SKKN Công đoàn với vai trò phối hợp trong công tác quản lý và chỉ đạo dạy học tại trường THPT Cửa Lò

SKKN Công đoàn với vai trò phối hợp trong công tác quản lý và chỉ đạo dạy học tại trường THPT Cửa Lò

Xây dựng đội ngũ CBQL - CBCĐ có bản lĩnh chính trị vững vàng trên cơ sở lập trường của giai cấp công nhân, tuyệt đối trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu để đảm bảo hoàn thành tốt các nhiệm vụ nhà trường đề ra, bảo đảm, xây dựng đủ nguồn cán bộ cho mỗi kỳ đại hội tiếp theo.

Tiếp tục đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động của CBQL - CBCĐ, tập trung các nguồn lực đầu tư cho công tác đào tạo nhằm nâng cao năng lực đội ngũ CBQL - CBCĐ, nhất là năng lực quản lý, năng lực chuyên môn, năng lực đối thoại, thực hiện tốt nội quy, quy chế dân chủ tại trường học. Đẩy mạnh các phong trào thi đua dạy và học, đảm bảo công tác phòng chống dịch Covid-19 hiệu quả, tăng thu nhập cho CBNGNLĐ.

Xây dựng mô hình tổ chức công đoàn theo hướng mở, linh hoạt, năng động nhằm giải quyết kịp thời nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của đoàn viên, người lao động, có khả năng nhạy bén xử lý các thông tin, thấu hiểu tình cảm, tâm tư, nguyện vọng của CBNGNLĐ, biết tổ chức, tập hợp thu hút quần chúng tạo thành sức mạnh tổng hợp, để thực hiện tốt các nhiệm vụ của nhà trường đề ra.

Xây dựng đội ngũ CBQL - CBCĐ nắm vững về các văn bản, nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường trong việc phối hợp chỉ đạo quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường như tổ chức Hội nghị viên chức, người lao động đầu năm; xây dựng kế hoạch chuyên môn; kế hoạch giáo dục; kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học, kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu kém, thực hiện tốt các đề tài nghiên cứu khoa học của giáo viên và học sinh, các cuộc thi Tin học trẻ, Tiếng anh qua mạng, điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết, đồng thời phối hợp giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, chế độ chính sách, pháp luật lao động.

 

docx 58 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 31/08/2024 Lượt xem 320Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Công đoàn với vai trò phối hợp trong công tác quản lý và chỉ đạo dạy học tại trường THPT Cửa Lò", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng thời gian tới.
Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả
Các biện pháp đề xuất phải đảm bảo nguyên tắc ổn định nhưng không làm
xáo trộn hệ thống, phát triển chung của nhà trường. Đồng thời các biện pháp đưa ra phải thiết thực, phục vụ cho công cuộc đổi mới giáo dục hiện hành.
Biện pháp phối hợp giữa Công đoàn với Chính quyền trong công tác quản lý và chỉ đạo hoạt động dạy học tại trường THPT Cửa Lò
Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của CBQL - CBCĐ về công tác phối hợp giữa Công đoàn với Chính quyền trong công tác quản lý và chỉ đạo hoạt động dạy học
Mục tiêu thực hiện:
Sinh thời, Bác Hồ đã dạy: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”; “Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Vì thế, yêu cầu đặt ra là phải xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo ở cơ sở có năng lực, trình độ, sáng tạo, nêu cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu, có lề lối làm việc, phong cách lãnh đạo, quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay. Mục tiêu của biện pháp đó là tạo sự chuyển biến về nhận thức cho CBQL- CBCĐ về vai trò, chức năng, tầm quan trọng của việc phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý và chỉ đạo hoạt động dạy học đáp ứng xu thế toàn cầu hóa của ngành giáo dục - đào tạo và của xã hội. Có nhận thức đúng thì mới hành động đúng, có hành động đúng thì hoạt động mới đi đúng hướng và đạt hiệu quả như mong muốn.
Bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ của CBQL-CBCĐ cơ sở có vai trò hết sức quan trọng, vì CBQL - CBCĐ đóng vai trò then chốt trong mọi hoạt động của nhà trường. Do vậy, Bí thư Chi bộ và Chủ tịch công đoàn cơ sở cần quan tâm thường xuyên đến công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ cán bộ đảng viên, giáo viên.
Nội dung thực hiện:
Tuyên truyền lịch sử phát triển của công đoàn như nhiệm vụ, vai trò, chức năng của Công đoàn trong trường học.
Tìm hiểu, nghiên cứu về Luật pháp, chế độ chính sách như Luật Lao động, Luật Giáo dục, Luật Công đoàn, Điều lệ Công đoàn Việt Nam; chế độ, chính sách có liên quan đến CBNGLĐ (Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, tiền lương, tiền thưởng, chế độ thai sản,...). Khi có những kiến thức cơ bản về pháp luật thì bản thân mỗi người CBNGNLĐ sẽ “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”, đồng thời để tuyên truyền chính xác đường lối, chủ trương về luật pháp, chế độ chính sách thì hơn ai hết, cán bộ quản lý, cán bộ công đoàn cần am hiểu pháp luật, nhất là pháp luật lao động và những chế độ, chính sách liên quan đến CBNGNLĐ.
Làm tốt công tác xây dựng cán bộ nguồn ở cơ sở, qua đó tạo điều kiện để các đồng chí ấy có điều kiện nâng cao trình độ chính trị, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ,
CBQL - CBCĐ là những người phải nắm vững tình hình thực tế tại nơi mình công tác, nắm rõ tâm tư, nguyện vọng của các công đoàn viên từ đó xây dựng và ban hành quy chế hợp lý tạo điều kiện cho CBNGNLĐ phát huy hết khả năng làm việc của bản thân.
Cách thức thực hiện:
Xây dựng đội ngũ CBQL - CBCĐ có bản lĩnh chính trị vững vàng trên cơ sở lập trường của giai cấp công nhân, tuyệt đối trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu để đảm bảo hoàn thành tốt các nhiệm vụ nhà trường đề ra, bảo đảm, xây dựng đủ nguồn cán bộ cho mỗi kỳ đại hội tiếp theo.
Tiếp tục đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động của CBQL - CBCĐ, tập trung các nguồn lực đầu tư cho công tác đào tạo nhằm nâng cao năng lực đội ngũ CBQL - CBCĐ, nhất là năng lực quản lý, năng lực chuyên môn, năng lực đối thoại, thực hiện tốt nội quy, quy chế dân chủ tại trường học. Đẩy mạnh các phong trào thi đua dạy và học, đảm bảo công tác phòng chống dịch Covid-19 hiệu quả, tăng thu nhập cho CBNGNLĐ.
Xây dựng mô hình tổ chức công đoàn theo hướng mở, linh hoạt, năng động nhằm giải quyết kịp thời nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của đoàn viên, người lao động, có khả năng nhạy bén xử lý các thông tin, thấu hiểu tình cảm, tâm tư, nguyện vọng của CBNGNLĐ, biết tổ chức, tập hợp thu hút quần chúng tạo thành sức mạnh tổng hợp, để thực hiện tốt các nhiệm vụ của nhà trường đề ra.
Xây dựng đội ngũ CBQL - CBCĐ nắm vững về các văn bản, nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường trong việc phối hợp chỉ đạo quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường như tổ chức Hội nghị viên chức, người lao động đầu năm; xây dựng kế hoạch chuyên môn; kế hoạch giáo dục; kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học, kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu kém, thực hiện tốt các đề tài nghiên cứu khoa học của giáo viên và học sinh, các cuộc thi Tin học trẻ, Tiếng anh qua mạng, điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết, đồng thời phối hợp giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, chế độ chính sách, pháp luật lao động.
Xây dựng đội ngũ CBQL – CBCĐ có khả năng chăm lo lợi ích cho CBNGNLĐ theo hướng phục vụ trực tiếp, đúng đối tượng, đảm bảo quyền lợi gắn với trách nhiệm. Từ đó, thu hút, tập hợp, gắn kết chặt chẽ các công đoàn viên với nhau tạo thành một sức mạnh tổng hợp, thực hiện thường xuyên công tác chăm lo đến đời sống, việc làm, thu nhập của CBNGNLĐ, có khả năng phối hợp trong
công tác kiểm tra việc thực hiện chính sách đối với người lao động.
Biện pháp 2: Ban chấp hành Công đoàn tích cực, chủ động tham gia với Chính quyền trong quản lý và chỉ đạo hoạt động dạy học để thực hiện các nhiệm vụ chính trị trong Nhà trường.
Mục tiêu thực hiện:
Công đoàn trường là nền tảng của Công đoàn ngành Giáo dục; là cầu nối giữa cán bộ đoàn viên với các đoàn thể trong trường, ngoài xã hội và Chi bộ; là tổ chức chính trị - xã hội trong Nhà trường chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi công đoàn viên. Mối quan hệ giữa các cấp quản lí nhà trường và tổ chức Công đoàn là quan hệ phối hợp hợp tác, bình đẳng, tôn trọng tính độc lập của nhau. Chính vì thế việc phối hợp giữa Ban chấp hành Công đoàn với Nhà trường sẽ giúp cho Chi bộ, Ban giám hiệu , Ban chuyên môn xây dựng quy chế, nội quy, xây dựng nhiệm vụ năm học một cách hiệu quả nhất.
Sự tham mưu, góp ý của Ban chấp hành Công đoàn với Chính quyền sẽ giúp cho Chi bộ, Ban giám hiệu đưa ra các nội quy, văn bản một cách khoa học, chính xác, có tính khả thi cao. Nếu giữa Công đoàn và các tổ chức đoàn thể không tạo ra sự đoàn kết, thống nhất thì sẽ gặp khó khăn trong quá trình quản lý và chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ.
Nội dung thực hiện:
Mỗi tổ chức đoàn thể trong nhà trường cần nắm vững, có ý thức, trách nhiệm với công việc của mình tránh tình trạng ỷ lại, dựa dẫm và chồng chéo nhiệm vụ của nhau.
Dựa trên cơ sở pháp lý cho việc xây dựng cơ chế phối hợp giữa Công đoàn với Chính quyền như Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Luật công đoàn; Bộ luật Lao động. Quyết định số 3406/QĐ-BGD&ĐT ngày 30/08/2013 Ban hành Quy chế phối hợp công tác giữa Bộ Giáo dục & Đào tạo và Công đoàn Giáo dục Việt Nam; Quy chế số 335/QC-SGD&ĐT-CĐN ngày 9/4/2018 của Sở GD&ĐT Nghệ An và Công đoàn Giáo dục Nghệ An giai đoạn 2017-2022.
Ban chấp hành công đoàn phải có kế hoạch cụ thể, mà kế hoạch đưa ra phải dựa vào: Nhiệm vụ năm học của nhà trường, các công văn hướng dẫn của Sở GD&ĐT Nghệ An, của Công đoàn Giáo dục Nghệ An, tiếp thu nguyện vọng và ý chí của công đoàn viên. Qua đó tham mưu cho Chi bộ xây dựng các chương trình năm học, quy chế phối hợp, kế hoạch hoạt động nhằm chăm lo, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, Chi bộ hỗ trợ và tạo điều kiện để Công đoàn hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích, thiết thực, hiệu quả. Đẩy mạnh công tác phối hợp bảo đảm hoàn thiện tốt nhiệm vụ năm học.
Công đoàn và các tổ chức đoàn thể trong Nhà trường phối hợp đảm bảo
nguyên tắc tôn trọng sự lãnh đạo của Chi bộ nhà trường, theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện tốt chức năng, trách nhiệm, nhiệm vụ của mỗi bên. Ban giám hiệu thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà trường quy định tại Điều lệ trường học. BCH Công đoàn thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo Công đoàn hoạt động đúng theo Luật Công đoàn nhằm thực hiện tốt ba chức năng của Công đoàn:
Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của CBNGNLĐ; Tham gia quản lý nhà nước trong nhà trường;
Tuyên truyền, vận động đoàn viên học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp và thực hiện tốt mọi chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Cách thức thực hiện:
Xác định đúng vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của Công đoàn trong mỗi vấn đề tham gia. Phải có định hướng cụ thể rõ ràng trong từng công việc, như vậy để tránh bỏ sót công việc hoặc đùn đẩy trách nhiệm cho nhau.
Công đoàn nghiên cứu nhiệm vụ năm học, tìm hiểu năng lực , tâm tư nguyện vọng chính đáng của các công đoàn viên tham mưu kịp thời cho Chi bộ, Ban giám hiệu trong việc xây dựng kế hoạch năm học. Phát động và tổ chức cho toàn bộ CBNGNLĐ tham gia xây dựng kế hoạch, thống nhất về chỉ tiêu, phương hướng, biện pháp hoạt động.
Công đoàn kết hợp với Ban chuyên môn, các tổ trưởng chuyên môn thường xuyên dự giờ thăm lớp, kiểm tra tiến trình hoàn thành các nhiệm vụ tập huấn cho giáo viên THPT, tổ chức các buổi báo cáo chuyên đề, sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng "nghiên cứu bài học", đánh giá các giờ "Đổi mới phương pháp dạy học" của giáo viên. Từ đó tổ chức rút kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.
Công đoàn kết hợp với Đoàn thanh niên thực hiện tốt nề nếp học tập của học sinh, kiểm tra việc thực hiện An toàn giao thông, tham gia cuộc thi "An toàn giao thông vì nụ cười ngày mai", kí cam kết không nổ pháo, không tham gia các tệ nạn xã hội.
Công đoàn tham gia tư vấn cho Chi bộ và phối hợp với Đoàn thanh niên tổ chức các buổi hoạt động NGLL, hoạt động ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm, hoạt động định hướng nghề nghiệp, các buổi dã ngoại cho học sinh nhằm giữ gìn lịch sử, và bản sắc văn hóa dân tộc, tổ chức thành công các câu lạc bộ để cho các em có sân chơi lành mạnh, đồng thời góp phần nâng cao kĩ năng sống cũng như sở trường và là môi trường giúp các em giảm stress sau các giờ học căng thẳng.
Biện pháp 3: Cán bộ công đoàn phải là cầu nối giữa công đoàn viên
và lãnh đạo Nhà trường. Công đoàn phải có những hoạt động thiết thực, h

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_cong_doan_voi_vai_tro_phoi_hop_trong_cong_tac_quan_ly_v.docx
  • pdfPhạm Thị Hải Linh- Trường THPT Cửa Lò- Lĩnh vực Công đoàn(1).pdf