I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Xu thế hội nhập toàn cầu và sự tác động của cuộc cách mạng khoa học -
công nghệ tạo ra nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng chứa đựng nhiều thách thức
đối với mọi lĩnh vực đời sống, trong đó có giáo dục. Giáo dục Việt Nam nhiều năm
qua đã đạt được những thành tựu đáng tự hào trong quá trình nỗ lực “đổi mới cơ
bản và toàn diện”. Song, không thể phủ nhận toàn ngành đang có chung mối lo và
trăn trở: một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên Việt Nam trước cơn lốc hội nhập
đang có sự xuống cấp, lệch chuẩn đạo đức và thiếu hụt những GTS căn bản; sự
khủng hoảng niềm tin bản thân và cộng đồng; lối sống “thiếu nhân tính, xa rời
quốc tính và nhạt nhòa cá tính”; thiếu ý thức bảo vệ môi sinh; tình trạng bạo lực,
phạm pháp, sa vào các tệ nạn xã hội Bởi vậy“giáo dục giá trị sống, tổ chức rèn
luyện cho thanh thiếu niên sống xứng đáng với hệ giá trị trong nền văn hóa truyền
thống cao cả của dân tộc và cập nhật nền văn hóa tiên tiến của thời đại đang là
điều cấp thiết cho toàn bộ nền giáo dục của đất nước”. Phong trào “Xây dựng
trường học thân thiện, HS tích cực”, đề án “Tăng cường giáo dục lí tưởng cách
mạng, đạo đức, lối sống cho thanh thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015 -2020”,
“Mô hình Trường học hạnh phúc” chính là một trong số những định hướng chỉ
đạo của ngành trong những năm qua nhằm giáo dục GTS cho HS, bên cạnh việc
giáo dục tri thức và giáo dục kĩ năng. Đặc biệt, năm học 2019 - 2020, ngành giáo
dục xác định “việc dạy người, dạy đạo đức, lối sống, giá trị sống, kĩ năng sống cho
học sinh phải là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu và quyết tâm triển
khai hiệu quả”.
heo Guillermo Simo Ladletz) b2) Hoạt động 2: Nhận diện GTS qua các bài tập: - Bài tập 1: Tiếp nhận thông tin. Cho HS theo dõi nguồn tư liệu (sách vở, chuyện kể, các nguồn thông tin) phù hợp để HS cảm thấy thích thú, từ đó các em hiểu được tầm quan trọng của giá trị và hành động đúng đắn của bản thân. Ví dụ: Khi dạy bài Giá trị Yêu thương, giáo viên có thể cho HS xem video về câu chuyện hành trình mẹ Mai Anh nhận nuôi bé Thiện Nhân (sau này được dựng thành phim Lửa Thiện Nhân) - Bài tập 2: Tưởng tượng, suy ngẫm. Bài tập tưởng tượng này giáo viên có thể lựa chọn cho phù hợp với hoàn cảnh lớp học của mình. Ví dụ: Khi dạy bài Giá trị yêu thương, giáo viên có thể yêu cầu HS như sau: Bây giờ, cô muốn các em hãy nghĩ về thái độ của mẹ Mai Anh dành cho Thiện Nhân Hãy hình dung ra tất cả sự giúp đỡ của người đó dành cho Thiện Nhân. Tiếp theo, hãy nghĩ về một người đáng yêu về tốt bụng đã từng giúp đỡ em Và tiếp theo, hãy tưởng tượng rằng tất cả mọi người trên thế giới này đều yêu thương nhau, thế giới này sẽ như thế nào? Trong thế giới ấy, tính cách của mọi người sẽ như thế nào? Em có muốn được sống trong thế giới ấy? Giáo viên cho HS chia sẻ những điều các em tưởng tượng và cảm nhận được trước cả lớp hoặc trong các nhóm nhỏ. 28 b3) Hoạt động 3: Thảo luận - chia sẻ, đi sâu vào khám phá trải nghiệm và hiểu biết, đồng cảm về giá trị. Việc tạo một không gian thảo luận cởi mở, tôn trọng lẫn nhau là điều rất quan trọng và cần thiết. Một không gian như vậy giúp việc chia sẻ trở nên dễ dàng và thoải mái hơn. Việc bày tỏ những cảm giác, cảm nhận sau mỗi câu hỏi có thể làm sáng tỏ quan điểm cá nhân và tìm được sự đồng cảm hơn. Giáo viên có thể tổ chức hoạt động thảo luận bằng phương pháp đóng vai phỏng vấn. Giáo viên đóng vai là chuyên gia tư vấn tâm lí và HS đại diện các nhóm là khách mời để cùng nhau trao đổi. Ví dụ minh họa: Khi dạy Giá trị Yêu thương, giáo viên có thể tổ chức thảo luận các nội dung chính: yêu thương là gì; trong một con người tốt lành bản chất tự nhiên là yêu thương; cách thể hiện tình yêu thương; tình yêu phổ quát không có biên giới; những rào cản của yêu thương. Nội dung ấy được triển khai bằng hệ thống câu hỏi thảo luận sau: - Cả lớp vừa được nghe những chia sẻ về yêu thương của các bạn qua hoạt động thứ 2 của bài học. Có rất nhiều kiểu yêu thương, đó là những kiểu nào? (Sau khi HS trả lời, giáo viên chốt: Có nhiều kiểu yêu thương: Tình yêu gia đình, tình yêu lứa đôi, tình yêu quê hương đất nước, tình yêu đồng bào, tình yêu nhân loại, tình yêu thiên nhiên) - Các em vừa đề cập đến rất nhiều kiểu tình yêu, vậy theo các em yêu thương có phải là bản tính của con người không? (HS trả lời, Giáo viên chốt: Có người cho rằng, yêu thương là bản tính (cũng có người cho rằng yêu thương không phải là bản tính). Muốn có đáp án chính xác, sau đây cô sẽ cho các em tham gia vào hai thử nghiệm: + Thử nghiệm 1: Các em nghĩ trái ngược với yêu thương là gì? (HS chia sẻ, GV chốt: trái ngược với yêu thương là ghét bỏ) Thế trong cuộc đời của mình, các em có ác cảm với một ai đó không? (HS chia sẻ, GV chốt: Trong cuộc đời rất khó để không ghét một ai đó) Giờ hãy hình dung về người mà em ghét, hãy để người đó ngay trước mặt mình, khi hình dung về người đó trước mặt thì trong tâm trí của em có những cảm xúc nào? (HS chia sẻ, GV chốt: khó chịu, ức chế, tức giận, thờ ơ không quan tâm) Theo các em, những biểu hiện như thế có phải là trang thái tự nhiên của cơ thể chúng ta không? (HS chia sẻ, GV chốt: chỉ khi bị áp lực chúng ta mới có những biểu hiện như thế) 29 + Thử nghiệm 2: Bây giờ, các em hãy cảm nhận về tình yêu, em hãy hình dung có nhiều người trước mặt mình, và với cảm xúc yêu thương đó, em nhận ra rằng mỗi người là một cá thể, mỗi người đều có hi vong, nhu cầu của cá nhân riêng. Và với cảm nhận yêu thương, em mỉm cười với họ, em chia sẻ những tình cảm với họ một cách tự nhiên, tiếp tục để mình trong trạng thái yêu thương ấy, bây giờ em cảm giác như thế nào? (HS chia sẻ) Lúc ấy trống ngực của em có đập thình thịch nữa không, tim đập nhanh hơn hay chập hơn so với khi tức tối? (HS chia sẻ, GV chốt: khi cảm nhận về tình yêu thương trong ta đều cảm thấy thư thái, bình yên) Vậy qua 2 thử nghiệm vừa rồi, các em thấy yêu thương hay thù ghét là bản tính tự nhiên của con người? (HS chia sẻ, GV chốt: Yêu thương là trạng thái tự nhiên của chúng ta) - Bây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem có những cách nào để thể hiện tình yêu thương? (cho HS xem video ngắn về những cách thể hiện tình yêu thương) (HS trả lời, GV chốt dựa vào nội dung video, câu trả lời của HS và bổ sung thêm) - Xem video, em thấy khi họ thể hiện tình yêu thương với ai đó, trông họ như thế nào? (HS trả lời, GV chốt: họ đều mỉm cười. Và các em biết không, thực tế khi con người được trải nghiệm các giá trị thì các giác quan sẽ hài hòa với nhau, chúng ta có khuôn mặt tự nhiên và khuôn mặt của chúng ta sẽ nở nụ cười, khi mỉm cười như thế thì chúng ta hạnh phúc. Ngược lại chúng ta sẽ không có được điều đó khi chúng ta ghét bỏ ai đó) - Theo các em, hiện nay con người trên thế giới có thể hiện tình yêu thương một cách tự nhiên và thường xuyên đối với nhau không? (HS chia sẻ, GV chốt: Tình yêu thương có trong mỗi con người nhưng nó thường bị bức tường ngăn cản, Bức tường ấy là gì? Khi bị bức tường vây quanh như thế thì có những kết quả nào đối với tôi và những người xung quanh tôi?) - GV chia 2 nhóm: Nhóm 1 tìm ra rào cản khiến tình yêu thương không lọt ra tiềm khỏi tiềm thức. Nhóm 2 còn lại tìm hiểu xem hậu quả nào khi bức tường ấy hình thành? (2 nhóm vẽ bản đồ tư duy một cách sáng tạo trên nền nhạc bài hát tiếng Anh mang thông điệp yêu thương, khán giả cũng tham gia hoạt động này) (HS trả lời, GV chốt và bổ sung, sau đó cho HS xem video “Cán cân yêu thương”) GV chốt hoạt động 3 sau khi có sự chia sẻ, trải nghiệm, đồng cảm: 30 Yêu thương có tình cảm gắn bó thiết tha và hết lòng quan tâm, săn sóc. Yêu thương người khác cũng đồng nghĩa với việc mong muốn những điều tốt đẹp cho họ. Yêu là biết lắng nghe và chia sẻ. Trong một thế giới tốt đẹp, quy luật tự nhiên là yêu thương; và trong một con người tốt, bản chất tự nhiên là sự thương yêu. Khi yêu thương trọn vẹn, giận dữ sẽ tránh xa. Tình yêu là giá trị làm cho mối quan hệ giữa chúng ta trở nên tốt hơn. Tình yêu mang tính phổ quát không có biên giới hoặc sự thiên vị, tình yêu lan tỏa đến tất cả mọi người. Tình yêu ở quanh ta và ta có thể cảm nhận được nó. Để cuộc thảo luận đạt được mục đích đòi hỏi giáo viên phải có hiểu biết sâu sắc về giá trị, có kĩ năng dẫn dắt khơi gợi vấn đề tốt để các em có thể chia sẻ những cảm xúc, suy nghĩ của mình một cách chân thật và tự nhiên nhất. b4) Hoạt động 4: Liên hệ - hoạt động tập thể kết thúc bài học Hoạt động này thường đặt ra yêu cầu sau bài học, cần liên hệ những việc làm, hoạt động nào để bản thân thể hiện, thực hành giá trị. Nghĩa là hướng chủ thể người học suy ngẫm về hành vi, cách thức thể hiện GTS với giá trị. Kết thúc bài học bằng một hoạt động tập thể như hát, nhảy, trò chơi để lại dư âm về bài học giá trị nhằm khơi nguồn cảm hứng, tạo động lực mở đầu cho hoạt động dự án Sống với giá trị sau mỗi bài học (sẽ được trình bày ở mục 3 dưới đây) Ví dụ minh họa: - Khi dạy bài giá trị Yêu thương, giáo viên cho HS liên hệ Làm gì để tâm hồn luôn tràn ngập tình yêu thương và những cách mà bạn thể hiện tình yêu thương. - Kết thúc cả lớp hát một bài hát với giai điệu ngọt ngào, sâu lắng về chủ đề yêu thương. Lưu ý: Suốt cả tiết học về GTS, cố gắng giữ bầu không khí lớp học thật êm đềm, ngay cả khi các nhóm thảo luận; có nhạc nhẹ làm nền Tóm lại, trên đây là các hoạt động được thiết kế tổ chức dạy học về giá trị trong tiết sinh hoạt lớp. Tùy nội dung của từng giá trị và điều kiện dạy học của lớp mình mà GVCN có thể vận dụng phù hợp, linh hoạt, sáng tạo đa dạng các hoạt động. 3. Tổ chức dự án học tập “Sống với giá trị” để tạo điều kiện cho HS thực hành và thể hiện GTS một cách sáng tạo Biện pháp thứ hai vừa trình bày ở mục trên trên chỉ mới đạt được mục tiêu: giúp HS hiểu biết và cảm nhận về GTS bằng việc đa dạng hóa các họat động trong 31 tiết sinh hoạt lớp, tuân thủ theo nguyên tắc giáo dục về giá trị, không theo kiểu áp đặt lí thuyết từ giáo viên mà cho các em thực sự được chia sẻ và trải nghiệm trong tình huống và bầu không khí có giá trị. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở biện pháp này thì HS mới chỉ hiểu biết và cảm nhận về GTS chứ chưa ứng dụng được sự hiểu biết vào việc thay đổi cần có trong nhận thức và hành vi, nghĩa là các em chưa thực sự được sống với các giá trị trong thực tiễn. Điều này cần đến năng lực của giáo viên trong việc tổ chức hoạt động dạy học nhằm tạo môi trường cho HS được thực hành về GTS và thể hiện những hiểu biết về GTS một cách sáng tạo từ tiềm năng vốn có của mình. Tổ chức hoạt động dự án học tập “Sống với giá trị” là biện pháp hiệu quả và tối ưu nhất cho mục tiêu này. Biện pháp này được chúng tôi triển khai thực hiện theo trình tự như sau: 3.1. Sáng kiến dự án Thành công của người giáo viên trong mỗi bài dạy trước hết được khơi nguồn, dẫn lối từ những sáng kiến, ý tưởng sáng tạo về phương pháp, cách thức tổ chức dạy học. Dự án học tập cần thiết điều này hơn hết. Vì vậy, bước đầu tiên đặt ra đối với giáo viên đó là phải có sáng kiến dự án. Sáng kiến dự án “Sống với giá trị” nảy sinh trên hai cơ sở sau: - Thứ nhất, muốn HS thực sự sống với các giá trị trên cơ sở những hiểu biết về giá trị thì việc cần thiết HS phải thực sự suy ngẫm và thực hành giá trị đó bằng chính hành vi giao tiếp, ứng xử diễn ra trong đời sống hằng ngày của bản thân mình. Sau đó, yêu cầu HS ghi lại những thay đổi trong cảm xúc và suy nghĩ, hành động của mình khi sống với giá trị đó. - Thứ hai: Nghệ thuật là phương tiện tuyệt vời để thể hiện những ý tưởng và cảm nhận các giá trị một cách sáng tạo, biến những giá trị ấy thành của mình. Thông qua những hoạt động ấy, học sinh sẽ tự liên hệ với những giá trị vốn có sẵn của bản thân và nhận ra những gì mình thật sự muốn nói. Sự đa dạng của các loại hình nghệ thuật có thể giúp các em hứng thú hơn. Một môi trường học tập như thế sẽ tạo cho mỗi người tỏa sáng, giúp các em biết khai thác những tiềm năng to lớn ẩn chứa trong mình. Dự án “Sống với giá trị” gồm 13 chuyên đề, mỗi giá trị là một chuyên đề. 3.2. Thiết kế dự án Để có dự án “Sống với giá trị” liên hệ tốt với thực tế, tạo điều kiện cho HS thực hành và sáng tạo, làm cho HS thực sự thích thú và có tính khả thi, chúng tôi đã chuẩn bị những nội sung sau: 3.2.1. Xác định mục tiêu dự án 32 Chúng tôi bắt đầu thiết kế dự án bằng việc nghĩ đến các sản phẩm cuối cùng, xác định những gì HS cần phải biết và có thể làm được khi dự án kết thúc. Cụ thể, dự án “Sống với giá trị” hướng đến mục tiêu sau: - Giúp HS hiểu biết, cảm nhận sâu sắc về giá trị và vận dụng, thực hành có ý nghĩa vào đời sống thường nhật của bản thân; thể hiện giá trị một cách sáng tạo thông qua các hoạt động nghệ thuật. - Phát triển các kĩ năng xã hội và cảm xúc cá nhân, kĩ năng giao tiếp cho HS. Giúp HS hiểu biết rõ những phẩm chất tích cực của cá nhân, khẳng định mạnh mẽ niềm tin rằng “Tôi có thể tạo nên sự khác biệt”. 3.2.2. Xây dựng kịch bản nội dung và hình thức sản phẩm của dự án Từ sáng kiến dự án và mục tiêu của dự án, chúng tôi thiết kế nội dung của dự án và xác định hình thức sản phẩm phù hợp với từng nội dung, đáp ứng được các nhu cầu hoạt động và nghiên cứu của HS, liên hệ với thực tiễn, đem lại những trải nghiệm học tập phong phú cho người học. Chúng tôi đã xây dựng dự án Sống với giá trị gồm có 2 nội dung chính, với sản phẩm học tập phong phú đa dạng về mặt hình thức như sau: - Nội dung 1: Thực hành tuần lễ “Sống với giá trị”. Cụ thể như sau: Sau tiết sinh hoạt lớp được học về giá trị, giáo viên phát động HS cả lớp thực hành về giá trị vừa được học. Tuy nhiên, cách GV hướng dẫn HS không phải theo hướng áp đặt, bắt buộc mà khuyến khích, động viên. Ví dụ minh hoạt: Tuần lễ Sống để yêu thương, sau khi được học về giá trị Yêu thương Tuần lễ Sống trung thực, sau khi được học về giá trị Trung thực Tuần lễ Sống trách nhiệm, sau khi được học giá trị Trách nhiệm Tuần lễ Bình an cho em, sau khi được học giá trị Hòa bình Tuần lễ Hợp tác từ trái tim, sau khi được học giá trị Hợp tác Tuần lễ Hạnh phúc ở ngay trái tim mình, sau khi được học giá trị Hạnh phúc Tuần lễ Những điều giản dị, sau khi được học giá trị Giản dị Tuần lễ Khoan dung và sự bình yên của tâm hồn, sau khi học giá trị Khoan dung Ở nội dung này, sản phẩm dự án của học sinh nhóm 1: Nhật kí - ghi lại cảm nhận về sự thay đổi, khác biệt của bản thân sau mỗi ngày thực hành. Nhật kí được tập hợp và đóng thành quyển theo nhóm, mang tên giá trị. Ví dụ: Nhật kí Sống để yêu thương - Nội dung 2: Thể hiện sự hiểu hiết và cảm nhận về giá trị một cách sáng tạo. Sản phẩm học tập nhóm đa dạng tùy theo từng nội dung giá trị. 33 + Giới thiệu những cuốn sách hay chứa thông điệp về giá trị. Sản phẩm học tập nhóm: Video giới thiệu sách + Thiết kế logo chứa thông điệp về giá trị. Sản phẩm học tập: Logo + Làm anbum ảnh chứa thông điệp giá trị. Sản phẩm học tập nhóm: anbum ảnh + Sáng tác truyện tranh chứa thông điệp về giá trị. Sản phẩm học tập nhóm: truyện tranh + Dàn dựng một tiết mục văn nghệ (kịch, hát, múa, đàn, nhảy) mang thông điệp về giá trị. Sản phẩm học tập nhóm: biểu diễn tiết mục văn nghệ + Vẽ một bức tranh chứa thông điệp về giá trị. Sản phẩm học tập nhóm: bức tranh + Làm phim ngắn chứa thông điệp về giá trị. Sản phẩm học tập nhóm: phim ngắn + Xây dựng mô hình ý tưởng chứa thông điệp về giá trị. Sản phẩm học tập nhóm: mô hình + Làm đồ handmade chứa thông điệp về giá trị. Các loại sản phẩm handmade như thiệp, đồ dùng cá nhân, đồ chơi Ví dụ minh họa: Với giá trị Yêu thương, chúng tôi xây dựng nội dung 2 cho các em thể hiện một cách sáng tạo giá trị này bằng những sản phẩm học tập nhóm như sau: - Nhóm 1: Vẽ một bức tranh và thiết kế logo về một thế giới tràn ngập tình yêu thương. - Nhóm 2: Dàn dựng và biểu diễn một tiết mục nghệ thuật (kịch, hát, múa) gửi một thông điệp về tình yêu thương - Nhóm 3: Tạo những tấm thiệp cắt dán gửi thông điệp yêu thương - Nhóm 4: Làm phim ngắn chứa thông điệp yêu thương. - Nhóm 5: Giới thiệu 1 cuốn sách hay chứa thông điệp yêu thương bằng video clip 3.2.3. Xây dựng bộ câu hỏi/yêu cầu định hướng Sau khi thiết kế được nội dung dự án và xác định sản phẩm dự án của các nhóm HS, chúng tôi tiến hành xây dựng bộ câu hỏi/yêu cầu định hướng để hướng dẫn HS tập trung vào những ý tưởng quan trọng. Câu hỏi/yêu cầu bám sát mục tiêu và có tính định hướng cho HS khi thực hiện dự án như lập kế hoạch; tìm kiếm, thu thập thông tin; xử lí thông tin; tổng hợp thông tin và xây dựng sản phẩm học tập. Cụ thể như sau: 34 a) Đối với nội dung 1: Thực hành tuần lễ Sống với giá trị, dành cho các thành viên của các nhóm. - Mỗi ngày trong tuần giáo viên đưa ra một điều suy ngẫm về giá trị và yêu cầu HS cả lớp thực hành. Sau đó viết nhật kí chia sẻ câu chuyện của mình và những cảm xúc, suy nghĩ sau khi thực hành suy ngẫm - Sản phẩm: Nhật kí (tập hợp tất cả những chia sẻ của các thành viên sau mỗi ngày và kết thúc tuần lễ đóng thành quyển Nhật kí Sống để yêu thương). - Chia sẻ trong nhóm và trước lớp câu chuyện của mình. Ví dụ minh họa phiếu học tập định hướng cho nội dung 1 của dự án: Tuần lễ Sống để yêu thương Ngày Tên hoạt động Nội dung suy ngẫm và thực hành Thứ 2 Tôi yêu thương tôi Chia sẻ một câu chuyện Tôi yêu thương chính bản thân mình. Ghi lại cảm xúc, suy nghĩ sau khi thực hành suy ngẫm Thứ 3 Tôi không vội vàng phán xét người khác mà hiểu họ Chia sẻ một câu chuyện bản thân không phán xét người khác. Ghi lại cảm xúc, suy nghĩ sau khi thực hành suy ngẫm Thứ 4 Tôi sẽ tôn trọng mọi người và phát hiện mỗi người đều có nét độc đáo của mình Chia sẻ một câu chuyện bản thân mình phát hiện những nét độc đáo, đáng yêu của những người xung quanh. Ghi lại cảm xúc, suy nghĩ sau khi thực hành suy ngẫm Thứ 5 Tôi lắng nghe người khác và giữ lòng mình tràn ngập tình yêu thương khi lắng nghe Chia sẻ câu chuyện bản thân mình đã lắng nghe người khác bằng tất cả tình yêu thương. Ghi lại cảm xúc, suy nghĩ sau khi thực hành suy ngẫm Thứ 6 Tôi hành động yêu thương, giúp đỡ mọi người Chia sẻ một câu chuyện bản thân mình đã yêu thương giúp đỡ mọi người (gia đình, thầy cô, bạn bè, người chưa từng quen biết). Ghi lại cảm xúc, suy nghĩ sau khi thực hành suy ngẫm Thứ 7 Thông điệp tôi gửi đến bạn Nhắn gửi thông điệp về GTS yêu thương 35 b) Đối với nội dung 2: Tùy theo yêu cầu về nội dung giá trị và nhiệm vụ của từng nhóm HS để giáo viên xây dựng bộ câu hỏi/yêu cầu phù hợp. Ví dụ, với nội dung 2 của dự án – Chuyên đề Sống để yêu thương, giáo viên đặt ra nhiệm vụ cho nhóm 3 là: Tạo những tấm thiệp cắt dán gửi thông điệp yêu thương. Từ nhiệm vụ này, giáo viên xây dựng yêu cầu cụ thể cho các em triển khai thực hiện và hoàn thành sản phẩm học tập nhóm như sau: Yêu cầu: Nghĩ về những điều đã được chia sẻ trong tiết học về giá trị yêu thương và viết 5 câu bắt đầu với cụm từ “Yêu thương là.” Sử dụng các hình ảnh, biểu tượng cùng với những câu này để tạo nên một tác phẩm cắt dán. 3.2.4. Xây dựng tiêu chí phân nhóm học sinh. Sau khi đã xây dựng được bộ câu hỏi/yêu cầu định hướng, bước tiếp theo trong công đoạn thiết kế dự án đó là giáo viên vận dụng kĩ thuật chia nhóm HS phù hợp với dự án học tập này. Thực tế có nhiều cách chia nhóm, với những dự án dạy học về giá trị, chúng tôi kết hợp cả 2 cách: chia theo sở thích và khả năng. Trên cơ sở này chúng tôi lập thành phiếu thăm dò sở thích và khả năng của HS trước khi thực hiện dự án. Cụ thể, chúng tôi đã xây dựng phiếu thăm dò sở thích và khả năng của HS với bộ câu hỏi như sau: Bảng 3: Phiếu điều tra nhu cầu của HS Họ và tên:....................................... Lớp............ Hãy trả lời câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu X vào ô trống có câu trả lời phù hợp với em. 1. Em quan tâm hoặc có hứng thú đến nội dung nào? Nội dung Có Không Giới thiệu sách hay Thiết kế logo Làm anbum ảnh Làm phim ngắn Vẽ tranh Dàn dựng và biểu diễn văn nghệ Sáng tác truyện tranh Làm đồ handmade Xây dựng mô hình 2.Em có những khả năng nào? Khả năng Có Không - Khả năng thiết kế bài trình chiếu trên Powerpoint 36 - Khả năng hội họa - Khả năng chụp ảnh - Khả năng quay phim, dựng phim. - Khả năng làm MC (tiếng Anh, tổ chức trò chơi) - Khả năng thuyết trình - Khả năng viết kịch, truyện - Khả năng tìm kiếm thông tin, tư liệu, phân tích, tổng hợp thông tin. - Khả năng hát/múa/nhảy/diễn xuất -Khả năng làm đồ thủ công 3.2.5. Lập kế hoạch đánh giá và xây dựng các tiêu chí đánh giá Một khâu không thể thiếu trong việc thiết kế dự án đó là lập kế hoạch đánh giá và xây dựng các tiêu chí đánh giá người học. Để công việc đánh giá người học thực sự chính xác, hiệu quả và có ý nghĩa, chúng tôi đã thiết kế một số công cụ đánh giá, chú trọng đến phương diện đánh giá về sự thay đổi trong bản thân từ trong nội tại bản thân người học, trước và sau khi tham gia dự án đã có sự thay đổi như thế nào và đánh giá sản phẩm nhóm của HS (đánh giá khi dự án kết thúc). Có 2 phiếu đánh giá sau: a) Phiếu tự đánh giá cá nhân (Phiếu này dành cho tất cả HS trong lớp tham gia dự án) Nhìn lại chính mình - Họ và tên . - 3 điều em tự hào về bản thân - Sở thích .. - Câu danh ngôn yêu thích. - Nhìn lại mình khi được tham gia dự án “Sống với giá trị”: + Những điều bản thân cảm thấy mình đang tốt lên, trưởng thành hơn (tình cảm, suy nghĩ, hành động) + Những sai lầm cần tránh + Những điều muốn học hỏi thêm + Mong muốn sau khi tham gia chuyên
Tài liệu đính kèm: