Bồi dưỡng trình độ Tin học cho đội ngũ Cán bộ, giáo viên:
Trong nhiều năm qua được sự chỉ đạo của Sở GD&ĐT Đắk Lắk, Phòng GD&ĐT huyện Cư Mgar đã thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn và bồi dưỡng cho đội ngũ những kỹ năng cơ bản để ứng dụng CNTT, phổ cập Tin học cho đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường với các khoá học: Sử dụng phần mềm quản lý cán bộ giáo viên và học sinh, Phần mềm kế toán Smas, Vnedu. Trường học kết nối, Phần mềm phổ cập giáo dục, thiết kế giáo án điện tử, truy cập Internet.Cán bộ và giáo viên nhà trường tham gia đầy đủ, tích cực học tập các lớp tập huấn. Qua các lớp học này, trình độ tin học, phương pháp quản lý và giảng dạy của đội ngũ cán bộ giáo viên được nâng lên rõ rệt. Đến nay, trên 60% cán bộ giáo viên của nhà trường có chứng chỉ tin học.
Mặt khác, Ban Giám hiệu tổ chức bồi dưỡng trình độ Tin học cho đội ngũ tại trường bằng cách, tổ chức chuyên đề ứng dụng CNTT với các nội dung cơ bản: Đánh và chỉnh sửa văn bản bằng phần mềm Word, Excel; cách soạn và giảng dạy giáo án có ứng dụng CNTT bằng Powerpoint, Violet, Adoble Prisenter,. Lập địa chỉ Email và truy cập Internet khai thác thông tin và trao đổi thông tin .
Ngoài ra, hàng tháng, trong nội dung sinh hoạt của tổ khối chuyên môn, nhà trường yêu cầu lồng ghép tổ chức các chuyên đề cấp tổ có ứng dụng CNTT trong sinh hoạt chuyên môn như: Báo cáo chuyên đề, dạy mẫu, trình bày nội dung tự học - tự bồi dưỡng, tổ chức các hoạt động ngoại khoá. để cán bộ giáo viên từng bước tiếp cận với các ứng dụng khác nhau của CNTT.
Hơn nữa, chúng tôi còn động viên đội ngũ cán bộ giáo viên làm tốt công tác tự học, tự bồi dưỡng học: Nhà trường cho kết nối Wifi trong phòng máy của giáo viên để thầy cô có thể truy cập mạng Internet hay trao đổi phương pháp dạy học cùng đồng nghiệp. Chúng tôi thiết nghĩ đây là lĩnh vực mới nên cần phải tạo ra môi trường học tập thân thiện và tích cực với phương châm người biết nhiều dạy cho người biết ít, người biết ít dạy cho người chưa biết, giáo viên trẻ học hỏi kinh nghiệm giảng dạy từ những đồng nghiệp nhiều tuổi và ngược lại những giáo viên nhiều tuổi lại học cách ứng dụng CNTT từ những đồng nghiệp trẻ của mình.
Chính vì vậy mà nhà trường đã từng bước tạo nên một đội ngũ tương đối đồng đều về trình độ chuyên môn, thuận lợi cho việc triển khai các hoạt động giáo dục.
hứng minh cho cha mẹ học sinh thấy được ý nghĩa của việc các cháu được học Tin học. Nhiều học sinh đã có thể làm được nhiều việc với máy vi tính một cách thành thạo mà một số phụ huynh chưa cập nhật được: Đánh máy và chỉnh sửa văn bản, sử dụng các phần mềm học tập khi không có thầy cô hay phụ huynh kèm cặp bên cạnh (ví dụ làm bài tập Tiếng Anh và việc vào mạng internet tra từ, học trực tuyến môn Toán với đội ngũ chuyên gia, giáo viên giỏi trên khắp mọi miền tổ quốc...) Đến năm học 2016 – 2017, trường được một giáo viên biên chế dạy Tin học, nhà trường đã cho số học sinh khối 3,4,5 được học Tin học, môn học tự chọn nhưng vô cùng quan trọng, có sự chi phối rất lớn đến tất cả các môn học khác trong chương trình và là môn học khơi dậy trong học sinh tính sáng tạo, niềm đam mê khám phá tạo nên mẫu người năng động trong tương lai. Quy mô dạy và học Tin học trong nhà trường Số lượng Năm học 2015 - 2016 Năm học 2016 - 2017 Năm học 2017 - 2018 Giáo viên dạy 01( Hợp đồng) 01( Biên chế) 01( Biên chế) HS được học môn Tin học khối 4,5 (263 HS) khối 3,4,5 (434 HS) khối 3,4,5 ( 458 HS) Chất lượng môn Tin học Năm học Kết quả học tập Hoàn Thành Tốt Hoàn Thành Chưa hoàn Thành Ghi chú 2015 - 2016 146 113 04 2016 - 2017 153 227 04 2017 - 2018 204 251 03 Một số hình ảnh học sinh học thực hành trên máy tính: - Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục - xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị: Trường TH Lê Lợi đã phấn đấu xây dựng CSVC trường học. Đặc biệt là sự quan tâm của UBND huyện Cư Mgar, Phòng GD & ĐT huyện Cư Mgar, chính quyền địa phương và sự đồng tình của Ban Đại diện CMHS. Năm học 2017 – 2018 trường đã xây dựng nhà Phụ trợ và đưa vào sử dụng từ tháng 12/2017. Từ khi nhà trường bắt đầu có ý tưởng đưa Tin học vào học một cách bài bản, khi đó phòng học Tin học chưa có, số lượng máy tính để học sinh học Tin học chưa có một bộ nào. Song với quyết tâm cải thiện cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đã được Ban giám hiệu đưa vào kế hoạch năm học, nhà trường đã trình với UBND huyện và Phòng GD&ĐT xin chủ trương cho mua sắm 18 máy vi tính và để trường đưa vào dạy thí điểm môn tự chọn Tin học theo đúng tinh thần của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Với cách làm linh hoạt này đã tạo được sự đồng thuận của phụ huynh ở một địa phương có mức sống chưa cao song họ có truyền thống hiếu học. Như vậy với cách triển khai trên thì học sinh của trường đã được học Tin học theo chương trình của Bộ giáo dục & đào tạo, tuy nhiên số lượng máy để các em học thực hành quá ít với 4-5 em/máy. Nhưng kế hoạch của nhà trường đã thực sự trở thành hiện thực và bước đầu là chỗ dựa vững chắc về cơ sở vật chất giúp thầy và trò nhà trường làm tốt công tác chuyên môn, góp phần đào tạo cho địa phương một thế hệ học trò phát triển toàn diện, năng động, là những chủ nhân tương lai của đất nước. Khi học sinh đã có được phòng máy học Tin học với số lượng máy 30, bên canh máy chiếu được cấp. Ban Giám hiệu đã tư vấn với Hội cha mẹ học sinh làm cuộc cách mạng đột phá về trang thiết bị dạy học kỹ thuật cao. Nhà trường đã đưa ra phương châm: Thầy cô và phụ huynh cùng chung tay góp sức, nhà trường trang bị máy chiếu và một số máy tính xách tay, thầy cô tự trang bị máy tính xách tay và máy tính để bàn để phục vụ cho giáo viên soạn bài. Nhờ vào sự hợp tác tích cực này, năm học 2016 – 2017 trường vận động xã hội hóa mua được 2 ti vi màn hình lớn để phục vụ dạy trình chiếu . Với cách làm đó, trường Tiểu học Lê Lợi hiện nay đã có 01 máy chiếu, 3 ti vi màn hình 42 in, 30 máy vi tính (trong đó 25 máy phục vụ cho học sinh học tin học), 3 màn hình gắn để tại phòng học phục vụ cho việc dạy giáo án điện tử, bước đầu đáp ứng được nhu cầu sử dụng máy chiếu, máy tính để ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy của giáo viên. Số lượng giáo viên trong nhà trường đã có máy tính khá cao, 80 % giáo viên đã có máy tính để bàn kết nối mạng internet, nhiều giáo viên đã mua được máy tính xách tay, đang bước đầu tự thiết kế các tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin trên phàn mềm Violet, 30/34 đồng chí có khả năng giảng dạy được các tiết có ứng dụng công nghệ thông tin lấy từ kho học liệu qua mạng Internet, 100% giáo viên soạn giáo án bằng máy vi tính. Ngoài ra, nhà trường còn sử dụng nhiều băng đĩa, phần mềm như: Phần mềm phổ cập giáo dục, phần mềm tài chính kế toán, phần mềm Kiểm định chất lượng, phần mềm thư viện và các phần mềm dạy học khác có hiệu quả. Tổng hợp các phần mềm nhà trường đã và đang ứng dụng trong công tác quản lí giáo dục, giảng dạy và học tập của CBGV - HS. STT Tên các phần mềm 01 Phần mềm quản lí Vnedu 02 Phần mềm phổ cập giáo dục Pemis. 03 Phần mềm kế toán Misa, phần mền Quản lý tài sản. 04 Phần mềm luyện Toán Violympic kết nối mạng internet. 05 Phần mềm dạy học chương trình làm quen với Tiếng Anh 06 Phần mềm thiết kế bài giảng điện tử: PowerPoint, Lacture Makrer, Violet Adoble Prisenter, ... 07 Các phần mềm dạy học môn Tin học: Vẽ (Paint), Soạn thảo văn bản (Word), học Toán (Learning Maths), Tập gõ 10 ngón (Mario), Trò chơi luyện kĩ năng quan sát (The monkey eyes), luyện khả năng tư duy, ý thức tìm tòi sáng tạo trong lao động và trong học tập( Sand castle builder) 08 Phần mềm KĐCL giáo dục 09 Phần mềm Thư viện. - Bồi dưỡng trình độ Tin học cho đội ngũ Cán bộ, giáo viên: Trong nhiều năm qua được sự chỉ đạo của Sở GD&ĐT Đắk Lắk, Phòng GD&ĐT huyện Cư Mgar đã thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn và bồi dưỡng cho đội ngũ những kỹ năng cơ bản để ứng dụng CNTT, phổ cập Tin học cho đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường với các khoá học: Sử dụng phần mềm quản lý cán bộ giáo viên và học sinh, Phần mềm kế toán Smas, Vnedu. Trường học kết nối, Phần mềm phổ cập giáo dục, thiết kế giáo án điện tử, truy cập Internet...Cán bộ và giáo viên nhà trường tham gia đầy đủ, tích cực học tập các lớp tập huấn. Qua các lớp học này, trình độ tin học, phương pháp quản lý và giảng dạy của đội ngũ cán bộ giáo viên được nâng lên rõ rệt. Đến nay, trên 60% cán bộ giáo viên của nhà trường có chứng chỉ tin học. Mặt khác, Ban Giám hiệu tổ chức bồi dưỡng trình độ Tin học cho đội ngũ tại trường bằng cách, tổ chức chuyên đề ứng dụng CNTT với các nội dung cơ bản: Đánh và chỉnh sửa văn bản bằng phần mềm Word, Excel; cách soạn và giảng dạy giáo án có ứng dụng CNTT bằng Powerpoint, Violet, Adoble Prisenter,... Lập địa chỉ Email và truy cập Internet khai thác thông tin và trao đổi thông tin ... Ngoài ra, hàng tháng, trong nội dung sinh hoạt của tổ khối chuyên môn, nhà trường yêu cầu lồng ghép tổ chức các chuyên đề cấp tổ có ứng dụng CNTT trong sinh hoạt chuyên môn như: Báo cáo chuyên đề, dạy mẫu, trình bày nội dung tự học - tự bồi dưỡng, tổ chức các hoạt động ngoại khoá... để cán bộ giáo viên từng bước tiếp cận với các ứng dụng khác nhau của CNTT. Hơn nữa, chúng tôi còn động viên đội ngũ cán bộ giáo viên làm tốt công tác tự học, tự bồi dưỡng học: Nhà trường cho kết nối Wifi trong phòng máy của giáo viên để thầy cô có thể truy cập mạng Internet hay trao đổi phương pháp dạy học cùng đồng nghiệp. Chúng tôi thiết nghĩ đây là lĩnh vực mới nên cần phải tạo ra môi trường học tập thân thiện và tích cực với phương châm người biết nhiều dạy cho người biết ít, người biết ít dạy cho người chưa biết, giáo viên trẻ học hỏi kinh nghiệm giảng dạy từ những đồng nghiệp nhiều tuổi và ngược lại những giáo viên nhiều tuổi lại học cách ứng dụng CNTT từ những đồng nghiệp trẻ của mình. Chính vì vậy mà nhà trường đã từng bước tạo nên một đội ngũ tương đối đồng đều về trình độ chuyên môn, thuận lợi cho việc triển khai các hoạt động giáo dục. Kết quả của công tác bồi dưỡng CNTT cho đội ngũ CBGV (Số lượng CBGV được bồi dưỡng so với tổng số CBGV của trường) Nội dung Năm học 2015 - 2016 Năm học 2016- 2017 Năm học 2017- 2018 CBGVNV có chứng chỉ Tin VP A, B 20/35 20/35 22/34 CBGVNV có khả năng soạn thảo văn bản 20/35 22/35 34/34 CBGV có khả năng dạy giáo án có UDCNTT 24/35 25/35 30/34 CBGV có khả năng thiết kế các tiết dạy UDCNTT 20/35 20/35 25/34 CBGV có khả năng trao đổi thông tin trên mạng 34/35 35/35 34/34 - Ứng dụng CNTT vào quá trình chỉ đạo và quản lý nhà trường: + Đối với công tác chỉ đạo của Ban giám hiệu: Trong năm học này, thể hiện tính tiên phong và tinh thần trách nhiệm người cán bộ quản lí giáo dục, khơi dậy tinh thần của tập thể giáo viên trong việc ứng dụng CNTT, ngay từ đầu năm học, tại hội nghị Cán bộ giáo viên, Lãnh đạo nhà trường đã minh họa việc đổi mới công tác quản lí bằng việc trình chiếu bản báo cáo tổng kết và phương hướng hoạt động, triển khai nhiệm vụ cho năm học mới với những số liệu, chỉ tiêu, kế hoạch, tiếp theo là việc tổ chức các chuyên đề qua những hình ảnh, tư liệu cụ thể nhằm tuyên truyền về những tiện ích của CNTT và quán triệt với đội ngũ tinh thần làm việc: Tập huấn phần mềm cho giáo viên được soạn thảo trên phần mềm Violet. Mọi bộ phận cần ứng dụng CNTT để đạt hiệu quả cao trong công tác. Trong các buổi họp Hội đồng giáo dục cần triển khai những công tác trọng tâm, chúng tôi đều thực hiện dưới hình thức trình chiếu để giáo viên dễ theo dõi, ghi chép, nắm bắt nội dung đồng thời rút ngắn thời gian hội họp.Gửi kế hoạch tháng lên gmail trước để giáo viên nghiên cứu và thảo luận. Đồng thời triển khai cập nhật các phần mềm quản lí giáo dục như quản lí công tác nhân sự, quản lí học sinh và theo dõi quá trình học tập của học sinh, quản lí công tác phổ cập giáo dục, quản lí công tác tài chính bằng phần mềm MISA... Việc trao đổi thông tin qua địa chỉ Email của trường được Ban Giám hiệu sử dụng thường xuyên để cập nhật thông tin của các tổ chức đoàn thể, các tổ khối chuyên môn cũng cần phải ứng dụng gửi kế hoạch, báo cáo, sáng kiến kinh nghiệm... của bộ phận mình phụ trách, giáo viên gửi bài giảng điện tử, gửi tài liệu xin ý kiến Ban Giám hiệu đều thông qua địa chỉ Email của nhà trường. Ngược lại, Ban giám hiệu cũng công khai địa chỉ Email cá nhân để khi cần, giáo viên có thể chủ động liên hệ, trao đổi công việc. Qua việc thực hiện trao đổi thông tin, chúng tôi đã nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của