Sáng kiến Nâng cao hiệu quả tuyên truyền trên sóng phát thanh địa phương tới vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Pác Nặm

Sáng kiến Nâng cao hiệu quả tuyên truyền trên sóng phát thanh địa phương tới vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Pác Nặm

Nói đến cơ sở vật chất ( CSVC ) thì đối với huyện Pác Nặm là thực trạng chung. Mặc dù trong những năm qua được sự quan tâm đầu tư của các cấp ngành từ TW đến địa phương, CSVC trang thiết bị máy móc của Đài TT-TH Pác Nặm đã từng bước được cải thiện, tuy nhiên do thiết bị máy móc không đồng bộ, nhiều thiết bị đã được đầu tư từ lâu nên xuống cấp đã ảnh hưởng lớn tới công tác tuyên truyền. Mặt khác, hiện nay hệ thống loa truyền thanh do Đài quản lý mới chỉ phủ sóng tới trung tâm của 06 xã, chứ chưa tiếp cận được tới các thôn bản vùng cao nên hiệu quả tuyên truyền chưa cao.

doc 20 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 3032Lượt tải 8 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến Nâng cao hiệu quả tuyên truyền trên sóng phát thanh địa phương tới vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Pác Nặm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 tác lạc hậu, những phong tục, tập quán từ đời này truyền lại cho đời khác nên người dân quen nếp sinh hoạt cũ, ngại thay đổi, tiếp nhận cái mới. Trong khi đó những hủ tục này có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đời sống của người dân nhưng nhiều gia đình vẫn không hề hay biết. 
Vì vậy, báo chí nói chung và báo phát thanh nói riêng với thế mạnh là có những phóng viên tiếp cận trực tiếp với người dân thuộc nhiều dân tộc khác nhau ở các thôn bản vùng cao, vùng sâu vùng xa nên việc tuyên truyền trực tiếp thông qua giao tiếp bằng cách trò chuyện với bà con hoặc gián tiếp với những tin, bài của mình sẽ giúp nâng cao hiệu quả của tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và các tiến bộ kỹ thuật tới người dân. Tuy nhiên, việc tuyên truyền cũng cần được phóng viên và ban biên tập thực hiện một cách khéo léo nếu không dễ gây ấn tượng không tốt đối với khán thính giả nói chung và khán thính giả người dân tộc thiểu số nói riêng. Nhưng năm qua đội ngũ cán bộ, phóng viên của Đài TT-TH Pác Nặm đã rất nỗ lực thực hiện tốt công việc chuyên môn. Tuy nhiên, cách thức tuyên truyền vẫn chưa thực sự thu hút người nghe, người xem. Đây là một trong những nguyên nhân yêu cầu việc viết tin, bài của phóng viên Đài TT-TH Pác Nặm cần phải thay đổi. 
II. Nội dung sáng kiến.
1. Sự thật là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với việc tuyên truyền.
Đối với mỗi người làm báo, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là tấm gương sáng ngời về đạo đức báo chí cách mạng. Sinh thời, Bác thường căn dặn các nhà báo phải luôn trung thực, coi đó là một trong những tiêu chuẩn đạo đức số một của người làm báo. Với báo chí cách mạng, chân thật, khách quan là sức mạnh. Đồng thời, đây là cũng chính lý do để báo chí tồn tại trong xã hội và trong lòng quần chúng nhân dân, là chỗ dựa tin cậy của nhân dân. Thông tin càng nhanh nhạy, đa dạng, phong phú thì tính trung thực, chính xác của tin, bài càng phải đặt lên hàng đầu. Người cho rằng, báo chí muốn thuyết phục được công chúng thì bản thân phải mang tính chân thực cao. Đây chính là thực hiện sự mong đợi của nhân dân. Chính xác, cụ thể, trung thực, cẩn trọng là những phẩm chất Người đòi hỏi phải có trong từng bài viết, bài nói, trong từng vấn đề nêu ra của mỗi nhà báo. Chính vì vậy, dù phóng viên của các cơ quan báo chí tuyên truyền về nội dung nào đi chăng nữa thì tính chân thực vẫn phải đặt lên hàng đầu. 
Thường xuyên bám sát cơ sở là giải pháp có được thông tin tuyên truyền chân thực nhất.
Đối với Đài TT-TH Pác Nặm thì nội dung tuyên truyền luôn được xây dựng hàng tháng, hàng quý và hàng năm dựa trên định hướng tuyên truyền của các cơ quan chuyên môn như: Ban tuyên giáo tỉnh ủy, Sở TTTT, Đài PT-TH tỉnh, Ban tuyên giáo huyện ủy.Tuy nhiên, không vì thế mà việc tuyên truyền của Đài cũng bị cuốn theo những số liệu, những bản báo cáo hay để đưa lên hệ thống loa truyền thanh. Cá nhân tôi cho rằng, để có những bài báo thuyết phục và tạo được lòng tin trong công chúng yếu tố đầu tiên là phải trung thực. Trung thực trong từng số liệu nhỏ, từng câu chữ. Chính vì vậy, việc đi cơ sở để kiểm tra tính chân thực của các số liệu trong báo cáo, tiếp xúc trực tiếp với các tấm gương, các nhân vật của tác phẩm là một yếu tố cần thiết để tạo nên lòng tin của người nghe, người xem với tác phẩm của mình. Đối với bà con đồng bào dân tộc thiểu số vốn bản tính thật thà, chất phác, nếu như việc thông tin không đúng sẽ khiến bà con mất lòng tin và không còn hợp tác với phóng viên khi tác nghiệp. Tệ hơn, bà con còn mất lòng tin với cán bộ, với các cơ quan nhà nước. 
2. Thế mạnh của báo phát thanh và hệ thống truyền thanh cơ sở.
Loại hình báo chí này có thể mạnh là sóng có thể phát đến mọi thôn, bản vùng cao, vùng sâu nơi có đa số đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Vì vậy, hiệu quả tuyên truyền trên các loa truyền thanh có sức lan tỏa mạnh. Với đặc thù sử dụng âm thanh để truyền tải thông tin nên người nghe có thể vừa lao động vừa nghe các thông tin mà không bắt buộc phải ngồi một chỗ như xem truyền hình. Đây là thế mạnh của loại hình báo chí này. Nó rất phù hợp và được người dân sinh sống ở các vùng nông thôn ưa chuộng vì họ vừa có thể tiếp nhận thông tin vừa có thể giải trí trong lúc lao động. Mọi hoạt động ấy đều có thể thực hiện trong cùng một thời điểm chỉ với một chiếc radio nhỏ gọn mang theo bên mình hoặc nghe qua hệ thống loa truyền thanh.
Với đặc thù sử dụng âm thanh để truyền tải thông tin nên mỗi phóng viên khi thực hiện tác phẩm cho báo phát thanh cần chú trọng đến việc ghi lại các âm thanh trong quá trình tác nghiệp. Âm thanh không chỉ đơn thuần là phát biểu của các nhân vật mà nó còn là tiếng động hiện trường nơi diễn ra các sự kiện báo chí. Tiếng động hiện trường không chỉ làm cho bài báo thêm sinh động, hấp dẫn người xem mà nó còn chứng minh cho tính chân thực của tác phẩm. 
Kỹ thuật viên Đài TT-TH Pác Nặm sửa chữa hệ thống loa truyền thanh.
Bên cạnh đó, do không có hình ảnh hỗ trợ nên lối viết cho loại hình phát thanh cũng có cách thể hiện riêng. Đặc biệt với đối tượng hướng đến là đồng bào dân tộc thiểu số thì việc miêu tả chi tiết các tình tiết báo chí trong các sự kiện cần được tác giả chú trọng. Ngôn ngữ sống động nhưng chân thực, dễ hiểu sẽ góp phần giúp thính giả dễ hình dung ra bối cảnh diễn ra sự kiện. Qua đó, người nghe dễ dàng tiếp nhận thông tin hơn.
3. Những yếu tố cần thiết để có được hiệu quả tuyên truyền.
3.1. Nguồn nhân lực ( yếu tố con người ): 
- Dù ở bất kỳ công việc nào thì yếu tố con người là yếu tố then chốt cho sự thành công hay thất bại. Ở Đài TT-TH Pác Nặm, yếu tố đó cũng không nằm ngoài thực tế trên. Để có thể xây dựng được các chương trình tuyên truyền sinh động, hiệu quả thì đòi hỏi mỗi cán bộ, phóng viên, tuyên truyền viên của Đài TT-TH Pác Nặm cần phải có những yếu tố nhất định. Tôi xin đưa ra một số yếu tố cần thiết đối với một cán bộ làm công tác tuyên truyền ở Đài TT-TH Pác Nặm nói riêng và các cơ quan ban ngành đoàn thể khác nói chung như sau:
	+ Có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, xác định đúng đắn các chủ trương đường lối, nắm rõ vai trò trách nhiệm và quyền hạn của một người cán bộ.
	+ Có lòng yêu nghề, không ngại khó ngại khổ để thường xuyên bán sát cơ sở từ đó mới có được những thông tin chính xác và kịp thời phục vụ cho việc tuyên truyền.
	+ Không ngừng học tập nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, thích ứng kịp thời với các thiết bị máy móc ngày càng hiện đại và đổi mới không ngừng như hiện nay.
	+ Phải có được một sự am hiểu nhất định về phong tục tập quán và bản sắc văn hóa của các dân tộc trên địa bàn.
	+ Xây dựng cho bản thân có được cách làm việc khoa học nhất, có được tác phong của một người làm báo. Viết đúng đối tượng và đúng mục đích, với ngôn ngữ rõ ràng, dễ hiểu; Thông tin chính xác, kịp thời, thiết thực.
Phóng viên Đài TT-TH Pác Nặm có mặt tại những “ điểm nóng ” để phản ánh 
một cách chính xác nhất.
	- Hiện nay, do nguồn nhân lực của Đài TT-TH Pác Nặm còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Chính vì vậy một trong những giải pháp quan trọng và cần thực hiện kịp thời đó là xây dựng được một đội ngũ Cộng tác viên ( CTV ) ở khắp các địa phương trên địa bàn huyện. Đây là lực lượng quan trọng có thể giúp cung cấp thông tin một cách kịp thời nhất những thông tin sự kiện xảy ra tại cơ sở, nhưng thực tế trong những năm qua vấn đề này chưa được trú trọng một cách đúng mức.
	- Để xây dựng được đội ngũ CTV đáp ứng được yêu cầu thì trước hết cần tổ chức tập huấn cho đội ngũ CTV này nắm được những vấn đề cơ bản nhất của một người làm báo. Cách tiếp cận và khai thác thông tin từ những vấn đề, sự kiện và nhân vật một cách phù hợp. Cách sử dụng các thiết bị hỗ trợ cho việc thực hiện tin, bài tuyên truyền như máy ghi âm, máy ảnh( Trong tháng 6/2015 Đài TT-TH Pác Nặm đã phối hợp với Phòng VHTT-TT và Ban biên tập cổng TTĐT huyện mở 01 lớp tập huấn nâng cao năng lực ứng dụng CNTT và các kỹ năng viết tin bài cho đội ngũ CTV, cán bộ phụ trách trạm truyền thanh cơ sở và các ban ngành đoàn thể )
Lớp tập huấn kỹ năng viết tin, bài thu hút đông đảo cán bộ tham gia.
	- Ngoài ra để đội ngũ CTV yên tâm cộng tác, có tinh thần trách nhiệm với công việc thì Đài TT-TH huyện Pác Nặm cần sớm xây dựng được quy chế nhuận bút để có nguồn kinh phí chi trả cho đội ngũ CTV theo đúng quy định của nhà nước ( Nghị định Số: 61/2002/NĐ-CP; Nghị định số 18/2014/NĐ-CP của Chính phủ ). Bởi nếu như hiện nay do chưa có nguồn kinh phí chi trả cho đội ngũ CTV thì rất khó khuyến khích được các CTV tham gia cộng tác, mà chủ yếu vẫn chỉ dựa trên mối quan hệ nên đôi khi thông tin tuyên truyền không kịp thời và đầy đủ.
3.2. Cơ sở vật chất: 
- Nói đến cơ sở vật chất ( CSVC ) thì đối với huyện Pác Nặm là thực trạng chung. Mặc dù trong những năm qua được sự quan tâm đầu tư của các cấp ngành từ TW đến địa phương, CSVC trang thiết bị máy móc của Đài TT-TH Pác Nặm đã từng bước được cải thiện, tuy nhiên do thiết bị máy móc không đồng bộ, nhiều thiết bị đã được đầu tư từ lâu nên xuống cấp đã ảnh hưởng lớn tới công tác tuyên truyền. Mặt khác, hiện nay hệ thống loa truyền thanh do Đài quản lý mới chỉ phủ sóng tới trung tâm của 06 xã, chứ chưa tiếp cận được tới các thôn bản vùng cao nên hiệu quả tuyên truyền chưa cao.
- Thời gian qua chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở đã đầu tư cho Pác Nặm nhiều hệ thống truyền thanh không dây. Đến nay đã có 08/10 xã được trang cấp hệ thống truyền thanh không dây. Đây là cơ sở quan trọng để đưa tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền các cấp tới các vùng đồng bào dân tộc thiểu số bởi tính năng ưu việt của hệ thống truyền thanh này. Nhiều thôn bản vùng cao đã có hệ thống loa tuyên truyền hoạt động hiệu quả như: Thôn Khuổi Trà, Cốc Nghè, Lủng Phặc ( Cổ Linh ), Thôn Khuổi Mạn, Nà Lại ( Bằng Thành ). Mặc dù vậy, do ảnh hưởng của nhiều yếu tố như đội ngũ cán bộ quản lý, vận hành không có chuyên môn nghiệp vụ, sự quan tâm của cấp ủy chính quyền địa phương chưa được sát saođã làm cho nhiều hệ thống truyền thanh cơ sở ở Pác Nặm chưa phát huy hết vai trò tuyên truyền. 
- Trong năm 2015 này với sự tham mưu của tổ nội dung, Đài TT-TH Pác Nặm đã có một bước đột phá quan trọng trong việc nâng cao chất lượng tuyên truyền tới các địa phương, nhất là đồng bào vùng dân tộc thiểu số đó là chuyển các chương trình phát thanh do đài sản xuất về phát tại các trạm truyền thanh cơ sở ( Chuyển chương trình bằng định dạng MP3 qua đường truyền Internet về các xã )
- Đây là một hình thức nâng cao diện phủ sóng chương trình phát thanh địa phương hết sức hữu hiệu và được đông đảo người dân đồng tình đón nhận. Do đó, thời gian tới Đài TT-TH Pác Nặm cần tiếp tục phát huy thế mạnh này để đưa tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền tới người dân các dân tộc trên địa bàn. 
Sản xuất chương trình phát thanh tại Đài TT-TH Pác Nặm.
- Song song với đó Đài TT-TH Pác Nặm cũng cần tăng cường hỗ trợ chuyên môn, kỹ thuật cho các xã trong việc sửa chữa, lắp đặt thêm các cụm loa tới tất cả các điểm mà sóng phát thanh có thể truyền tới. 
- Về phía UBND các xã, cần quan tâm hơn nữa tới công tác truyền thanh của đơn vị mình. Xây dựng quy chế hoạt động của trạm truyền thanh cơ sở theo đúng quy định của nhà nước, trú trọng việc xây dựng tin bài truyên truyền trên hệ thống truyền thanh xã. Ví dụ như: Các thông báo về kế hoạch tiêm phòng gia súc, kế hoạch sản xuất, thông báo về phòng chống lụt bão.có thể tuyên truyền qua hệ thống truyền thanh sẽ kịp thời đến được với người dân hơn so với việc xuống từng thôn vận động bà con đến họp mới tuyên truyền.
- Mặt khác, Đài TT-TH Pác Nặm cần tiếp tục tham mưu cho cấp ủy các cấp kịp thời hỗ trợ nguồn vốn để từng bước đồng bộ hóa máy móc thiết bị, quy hoạch nguồn cán bộ phù hợp với vị trí việc làm đảm bảo hiệu quả công việc tốt nhất. Xây dựng lộ trình nâng số lượng chương trình địa phương cũng như các chuyên đề chuyên mục phù hợp để tuyên truyền. Đặc biệt, xây dựng lộ trình sản xuất các chương trình bằng tiếng dân tộc như tiếng Tày-Nùng, Mông, Dao, Sán Chỉ.để người dân các dân tộc trên có thể tiếp cận được thông tin tuyên truyền tốt nhất.
Cần quan tâm đến hoạt động của các trạm truyền thanh cấp xã.
4. Lựa chọn đề tài trong tuyên truyền.
- Bên cạnh việc truyền tin như thông lệ, để nâng cao hiệu quả thông tin, tùy từng chủ đề mà phóng viên cần có sự định hướng cho khán, thính giả của mình. Với đối tượng là đồng bào dân tộc thiểu số thì các phóng viên, tuyên truyền viên càng phải có sự phân tích cụ thể, bình luận vấn đề một cách kín kẽ nhằm phê phán cái xấu và cổ động cái tốt để bà con học và làm theo. Nếu như trước đây, người viết chỉ cần thông tin đến khán giả còn việc xử lý nguồn tin ấy ra sao là phụ thuộc vào người tiếp nhận thì hiện nay, nhà báo phải là những người xử lý thông tin trước khi chuyển nó đến đối tượng mà mình muốn hướng đến. Đặc biệt, trong công cuộc quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội, báo chí cách mạng càng phải thể hiện rõ vai trò đắc lực trong việc tuyên truyền các chủ trương của Đảng, Nhà nước đến nhân dân. Đồng thời, nhà báo cũng phải là cầu nối đưa những tâm tư nguyện vọng của người dân đến với chính quyền các cấp. Mục tiêu cuối cùng là nhằm phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội của quê hương, đất nước. 
- Tôi xin lấy một ví dụ cụ thể để minh chứng cho điều này, đó là vấn đề tuyên truyền chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Pác Nặm. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm để huy động sức dân cùng làm nên những thay đổi tại các vùng nông thôn mới đó chính là Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Mặc dù đã có những tiêu chí cụ thể cho từng giai đoạn, đối với từng vấn đề cụ thể cần xây dựng để có nông thôn mới. Tuy nhiên, khi áp dụng vào các địa phương ở Pác Nặm, không ít chính quyền cơ sở và người dân vẫn hết sức bỡ ngỡ. Nhiều địa phương không thể thực hiện được chương trình mặc dù đã có vốn, lộ trình thực hiện, đặc biệt là tại các xã vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Chính vì vậy, báo chí cần phải vào cuộc. Phóng viên cần phải sát sao hơn với cơ sở để có những đề tài hay mà chính quyền và người dân đang cần biết, từ đó tuyền truyền kịp thời.
Xây dựng NTM là một chủ trương lớn rất được người dân đồng tình ủng hộ.
- Trong những năm qua, tôi nhận thấy rằng, bản thân mình cũng như nhiều nhà báo chỉ cung cấp cho khán thính giả thông tin mà mình có chứ chưa quan tâm đến việc cung cấp những thông tin mà chính quyền và người dân đang cần. Đối với việc tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới, hầu như phóng viên chỉ tuyên truyền về bề nổi, về những điều mắt thấy, tai nghe mà chưa chịu khó tìm tòi, đào sâu suy nghĩ nên các bài báo vẫn còn chung chung. Chính vì vậy, bên cạnh việc tuyên truyền về chủ chương, đường lối, cách thức làm nông thôn mới, phóng viên muốn biết người dân và chính quyền cơ sở đang cần điều gì không có cách nào khác là phải đi cơ sở. Phóng viên phải đến các thôn, bản nơi đang thực hiện chương trình nông thôn mới xem bà con đồng bào dân tộc thiểu số ở đó đã làm được điều gì để biểu dương; còn khó khăn, vướng mắc ở những khâu nào trong việc thực hiện các tiêu chí về nông thôn mới để đề xuất với ngành chuyên môn và chính quyền các cấp biện pháp tháo gỡ. Ngay từ khi thực hiện tiền kỳ của tác phẩm tại hiện trường, phóng viên cần chú ý quan sát, ghi chép số liệu, lắng nghe ý kiến của cơ sở để phát hiện ra những đề tài hay, những tình tiết báo chí hấp dẫn. 
Những tấm gương hiến đất XD NTM cần được kịp thời tuyên truyền nhân rộng.
- Tại huyện Pác Nặm, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng có rất nhiều những tấm gương đồng bào dân tộc thiểu số sẵn sàng hiến đất nông nghiệp, đất ở để mở đường liên thôn, liên bản. Nhiều hộ gia đình tiên phong trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa các giống cây trồng, vật nuôi mới vào nuôi, trồng thử nghiệm và phát huy hiệu quả, mở ra hướng đi mới trong phát triển nông lâm nghiệp cho người dân địa phương. Lại có những cán bộ xã, thôn, bản khéo léo trong vận động đồng bào đi theo Đảng, chấp hành nghiêm pháp luật của Nhà nước, không vi phạm tệ nạn xã hội. Nhiều gia đình chủ động thay đổi tập quán sinh hoạt, di chuyển chuồng trại chăn nuôi ra xa khu nhà ở, chú trọng vệ sinh môi trường. Ngoài ra, nói về khó khăn có thể kể đến những vướng mắc khi thanh quyết toán vốn các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới. Chính quyền một số địa phương do chủ quan hoặc lúng túng nên giải ngân chậm nguồn vốn của chương trình này. Việc huy động nội lực hay sức dân, tiền của trong nhân dân cùng kiên cố hóa hạ tầng nông thôn còn hạn chế.
- Đây là những đề tài làm xương sống để phóng viên tiếp cận cơ sở, từ đó sẽ có những phát hiện sinh động, phong phú hơn phục vụ tuyên truyền xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đó, căn cứ vào bộ tiêu chí Quốc gia xây dựng nông thôn mới mà Chính phủ đã ban hành, những người làm báo cũng có thể tiếp cận về từng vấn đề cụ thể tại các địa phương. Quan trọng hơn, với sức mạnh thông tin của báo chí sẽ giúp bà con hiểu rằng, xây dựng nông thôn mới cần sự chung tay, góp sức về mọi mặt của từng hộ dân thì mới thành công. Nó cũng góp phần xóa bỏ tâm lý trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước trong đồng bào. 
5. Viết cho đồng bào dân tộc thiểu số.
- Nhiều ý kiến cho rằng, viết giản dị không hoa mỹ thì quá dễ vì tác giả không cần mất nhiều thời gian cho việc mài dũa câu chữ, đánh bóng văn vần. Tuy nhiên, thực tế, để viết viết được những câu ngắn gọn mà lại đủ ý rất khó. Vì vậy, việc viết ngắn gọn, dễ hiểu nhưng lại đầy đủ thông tin trong một bài viết là một việc làm khó. Nó đòi hỏi mỗi phóng viên phải mất nhiều thời gian để “mài dũa ngòi bút” của mình. Càng đi nhiều, biết nhiều, hiểu nhiều về đối tượng khán, thính giả mà mình hướng đến, nhà báo sẽ càng tích lũy được nhiều kinh nghiệm để có được những tác phẩm để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng công chúng. 
- Bên cạnh đó, là các cơ quan tuyên truyền của địa phương nên việc học hỏi, mở mang kiến thức trong quá trình làm báo cũng rất quan trọng. Thông qua các chương trình phát thanh, truyền hình quốc gia, các tờ báo trung ương, báo ngành và các cơ quan địa phương khác, chúng ta cũng có thể học hỏi cách chọn lọc đề tài về cũng như cách thể hiện sao cho phù hợp với địa phương mà mình đang công tác. 
Với sự rèn luyện hằng ngày qua từng tin, bài, việc tuyên truyền về các chư trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước đến với bà con đồng bào dân tộc thiểu số đang ngày một hiệu quả hơn. 
6. Những gợi ý cho các cơ quan, ban ngành không phải cơ quan báo chí.
- Qua thực tế bản thân làm công tác tuyên truyền trong những năm qua tôi nhận thấy một trong những hình thức tuyên truyền có thể tạo được hứng thú cho người dân chính là tuyên truyền kết hợp các hình ảnh minh họa. Hiện nay nhiều cơ quan ban ngành khi tổ chức các buổi tuyên truyền mới chỉ dừng lại ở hình thức “ Đọc – Nghe ” tức là người tuyên truyền quá phụ thuộc vào tài liệu dẫn tới làm cho người nghe dễ nhàm chán và ít áp dụng được thực tế.
Cầm tay chỉ việc – một hình thức tuyên truyền phổ biến và hiệu quả.
- Chính vì vậy các cơ quan ban ngành trước khi tổ chức tuyên truyền nên dành thời gian sưu tầm những hình ảnh mình họa phù hợp để vừa kết hợp tuyên truyền miệng vừa kết hợp tuyên truyền bằng hình ảnh. Với hình thức này sẽ giúp người dân có được sự liên hệ thực tiễn hữu hiệu nhất. Ví dụ: Tuyên truyền tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt thì nên có những hình ảnh minh họa của những tập thể, cá nhân đã áp dụng tiến bộ kỹ thuật đó và đem lại hiệu quả kinh tế cao; Hoặc tuyên truyền về DS KHHGĐ thì nên có những hình ảnh minh họa hậu quả của việc sinh con thứ 3 trở lên, tảo hôn.từ đó giúp người nghe có sự liên hệ trực tiếp với bản thân, gia đình và cộng đồng xung quanh, hiệu quả tuyên truyền sẽ cao hơn. 
- Nếu như những vùng đồng bào đã có nguồn điện thì nên sử dụng máy chiếu với hình ảnh động ( Có thể là các clip về những tấm gương điển hình tiên tiến) còn đối với những vùng chưa có điện thì sử dụng tranh, ảnh minh họa. Với tâm lý của người dân vùng cao là muốn xem những hình ảnh của chính đồng bào mình thì nên sử dựng những tấm gương, những hình ảnh tiên tiến ngay trong huyện để làm minh chứng, nó sẽ giúp người dân có được sự so sánh nhất định để từ đó có thể tham quan học tập kin

Tài liệu đính kèm:

  • docSang_kien_kinh_nghiem.doc