SKKN Biện pháp phối hợp với lực lượng giáo dục ngoài nhà trường trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT Hà Huy Tập

SKKN Biện pháp phối hợp với lực lượng giáo dục ngoài nhà trường trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT Hà Huy Tập

Nội dung thứ nhất: GVCN tổng kết tình hình học tập và phấn đấu chung của cả thập thể, sau đó thông báo kết quả của từng học sinh đến từng phụ huynh. Phân tích tác động của một số khó khăn nảy sinh trong năm học đến học sinh và cách phản ứng khác nhau của học sinh.

Nội dung thứ hai: ban đại diện CMHS báo cáo về hoạt động của hội CMHS và ban đại diện trong các hoạt động giáo dục học sinh và hỗ trợ lẫn nhau; rút kinh nghiệm về một năm công tác phối hợp giữa CMHS và GVCN, những hoạt động hiệu quả và những hoạt động chưa có hiệu quả cao.

Cũng trong nội dung này, sẽ có nhiều vấn đề GVCN và CMHS cùng chia sẻ với nhau trong quá trình phối hợp giáo dục học sinh. Đó cũng có thể là những tâm tư nguyện vọng của học sinh mà các em chia sẻ qua thư, gửi đến bố mẹ trong phiên họp với mong muốn bố mẹ thấu hiểu con hơn. Đây là một nội dung rất được bố mẹ chờ đợi ở mỗi phiên họp phụ huynh.

Nội dung thứ ba: khen thưởng, tổng kết năm học

Đây là nội dung cuối cùng của phiên họp cuối cùng trong năm học, có sự phối hợp giữa GVCN và Chi hội cha mẹ học sinh nhằm biểu dương, động viên các thành tích mà các con đã cố gắng trong một năm học vất vả. Đó có thể là các món quà lưu niệm, là phần tiền nho nhỏ, là đồ dùng học tập, cũng có thể là việc tổ chức một buổi xem phim cho tập thể lớp.

Trong quá trình tổ chức các phiên họp phụ huynh, chúng tôi đã từng tiến hành theo kịch bản nhà trường tổ chức, từng xây dựng như một giáo án bài bản, từng theo khuôn mẫu truyền thống.

 

docx 58 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 31/08/2024 Lượt xem 113Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Biện pháp phối hợp với lực lượng giáo dục ngoài nhà trường trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT Hà Huy Tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ây là cách để các em thể hiện bản thân, để phụ huynh vui vẻ hào hứng chứng kiến “sản phẩm” của mình bộc lộ kĩ năng. 
Tất cả góp phần tạo không khí cởi mở thân thiện để mọi thành viên cảm thấy tin cậy, gần gũi để chia sẻ suy nghĩ, mong đợi và khó khăn của mình cũng như những khả năng có thể đóng góp của mình. 
Học sinh trang trí bảng cho phiên họp cuối học kì I
Điểm mới thứ hai, nối kết phụ huynh – học sinh - giáo viên để thấu hiểu, sẻ chia qua những bức thư của học sinh gửi bố mẹ. Trở lên trên, khi bàn về thực trạng công tác phối hợp, chúng tôi đã đề cập đến nỗi ám ảnh mặc định của phụ huynh mỗi phiên họp gắn với thu nộp tiền, chê trách con. Một phần trách nhiệm thuộc về GVCN khi chúng ta chưa quan tâm đúng mực vấn đề làm thế nào để mình hiểu HS và các yếu tố ảnh hưởng đối tượng giáo dục; làm thế nào để phụ huynh hiểu con hơn trong góc độ giáo dục? làm thế nào để phối hợp hiệu quả hơn? Trăn trở điều này, chúng tối đã gợi ý và tạo điều kiện để học sinh chia sẻ tâm tư, tình cảm, giãi bày nỗi lòng qua những bức thư. Thư sẽ nói hộ những điều các em khó nói, ngại nói trực tiếp với bố mẹ. Biện pháp này tác động đến cả hai đối tượng: học sinh - người viết thư và phụ huynh - người nhận thư. Rất nhiều học sinh đã khóc mỗi khi cầm bút bởi thường ngày các em không có thói quen viết thư cho bố mẹ. Rất nhiều bố mẹ khóc khi mở phong bì để lắng nghe tiếng lòng con trong từng dòng chữ. Từ đó, hiệu quả mang lại như sau:
- Phụ huynh hiểu con mình nhiều hơn, sẽ có những thay đổi tích cực để giáo dục con.
- Phụ huynh hào hứng, mong chờ các phiên họp phụ huynh để nhận thư con. Các nội dung phiên họp vì thế dễ dàng triển khai đầy đủ tới toàn thể phụ huynh. Mục đích phiên họp luôn đạt được sự đồng thuận cao ở phụ huynh.
Tùy vào từng thời điểm, GVCN nêu vấn đề để học sinh bộc lộ cảm xúc qua thư, cũng vì thế, phụ huynh hiểu con họ hơn về nhiều góc độ, nhiều thời điểm, mỗi lúc một khác- những điều tưởng như đơn giản nhưng không dễ gì nói được bằng lời. (Những ngày đầu bước chân vào trường THPT Hà Huy Tập, em có cảm xúc như thế nào? Vui mừng? tự hào? bỡ ngỡ? lo lắng? Em có gặp khó khăn gì không? Hãy chia sẻ cảm xúc đó cho người thân trong gia đình qua một bức thư; Có những điều em chưa hài lòng về bố mẹ, những điều bố mẹ chưa hài lòng về em, và em cũng biết có những điều em chưa hài lòng về chính bản thân em. Làm sao để mọi người hiểu nhau hơn? Hãy chia sẻ tâm tư của mình qua trang giấy; Đã hết học kì 1 của lớp 12, em bước vào giai đoạn quyết định chọn nghề, chọn trường. Mơ ước của em là gì? Điều đó có phù hợp với năng lực bản thân và định hướng của bố mẹ không? Hãy chia sẻ.
Thư của học sinh lớp 10D1 gửi “người mà em tin tưởng”


Những bức thư được GVCN gửi qua đường bưu điện
Trong một số trường hợp, PH không dự phiên họp (vì lí do chính đáng), chúng tôi đã tự tay gửi thư các con qua đường bưu điện đến cho bố mẹ để tiếng lòng của các con có người lắng nghe, thấu hiểu. 
Điểm mới thứ ba, trong vai trò tư vấn viên, chuẩn bị cho mỗi phiên họp, GVCN xây dựng một chủ đề phù hợp với thời điểm, lộ trình giáo dục và sự phát triển của HS để trao đổi với phụ huynh. Đây không phải là nội dung cốt lõi, bắt buộc của phiên họp truyền thống, nhưng GVCN nên dành một khoảng thời gian nhất định, khoảng 15-20 phút trao đổi với phụ huynh một chủ đề. Phiên họp đầu năm lớp 10 sẽ trao đổi chủ đề Giúp HS hòa nhập tốt. Trong đó, GVCN sẽ cùng phụ huynh nhắc đến những khó khăn của việc thay đổi môi trường học tập từ THCS lên THPT, từ đó nhiều bạn rụt rè, nhút nhát, thiếu tự tin giao tiếp. Ở trạng thái khác, một số học sinh lớp 10 sẵn quen biết nhiều bạn cố thể hiện bản thân có phần thái quá. GVCN lưu ý về những nguy cơ mà học sinh đầu cấp thường đối mặt như: mâu thuẫn, xích mích, mất đoàn kết... Bố mẹ và GVCN cần hỗ trợ về tâm lí để con vượt qua giai đoạn khó khăn này.
 Đầu THPT cũng là giai đoạn tuổi teen có những biến chuyển sâu sắc về tâm lí và sinh lí. Do đó, chủ đề về Giáo dục giới tính cho con là chủ đề rất nhiều phụ huynh quan tâm. Tâm lí phổ biến của phụ huynh là: 1) sợ con yêu đương sao nhãng việc học, do đó cấm cản chuyện yêu, kể cả bạn khác giới. 2) Sợ hãi xu hướng chuyển giới, lưỡng giới rơi vào con mình và xem đó là tai họa. 
Rất nhiều phụ huynh làm tốt, nhưng hầu hết chúng ta, do đặc điểm văn hóa người Á Đông ngại đề cập vấn đề này. GVCN dành thời gian để cùng phụ huynh chia sẻ vốn hiểu biết căn bản, cần thiết về giáo dục giới tính, chia sẻ cách giáo dục giới tính như thế nào cho dễ dàng. Rất nhiều phụ huynh - qua cuộc họp phụ huynh này - đã nhận thấy mình phải thay đổi bản thân, thay đổi định kiến về giáo dục giới tính cho con.
Một chủ đề nữa làm thay đổi nhận thức của rất nhiều phụ huynh là Bố mẹ làm bạn với con, cô giáo làm bạn với học trò. Khi con khôn lớn, ngoài những thay đổi về thể chất thì con luôn có những thay đổi về mặt tâm sinh lý khiến con ngại chia sẻ, tâm sự. Đồng thời, sự khác biệt về tuổi tác cũng vô tình tạo ra một khoảng cách giữa bố mẹ và con cái. Còn vị thế xã hội và tuổi tác tạo ra khoảng cách cô trò. Thực tế ai cũng muốn con mãi gần mình, dễ dàng trải lòng với bố mẹ. Nhưng làm cách nào? Đưa chủ đề này vào phiên họp, dù trong khoảng thời gian ít ỏi, GVCN cũng tạo được sự quan tâm đặc biệt của CMHS. Các phụ huynh đã chia sẻ tâm tư về cảm giác cô đơn khi không được con tin tưởng, chia sẻ kinh nghiệm, cách thức làm bạn với con, đó là biết cách lắng nghe mỗi khi con nói, là sự tin tưởng vào con, vào học trò; đó là việc tổ chức các hoạt động cùng nhau để có chung cảm xúc, kỉ niệm. 
Có một chủ đề mà chúng tôi đưa ra thảo luận trong khá nhiều phiên họp, đó là Giúp con chấp hành luật. Những năm gần đây, chúng tôi nhận thấy có hai bộ luật học sinh THPT vi phạm là Luật giao thông đường bộ và Luật an ninh mạng. Học sinh vi phạm luật giao thông với các lỗi phổ biến như: không đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ, dàn hàng ngang... Bên cạnh đó, việc sử dụng mạng xã hội tràn lan thiếu kiểm soát, bên cạnh việc mất thời gian, ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lí còn vi phạm luật an ninh mạng khi các em chia sẻ tin giả, đăng ảnh của người khác không được phép, dùng mạng để bàn tán, nói xấu người khác.... ở lứa tuổi này, các con dễ bị lôi kéo, rủ rê vào các tệ nạn xã hội. Có phần trách nhiệm của cả bố mẹ và thầy cô trong đó. Vì vậy, chúng tôi thảo luận và yêu cầu cao phần trách nhiệm của phụ huynh trong việc quản lí, nhắc nhở con chấp hành luật.
Ở các phiên họp cuối lớp 11, sang lớp 12, vấn đề chúng tôi đưa ra cho phụ huynh - và rất được phụ huynh quan tâm là vấn đề hướng nghiệp, chọn trường cho con. Hướng nghiệp là vấn đề quan trọng, đến với CMHS và các em từ năm các em học lớp 9, và chưa bao giờ là vấn đề cũ. Tất nhiên, một bộ phận CMHS thờ ơ, bàng quan, phó mặc cho con với lí do mình không hiểu biết. Ở chủ đề Hướng nghiệp cho con, trong khoảng thời gian ít ỏi, GVCN chỉ đề cập đến những vấn đề có liên quan trực tiếp tới phụ huynh như: truyền thống nghề nghiệp gia đình; thế nào là nghề phù hợp... Đứng trước sự phân vân của con khi lựa chọn nghề, bố mẹ hãy cùng con:
Lập danh sách các nghề con thích
Lập danh sách các nghề con có thể làm được
Lập danh sách các nghề xã hội có nhu cầu
Đối chiếu ba danh sách, nghề nào xuất hiện ở cả 3 nơi là nghề phù hợp với con
Cùng với tư vấn hướng nghiệp là chủ đề Kinh nghiệm chọn trường mà phụ huynh quan tâm, đặc biệt là các phụ huynh có con đầu học lớp cuối bậc THPT. Trên cơ sở các nghề phù hợp mà phụ huynh và học sinh đã chọn, khi bước vào năm lớp 12, các em học sinh và bố mẹ băn khoăn con sẽ học trường nào. Bằng kinh nghiệm chủ nhiệm, theo dõi điểm chuẩn các trường, theo dõi mức độ tiến bộ học tập và khả năng của học sinh, GVCN tư vấn cho phụ huynh cùng con lựa chọn trường phù hợp để viết nguyện vọng. 
Qua một số năm triển khai họp phụ huynh có chủ đề, chúng tôi nhận thấy phụ huynh rất quan tâm, hào hứng, thậm chí mong chờ phiên họp. Cũng từ đó, sự phối hợp giữa GVCN và CMHS hiệu quả hơn rất nhiều.
Nhu
Như vậy, họp phụ huynh là hoạt động bình thường mà bất cứ GVCN nào cũng tổ chức trong quá trình làm chủ nhiệm. Tổ chức họp không phải là sự sáng tạo của chúng tôi, tuy nhiên, để phụ huynh hào hứng tham gia đầy đủ, hợp tác và thiện chí với GVCN là một vấn đề khá khó khăn. Đa dạng hóa hình thức và nội dung họp, trong đó cho phụ huynh thấy lợi ích của gia đình, lợi ích của học sinh sau mỗi phiên họp là vấn đề mấu chốt để phiên họp thành công.
2.1.1.2. Phương pháp thứ hai: Giảm áp lực tâm lí cho phụ huynh khi gặp mặt trực tiếp
Gặp mặt, trao đổi riêng với cha mẹ học sinh có thể thực hiện bằng cách giáo viên mời cha mẹ học sinh đến trường để trao đổi thông tin, hoặc giáo viên chủ động đến thăm hỏi gia đình và học sinh.
Đây là phương thức giáo viên thường sử dụng khi học sinh có hành vi vi phạm kỉ luật hoặc có những khó khăn riêng nhưng ở mức độ phức tạp. Giáo viên có thể mời CMHS tới để thông báo tình hình, cùng họ tìm biện pháp thích hợp nhằm hỗ trợ, tác động kịp thời đến con. Trong trường hợp học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh khuyết tật hoặc có những lí do đặc biệt nào đó mà cha mẹ học sinh không thể đến trường làm việc thì giáo viên có thể tới nhà học sinh. 
GVCN chỉ nên sử dụng phương thức này trong những trường hợp thật cần thiết hoặc đánh giá vấn đề của học sinh là thực sự nghiêm trọng. Càng không nên lợi dụng việc mời cha mẹ học sinh đến trường vì những mục đích cá nhân khác. Ngoài lí do làm xáo trộn công việc, thời gian trong ngày của cha mẹ học sinh và bản thân giáo viên (phải sắp xếp thời gian, công việc) thì việc đến trường gặp giáo viên để trao đổi về tình hình của con thường làm họ cảm thấy bất an, buồn bực hoặc có thêm các xúc cảm tiêu cực khác (xấu hổ, tức giận, thất vọng). Trong trường hợp vẫn cần gặp mặt, trao đổi trực tiếp với cha mẹ học sinh, để giảm áp lực tâm lí của phụ huynh, chúng tôi thường lưu ý một số điều về nội dung, cách thức trao đổi thông tin như sau:
Trước hết, về nội dung thông tin:
- GVCN và bố mẹ chỉ trao đổi về những khó khăn mà học sinh đang gặp phải trong học tập, trong giao tiếp, trong phát triển bản thân. Đó là hiện tượng học sinh liên tục vi phạm luật giao 

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_bien_phap_phoi_hop_voi_luc_luong_giao_duc_ngoai_nha_tru.docx