Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng tiết sinh hoạt lớp tích cực – thoải mái - hứng thú – hiệu quả

Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng tiết sinh hoạt lớp tích cực – thoải mái - hứng thú – hiệu quả

 Lớp trưởng sẽ là người điều khiển lớp hoạt động và tổng hợp ý kiến, nhận xét chung về các mặt hoạt động của lớp trong tuần qua dựa trên sổ theo dõi của các tổ và lớp trưởng, đồng thời đưa ra ý kiến riêng của bản thân.

Lớp phó học tập nhận xét về tình hình học tập của lớp trong tuần vửa qua, việc học bài, làm bài, tinh thần phát biểu xây dựng bài, thái độ học tập của các bạn.

Lớp phó lao động nhận xét về vệ sinh của cá nhân, lớp học, tổ trực trong tuần vừa qua. Lớp phó văn nghệ nhận xét về việc sinh hoạt lớp 15 phút đầu giờ của cả lớp, những giờ văn nghệ.

Đối với các cá nhân trong lớp: các em có quyền nêu lên ý kiến của bản thân nếu cảm thấy chưa đồng ý với cách xếp loại của các tổ trưởng hoặc muốn đưa ra những ý kiến giúp tập thể lớp tiến bộ hơn.v.v

Cuối cùng giáo viên sẽ đưa ra nhận xét chung dựa trên nhận xét của các tổ trưởng, lớp trưởng và các lớp phó, cũng như của giáo viên qua các tiết dạy. Ở đây nếu cảm thấy học sinh nào chưa phù hợp giáo viên có thể đánh giá lại cho hợp lí. Tuyên dương những bạn có thành tích tốt.

Về cách xếp loại: ngay từ đầu năm học tôi đưa ra quy định về xếp loại của học sinh:

+ Đầu tuần sẽ phát cho mỗi tổ 20 điểm, quy định cứ vi phạm 1 lỗi trừ 1 điểm, đến cuối tuần nếu tổ nào còn nhiều điểm nhất sẽ đứng nhất, được nhận thẻ đỏ. Tổ đứng thứ 2 sẽ nhận thẻ xanh. Tổ thứ 3 không nhận thẻ.

+ Những bạn có nhiều thành tích trong tuần sẽ được tuyên dương trước lớp, làm gương cho các bạn khác noi theo. Giáo viên có thể chuẩn bị một số món quà nho nhỏ như cây viết, cục tẩy, thước hoặc đơn giản chỉ là một tràng vỗ tay của cả lớp làm phần thưởng nhằm động viên, khích lệ các em tiếp tục cố gắng, cũng là động lực để các bạn chưa tốt phấn đấu.

 

docx 22 trang Người đăng thuquynh91 Lượt xem 789Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng tiết sinh hoạt lớp tích cực – thoải mái - hứng thú – hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h, kể chuyện Từ đó giúp các em có hứng thú khi học, mang lại hiệu quả cao trong học tập cũng như giáo dục nhân cách cho học sinh.
Nhiệm vụ của đề tài là đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của tiết sinh hoạt lớp. Tổ chức thực nghiệm sư phạm để kiểm định hiệu quả các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. 
3. Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh lớp 4B trường Tiểu học Lê Lợi năm học 2019 – 2020.
4. Giới hạn của đề tài:
Phương pháp tổ chức tiết sinh hoạt lớp của lớp 4B từ tháng 9 năm 2019 đến tháng 5 năm 2020.
5. Phương pháp nghiên cứu:
 	Phương pháp quan sát.
 	Phương pháp đàm thoại.
 Phương pháp phân tích.
 	Phương pháp tổng hợp.
 	Phương pháp nêu gương.
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận:
	Hoạt động dạy và hoạt động học là hai mặt chủ yếu của quá trình dạy học, chúng gắn bó, bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau không thể tách rời trong toàn bộ quá trình phát triển của người học sinh. Để hoạt động dạy được diễn ra suôn sẻ, tốt ngoài việc người giáo viên phải có kiến thức, sự hiểu biết rộng còn cần cả sự tâm huyết, nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ. Bên cạnh đó rất cần sự hợp tác, phối hợp chặt chẽ của các em học sinh. Một giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi thì bên cạnh việc truyền thụ tốt kiến thức cho học sinh thì cần phải xây dựng một tập thể lớp tự quản, đoàn kết, trách nhiệm, ý thức tự giác cao. Để làm tốt điều này cần xây dựng tiết sinh hoạt lớp tích cực, thoải mái mà lại hiệu quả. Trong công tác chủ nhiệm lớp, tiết sinh hoạt lớp chiếm vai trò cực kì quan trọng. Làm tốt tiết sinh hoạt lớp sẽ tác động đến các tiết học khác trong cả tuần học và là nền tảng, cơ sở để đánh giá sự tiến bộ của từng cá nhân, của cả tập thể lớp học trong suốt cả một năm học.
Tiết sinh hoạt lớp là tiết học thường được xếp cuối cùng của tuần học, là một hình thức của hoạt động ngoài giờ lên lớp. Ở đó người giáo viên và cả lớp sẽ cùng thực hiện việc tự đánh giá và đánh giá hoạt động học tập, rèn luyện của cá nhân và tập thể sau một tuần học. Đồng thời xây dựng kế hoạch hoạt động cho tuần học tiếp theo nhằm mục đích hoàn thành tốt các kế hoạch đã đề ra đầu năm của lớp cũng như của trường.
Nếu người giáo viên biết cách tổ chức tiết sinh hoạt lớp hiệu quả sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho cả giáo viên lẫn học sinh. Thông qua tiết sinh hoạt lớp, học sinh phát hiện điểm mạnh của mình, tích cực phát huy điểm mạnh và sửa chữa những mặt chưa tốt. Muốn thế, người giáo viên chủ nhiệm cần nhận thức được tiết sinh hoạt lớp là vô cùng quan trọng trong việc quản lí lớp học cũng như giáo dục nhân cách cho học sinh của mình.
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu.
Trong những năm gần đây, khi mà đã có rất nhiều phương pháp dạy học được đổi mới, nhiều biện pháp được các giáo viên sử dụng trong tiết học nhằm phát huy khả năng học tập của học sinh thì vẫn còn rất nhiều giáo viên vẫn ngại dùng phương pháp mới, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh.
Nhiều học sinh còn nhút nhát, chưa dám trình bày ý kiến của bản thân trước tập thể, không đủ tự tin để tham gia các hoạt động văn nghệ, vui chơi, giải trí. Bên cạnh đó, còn có một số em chưa thật sự tập trung vào những gì đang diễn ra trong tiết sinh hoạt lớp do đó chưa tham gia vào các hoạt động của tiết sinh hoạt lớp một cách nhiệt tình.
Nội dung của tiết sinh hoạt lớp còn mang tính cứng nhắc, hay lặp đi lặp lại, không gắn với nhu cầu học sinh nên chưa gây được sự hứng thú đối với các em.
Các hình thức tổ chức tiết sinh hoạt lớp còn mang tính đơn điệu, nhàm chán, chưa gây sự chú ý của học sinh. Bản thân người giáo viên còn quá nghiêm khắc, chưa hiểu rõ tâm lí của học sinh nên chưa thật sự gần gũi, thân thiện với học sinh. Một số học sinh còn mang tâm lí sợ hãi.
Trước khi tiến hành vận dụng các biện pháp giúp tiết sinh hoạt lớp đạt hiệu quả, tôi đã tiến hành phỏng vấn, đàm thoại với học sinh lớp 4B (36 học sinh) năm học 2019 - 2020 và câu hỏi đặt ra là: Em có thích tiết sinh hoạt lớp không? Vì sao?
Sau khi tiến hành phỏng vấn, kết quả thu được như sau:
+ 16/36 học sinh được phỏng vấn trả lời em thích tiết sinh hoạt lớp vì chúng em được thảo luận, được đưa ra ý kiến của cá nhân mình.
+ 20/36 học sinh được phỏng vấn trả lời em không thích tiết sinh hoạt lớp vì hay bị cô giáo la mắng, phạt. Cảm thấy nhàm chán vì tiết sinh hoạt lớp thường xuyên lặp đi lặp lại.
Nói tóm lại, học sinh chưa có sự hứng thú đối với tiết sinh hoạt lớp. Trước thực trạng đó, tôi đã mạnh dạn đề ra các biện pháp nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh.
Trước khi thực hiện đề tài, tôi đã tiến hành khảo sát và thu được bảng thống kê như sau:
Đầu năm học
Tổng số
Dân tộc
Học sinh cá biệt
Học sinh chưa mạnh dạn
Học sinh chưa tập trung
Học sinh chưa hứng thú
2019 - 2020
36
5
4
19
18
21
3. Nội dung và hình thức của giải pháp.
a. Mục tiêu của giải pháp.
Để có một tiết sinh hoạt lớp mà học sinh cảm thấy hứng thú, hiệu quả đòi hỏi người giáo viên phải có hình thức tổ chức hợp lí, các bộ phận liên quan như tổ trưởng, lớp trưởng phải có sự chuẩn bị kĩ càng và khoa học.
Trong quá trình tổ chức tôi luôn hướng học sinh nêu cao tinh thần tự phê, các em sẽ tự đưa ra những mặt ưu và khuyết điểm của bản thân từ đó tự nhận ra những mặt nào cần khắc phục, những mặt nào cần phát huy. Từ đó học sinh biết cách sửa chữa, khắc phục, từng bước hoàn thiện nhân cách, bồi dưỡng năng lực cho học sinh, đáp ứng mục tiêu giáo dục. Cố gắng nhất để các hoạt động của tiết sinh hoạt lớp có hiệu quả cao, tích hợp được nhiều nội dung giáo dục, học sinh được chủ động phát huy năng lực của bản thân. 
b. Nội dung và cách thức thực hiện các giải pháp.
Mặc dù tiết sinh hoạt lớp chỉ nhằm đánh giá lại hoạt động của cả tuần và đề ra kế hoạch của tuần tiếp theo tuy nhiên giáo viên cũng cần gây sự hứng thú, sự chú ý tò mò đối với học sinh. Các nội dung cần phải rõ ràng, phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi của học sinh tiểu học.
Tiết sinh hoạt lớp là cơ hội để cả tập thể cùng chia sẻ, giải quyết vấn đề và từ đó giáo viên sẽ thúc đẩy học sinh của mình học hỏi, khám phá ra những điểm mạnh của bản thân. Ở đây phải huy động cả lớp cùng tham gia, các em có thể hỏi, có thể nhận xét, có thể phán xét và còn có thể nói lên mong muốn hoặc suy nghĩ của bản thân. 
Giờ sinh hoạt lớp của lớp tôi chủ nhiệm được tiến hành như sau:
1. Khởi động:
Nhằm tạo không khí thoải mái trước giờ sinh hoạt lớp tôi cho học sinh hát tập thể 1 bài hoặc cùng tham gia 1 trò chơi nhỏ do bạn lớp trưởng điều khiển, cả lớp cùng tham gia.
2. Nội dung:
a. Đánh giá hoạt động tuần vừa qua.
Ngay từ đầu năm học, khi phân công ban cán sự lớp tôi đã tham khảo ý kiến của giáo viên chủ nhiệm lớp cũ (lớp 3) kết hợp với việc quan sát hằng ngày để chọn ra những em thật sự năng nổ trong lớp nhằm làm tốt công tác quản lí lớp.
Lớp trưởng phụ trách về mọi mặt và quản lí.
Lớp phó học tập phải là em có năng lực học tốt nhất và biết giúp đỡ các bạn trong học tập.
Lớp phó lao động theo dõi việc vệ sinh của cả lớp hằng ngày và khu vực được phân công.
Lớp phó văn nghệ chọn em có năng khiếu múa, hát, đồng thời thành lập đội văn nghệ của lớp.
Tổ trưởng theo dõi hoạt động của cả tổ bao gồm học tập, nề nếp, vệ sinh, lao động, nội quy của lớp, của trường
Tôi phát cho mỗi người một cuốn sổ ghi chép cụ thể và quán triệt các em viết vào 15 phút đầu giờ, giờ ra chơi hoặc cuối giờ học, tránh tình trạng trong giờ học các em vừa học, vừa viết sẽ ảnh hưởng đến kết quả học.
Để các em dễ dàng theo dõi, tôi phát sổ kẻ sẵn cho các em như sau:
Tuần
Thứ. ngày
Tên học sinh
Nội dung sự việc
Khen
Nhắc nhở
Từng tổ trưởng sẽ lần lượt lên báo cáo tình hình của tổ mình trong tuần vừa qua, đồng thời kết quả này sẽ được viết lên bảng lớp để cả lớp cùng theo dõi. Khi đọc, bạn tổ trưởng cần đọc với giọng to, rõ ràng. Để tránh mất thời gian, danh sách tên các tổ sẽ được viết sẵn vào bảng phụ sau đó dán lên bảng và xếp loại. Sau khi các tổ trưởng nhận xét xong sẽ mời 3 bạn lớp phó nhận xét về từng mảng mà các em phụ trách.
 Ví dụ: Thứ sáu ngày 5 tháng 12 năm 2019
 Sinh hoạt lớp tuần 12
1. Đánh giá hoạt động tuần 11.
 Các tổ lần lượt báo cáo.
Xếp loại cá nhân ( theo quy định của giáo viên chủ nhiệm ngay từ đầu năm học, học sinh vi phạm bao nhiêu thì xếp loại A, B, C tương ứng).
 Lớp trưởng sẽ là người điều khiển lớp hoạt động và tổng hợp ý kiến, nhận xét chung về các mặt hoạt động của lớp trong tuần qua dựa trên sổ theo dõi của các tổ và lớp trưởng, đồng thời đưa ra ý kiến riêng của bản thân.
Lớp phó học tập nhận xét về tình hình học tập của lớp trong tuần vửa qua, việc học bài, làm bài, tinh thần phát biểu xây dựng bài, thái độ học tập của các bạn.
Lớp phó lao động nhận xét về vệ sinh của cá nhân, lớp học, tổ trực trong tuần vừa qua. Lớp phó văn nghệ nhận xét về việc sinh hoạt lớp 15 phút đầu giờ của cả lớp, những giờ văn nghệ.
Đối với các cá nhân trong lớp: các em có quyền nêu lên ý kiến của bản thân nếu cảm thấy chưa đồng ý với cách xếp loại của các tổ trưởng hoặc muốn đưa ra những ý kiến giúp tập thể lớp tiến bộ hơn..v.v
Cuối cùng giáo viên sẽ đưa ra nhận xét chung dựa trên nhận xét của các tổ trưởng, lớp trưởng và các lớp phó, cũng như của giáo viên qua các tiết dạy. Ở đây nếu cảm thấy học sinh nào chưa phù hợp giáo viên có thể đánh giá lại cho hợp lí. Tuyên dương những bạn có thành tích tốt.
Về cách xếp loại: ngay từ đầu năm học tôi đưa ra quy định về xếp loại của học sinh:
+ Đầu tuần sẽ phát cho mỗi tổ 20 điểm, quy định cứ vi phạm 1 lỗi trừ 1 điểm, đến cuối tuần nếu tổ nào còn nhiều điểm nhất sẽ đứng nhất, được nhận thẻ đỏ. Tổ đứng thứ 2 sẽ nhận thẻ xanh. Tổ thứ 3 không nhận thẻ.
+ Những bạn có nhiều thành tích trong tuần sẽ được tuyên dương trước lớp, làm gương cho các bạn khác noi theo. Giáo viên có thể chuẩn bị một số món quà nho nhỏ như cây viết, cục tẩy, thước hoặc đơn giản chỉ là một tràng vỗ tay của cả lớplàm phần thưởng nhằm động viên, khích lệ các em tiếp tục cố gắng, cũng là động lực để các bạn chưa tốt phấn đấu.
+ Đối với những bạn chưa thật sự tốt, còn vi phạm trong tuần tôi để các em tự nói về các vi phạm của mình: các em sẽ nêu nguyên nhân mình vi phạm và tự đưa ra biện pháp khắc phục trong tuần tới, nếu không khắc phục được sẽ tự đưa ra hình phạt, làm như vậy tôi đã khiến cho các em tự ý thức về việc mình làm và có trách nhiệm với nó.
b. Kế hoạch tuần tới.
 Giáo viên triển khai kế hoạch hoạt động của tuần tới, nội dung này người giáo viên cần chuẩn bị thật chu đáo, có thể chiếu lên bảng hoặc viết sẵn ra bảng phụ. Ở các kế hoạch cần cụ thể, chi tiết rõ ràng để học sinh dễ hiểu. Phân nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm, từng cá nhân học sinh. Do phòng học lớp tôi có 2 bảng con nên tôi sẽ viết kế hoạch vào bảng dưới lớp để học sinh cả lớp tiện theo dõi.
 Giáo viên nên cho học sinh nêu những khó khăn và một số vấn đề gặp phải khi thực hiện nhiệm vụ, để cùng nhau bàn cách giải quyết. Tránh tình trạng giáo viên giao việc bắt học sinh thực hiện, có như thế các em mới tích cực và có trách nhiệm hoàn thành tốt. Cuối cùng các kế hoạch đưa ra phải được sự nhất trí cao của cả tập thể lớp, có như vậy kết quả đạt được mới cao.
Ví dụ: Kế hoạch tuần 12 của lớp 4B trường TH Lê Lợi năm học 2019 – 2020 như sau:
Nội dung công việc
Người thực hiện
Ghi chú
Duy trì tốt nề nếp lớp.
Quần áo sạch sẽ, gọn gàng, đồ dùng học tập đầy đủ. Đi học chuyên cần, đúng giờ.
Không ăn quà vặt. 
Vệ sinh cá nhân, lớp học và khu vực được phân công sạch sẽ.
Học và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
Hăng hái phát biểu xây dựng bài.
Tiếp tục duy trì và phát triển phong trào thi đua. 
Thực hiện phong trào “đôi bạn cùng tiến” giúp đỡ các bạn khó khăn trong học tập.
Đăng kí đôi bạn cùng tiến trong tuần: Tuấn Anh – Huy, Kiên – Y Phin, Nguyên – Khanh, Quỳnh – Ly, Lâm – Chiến.
Tiếp tục thực hiện phong trào “ giữ vở sạch – Rèn chữ đẹp”.
Kiểm tra vở bài tập 15 phút đầu giờ.
Cả lớp
Cả lớp
Cả lớp
Tổ 1
Cả lớp
Cả lớp
Cả lớp
Tuấn Anh – Huy, Kiên – Y Phin, Nguyên – Khanh, Quỳnh – Ly, Lâm – Chiến.
Cả lớp
Lớp phó học tập.
 Lịch phân công trực nhật tuần 12.
Tổ 1- Tổ trưởng: Nguyễn Duy Khôi Nguyên
Thứ . ngày
Tên học sinh trực nhật
Ghi chú
Thứ hai, ngày 8.12
Kiên – Y Phin
Thứ ba, ngày 9.12
Nguyên – Khanh
Thứ tư, ngày 10.12
Khoa – Thảo Ly
Thứ năm, ngày 11.12
Thanh – H. Ánh
Thứ sáu, ngày 12.12
Lan - Hưng
c. Sinh hoạt theo chủ điểm.
Sinh hoạt theo chủ điểm là việc cần thiết trong tiết sinh hoạt lớp, vì hoạt động này sẽ tạo được không khí vui vẻ cho cả lớp, giảm căng thẳng sau những giờ học. Sinh hoạt theo chủ điểm bao gồm nhiều hình thức khác nhau như: sinh hoạt văn nghệ, thuyết trình, đọc thơ, kể chuyệntheo chủ điểm. Chủ điểm này có thể dựa vào các ngày lễ kỉ niệm của từng tháng như: tháng 10 chủ điểm ngày Phụ nữ Việt Nam, tháng 11 chủ điểm ngày Nhà giáo Việt Nam,.. hoặc có thể do cô và cả lớp tự đề ra từ tuần trước để học sinh có thời gian chuẩn bị.
Qua hoạt động này, sẽ phát huy được các năng khiếu của từng học sinh, tạo cho các em sự tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp, các em thích thú vì thể hiện được năng khiếu của mình và được tán thưởng bằng những tràng vỗ tay hoặc những phần thưởng nhỏ từ giáo viên. 
Một số biện pháp xây dựng tiết sinh hoạt lớp tích cực, thoải mái, hứng thú và hiệu quả.
1. Tạo hứng thú trong giờ sinh hoạt lớp.
Nhằm giảm bớt sự căng thẳng và nhàm chán trong mỗi tiết sinh hoạt lớp, tôi đã tiến hành một số cách tổ chức như sau:
Coi tiết sinh hoạt lớp là một cuộc họp và ban cán sự lớp, chính là người điều hành cuộc họp. Các thành viên trong ban cán sự lớp có trách nhiệm thống kê, tổng hợp các hoạt động diễn ra trong tuần theo sự phân công của giáo viên chủ nhiệm. Ở đây, lớp trưởng là người giao việc, các lớp phó và tổ trưởng báo cáo kết quả. Ban cán sự lớp phải đề cử được cá nhân chưa thực hiện tốt cũng như xứng đáng được khen thưởng và đưa ra được phương hướng, mục tiêu của tuần tiếp theo.
Với những học sinh chưa thực hiện tốt, tôi cho học sinh thời gian tự nhận lỗi, tự đề ra biện pháp khắc phục trong thời gian tới. Mục đích là dạy cho các em ý thức tự giác và biết sửa lỗi, sống có trách nhiệm hơn. Tạo điều kiện để học sinh được quyền nói, tự nhận xét về hành động, việc làm của mình để đảm bảo sự công bằng và khuyến khích các em phát triển cái tôi theo chiều hướng tích cực.
	Tôi tuyệt đối không bao giờ áp đặt học sinh phải làm theo mình một điều gì, mà muốn cho các em được thoải mái thể hiện. Trong tiết sinh hoạt này, người giáo viên chỉ đóng vai trò là một thư kí tổng hợp mọi vấn đề và đưa ra quyết định cuối cùng ở cuối tiết một cách hợp lí nhất.
	2. Để giờ sinh hoạt lớp trở thành buổi biểu diễn văn nghệ.
	Trong mỗi tiết học tôi đều cố gắng khuyến khích hoặc khơi gợi để các em thể hiện các tài năng của bản thân, nhằm giúp các em tự tin hơn trong cuộc sống. 
	Hoặc mỗi tuần sẽ giao cho một tổ tổ chức một trò chơi cho lớp và tự điều khiển hoạt động. Việc này giúp học sinh phát triển kỹ năng sáng tạo cũng như kỹ năng lãnh đạo, không khí của giờ sinh hoạt lớp sẽ trở nên nhẹ nhàng, vui vẻ mà học sinh nào cũng thích và muốn nó được kéo dài thêm.
Bằng việc đa dạng hóa các hoạt động giờ sinh hoạt lớp, học sinh vừa được tham gia những hoạt động mình yêu thích, vừa được làm việc nhóm trong một bầu không khí rất dễ chịu mà không hề có rào cản giữa giáo viên và học sinh. Các hoạt động này giúp lớp học thoải mái hơn, đoàn kết hơn và khiến cho học sinh yêu lớp học của mình hơn. Một khi học sinh cảm thấy yêu thích lớp học của mình, chúng sẽ muốn được tới trường, muốn được học, muốn được đóng góp thành tích để cùng xây dựng một tập thể lớp vững mạnh để chúng có thể tự hào về chính cái tập thể ấy, tự hào về chính bản thân mình.
3. Tạo tâm lí thoải mái trong giờ sinh hoạt lớp.
Sinh hoạt lớp được xem là tiết học không thể thiếu đối với mỗi cấp học, đó là cơ sở để đánh giá quá trình học của học sinh trong một tuần, cũng là nền tảng để cho những tuần tới học tốt hơn. Tuy nhiên, để giờ sinh hoạt lớp thật nhẹ nhàng, thân thiện mà hiệu quả thì không phải người giáo viên nào, lớp học nào cũng làm được.
Thông thường, đến giờ sinh hoạt lớp nhiều giáo viên chủ nhiệm thống kê và đưa ra những lỗi vi phạm của học sinh rồi tiến hành nhắc nhở, kiểm điểm các em trước tập thể lớp. Những học sinh khác, dù không vi phạm cũng phải lắng nghe. Nếu nhắc nhở một vài lần thì những việc này cũng bình thường nhưng nếu tiếp tục kéo dài sẽ khiến những em học sinh gương mẫu cảm thấy chán nản và ngược lại, nó sẽ “nhờn thuốc” đối với những em hay vi phạm.
Để giờ sinh hoạt lớp thật sự hiệu quả, người giáo viên chủ nhiệm phải thật khéo léo “khen nhiều hơn chê”, biết khơi gợi những điểm tốt của học sinh. Để không khí lớp trở nên nhẹ nhàng và tạo điều kiện để học sinh dám nói lên tâm tư, suy nghĩ của mình, người giáo viên có thể dẫn dắt và đưa cả lớp vào bàn bạc hoặc giải quyết một vấn đề nào đó mà cả lớp chưa làm tốt trong tuần. Nếu làm được điều này sẽ giúp giáo viên nắm bắt được những tồn tại của học sinh để kịp thời chấn chỉnh, tránh tình trạng biến giờ sinh hoạt lớp trở thành giờ chỉ nói một chiều và nhận xét chung chung.
 Bản thân người giáo viên nên tạo hứng thú, gần gũi cho học sinh trong giờ sinh hoạt lớp, chẳng hạn: kể những mẩu chuyện vui nào đó để xóa đi sự căng thẳng không đáng có. Tinh thần và tâm lí của người giáo viên trong tiết sinh hoạt lớp là cực kì quan trọng, do vậy trước khi đến lớp giáo viên phải biết quên hết những phiền muộn riêng tư, nếu không sẽ rất dễ rơi vào trạng thái “ giận cá chém thớt ”.
	Những học sinh thường xuyên mắc lỗi hay có tâm lí mặc cảm, các em bị nhắc nhở liên tục trước lớp lâu ngày sẽ tỏ thái độ bất cần trở nên khó dạy, không muốn đi học. Do đó, người giáo viên chủ nhiệm nên dành thời gian gặp riêng các em để trao đổi và động viên, tìm hiểu nguyên nhân vì sao các em hay vi phạm từ đó đưa ra giải pháp giúp các em khắc phục. Khi các em cảm nhận được tình cảm, sự yêu thương của giáo viên dành cho mình thì chắc chắn các em sẽ ngoan hơn và có trách nhiệm hơn.
c. Mối quan hệ giữa các biện pháp.
Các biện pháp này có mối quan hệ chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau. Nếu tâm lí thoải mái các em sẽ rất hào hứng tham gia giờ sinh hoạt lớp, từ đó tự do thể hiện niềm đam mê hoặc sở trường của bản thân qua các tiết mục văn nghệ. Tuy nhiên người giáo viên cũng cần nhớ rằng không có phương pháp giáo dục nào là tối ưu vì vậy đòi hỏi mỗi giáo viên trong quá trình tổ chức tiết sinh hoạt lớp phải sử dụng kết hợp, linh hoạt, sáng tạo giữa các biện pháp. Điều quan trọng giáo viên phải hiểu được đối tượng học sinh của mình, biết được các em đang gặp vấn đề gì, ở đâu, nắm được tâm sinh lí lứa tuổi của các em từ đó mới lựa chọn biện pháp phù hợp.
Học sinh lớp 4 hầu như các em đều đã biết suy nghĩ, có nhiều em sống rất tình cảm, biết quan tâm đến người khác, nếu có những em cá biệt, chưa ngoan thì chẳng qua là các em chưa thấy được tình cảm chân thành của thầy cô, do vậy giáo viên chủ nhiệm cần phải thật tình cảm và kiên nhẫn với các em. Nói tóm lại, trong quá trình tổ chức tiết sinh hoạt lớp đòi hỏi người giáo viên phải có sự linh hoạt, linh động đối với từng đối tượng học sinh đúng như câu nói của dân gian “ Người thầy cũng là một người nghệ sĩ”
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.
Qua khảo nghiệm, tôi thấy rằng tiết sinh hoạt lớp áp dụng theo đề tài này đạt hiệu quả tốt, có thể áp dụng cho tất cả các khối lớp ở tiểu học.
Sau những năm làm công tác chủ nhiệm, sau mỗi giờ sinh hoạt lớp tôi lại tích lũy được những kinh nghiệm nho nhỏ. Nhờ làm tốt tiết sinh hoạt lớp cuối tuần nên học sinh lớp tôi chủ nhiệm năm học 2019 - 2020 ngày càng tiến bộ, dành được nhiều thành tích như: giải nhất hội thi kể chuyện về Bác Hồ, một giải nhất chữ đẹp cấp trường, giải ba trang trí lớp học, giải nhì chơi trò chơi dân gian chào mừng ngày 22.12, liên tục được nhận cờ thi đua của trường, 100% học sinh hoàn thành về học tập và đạo đức. Cuối năm 21.36 học sinh được khen thưởng, trong đó có 13 em hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học. Có nhiều em nằm trong ban chỉ huy liên đội. Cuối năm học 2019 - 2020 các em trong lớp mạnh dạn hơn so với đầu năm học.
Bảng thống kê kết quả sau khi thực hiện đề tài của học sinh lớp 4B
 năm học 2019 – 2020 (Tổng số: 36 học sinh)
STT
Một số lỗi thường gặp
Trước khi thực 

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_tiet_sinh_hoat_lop_tich_cuc_t.docx