SKKN Đánh giá giữa kì ii môn Địa lí Khối 10 bằng kết quả thực hiện dự án "Địa lí công nghiệp" tại trường THPT Đặng Thúc Hứa

SKKN Đánh giá giữa kì ii môn Địa lí Khối 10 bằng kết quả thực hiện dự án "Địa lí công nghiệp" tại trường THPT Đặng Thúc Hứa

a. Mục đích của thực nghiệm sư phạm.

Thực nghiệm sư phạm được chúng tôi tiến hành nhằm mục đích kiểm tra lại tính khả thi và hiệu quả của đề tài “ Đánh giá giữa kì II môn Địa lí khối 10 bằng kết quả thực hiện dự án “Địa lí công nghiệp” tại trường THPT Đặng Thúc Hứa”. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng muốn so sánh kết quả giữa lớp đối chứng với lớp thực nghiệm để đưa ra những nhận xét, đánh giá, kết luận về các cách thức đánh giá định kì (cụ thể là đánh giá giữa kì II) bằng kết quả thực hiện dự án học tập. Từ đó, có những định hướng cho các cách đánh giá về sau trong quá trình giảng dạy.

b. Đối tượng của thực nghiệm sư phạm.

Chúng tôi lựa chọn các lớp thực nghiệm sư phạm và các lớp đối chứng có trình độ tương đương nhau, số lượng học sinh tương đương nhau, hoàn cảnh học sinh tương đương nhau thuộc 3 trường THPT trên địa bàn huyện Thanh Chương, Tỉnh Nghệ An từ tháng 1/2022 đến đầu tháng 3/2022. Cụ thể:

 Tại trường THPT Đặng Thúc Hứa: có 2 lớp thực nghiệm là 10A (Là lớp chọn khối A của trường, các em chủ yếu là con của cán bộ công nhân viên, có điều kiện tốt về phương tiện học tập; Tổng số HS là 45 HS) và lớp 10C ( Lớp thường, lực học của các em non hơn nhiều so với lớp 10A, các em chủ yếu là con nông dân, điều kiện về phương tiện, thiết bị học tập còn rất nhiều khó khăn với tổng số HS là 45 em). Tương tự thế, 2 lớp đối chứng sẽ là 10B (đối chứng với 10A, 45 HS), 10E( đối chứng với 10C, 45 HS) do cô Nguyễn Thị Kim Anh và Nguyễn Thị Tâm thực hiện.

 Tại Trường THPT Đặng Thai Mai là lớp 10A1 (Lớp thực nghiệm, 45 HS) và 10A6 (Lớp đối chứng, 45 HS) do thầy Trần Thế Lĩnh thực hiện.

 Tại Trường THPT Nguyễn Sỹ Sách là lớp 10C1 (Lớp thực nghiệm, 45HS) và lớp 10C6( Lớp đối chứng, 45 HS) do cô Nguyễn Thị Hoài Nam thực hiện.

Tổng số học sinh tham gia nghiên cứu là 360 HS

 

docx 100 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 31/08/2024 Lượt xem 140Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Đánh giá giữa kì ii môn Địa lí Khối 10 bằng kết quả thực hiện dự án "Địa lí công nghiệp" tại trường THPT Đặng Thúc Hứa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 cần đạt về kiến thức, năng lực, phẩm chất của học sinh theo định hướng phát triển năng lực của khung chương trình; hồ sơ học tập của học sinh và Sản phẩm học tập của học sinh.
Hồ sơ học tập của học sinh: Bao gồm sổ ghi nhật kí công việc của nhóm và các thành viên trong nhóm. Sổ theo dõi của GV về tiến trình làm việc của các nhóm, các HS trong lớp (chủ yếu thông qua kênh Zalo và các tiết học trên lớp). Hồ sơ học tập của HS sẽ bao gồm các loại hồ sơ sau:
Sổ theo dõi dự án/sổ nhật kí (Do nhóm trưởng và cá nhân HS thực hiện)
Biên bản phân công nhiệm vụ/kế hoạch cá nhân (Do nhóm trưởng và cá nhân HS thực hiện)
Biên bản thảo luận quá trình thực hiện (Thư kí của nhóm thực hiện)
Phiếu đánh giá tiến độ, chất lượng thực hiện nhiệm vụ của từng cá nhân.(Nhóm trưởng thực hiện)
Sổ theo dõi tiến trình làm việc của nhóm và cá nhân HS do GV thực hiện (Thông qua kênh Zalo của từng nhóm (Do nhóm lập, GV có tham gia); Thông qua kênh Padlet (GV lập, HS tham gia); Thông qua quan sát của GV trên lớp).
Sản phẩm học tập của học sinh: Bao gồm sản phẩm dự án mà nhóm được giao:
Bản báo cáo Word tối đa 20 trang / Có ảnh minh hoạ;
Bản trình chiếu để báo cáo (Power Point) tối đa 35 slide/ có bản thuyết minh/ Trình bày tối đa 15 phút.
Bài kiểm tra 15 phút bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan.(Do GV biên soạn, vừa dùng làm cơ sở đánh giá kết quả học sinh, vừa dùng làm kết quả đối chiếu thực nghiệm sư phạm).
Dựa trên các cơ sở trên, chúng tôi đưa ra 07 phiếu đánh giá học sinh theo tiêu chí (Rubics) như sau:
PHIẾU SỐ 1: ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN CHO NHÓM
Giáo viên đánh giá: 
Nhóm được đánh giá: Lớp	Trường THPT Đặng Thúc Hứa.
Nội dung : .
Tiêu chí đánh giá
Điểm tối đa
Điểm đánh giá
Nhận xét
1. Nội dung
3.0


Đầy đủ các nội dung chính, bổ sung và cập nhật kiến thức.
Phù hợp với mục tiêu dự án
2.0
1.0


2. Cách làm việc nhóm
2.0



Làm việc khoa học, có sự phân công rõ ràng.
Có sự tham gia đầy đủ, nhiệt tình của tất cả các thành viên trong nhóm.
1.0
1.0


3. Hình thức sản phẩm
2.0


Hình thức đẹp, bố cục hợp lí và khoa học.
Có sự sáng tạo.
1.0
1.0


4. Kĩ năng trình bày sản phẩm.
3.0


Trình bày hấp dẫn, lôi cuốn, ngôn ngữ lưu loát.
Trả lời phản biện tốt
Đảm bảo thời gian.
1.0
1.0
1.0


5. Tổng điểm.
10.0



PHIẾU SỐ 2: ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM GIỮA CÁC NHÓM
Nhóm đánh giá:.
Nhóm được đánh giá: ...
Mức độ

Điểm

Nội dung
Quá trình làm việc nhóm
Hình thức thể hiện sản phẩm
Kĩ năng trình bày/trả lời/ biểu diễn

4

10
Đầy đủ các nội dung chính, bổ sung và cập nhật kiến thức, phù hợp với mục tiêu dự án.
Làm việc khoa học, phân công rõ ràng, các thành viên tham gia tích cực
Hình thức độc đáo, bố cục hợp lí, màu sắc sinh động
Ngôn ngữ lưu loát, thu hút, phản biện tốt
(5.0đ)
( 1.5đ)
(2.0đ)
(1.5đ)

Đánh giá






3

7.5
Đầy đủ các nội dung chính, bổ sung và cập nhật kiến thức nhưng có một số nội dung chưa phù hợp với mục tiêu dự án.
Làm việc khoa học, phân công rõ ràng, phần lớn thành viên tham gia tích cực, 1 số thành viên tham gia nhưng chưa tích cực.
Hình thức thông dụng, bố cục hợp lí, màu sắc hài hoà
Ngôn ngữ lưu loát nhưng chưa thật thu hút, phản biện khá tốt
(4.0đ)
( 1.0đ)
(1.5đ)
(1.0đ)
Đánh giá






2

5.0
Thiếu 1 số nội dung chính, bổ sung và cập nhật kiến thức, có 1 số nội dung chưa phù hợp với mục tiêu dự án.
Làm việc khoa học, phân công nhưng chưa rõ ràng, 1 số thành viên chưa tham gia hoạt động nhóm.
Hình thức thông dụng, bố cục khá hợp lí, màu sắc chưa hài hoà 
Ngôn ngữ lưu loát nhưng chưa thu hút, trả lời phản biện có nhiều chỗ chưa phù hợp 

(3.0đ)

( 0.5đ)

(1.0đ)

(0.5đ)
Đánh giá






1

2.5
Thiếu 1 số nội dung chính, bổ sung và chưa cập nhật kiến thức mới.
Chỉ có 1 số thành viên tham gia thực hiện, nhiều thành viên chưa hoạt động nhóm.
Hình thức thông dụng, bố cục chưa hợp lí, màu sắc chưa sinh động

Ngôn ngữ chưa lưu loát, chưa thu hút, không trả lời được các câu hỏi phản biện 
(1.5đ)
( 0.25đ)
(0.5đ)
(0.25đ)
Đánh giá





Tổng điểm




Điểm trung bình


PHIẾU SỐ 3: ĐÁNH GIÁ LẪN NHAU CỦA HỌC SINH TRONG NHÓM
Họ và tên người đánh giá: ..
Nhóm: . Lớp	Trường THPT Đặng Thúc Hứa.
Thang điểm: Tốt (9-10 điểm), Khá (7-8 điểm), Trung bình (5-6 điểm), Yếu (0-4 điểm)
TT

Họ và tên
Nội dung đánh giá

Tổng điểm

Điểm trung bình

Tinh thần trách nhiệm
Kĩ năng làm việc nhóm
Kĩ năng thu thập, chọn lọc kiến thức
Kĩ năng vận dụng kiến thức

Tính sáng tạo
1








2








3








4








5








6








7


















PHIẾU SỐ 4: TỰ ĐÁNH GIÁ CỦA HỌC SINH
Họ và tên người tự đánh giá: ..
Nhóm: . Lớp	Trường THPT Đặng Thúc Hứa.
TT

Tiêu chí đánh giá
Điểm đánh giá
Tốt
(9-10 điểm)
Khá
(7-8 điểm)
Trung bình
(5-6 điểm)
Yếu
(0-4 điểm)
1
Tinh thần trách nhiệm với công việc.




2
Kĩ năng làm việc nhóm





3
Kĩ năng thu thập, chọn lọc kiến thức.





4
Kĩ năng vận dụng kiến thức.




5
Tính sáng tạo.




Tổng điểm




Điểm trung bình


PHIẾU SỐ 5: ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN CHO HỌC SINH
Giáo viên đánh giá:....
Học sinh được đánh giá: ...
Nhóm:	Lớp	Trường THPT Đặng Thúc Hứa.
TT

Họ và Tên

Tinh thần trách nhiệm

Kĩ năng làm việc
Tính sáng tạo, khả năng CNTT

Tính hợp tác

Tính phản biện

“Nhật kí dự án” của HS

Điểm TB
(1.0đ)
(1.0đ)
(1.0đ)
(1.0đ)
(1.0đ)
(5.0đ)
1








2








3








4








5








6








7


















PHIẾU SỐ 6: BÀI KIỂM TRA 15 PHÚT
Họ và tên HS:..
Nhóm: ..Lớp	Trường THPT Đặng Thúc Hứa.
Điểm: ...
Câu 1. Vai trò chủ đạo của ngành sản xuất công nghiệp được thể hiện
A. cung cấp hầu hết tư liệu sản xuất.	B. thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
C. sản xuất ra nhiều sản phẩm mới.	D. khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.
Câu 2. Nhân tố tự nhiên quan trọng nhất ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp là
A. khí hậu.	B. khoáng sản.	C. biển.	D. rừng.
Câu 3. Nhân tố nào sau đây giúp ngành công nghiệp phân bố ngày càng hợp lí hơn?
A. Dân cư và nguồn lao động.	B. Thị trường.
C. Đường lối chính sách.	D. Tiến bộ khoa học kĩ thuật.
Câu 4. Khoáng sản nào sau đây được coi là “vàng đen” của nhiều quốc gia?
A. Than.	B. Dầu mỏ.	C. Sắt.	D. Đồng.
Câu 5. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng bao gồm
thịt, cá hộp và đông lạnh, rau quả sấy.
dệt - may, chế biến sữa, sành - sứ - thủy tinh.
nhựa, sành - sứ - thủy tinh, nước giải khát.
dệt - may, da giày, nhựa, sành- sứ - thủy tinh.
Câu 6. Ngành được coi là thước đo trình độ phát triển kinh tế - kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới là
A. công nghiêp cơ khí.	B. công nghiệp điện tử - tin học.
C. công nghiệp năng lượng.	D. công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
Câu 7. Nguyên liệu chủ yếu của công nghiệp thực phẩm là sản phẩm của ngành
A. khai thác gỗ, khai thác khoáng sản.	B. khai thác khoáng sản, thủy sản.
C. trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản.	D. khai thác gỗ, chăn nuôi và thủy sản.
Câu 8. Căn cứ để phân loại các ngành công nghiệp thành hai nhóm: công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến là
A. tính chất sở hữu của sản phẩm B. công dụng kinh tế của sản phẩm.
C. nguồn gốc của sản phẩm.	D. tính chất tác động đến đối tượng lao động.
Câu 9. Đặc điểm nào sau đây thuộc về khu công nghiệp tập trung?
A. Có ranh giới rõ ràng	B. Các xí nghệp, không có mối liên kết nhau.
C. Đồng nhất với một điểm dân cư. D. Gắn liền với đô thị vừa và lớn.
Câu 10. Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp phổ biến trong thời kì công nghiệp hóa là
A. điểm công nghiệp.	B. khu công nghiệp.
C. trung tâm công nghiệp.	D. vùng công nghiệp.
PHIẾU SỐ 7: ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN
CỦA HỌC SINH
Giáo viên đánh giá: ..
Lớp	Trường THPT Đặng Thúc Hứa.
TT

Họ và tên
Tổng hợp điểm đánh giá

Điểm TB
của HS

Đánh giá của GV
cho nhóm

Đánh giá giữa các nhóm

Đánh giá giữa các thành viên trong nhóm

Tự đánh giá của HS

Đánh giá của GV cho từng HS

Bài kiểm tra 15 phút
(Đ1)
(Đ2)
(Đ3)
(Đ4)
(Đ5)
( Đ6)
(Đtb)
1








2








3








4








5








6








7


















Trong đó:
Đ1: Điểm đánh giá của GV cho nhóm.
N1
N2
3
N3
2
§	. Với: Đ2: điểm đánh giá của nhóm; N1, N2, N3 lần lượt là
điểm chấm của các nhóm 1, 2, 3 cho nhóm còn lại.
§2	n
n
ai
i 1
3
§	. Với : Đ2: Điểm đánh giá của nhóm; n: số thành viên của nhóm; ai:
điểm do học sinh chấm trên phiếu số 3.
Đ4: Điểm do HS tự đánh giá ở phiếu số 4.
Đ5: Điểm GV đánh giá cho từng học sinh ở phiếu số 5.
Đ6: Điểm kiểm tra 15 phút của HS thực hiện ở phiếu số 6.
§1	§2	§3
§4
7
§5	2	§6
- §
tb
THỰC HIỆN KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ.
Thực hiện kiểm tra
Thực hiện kiểm tra, đánh giá là khâu trình bày sản phẩm dự án của HS. GV cùng với các HS ở nhóm khác quan sát, hướng dẫn, truy vấn, chuẩn hoá kiến thức.
Sau khi học sinh thực hiện dự án, hoàn thiện sản phẩm dự án, Giáo viên hướng dẫn các nhóm trình bày sản phẩm của mình. Theo kế hoạch, các nhóm 1, 2, 3 sẽ trình bày sản phẩm dự án bằng bản trình chiếu Powerpoint; riêng nhóm 4 sẽ thực hiện dự án bằng phương pháp đóng vai.
Với dự án “Địa lí công nghiệp”, chúng tôi hướng dẫn học sinh trình bày báo cáo như sau:
Phần 1: Giới thiệu về nhóm và dự án
Giới thiệu tên dự án.
Giới thiệu các thành viên tham gia dự án.
Hình thức giới thiệu có thể thông qua video clip hoặc trình chiếu PowerPoint
Phần 2: Báo cáo sản phẩm
Nhóm báo cáo sản phẩm nhóm đã thực hiện. Phương pháp thể hiện theo kế hoạch cô trò đã đề ra ngay ở tiết đầu tiên.
Sau khi nhóm trình bày xong, giáo viên và các thành viên ở các nhóm khác sẽ nhận xét, truy vấn một số nội dung. Sau đó Giáo viên sẽ chuẩn hoá kiến thức.
Phần 3: Chuẩn hoá sản phẩm và nộp lại lên Padlet.
Sau khi kết thúc báo cáo và sự góp ý, bổ sung của cô và các bạn, yêu cầu nhóm về chỉnh sửa lại nội dung bài thuyết trình. Sau đó gửi lại lên Padlet (bản đã sửa) để các thành viên trong lớp lấy làm nguồn tài liệu. Cô cũng thông báo có thể sẽ dùng sản phẩm đó làm nguồn tài liệu cho các bạn lớp khác hoặc các em khoá sau.
Thực hiện đánh giá.
Sau khi các nhóm trình bày xong kết quả thực hiện sản phẩm dự án của nhóm mình, Giáo viên và học sinh cả lớp sẽ tiến hành bước đánh giá sản phẩm. Cơ sở để đánh giá là dựa vào 6 phiếu tiêu chí (Từ phiếu số 1 đến phiếu số 

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_danh_gia_giua_ki_ii_mon_dia_li_khoi_10_bang_ket_qua_thu.docx
  • pdfNGUYỄN KIM ANH, NGUYỄN THỊ TÂM - THPT ĐẶNG THÚC HỨA - ĐỊA LÝ.pdf