SKKN Dạy môn bóng chuyền vào nội dung thể thao tự chọn tạo hứng thú học tập cho học sinh THCS

SKKN Dạy môn bóng chuyền vào nội dung thể thao tự chọn tạo hứng thú học tập cho học sinh THCS

Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp.

- Kế hoạch nghiên cứu được thực hiện trong năm học 2013-2014 gồm 3 giai đoạn.

- Nghiên cứu các tài liệu có liên quan, tổng hợp, phân tích, lựa chọn các bài tập bổ trợ dẫn dắt, các bài tập nâng cao phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh THCS.

- Kết hợp với các giáo viên thể dục ứng dụng tính hiệu quả của các bài tập trên vào thực tế giảng dạy đối với học sinh khối 6,7,8 9 của trường thông qua môn học tự chọn được áp dụng trong năm học và tăng cường tập luyện ngoại khóa.

- Kiểm tra đánh giá hoàn thành đề tài và so sánh kết quả với nhóm đối chứng cùng tập luyện trong cùng một thời gian và tập luyện theo các bài tập do chương trình học quy định.

Đảm bảo về cơ sở vật chất trong quá trình thực nghiệm đề tài, sự hợp tác giúp đỡ của các giáo viên trong tổ thể dục.

Sự phối hợp của học sinh trong suốt quá trình thực hiện đề tài.

 

doc 19 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 3003Lượt tải 7 Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Dạy môn bóng chuyền vào nội dung thể thao tự chọn tạo hứng thú học tập cho học sinh THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g quá trình giảng dạy kỹ thuật động tác việc lựa chọn các bài tập cũng như sử dụng các phương pháp giảng dạy phù hợp với đặc điểm của người tập thì hiệu quả giảng dạy mang lại kết quả cao. Trong giờ học tự chọn môn bóng chuyền giáo viên kết hợp tập kỹ thuật với các trò chơi vận động với quả bóng tạo hứng thú học tập cho học sinh. VD: trò chơi bóng chuyền sáu, chuyền bóng lướt sóng, trò chơi chuyền bóng tiếp sức, trò chơi chuyền bóng vào rổ,...
II.2. Thực trạng trước khi thực hiện giải pháp của đề tài.
 	a. Thuận lợi, khó khăn.
 	* Thuận lợi
- Được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường, của đồng nghiệp và tổ chuyên môn.
- Có sân bãi học môn thể dục riêng.
- Bản thân là giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn thể dục nhiều năm.
- Học sinh học tích cực, hăng hái tập luyện, biết vượt khó, dễ uốn nắn, sửa sai.
- Lực lượng giáo viên nhiệt tình, nhiều kinh nghiệm trong công tác.
- Hiện nay việc giáo dục thể chất cho học sinh trong nhà trường đang phát triển và được nhiều tổ chức xã hội và gia đình quan tâm.
- Ý thức tập luyện của học sinh đã hình thành từ những năm trước thông qua sự giáo dục, nhắc nhở của các giáo viên trong nhà trường.
- Môn bóng chuyền đang phát triển mạnh trong các trường học và tại địa phương.
* Khó Khăn :
- Học sinh chịu nhiều áp lực học văn hóa cho nên ảnh hưởng đến học thể dục và một số lớp buổi sáng phải học thể dục tiết 4 lúc này trời nắng nên ảnh hưởng rất nhiều lượng vận động từ đó dẫn đến việc tập luyện và nâng cao thành tích của học sinh gặp khó khăn.
- Cách đánh giá xếp loại của môn học theo định tính như hiện tại không khích lệ được học sinh học tập tích cực để đạt điểm cao. Bên cạnh đó còn có một số em xem nhẹ môn học thể dục.
- Sân bải, dụng cụ tập luyện chưa đảm bảo, thiếu thốn nhất là bóng chuyền để tập.
- kinh tế ở địa phương chưa phát triển học sinh chưa tự mua được dụng cụ học tập, học sinh tự tập ở nhà chưa nhiều.
b. Thành công - hạn chế.
- Thành công của đề tài: Đề tài đưa ra được giải pháp cho giáo viên lựa chọn môn dạy phù hợp trong chủ đề tự chọn tạo hứng thú học tập cho học sinh.
- Hạn chế của đề tài: phạm vi nghiên cứu của đề tài chưa rộng, thời gian nghiên cứu chưa nhiều.
c. Mặt mạnh – mặt yếu.
* Đề tài đưa ra giải pháp hiệu quả dạy học ở nội dung tự chọn, phát huy tính tích cực của học sinh trong môn học bóng chuyền là môn đang được nhiều người chọn để luyện tập ở địa phương.
Luyện tập bóng chuyền giúp học sinh phát triển toàn diện về thể chất.
* Đề tài này không thể áp dụng ở các trường thiếu thốn cơ sở vật chất, sân tập.
d. Các nguyên nhân, yếu tố tác động.
- Ở các trường THCS dạy nội dung tự chọn môn thể dục hầu hết chưa đưa lại hiệu quả, tiết học nhàm chán, nội dung tự chọn nghèo nàn chưa mang lại sự thích thú học tập của học sinh.
Thành tích môn bóng chuyền tại các kỳ Hội khỏe Phù đổng cuả trường THCS Dur Kăm chưa cao. 
	e. Phân tích, đánh giá thực trạng.
Trong nhiều năm dạy học môn thể dục tại trường THCS Dur Kmăn thực trạng dạy học nội dung tự chọn nhìn chung chưa được giáo viên quan tâm đúng mực, hầu hết các tiết học chưa đạt hiệu quả. Phần lớn giáo viên chỉ chú trọng nội dung bắt buộc trong chương trình, cũng có nhiều lí do dẫn tới dạy học nội dung tự chọn chưa hiệu quả ở đây tôi đề cập một số nguyên nhân cơ bản.
- Một là: Do giáo viên chưa chịu khó tìm tòi, nghiên cứu môn học phù hợp với đối tượng học sinh.
- Hai Là: Giáo viên chưa nhiệt tình trong dạy học nội dung tự chọn, hầu hết các giáo viên cho học sinh học nội dung bắt buộc trong thời lượng học tự chọn.
- Ba Là: Hầu hết giáo viên chưa nhận thứ đúng về ý nghĩa môn tự chọn trong chương trình thể dục để môn học hấp dẫn, bớt khô cứng tạo hứng thú học tập cho học sinh. 
- Bốn là: Cơ sở vật chất thiếu thốn, chưa được đầu tư dẫn tới giáo viên lúng túng, gặp nhiều khó khăn khi lựa chọn môn học trong nội dung tự chọn.
- Năm là: Lãnh đạo quản lý, quan tâm chưa nhiều trong day học nội dung tự chọn môn thể dục, thời tiết khắc nghiệt cũng là nguyên nhân ảnh hưởng xấu đết tiết học.
- Sáu là: Từ những nguyên nhân trên làm cho sinh không thích học thể dục.
Trong tình hình hiện nay phong trào thể thao đang được quan tâm, đặc biệt là hướng tới đối tượng thanh thiếu niên, đây là nguồn nhân lực quan trọng nhất để đào tạo bồi dưỡng và huấn luyện. Bóng chuyền là môn được mọi tầng lớp yêu thích và ngày càng có nhiều giải thi đấu được tổ chức cho học sinh và cán bộ công nhân viên trong và ngoài ngành. Trên thực tế đối với môn bóng chuyền tại địa phương chúng tôi cũng như một số xã trên địa bàn huyện, phong trào tập luyện môn bóng chuyền phát triển rất mạnh mẽ, nhưng chủ yếu là mang tính tự phát, tập luyện chưa có lâu dài, chưa chú ý tới khâu kỹ thuật cơ bản, còn đối với học sinh chỉ được học một số kỹ thuật cơ bản ở trường (nếu giáo viên chọn vào phần học tự chọn) nên chất lượng đem lại chưa cao. Mặt khác với môn bóng chuyền được đưa vào chương trình tự chọn cho học sinh nhưng do điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên đảm nhận chưa đem lại hiệu quả cao. Bên cạch đó về tài liệu nghiên cứu chưa phố biến ở các trường, trong sách giáo viên chỉ đưa ra được các bài tập mang tính đơn điệu, chưa chuyên sâu hoặc tập theo phương pháp chung cho mọi đối tượng học sinh. Đối tượng học sinh yếu chưa có bài tập bổ trợ để dẫn dắt, cách sữa sai chưa cụ thể, học sinh khá giỏi chưa đưa ra được bài tập nâng cao cho phù hợp. Nên khi kết thúc chương trình học chỉ rất ít em nắm được yếu lĩnh kỹ thuật còn đa số các em thực hiện kỹ thuật động tác sai dẫn đến hình thành kỹ năng, kỹ xảo sai do đó khi các em được học lên cao thì sẻ khó khăn trong công tác huấn luyện và sự phát triển của các em sẻ chậm hoặc không tiến bộ.
 Ngoài ra khi cho học sinh tự chọn môn học bóng chuyền cần phải có đủ dụng cụ tập luyện cho cả lớp. Một số trường tiết học bóng chuyền từ 35 - 40 học sinh chỉ được 3 - 4 quả bóng nên chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra về mặt kỹ thuật, chuyên môn cũng như về khối lượng vận động. 
Nên khi giảng dạy giáo viên phải nhận biết được từng học sinh chưa thực hiện được, để tìm ra nguyên nhân và đưa ra được bài tập bổ trợ để dẫn dắt. Còn đối với những em thực hiện đúng kỹ thuật thì cần phải có bài tập nâng cao để hoàn thiện hơn về việc hình thành kỹ xảo động tác. Vấn đề trên là một yêu cầu quan trọng trong công tác giảng dạy đối với giáo viên. Thực tế cho thấy khi giảng dạy đến các nội dung như chuyền bóng thấp tay, chuyền bóng cao tay đa số giáo viên chưa tìm ra các nguyên nhân mà học sinh thường mắc phải, chỉ cho là em đó không có năng khiếu nên không thực hiện được kỹ thuật động tác. Xuất phát từ thực trạng trên tôi mạnh dạn ứng dụng các bài tập bổ trợ về chuyên môn nhằm tìm ra hướng đi mới cho việc giảng dạy và huấn luyện đạt hiệu quả cao hơn, tạo hứng thú học tập của học sinh trong học nội dung tự chọn.
II.3. Các giải pháp, biện pháp.
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp.
Mục tiêu của các giải pháp biện pháp. Ở cấp Trung học cơ sở các em được làm quen và tập luyện với kĩ thuật môn bóng chuyền ở mức độ đơn giản. Việc giảng dạy môn bóng chuyền trong nhiều năm qua đã được chú trọng và đạt kết quả nhất định, song vẫn còn phải phấn đấu nhiều hơn nữa mới đáp ứng được phong trào ngày càng mạnh mẽ. Để giảng dạy tốt hơn nữa môn bóng chuyền cho học sinh, cần phải nắm chắc được đối tượng và không ngừng chọn lựa cải. 
tiến, các biện pháp, nội dung giảng dạy cho phù hợp, từ đó nâng cao kỹ năng, kỹ xảo và tành tích cho học sinh. 
Tập luyện bóng chuyền có tác dụng rất lớn trong việc phát triển các tố chất thể lực, nâng cao khả năng tập trung sức, tự chủ và rèn luyện lòng dũng cảm, tính kiên trì và khắc phục khó khăn trong rèn luyện. Thông qua các bài tập kĩ thuật của bật nhảy đập bóng làm tăng cường và phát triển các tố chất sức nhanh, sức mạnh và sức mạnh tốc độ của người tập. Thực hiện và xử lý tốt các kỹ thuật trên không đã rèn luyện được sự khéo léo, tính chính xác, nâng cao khả năng phối hợp vận động, giúp cho người tập nâng cao sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần, phục vụ đắc lực cho học tập, lao động sản xuất và chiến đấu.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp.
- Nguyên nhân dẫn đến sai lầm thường mắc trong kỹ thuật chuyền bóng thấp tay (đệm bóng) và kỹ thuật chuyền bóng cao tay.
	Khi giảng dạy kỹ thuật cho học sinh giáo viên làm mẫu, phân tích yếu lĩnh kỹ thuật động tác rồi sau đó cho học sinh tập. Nhưng đối với đặc điểm riêng của kỹ thuật chuyền bóng thấp tay và cao tay đòi hỏi các em phải thực hiện với mức độ kỹ tương đối khó do đó khi giảng dạy giáo viên chưa chý ý đến trình độ tiếp thu của đa số các em, trong quá trình tập luyện đã dẫn đến những sai lầm cơ bản sau:
+ Kỹ thuật chuyền bóng thấp tay.(đệm bóng)
	Động tác sai: Tư thế di chuyển để chọn điểm rơi của bóng chưa hợp lý, điểm tiếp xúc bóng chưa chính xác, dùng lực chưa đúng đa số chỉ dùng lực từ khuỷu tay đến cổ tay, dùng lực quá mạnh hoặc quá yếu, thân người cò gò bó, tay luôn nắm sẵn trước. Chưa phối hợp được sức của toàn thân chỉ sử dụng một bộ phân cánh tay.
+ Kỹ thuật chuyền bóng cao tay.
	Động tác sai: Tư thế cơ bản di chuyển chọn điểm rơi của bóng không chính xác, hình tay đón bóng mở quá rộng hoặc chưa phù hợp, khi tiếp xúc với bóng chưa có sự hoãn sung đã chuyền bóng, cách dùng lực chưa phối hợp được các ngón tay, cổ tay, vai và toàn thân. 
*Ứng dụng một số bài tập bổ trợ nhằm khắc phục những sai lầm thường mắc cũng như một số bài tập nâng cao đối với kỹ thuật chuyền bóng thấp tay và cao tay.
	Xây dựng nội dung bài tập: Khi xây dựng nội dung bài tập cho học sinh cần chú ý đến ba đối tượng học sinh, bài tập phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của các em không yêu cầu cao quá đối với hs có thể chất trung bình cũng như bài tập không đơn điệu quá đối với những em có thể chất tốt. Phải đặc biệt chú ý đến một số em còn yếu (năng khiếu), để có bài tập bổ trợ dẵn dắt bằng cách cho tập chậm, lựa chọn bài tập theo phương pháp phân chia từng giai đoạn, sau khi đã có kỹ năng giáo viên mới cho tập hoàn chỉnh. 
*Bài tập dành dẫn dắt cho những em thường mắc sai lầm về kỹ thuật chuyền bóng thấp tay (đệm bóng).
1.Tập tư thế cơ bản cách di chuyển của 2 chân và di chuyển đổi trọng tâm chân từ chân sau sang chân trước(chậm), nắm tay và thả tay (cách nắm tay, điểm tiếp xúc bóng, dùng lực).
 	2. Tại chỗ hai tay nắm hờ đệm không bóng, di chuyển không bóng theo tín hiệu, 
 (chú ý đến bước chân, phối hợp chân với vai).
3. Giữ nguyên hai tay thẳng và lăng theo biên độ từ dưới ra trước. Sau đó điều chỉnh về hình tay theo tín hiệu. 
4. Tập đường bóng ở góc độ lớn ( hình tay lăng nhỏ vừa), tập đường bóng ở góc độ nhỏ ( hình tay lăng mạnh).
 	5. Phối hợp liên hoàn các giai đoạn trên (không bóng và có bóng).
* Bài tập dành cho những em đã thực hiện tốt kỹ thuật trên: 
1. Di chuyển ngang chuyền bóng về trước theo nhóm 2 em.
2. Di chuyển chếch chuyền bóng về trước 1 em tung 1 em di chuyển chuyền.
*Bài tập dành dẫn dắt cho những em thường mắc sai lầm về kỹ thuật chuyền bóng cao tay.
1. Tập tư thế cơ bản cách di chuyển của 2 chân và di chuyển đổi trọng tâm chân từ chân sau sang chân trước (chậm), quan sát bằng mắt di chuyển.
2.Bài tập đưa hai bàn tay đặt trước mặt cao hơn trán 15 -25cm. Sau đó hoản sung và dùng lực cách tay, khuỷu tay, cổ tay, đẩy lên theo hướng 45độ (Quan sát hình tay không bóng).
3. Bài tập hình thành hình tay, cho ôm gọn bóng vào tay đặt từ dưới đưa lên trên đỉnh đầu (bóng được tiếp xúc bằng các đốt ngón tay thứ 2 trở ra, riêng ngón trỏ và ngón giữa được tiếp xúc bằng 3 đốt và 1 phần chai tay của ngón trỏ).
4. Bài tập đưa bóng lên đỉnh đầu đồng thời chuyển trọng tâm chân trước và phối hợp hông, vai, khuỷu tay, cổ tay và ngón trỏ, cái chuyền bóng đi theo hướng về trước lên cao cho bạn đối diện. 
5. Bài tập tung và đón bóng đên đỉnh đầu ( hai tay tung bóng lên cao khoảng 50 -70cm trên đỉnh đầu) đồng thời di chuyển đón bóng vào hai tay có giai đoạn hoản sung.
6. Bài tập tung và đón bóng đên đỉnh đầu ( hai tay tung bóng lên cao khoảng 50 -70cm trên đỉnh đầu) đồng thời di chuyển đón bóng vào hai tay có giai đoạn hoản sung. sau đó chuyển trọng tâm chân trước, dùng lực hông, vai, cách tay, khuỷu tay, cổ tay và ngón trỏ, cái đẩy bóng đi theo hướng về trước lên cao cho bạn đối diện. 
7. Tập liên hoàn có bóng phối hợp các giai đoạn trên theo hướng về trước lên cao cho bạn đối diện.
*Bài tập dành cho đối tượng khá giỏi.
1. Tập chuyền bóng theo đội hình 3 em ( tam giác).
2. Cho tập chuyền bóng qua lưới 2 em. 
3. Tập chuyền bóng theo đội hình 3 em trên một đường thẳng(em giữa chuyền lật sau đầu).
4. Chuyền bóng di chuyển ngang theo nhóm 2 em. 
5. Nhảy chuyền bóng. 
.*Phương pháp tổ chức tập luyện các bài tập bổ trợ dẫn dắt trên.
Khi tiến hành giảng dạy kỹ thuật cũng như qúa trình tập luyện tôi chọn ra những học sinh có năng khiếu thực hiện được kỹ thuật trên Nhóm 1 và một số em chưa thực hiện được kỹ thuật trên nhóm 2. 
Nhóm 1: Tập theo phân phối chương trình vì đây là nhóm thực hiện tương đối kỹ thuật tốt, nên tôi cho tập các bài tập nâng cao, bài tập mang tính phát triển thể lực chuyên môn. Như tốc độ thực hiện động tác, số lần thực hiện tăng lên, thời gian nghỉ giữa quảng rút ngắn. 
Nhóm 2: Tập các bài tập bổ trợ dẫn dắt trên vì nhóm này khi thực hiện kỹ thuật chuyền bóng đang còn sai sót nhiều về kỹ thuật nên cần phải áp dụng các bài tập trên để bổ trợ cho chuyên môn. Như bài tập thực hiện động tác chậm yêu cầu đúng kỹ thuật, số lần thực hiện vừa phải, quảng nghỉ hợp lý để có thời gian hồi phục và đặc biệt là cho các em tự nhận xét kỹ thuật của bạn thực hiện.
c. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp.
- Kế hoạch nghiên cứu được thực hiện trong năm học 2013-2014 gồm 3 giai đoạn.
- Nghiên cứu các tài liệu có liên quan, tổng hợp, phân tích, lựa chọn các bài tập bổ trợ dẫn dắt, các bài tập nâng cao phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh THCS.
- Kết hợp với các giáo viên thể dục ứng dụng tính hiệu quả của các bài tập trên vào thực tế giảng dạy đối với học sinh khối 6,7,8 9 của trường thông qua môn học tự chọn được áp dụng trong năm học và tăng cường tập luyện ngoại khóa.
- Kiểm tra đánh giá hoàn thành đề tài và so sánh kết quả với nhóm đối chứng cùng tập luyện trong cùng một thời gian và tập luyện theo các bài tập do chương trình học quy định. 
Đảm bảo về cơ sở vật chất trong quá trình thực nghiệm đề tài, sự hợp tác giúp đỡ của các giáo viên trong tổ thể dục.
Sự phối hợp của học sinh trong suốt quá trình thực hiện đề tài. 
d. Mối quan hệ giữa các giải pháp biện pháp. 
Đối với tiết dạy về thể dục Giáo viên có thể áp dụng nhiều phương pháp khác nhau. Sau khi xem xét cân nhắc, dựa vào cơ sở nêu trên, tôi quyết định phương pháp cần lựa chọn để đạt hiệu quả về chất lượng cao trong dạy học thể thao tự chọn môn bóng chuyền cho học sinh THCS là: Nhóm phương pháp sức bền, trực quan, phương pháp thực hành đi theo con đường tìm tòi nghiên cứu, tỏ ra có nhiều ưu thế trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi này (12-15 tuổi). Đồng thời cũng thể hiện được phương pháp đặc thù của bộ môn, nhất là kinh nghiệm sống còn  ít vốn hiểu biết còn nghèo nàn, các biểu tượng tích luỹ còn hạn chế, các em còn nặng về tư duy hình tượng cụ thể, tư duy theo thực nghiệm thì việc xây dựng các khái niệm đòi hỏi phải lấy “thị phạm động tác” (các phương tiện trực quan) làm điểm tựa.
Các nhóm phương pháp này khi phối hợp dạy học phát huy được tính tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo dưới sự tổ chức và chỉ đạo của giáo viên, kiến thức thu nhận được sẽ trở thành tài sản riêng của các em. Vì vậy các em hiểu bài sâu hơn, nắm kiến thức chắc hơn. Trong trường hợp này các phương pháp góp phần phát triển tư duy, rèn kĩ năng cho học sinh, cho các em tập dượt, làm quen với các phương pháp nghiên cứu nói riêng, phương pháp nhận thức nói chung, đặc biệt là kết hợp với các yếu tố nêu trên và giải quyết vấn đề.
Bên cạnh quan sát và làm  mẫu được sử dụng trong nhóm phương pháp trực quan và thực hành thì phương pháp đàm thoại, tìm tòi trong nhóm, phương pháp dùng lời cũng được vận dụng phổ biến trong dạy học thể thao tự chọn môn bóng chuyền cho học sinh THCS. Các nhóm phương pháp có mối quan hệ gắn chặt, bổ sung cho nhau giúp học sinh tiếp thu, hình thành kỹ năng động tác nhanh nhất.
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.
Em có thích học tự chọn môn bóng chuyền không?
Khối
Số HS được khảo nghiệm
KẾT QUẢ THU ĐƯỢC
Không thích
Thích
Rất thích
Khối 9
32
3
9,3%
13
40,6%
16
50%
Khối 8
30
4
13,3%
14
46,6%
14
46,6%
Khối 7
33
2
6%
17
51%
14
42%
Khối 6
30
5
16,6%
10
33,3%
15
50%
Tổng số 125
14
11,2%
54
43,2%
59
47,2%
 2. Nếu được chọn môn học trong nội dung tự chọn em sẽ chọn môn nào?
Khối
Số HS được khảo nghiệm
KẾT QUẢ THU ĐƯỢC
Đá cầu 
Bóng đá
Bóng chuyền
Khối 9
32
7
21%
7
21%
16
50%
Khối 8
30
5
16,5%
10
33,3%
15
50%
Khối 7
33
6
18%
13
39%
14
42%
Khối 6
30
2
6,6%
14
46,6%
14
46,6%
Tổng số 125
20
16%
44
35,2%
59
47,2%
Bảng 2. Điểm kiểm tra kết thúc học phần tự chọn năm học 2013 -2014
Khối
Số HS được khảo nghiệm
Kết qủa năm học 2013- 2014 kết thúc học phần tự chọn
Chưa đạt
Đạt
Khá
Giỏi
Sl
%
Sl
%
Sl
%
Sl
%
Khối 9
33
0
0
3
12,1
11
35,3
19
57,5
Khối 8
30
0
0
2
6,6
13
43,3
15
50
Khối 7
33
0
0
6
12,1
12
35,3
15
45,5
Khối 6
30
0
0
7
23%
12
40%
11
36%
Tổng số 125
0
0
18
14,4%
48
38,4%
60
48%
II.4. KẾT QUẢ THU ĐƯỢC QUA KHẢO NGHIÊN. 
* Kết quả khảo nghiệm tâm lý.
 1. Em có thích học môn bóng chuyền trong chương trình tự chọn?
Khối
Số HS được khảo nghiệm
KẾT QUẢ THU ĐƯỢC
Không thích
Thích
Rất thích
Khối 9
32
3
9,3%
13
40,6%
16
50%
Khối 8
30
4
13,3%
14
46,6%
14
46,6%
Khối 7
33
2
6%
17
51%
14
42%
Khối 6
30
5
16,6%
16
53,3%
9
30%
 Tổng số 125
 2. Nếu được chọn môn học trong nội dung tự chọn em sẽ chọn môn nào?
Khối
Số HS được khảo nghiệm
KẾT QUẢ THU ĐƯỢC
Đá cầu 
Bóng đá
Bóng chuyền
Khối 9
32
7
21%
7
21%
16
50%
Khối 8
30
5
16,5%
10
33,3%
15
50%
Khối 7
33
6
18%
13
39%
14
42%
Khối 6
30
4
18%
12
39%
14
42%
Tổng số 125
22
17,6%
42
33,6%
59
472%
*Kết quả thực hiện kỹ thuật động tác chuyền bóng thấp tay( đệm bóng) và cao tay sau 3 tháng áp dụng các bài tập trên vào thực tiễn giảng dạy đối với học sinh của trường Khối 6,7,8,9 (số liệu cụ thể ở bảng).
Bảng 1. Điểm kiểm tra kết thúc học phần tự chọn đá cầu năm học 2012 - 2013.
 Lớp 
Số HS được khảo nghiệm
Kết qủa năm học 2012 - 2013 kết thúc học phần tự chọn
Chưa đạt
Đạt
Khá
Giỏi
Sl
%
Sl
%
Sl
%
Sl
%
Khối 9
32
5
15,6
11
34,4
12
37,5
4
12,5
Khối 8
30
4
11,7
13
37,3
14
41,2
3
8,8
Khối 7
33
6
16,6
12
33,4
9
25
9
25
Khối 6
30
6
20
11
36,6
10
33,3
3
10
 Tổng số 125
21
16,8
47
37,6
45
36
19
15,2
Năm học 2013-2014 tôi đã ứng dụng kinh nghiệm trên vào thực tế giảng dạy cho học sinh khối 6,7,8,9 của trường theo kế hoạch, nội dung và phương pháp thực hiện trên đã có bảng số liệu cụ thể ở bảng . 
Bảng 2. Điểm kiểm tra kết thúc học phần tự chọn năm học 2013 -2014.
Lớp 
Số HS được khảo nghiệm
Kết qủa năm học 2013 - 2014 kết thúc học phần tự chọn
Chưa đạt
Đạt
Khá
Giỏi
Sl
%
Sl
%
Sl
%
Sl
%
Khối 9
32
0
0
4
12,5
9
28,3
19
59,2
Khối 8
30
0
0
2
6,6
13
43,3
15
50
Khối 7
33
0
0
5
12,1
12
35,3
16
48,5
Khối 6
30
0
0
5
16,6
13
43,3
12
40
 Tổng số 125
0
0
18
14,4%
47
37,6%
62
49,6%
Từ kết quả trên để kiểm chứng việc lựa chọn nhiều môn thể thao vào giảng dạy có đem lại kết quả cao hơn so với năm học trước đó cũng như sự yêu thích của học sinh khi học tiết thể dục (phần thể thao tự chọn) tôi tiến hành so sánh với kết quả của năm học trước đó 2012 - 2013 khi chưa sử dụng kinh nghiệm trên vào giảng dạy cũng như tôi chọn cho học sinh khối 6,7,8,9 học môn bóng chuyền. Có số liệu ở bảng 1.
	Xem kết quả số liệu ở bảng 1 và bảng 2 cho thấy đểm kết thúc học phần môn tự chọn được nâng cao hơn cả về số lượng lẫn chất lượng đặc biệt là số học sinh yếu giảm đi rõ rệt, học sinh xuất sắc tăng đáng kế so với năm học trước đó.

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN - THE DUC - ANH KHA - DUR KMAN.doc