nhiều giáo viên, qua đó đã động viên và chia sẻ những khó khăn, vướng mắc của giáo viên trong quá trình giảng dạy và lĩnh vực công tác. + Một số công việc được Ban Giám hiệu và các đoàn thể ứng dụng CNTT để triển khai: TT Nội dung Đối tượng tham gia Người thực hiện 1 Kế hoạch năm học 2016 – 2017 Tất cả CBGV, nhân viên Đ/c Phạm Thị Thúy (Hiệu trưởng) 2 Kế hoạch Hội nghị cán bộ, công chức Tất cả CBGV, nhân viên Đ/c Phạm Thị Thúy (Hiệu trưởng) 3 Hội nghị Cha Mẹ học sinh Đại diện Hội Cha mẹ học sinh các lớp Đ/c Phạm Thị Thúy ( Hiệu trưởng) 4 Chuyên đề: Ứng dụng CNTT trong nhà trường Chuyên đề Biển đảo; ATTP; Kỹ năng sống; Các con vật Hội thảo (Toàn trường) - Đ/c Phan Thị Thùy An (GV tin học) - Đ/c Lê T Kim Dâng (KT khối 5) - Đ/c Trần Thị Linh Nhâm (GV khối 4). - Đ/c Nguyễn T. Hồng Phương (GV khối 3). - Đ/c Lê Thị Huyến( GV khối 2) 5 Sơ kết học kì I năm học 2016 – 2017 Tất cả CBGV, nhân viên Đ/c Phạm Thị Thúy (Hiệu trưởng) 6 Tổ chức “ Rung chuông vàng”; Ngày hội đọc sách. Học sinh với tiếng Anh CBGV và học sinh các khối lớp theo từng tháng(8 lần) Đ/c Nguyễn Thị Hà 7 Tuyên truyền kỷ niệm ngày QTPN 08/03 Tất cả CBGV, nhân viên Đ/c Đinh Thị Hải Biển (Chủ tịch CĐ) 8 Tuyên truyền về An toàn giao thông; NGLL theo chủ điểm Tất cả CBGV, 713 em HS đ/c Trần Thị Thùy Vân (TPT Đội) 9 Tuyên truyền về chăm sóc sức khỏe, phòng chống dịch bệnh Tất cả CBGV, nhân viên Đ/c Ngụy Tú Trân (Y tế học đường) - Về quản lý nhân sự và công tác đoàn thể: Ban Giám hiệu thường xuyên chỉ đạo và yêu cầu bộ phận văn thư cập nhật những thông tin về giáo viên, học sinh để cập nhật kịp thời vào hồ sơ cá nhân trong chương trình quản lý cán bộ giáo viên - học sinh. Sử dụng những thành quả của chương trình để nhanh chóng phục vụ công tác thống kê, báo cáo theo yêu cầu của cấp trên. Nhà trường cũng đã thành lập tiểu ban công tác phổ cập giáo dục để cập nhật số liệu phổ cập giáo dục tiểu học đã tạo cho cán bộ quản lí cũng như các thành viên trong Ban phổ cập dễ theo dõi số liệu, hạn chế những nhầm lẫn, sai sót số liệu của một địa phương thường xuyên có sự thay đổi về dân số và để có cái nhìn tổng thể ở các độ tuổi làm cơ sở lập kế hoạch chiến lược phát triển của nhà trường. Ngoài ra, bộ phận văn thư cũng thường xuyên truy cập hộp thư điện tử của Phòng GD&ĐT để kịp thời nắm bắt những văn bản chỉ đạo, kế hoạch, các công văn, tài liệu ... thông báo để ban giám hiệu, các bộ phận trong nhà trường chủ động thực hiện công việc. Đối với các bộ phận trong nhà trường như: Tài chính - kế toán ; Thư viện - thiết bị, đều sử dụng các phần mềm hỗ trợ tốt cho công tác chuyên môn và thuận lợi cho công tác kiểm tra, giám sát, quản lí của BGH. Ban Giám hiệu thường xuyên nhắc nhở và theo dõi việc truy cập mạng internet của các tổ chức đoàn thể như tổ chức Công đoàn, Đội thiếu niên... để khai thác những thông tin cần thiết: Tìm hiểu ý nghĩa của các ngày lễ kỷ niệm trong năm, sưu tầm tranh ảnh tư liệu phục vụ cho việc tuyên truyền, truyền thông, mít tinh, giáo dục đạo đức, giáo dục An toàn giao thông, thực hiện tuyên truyền và thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “ Cuộc vận động mỗi thầy cô giáo là một tấm gương tự học và sáng tạo ”. Phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực.”... CNTT đã góp phần làm phong phú về nội dung và hấp dẫn về hình thức chương trình hành động của các tổ chức. - Ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động dạy và học: Nếu như ở những năm học trước nhà trường chú trọng đến vấn đề soạn và chỉnh sửa văn bản bằng việc hướng dẫn giáo viên soạn bài trên máy vi tính với phần mềm Word thì ngay từ đầu năm học 2016 - 2017, với kế hoạch triển khai rộng rãi việc ứng dụng CNTT vào việc soạn giảng, truy cập internet khai thác thông tin và trao đổi chia sẻ thông tin trên mạng... nhà trường đã lấy giáo viên Tin học, khối trưởng và giáo viên trẻ làm nhân tố chính để nhân rộng việc soạn giảng bằng các tiết ứng dụng CNTT. Thường xuyên tổ chức dạy chuyên đề, dạy mẫu, dạy thao giảng ở tổ khối và ở cấp trường tạo điều kiện cho giáo viên có cơ hội học hỏi đồng nghiệp qua những thiết kế bài giảng chọn lọc. Đồng thời phân công nhiệm vụ cho các đồng chí tổ trưởng chuyên môn là cán bộ nòng cốt của phong trào có trách nhiệm sưu tầm những giáo án hay của các hội thi GV giỏi cấp huyện, cấp tỉnh để GV tham khảo. Ban Giám hiệu chỉ đạo các tổ khối chuyên môn lấy chất lượng học sinh đại trà, học sinh giỏi các cấp làm thước đo cho hiệu quả làm việc của mỗi tổ chuyên môn và cá nhân giáo viên ứng dụng CNTT đổi mới phương pháp để bình xét thi đua, nhằm khơi dậy tinh thần thi đua “Dạy tốt, học tốt”. + Ứng dụng CNTT trong giảng dạy: Năm học 2017 - 2018, Ban giám hiệu động viên toàn thể giáo viên thực hiện ứng dụng CNTT soạn và dạy ở tất cả các khối lớp. Mỗi giáo viên thực dạy ứng dụng CNTT ít nhất là 1 tiết/tuần và 2 tiết thao giảng/năm(có bài soạn bằng phần mềm Violet). Đồng thời khuyến khích động viên những giáo viên có khả năng dạy học thường xuyên ứng dụng CNTT trong giảng dạy.Việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy giúp giáo viên có điều kiện tốt để tổ chức cho học sinh trao đổi thảo luận nhóm, đóng vai, chơi các trò chơi học tập... phát huy tính tích cực, say mê hứng thú trong học tập và rèn luyện cho học sinh biết hợp tác khi làm việc. Đây là điểm yếu của mô hình giáo dục truyền thống mà chúng ta cần phải khắc phục. Mặt khác trong một tiết học giáo viên có thể hướng dẫn cho học sinh tiếp cận với một lượng kiến thức phong phú và sinh động. Ngược lại, bên cạnh việc động viên đội ngũ ứng dụng CNTT để giảng dạy Ban Giám hiệu luôn lưu ý giáo viên không lạm dụng việc sử dụng các bài giảng ứng dụng CNTT mà bỏ qua các thiết bị - đồ dùng hay phương pháp dạy học truyền thống; chỉ lựa chọn những bài có nội dung phù hợp, những bài cần nhiều tư liệu thông tin mà nếu không ứng dụng CNTT thì sẽ mất nhiều công sức chuẩn bị tranh ảnh, trang thiết bị minh hoạ khác... tránh việc coi việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy đơn thuần là trình chiếu nội dung các văn bản thay thế cho việc viết bảng của giáo viên thì chẳng những học trò không có sự hứng thú học tập mà gây sự nhàm chán khi nội dung bài cứ trôi qua tuồn tuột mà trên bảng không còn lưu giữ nội dung chính của bài. Dạy học các tiết có ứng dụng CNTT thực sự có hiệu quả khi giáo viên phải kết hợp tốt với các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với đối tượng học sinh, giáo viên luôn lấy học sinh làm trung tâm, luôn phải chú trọng đến năng lực tương tác của học sinh trong giờ học ấy. Nhà trường chỉ đề cao việc sử dụng các tiết dạy ứng dụng CNTT khi có sự phối hợp nhịp nhàng giữa hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh, giữa màn hình và bảng lớp, tránh tình trạng giáo viên - học sinh chỉ tập trung vào màn hình máy chiếu mà quên đi sự quan sát đầy nhạy cảm của nghề giáo từ ánh mắt của học trò còn học trò chỉ nhìn màn hình mà không có sự giao cảm với giáo viên. Ban giám hiệu dành nhiều thời gian cho công tác thao giảng, dự giờ thăm lớp. Sau các tiết dạy của giáo viên, đặc biệt là những tiết dạy cho đồng nghiệp dự cần tổ chức cho các tổ khối họp lại trao đổi rút kinh nghiệm, chỉ ra những ưu điểm cần phát huy và những tồn tại cần khắc phục để những tiết học sau đạt hiệu quả hơn. Năm học 2017 - 2018, giáo viên toàn trường đã thực hiện dạy nhiều tiết có ứng dụng CNTT ở tất cả các khối lớp. Đa số giáo viên đã ứng dụng một cách nhuần nhuyễn, các bài giảng có chất lượng cao, góp phần tạo hứng thú học tập cho học sinh, làm tăng hiệu quả trong hoạt động dạy học. Qua các tiết dạy, giáo viên biết phát huy tối đa những ưu thế của việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy, tạo cho lớp học thật sự sinh động với những hiệu quả về âm thanh, hình ảnh và màu sắc mà giảng dạy bằng phương pháp truyền thống không thể có được. Đặc biệt tạo được dấu ấn là các tiết dạy xuất sắc ở các môn: Tiếng Việt, Tập đọc, Luyện từ và câu từ lớp 2 đến lớp 5), Tự nhiên xã hội, Khoa học, Lịch sử, Địa lí, các tiết Toán có nội dung hình học như : TT Môn Lớp Tên bài dạy Hoạt động dạy học đạt hiệu quả cao 1 Tập đọc Bốn Trước cổng trời HS biết hình ảnh: Cổng trời, vẻ đẹp văn hoá của các dân tộc trên mọi miền đất nước. 2 Tập đọc Năm Kì diệu rừng xanh Sự kì diệu của rừng: về cây cối, con vật... 3 Tự nhiên xã hội Một Cây hoa Nhận biết các loài hoa qua trò chơi: “Đố bạn hoa gì?” 4 Tự nhiên xã hội Ba Cá Tìm hiểu về các bộ phận của cá: xương sống, mang, vây, đuôi; tìm hiểu tên các loài cá... 5 Luyện từ và câu Hai Từ ngữ về loài thú, dấu chấm, dấu phẩy - Tìm hiểu về các loài thú và đặc điểm của nó. Đặc biệt là các loài thú quý hiếm. 6 Luyện từ và câu Ba MRVT: Dân tộc - hình ảnh so sánh Giới thiệu một số dân tộc ở Việt Nam và văn hoá các vùng miền... 7 Luyện từ và câu Bốn MRVT Du lịch – thám hiểm Giới thiệu các hình ảnh để HS phân biệt sự khác nhau Du lịch và thám hiểm; các nhà thám hiểm nổi tiếng . 8 Địa lý Bốn Thành phố Đà Lạt Hình ảnh: Vẻ đẹp thành phố Đà Lạt, tiềm năng kinh tế, du lịch. 9 Lịch sử Bốn Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân Sơ đồ 12 sứ quân, cảnh đẹp của Cố đô Hoa Lư xưa và nay 10 Toán Ba Góc vuông, góc không vuông Giáo viên xoay các góc ở các vị trí khác nhau để học sinh nhận biết góc vuông, góc không vuông và cách kiểm tra góc bằng Ê ke. 11 Toán Bốn Diện tích hình thoi Cắt, ghép hình để hình thành công thức tính diện tích. + Ứng dụng CNTT trong công tác bồi dưỡng học sinh: Ngoài việc thực hiện dạy học tốt môn Tin học, Ban Giám hiệu chỉ đạo cho tổ khối chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm phối hợp giáo viên bộ môn xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh có năng khiếu như Toán, Tiếng Anh, Tin học, ngay từ đầu năm học để các em có cơ hội khai thác và sử dụng các phần mềm để nâng cao năng lực học tập, phát huy tối đa khả năng sáng tạo của mình. + Vận dụng CNTT vào các hoạt động ngoài giờ lên lớp (HĐNGLL; Thi “Rung chuông vàng”; “Học sinh thích tiếng Anh”): Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp là một trong những hoạt động không thể thiếu được, bổ trợ cho các hoạt
Tài liệu đính kèm: