Vở bài tập là một sáng kiến tốt trong những năm gần đây. Vở bài tập có tác dụng củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng bài học ngay tại trên lớp khá tiện lợi. Vở bài tập giúp cá nhân hóa quá trình dạy - học cho mỗi học sinh thực hành theo kỹ năng và tốc độ riêng của mỗi người. Tuy nhiên nếu lạm dụng vở bài tập sẽ ảnh hưởng đến kỹ năng viết và trình bày của học sinh.
Đồ dùng minh họa của giáo viên trong đổi mới phương pháp dạy học không còn vị trí quan trọng như trước nữa, các tranh vẽ không hơn hẳn các hình vẽ trong sách giáo khoa.
Bảng phụ cũng chỉ là phóng to các biểu, bảng bài tập trong sách giáo khoa. Tuy nhiên các bảng cài, hoặc diễn tả “động” được quá trình hình thành kiến thức thì vẫn có tác dụng tích cực trong việc dạy toán vì nó tạo ra được tình huống, tạo ra vấn đề để học sinh phải động não, suy nghĩ.
Một điều quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy học là dạy toán 3 phải phù hợp với trình độ phát triển tâm lý của trẻ trên 8 tuổi. Hiện nay các em đều đã thân quen với môi trường tập thể, nhiều em đã tự đọc sách giáo khoa và trao đổi với bạn bè về nội dung kiến thức. Kiến thức sách giáo khoa khá quen thuộc đối với một số em, chính vì vậy dạy toán càng khó hơn đòi hỏi giáo viên phải có phương pháp phù hợp để học sinh không cảm thấy nhàm chán, không bị cảm giác học lại kiến thức. Ngược lại, ở các lớp điều kiện còn khó khăn học sinh có trình độ không đồng đều thì giáo viên phải có những ví dụ thực tiễn gần gũi với các em để học sinh hiểu rõ các biểu tượng ban đầu, giáo viên phải hình thành vững chắc kiến thức cơ bản cho các em củng cố, khắc sâu phát triển kiến thức mới cho phù hợp với các đối tượng học sinh, tổ chức làm sao để tất cả học sinh trong lớp đều phải được làm việc đặc biệt quan tâm đến học sinh yếu, học sinh khuyết tật.
Không có đồ dùng dạy học nào là vạn năng có thể thay thế được các đồ dùng dạy học nêu trên. Chỉ có sử dụng hợp lý, đúng lúc, đúng chỗ, đúng đối tượng và kết hợp với thao tác khéo léo trong các tình huống dạy học thì chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả của giờ dạy - học toán tốt hơn.
Tuy nhiên ở mỗi bài dạy giáo viên phải xây dựng được mục tiêu của bài, chuẩn bị đồ dùng hợp lý, hướng dẫn học sinh sử dụng thành thạo, thường xuyên. Nếu phòng thiết bị của trường chưa có đồ phục vụ cho nội dung bài thì giáo viên phải khắc phục tự làm đồ dùng để giờ dạy được sinh động hơn, học sinh tiếp thu bài thoải mái, nhẹ nhàng và đạt hiệu quả cao.
