trường với các hình ảnh: bé bỏ rác vào thùng; vứt rác bừa bãi; bé 
quét nhà; giẫm lên cỏ; bé đu cành cây; bé ngồi lên bàn; bé tranh giành đồ 
chơi...sau đó chia trẻ làm hai đội, mỗi đội có một bức tranh, trẻ phải bật qua các 
vòng và yêu cầu một đội đánh dấu X vào vòng tròn các hành vi đúng và một đội 
đánh dấu X vào vòng tròn những hành vi sai. Thời gian sau một bản nhạc đội 
nào đánh dấu được đúng theo yêu cầu là chiến thắng. 
Từ đó trẻ đã biết hành vi đúng sai khi chăm sóc bản thân và môi trường, 
tự làm một số công việc đơn giản hàng ngày: vệ sinh cá nhân, trực nhật. 
Giải pháp 6: giáo dục bảo vệ môi trường qua việc tổ chức cho trẻ làm 
đồ chơi sáng tạo. 
 Bên cạnh những giải pháp vừa kể trên chúng tôi trao đổi với các bạn 
đồng nghiệp suy nghĩ, tìm kiếm, lựa chọn những mẫu đồ dùng, đồ chơi đơn giản 
được tận dụng từ nguyên liệu, đồ phế thải bỏ đi để hướng dẫn trẻ cùng thực 
hiện. Sưu tầm thêm các mẫu đồ chơi trên mạng, sách báo, tạp chí giáo dục mầm 
non để làm phong phú hơn ngân hàng đồ chơi tại lớp cho trẻ. 
 Từ các đồ dùng bỏ đi như: chai nước rửa bát, hộp sữa chua, băng đĩa 
hỏng, chai nước ngọt, tờ lịch cũ cô và trò cùng chế tác thành những đồ vật, đồ 
dùng gần gũi, quen thuộc: 
13 
Hình ảnh trẻ làm đồ dùng sáng tạo 
Hình ảnh sản phẩm của trẻ 
Giải pháp 7: tuyên truyền và kết hợp với phụ huynh trong công tác 
giáo dục trẻ ý thức bảo vệ môi trường. 
Công tác phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường là một việc làm vô 
cùng quan trọng và nó là nhiệm vụ thiết thực đối với từng nhóm lớp, bởi cha mẹ 
là những người thân trong gia đình là những người gần gũi và hiểu trẻ nhất. Cha 
mẹ trẻ là những người có trách nhiệm theo suốt cuộc đời đối với sự tiến bộ và 
14 
phát triển của trẻ, là nguồn động viên khích lệ và luôn sát cánh bên chúng tôi bởi 
vì không những cha mẹ rèn nề nếp cho con của mình mà còn tuyên truyền cho 
các bậc cha mẹ khác cùng ý thức để bảo vệ môi trường và nhiệt tình ủng hộ các 
phong trào của trường lớp. 
Chúng tôi đã phối hợp y tế tuyên truyền với cha mẹ trẻ về sự ô nhiễm môi 
trường của địa phương hiện nay bằng cách: 
 + Từ đầu năm đến nay trường chúng tôi tổ chức họp cha mẹ học sinh 
đúng định kì, 3 lần/ năm ( đầu năm học và hết học kỳ I, cuối năm học). Trong 
các buổi họp cha mẹ học sinh, giáo viên phổ biến rõ nề nếp và những quy định 
chung của trường về chăm sóc giáo dục trẻ. Giáo viên cần phải nói rõ ý nghĩa và 
tầm quan trọng về môi trường cho cha mẹ học sinh được biết. 
+ Cần lập kế hoạch phối hợp với cha mẹ học sinh theo từng chủ đề. 
+ Trưng bày các góc chơi, sản phẩm của trẻ để giới thiệu với cha mẹ trẻ. 
+ Qua giờ đón trả trẻ nhắc nhở phụ huynh thường xuyên giáo dục trẻ cất 
giầy, dép, đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định. Nhắc nhở phụ huynh để xe đúng 
khu vực cho phép, và bỏ rác vào thùng khi cho con ăn xong quà bánh. 
+ Tuyên truyền bằng góc tranh ảnh ngoài cửa lớp học về các khu ô nhiễm 
môi trường, khu rác thải chưa được xử lý, những cánh đồng lạm dụng thuốc trừ 
sâu... Đặc biệt trong năm học vừa qua mỗi phụ huynh lớp tôi đã ủng hộ hai buổi 
để làm cỏ vườn trường, dọn rác xung quanh khu vực trường, lớp, kết hợp cùng 
giáo viên chúng tôi trồng rau, trồng cây ăn quả cho khu vực vườn trường, nhiều 
phụ huynh còn sưu tầm phế liệu (chai, lọ, vỏ sò... ) để làm đồ chơi.... đồ chơi tự 
làm vừa tiết kiệm chi phí vừa bảo vệ môi trường lại không kém phần hấp dẫn, lạ 
mắt với trẻ. 
15 
Phụ huynh kết hợp với giáo viên làm cỏ, thu dọn vườn trường 
* Như vậy trường mầm non và gia đình trẻ cần phối hợp chặt chẽ với 
nhau hỗ trợ, bổ sung cho nhau, thống nhất với nhau về mục đích, nội dung, 
phương pháp tổ chức giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ trong mọi hoạt động, 
thể hiện tốt vai trò liên kết giữa gia đình và nhà trường để cùng nhau nâng cao 
chất lượng giáo dục bảo vệ môi trường và là những tấm gương cho trẻ. 
5.3. Khả năng áp dụng của sáng kiến: 
Với các giải pháp đã được nêu ở trên tôi thấy các giải pháp rất đơn giản, 
dễ áp dụng, hiệu quả giáo dục cao vì đã có sự kết hợp chặt chẽ từ gia đình - nhà 
trường – giáo viên, qua đó trẻ được trải nghiệm nâng cao vốn sống. Giải pháp có 
tính khả thi cao dễ dàng áp dụng với các trường mầm non. 
6. Những thông tin cần được bảo mật: Không 
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: 
Xuất phát từ thực tiễn, nhằm đáp ứng nhu cầu của chương trình giáo dục 
mầm non, với những giải pháp mà chúng tôi thực hiện đã thu được hiệu quả, và 
cần có những điều kiện sau: 
* Đối với giáo viên: 
+ Xây dựng nội dung giáo dục trẻ bảo vệ môi trường phải gắn với cuộc 
sống thường ngày của trẻ và bắt đầu từ những điều gần gũi nhất. 
16 
+ Tận dụng các tình huống cụ thể đẻ trò chuyện, giúp trẻ nhận biết môi 
trường xung quanh và tạo thói quen tốt bảo vệ môi trường. 
 + Tạo cho trẻ các điều kiện cho trẻ tự trải nghiệm: nhìn, nghe, ngửi, sờ 
mó, so sánh  nhưng phải đảm bảo an toàn cho trẻ. 
+ Thường xuyên động viên, khuyến khích trẻ, nhất là khi trẻ có hành vi 
bảo vệ môi trường. 
+ Không ngừng bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, tham khảo tài 
liệu để có kiến thức sâu rộng về môi trường, về mối quan hệ sâu sắc vai trò của 
môi trường trong cuộc sống của con người để từ đó tìm ra những phương hướng, 
biện pháp tích cực và triệt để nhất để bảo vệ môi trường. 
+ Nhận thức đúng đắn việc sử dụng các nguồn tài nguyên (nước, điện) 
một cách hiệu quả, hợp lí mang đến lợi ích cho bản thân và xã hội. 
+ Kết hợp với phụ huynh rèn cho trẻ ý thức bảo vệ môi trường mọi lúc 
mọi nơi. 
 + Giáo viên trao đổi với phụ huynh về những sản phẩm mà trẻ làm được, 
vận động phụ huynh đóng góp những nguyên vật liệu cũ để cho trẻ phát huy 
được sự sáng tạo của mình. 
* Đối với ban giám hiệu nhà trường. 
+ Thường xuyên theo dõi, đôn đốc, nhắc nhở, dự giờ rút kinh nghiệm cho 
giáo viên về nội dung giáo dục bảo vệ môi trường có hiệu quả. 
+ Hoàn thiện khuôn viên, xây dựng môi trường “ Xanh- sạch- đẹp”an 
toàn và thân thiện. Tạo điều kiện cho giao viên và phụ huynh học sinh trồng cây, 
trồng rau xanh, sạch giúp bé tìm hiểu các loại rau, củ, quả. 
+ Đầu tư mua sắm các loại trang thiết bị, cơ sở vật chất, thùng đựng rác... 
+ Xử lý tốt các nguồn nước thải, nhà vệ sinh. 
8. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác 
giả: 
- Qua thời gian thực hiện giải pháp trên chúng tôi đã thu được một kết 
quả rõ rệt: Trẻ có một số vốn kiến thức, thói quen khá tốt đối với môi trường 
sống. Điều đó được thể hiện ở kết quả khảo sát từ đầu năm đến nay: 
17 
TT Nội dung tiêu chí khảo sát 
Kết quả khảo sát 34 trẻ 
Trước

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_giai_phap_giao_duc_y_thuc_bao_ve_moi_truong_cho_tre_4_5.pdf