chung và ở lớp 3 nói riêng. Nhờ có bảng con học sinh được thực hiện kỹ năng viết, giáo viên có thể kiểm tra việc nắm bài của học sinh, kỹ năng viết, kỹ năng tính của học sinh. Sử dụng bảng con thay đổi trạng thái làm việc của học sinh. Khích lệ sự cố gắng của mỗi học sinh, tạo ra không khí học tập sôi nổi trong học Toán. Vai trò của bảng con sẽ giảm dần ở lớp trên và nhường chỗ cho tư duy trừu tượng. ( Hình ảnh học sinh làm toán bằng bảng con) Vở bài tập là một sáng kiến tốt trong những năm gần đây. Vở bài tập có tác dụng củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng bài học ngay tại trên lớp khá tiện lợi. Vở bài tập giúp cá nhân hóa quá trình dạy - học cho mỗi học sinh thực hành theo kỹ năng và tốc độ riêng của mỗi người. Tuy nhiên nếu lạm dụng vở bài tập sẽ ảnh hưởng đến kỹ năng viết và trình bày của học sinh. Đồ dùng minh họa của giáo viên trong đổi mới phương pháp dạy học không còn vị trí quan trọng như trước nữa, các tranh vẽ không hơn hẳn các hình vẽ trong sách giáo khoa. Bảng phụ cũng chỉ là phóng to các biểu, bảng bài tập trong sách giáo khoa. Tuy nhiên các bảng cài, hoặc diễn tả “động” được quá trình hình thành kiến thức thì vẫn có tác dụng tích cực trong việc dạy toán vì nó tạo ra được tình huống, tạo ra vấn đề để học sinh phải động não, suy nghĩ. Một điều quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy học là dạy toán 3 phải phù hợp với trình độ phát triển tâm lý của trẻ trên 8 tuổi. Hiện nay các em đều đã thân quen với môi trường tập thể, nhiều em đã tự đọc sách giáo khoa và trao đổi với bạn bè về nội dung kiến thức. Kiến thức sách giáo khoa khá quen thuộc đối với một số em, chính vì vậy dạy toán càng khó hơn đòi hỏi giáo viên phải có phương pháp phù hợp để học sinh không cảm thấy nhàm chán, không bị cảm giác học lại kiến thức. Ngược lại, ở các lớp điều kiện còn khó khăn học sinh có trình độ không đồng đều thì giáo viên phải có những ví dụ thực tiễn gần gũi với các em để học sinh hiểu rõ các biểu tượng ban đầu, giáo viên phải hình thành vững chắc kiến thức cơ bản cho các em củng cố, khắc sâu phát triển kiến thức mới cho phù hợp với các đối tượng học sinh, tổ chức làm sao để tất cả học sinh trong lớp đều phải được làm việc đặc biệt quan tâm đến học sinh yếu, học sinh khuyết tật. Không có đồ dùng dạy học nào là vạn năng có thể thay thế được các đồ dùng dạy học nêu trên. Chỉ có sử dụng hợp lý, đúng lúc, đúng chỗ, đúng đối tượng và kết hợp với thao tác khéo léo trong các tình huống dạy học thì chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả của giờ dạy - học toán tốt hơn. Tuy nhiên ở mỗi bài dạy giáo viên phải xây dựng được mục tiêu của bài, chuẩn bị đồ dùng hợp lý, hướng dẫn học sinh sử dụng thành thạo, thường xuyên. Nếu phòng thiết bị của trường chưa có đồ phục vụ cho nội dung bài thì giáo viên phải khắc phục tự làm đồ dùng để giờ dạy được sinh động hơn, học sinh tiếp thu bài thoải mái, nhẹ nhàng và đạt hiệu quả cao. Ví dụ:Dạy dạng bài hình thành bảng nhân hoặc bảng chia. - Dùng nhóm mẫu vật cùng loại để xây dựng bảng nhân (hoặc bảng chia). - Dùng tranh minh họa tổ chức trò chơi nhằm củng cố kiến thức vừa học. - Dùng bộ đồ dùng Toán thực hành + bảng con để giải quyết các bài tập luyện tập. - Phóng tranh minh họa - viết phép tính thích hợp. - Ngoài ra kết hợp tổ chức trò chơi Toán học phù hợp với nội dung từng bài. - Ví dụ “ Dạy bài: Bảng nhân 9 ”. + Giáo viên gắn 1 thanh 9 chấm tròn để học sinh có khái niệm ban đầu về 9 được lấy 1 lần. + Giáo viên gắn 2 thanh 9 chấm tròn để học sinh hình thành khái niệm 9 được lấy 2 lần ( 9 x 2= 18 ) hay 9 + 9 = 18 + Học sinh quan sát - viết vào bảng con. ( Tương tự với 3 thanh 9 chấm tròn ) + Dùng tranh minh họa để điền số vào ô trống (dựa theo số lượng đồ vật trong mỗi nhóm). + Tổ chức trò chơi “Đoán số” để củng cố bảng nhân 9. - Ở lớp 3 (học kỳ I): học sinh tiếp tục học các bảng nhân, bảng chia 6, 7, 8, 9. Lúc này các em đã có kinh nghiệm sử dụng đồ dùng học tập (các miếng bìa với số chấm tròn như nhau), đã quen và thành thạo với cách xây dựng phép nhân từ những miếng bìa đó. Hơn nữa, lên lớp 3 trình độ nhận thức của học sinh phát triển hơn trước (khi học lớp 2) nên khi hướng dẫn học sinh lập các bảng nhân hoặc bảng chia giáo viên vẫn yêu cầu học sinh sử dụng các đồ dùng học tập nhưng ở một mức độ nhất định, phải tăng dần mức độ khái quát để kích thích trí tưởng tượng, phát triển tư duy cho học sinh. Chẳng hạn: Giáo sinh thao tác trên tấm bìa với các chấm tròn để lập 3, 4 phép tính trong bảng viên không cùng học sinh lập các phép tính như ở lớp 2 mà chỉ nêu lệnh để học, các phép tính còn lại học sinh phải tự lập dựa vào phép đếm thêm hoặc dựa vào các bảng nhân đã học. Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh tự lập Bảng nhân 6, giáo viên yêu cầu học sinh sử dụng các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 6 chấm tròn để lập các phép tính: 6x 1 = 6; 6 x 2 = 12; 6 x 3 = 18 Sau đó cho học sinh nhận xét để từ 6 x 2 = 12 suy ra được 6 x 3 = 18. Cụ thể là: Với 3 tấm bìa. Học sinh nêu: “6 được lấy 3 lần, ta có 6 x 3”. Mặt khác cũng từ 3 tấm bìa này ta thấy 6 x 3 chính là 6 x 2 + 6. Vậy 6 x 3 = 6 x 2 + 6 = 18 Bằng cách như vậy, học sinh có thể không dùng tấm bìa mà vẫn tự tìm được kết quả của phép tính: 6 x 4 = 6 x 3 + 6 = 24; 6 x 5 = 6 x 4 + 6, Hoặc dựa trên bảng nhân đã học: 6 x 4 = 4 x 6 = 24; 6 x 5 = 5 x 6, Như vậy, giáo viên cần lưu ý sử dụng đồ dùng trực quan hợp lý, đúng lúc để không chỉ giúp học sinh nắm được kiến thức mà còn phát triển tư duy. 7.5.2.2 Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong phát hiện vấn đề dựa trên việc thiết lập mối quan hệ giữa kiến thức mới với kiến thức đã học *Hướng dẫn thành lập bảng nhân 3 Yêu cầu dựa vào bài“ Chuyển tổng các số hạng bằng nhau thành phép nhân để xây dựng bảng nhân 3 +Yêu cầu học sinh sử dụng bộ đồ dùng +Lần 1 lấy 3 chấm tròn +Gắn 1 tấm bìa có 3 chấm tròn lên bảng và hỏi: Có mấy chấm tròn? (3 chấm tròn) 3 chấm tròn được lấy mấy lần?( 3 được lấy một lần) 3 được lấy 1 lần nên ta lập được phép nhân như thế nào? ( 3 x 1 = 3) (GVghi lên bảng phép nhân này). +Lần 2: Yêu cầu học sinh lấy 3 chấm tròn rồi lại lấy 3 chấm tròn Cho học sinh tự đếm số chấm tròn và thành lập phép nhân Gọi vài em nêu trước lớp -GV gắn tiếp 2 tầm bìa lên bảng và hỏi: + Có hai tấm bìa, mỗi tấm có 3 chấm tròn, vậy 3 chấm tròn được lấy mấy lần?( 3 chấm tròn được lấy hai lần) +Vậy 3 được lấy mấy lần?( 3 được lấy hai lần) +Hãy lập phép tính tương ứng với 3 được lấy 2 lần.(3 x 2) +3 nhân 2 bằng mấy? - Viết lên bảng phép nhân: 3 x 2 = 6 Đặt kiến thức mới trong mối quan hệ với kiến thức đã học. Nếu thực hiện phương pháp dạy học bài mới như vậy không những tạo điều kiện ôn tập, củng cố kiến thức đã học, giúp học sinh chủ động phát hiện, chiếm lĩnh kiến thức mới. Tìm ra những nội dung còn tiềm ẩn trong từng bài học mà góp phần rèn luyện cách diễn đạt thông tin bằng lời, bằng ký hiệu, phát triển các năng lực tư duy của học sinh. 7.5.2.3 Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong việc dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ kết hợp với vấn đáp, giảng giải để phát huy tính chủ động, hợp tác của học sinh. Đối với loại bài học này việc hình thành tri thức mới cho học sinh cần có sự kiểm nghiệm kết quả qua nhiều học sinh khác nhau, cần có sự phát hiện, đóng góp trí tuệ của tập thể học sinh như đo đạc, thu thập các số liệu thống kê Ví dụ ; Dạy dạng bài “Phép nhân, phép chia các số có bốn( năm) chữ số cho số có một chữ số ”. Ví dụ : Dạy bài “ Nhân số có bốn chữ số cho số có một chữ số”. + Bước 1: Hướng dẫn học sinh thao tác trên bảng phụ. + Bước 2: Hướng dẫn kỹ thuật làm tính nhân. Cụ thể: 1427 x 3 =? -Học sinh viết số 1427 vào bảng con. => Nhận biết: số 1427 là số có bốn chữ số, gồm các hàng: nghìn, trăm, chục, đơn vị. - Học sinh viết số 3 vào bảng con. => Nhận biết: 3 là số có một chữ số, thuộc hàng đơn vị. - Kĩ thuật làm tính. +Đặt tính: Viết 1427 rồi viết 3 cho đơn vị thẳng cột với đơn vị.( 3 thẳng với 7) +Tính: Từ trái sang phải. 3 nhân 7 bằng 21, viết 1 nhớ 2. 3 nhân 2 bằng 6, thêm 2 bằng 8, viết 8. 3 nhân 4 bằng 12, viết 2 nhớ 1. 3 nhân 1 bằng 3, thêm 1 bằng 4, viết 4. Vậy: 1427 x 3 = 4281 - Dùng bảng con để luyện tập thực hành phép nhân ( Bài tập 1,2) -Hướng dẫn học sinh cách tính nhẩm bằng bảng phụ ( Bài tập 4). - Dùng tranh minh họa tổ chức trò chơi nhằm củng cố kiến thức vừa học. - Phóng tranh minh họa - viết phép tính thích hợp. Với những loại bài này học sinh được thực hành, được trực tiếp đo sẽ có khả năng ghi nhớ sâu những kiến thức mà mình vừa chiếm lĩnh được. 7.5.2.4 Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong luyện tập thực hành Tương ứng với các tiết học giúp học sinh tự tìm ra kiến thức mới, thường bao giờ cũng có tiết luyện tập thực hành. Ở các tiết thực hành, học sinh phải vận dụng kiến thức đã được học để giải quyết các bài tập có liên quan Ví dụ : Trò chơi có tên là “ Đoàn kết”. - Mục đích: Rèn luyện kỹ năng tính nhẩm nhanh: Thời gian chơi: 6- 7 phút - Cách chơi: Giáo viên hô: “Đoàn kết, đoàn kết” Giáo viên hô: “Kết 2 x 3” Hoặc “ 3x3”, “ 4x2”....Học sinh phải nhẩm nhanh được kết quả và kết thành nhóm theo yêu cầu. -Luật chơi: bạn nào nhẩm nhanh kết đúng thì được tuyên dương, bạn nào chậm hoặc nhẩm sai kết sai thì phải chấp nhận bị phạt tùy theo yêu cầu của các bạn. Trò chơi này tôi thường áp dụng vào những bài luyện tập củng cố cách tính nhẩm cho học sinh. Nhiều bạn lúc mới áp dụng thường xuyên nhẩm sai , nhưng sau đó vài lần chơi các bạn ấy đã rút ra được kinh nghiệm chơi tốt hơn không nhẩm sai nữa vì vậy qua chơi mà các bạn ý đã tiến bộ rồi đấy. Khi chơi tạo không khí vô cùng vui vẻ
Tài liệu đính kèm: