Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng tập thể lớp đoàn kết thông qua hoạt động chủ nhiệm

Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng tập thể lớp đoàn kết thông qua hoạt động chủ nhiệm

GVCN cần họp triển khai nhiệm vụ, hướng dẫn các em cách làm việc, xử lý các tình huống xảy ra và quan trọng là xây dựng nội quy của lớp dựa trên nội quy của nhà trường, Đoàn trường, các tiêu chí, thang điểm ( điểm cộng – điểm trừ) phải được xây dựng từ tất cả các thành viên của lớp. BCS cùng với GVCN chốt lại dưới dạng văn bản photocopy cho mỗi HS giữ một bản để thực hiện.

BCSL va chạm trực tiếp với tập thể lớp hàng ngày nên nắm rõ tình hình của lớp. Do đó GVCN cần lắng nghe ý kiến báo cáo, đề xuất của các em để điều chỉnh những mặt còn tồn tại kịp thời.

Có những trường hợp cán sự lớp đảm nhận trách nhiệm chưa tốt hoặc giải quyết công việc quá thẳng thắn, thiếu tế nhị, thì GVCN cũng không nên phê bình chỉ trích nặng nề mà làm các em tự ái, nản lòng, tốt nhất là thông qua các cuộc họp riêng BCS cùng các em tháo gỡ nguyên nhân vì sao và tìm hướng khắc phục.

Thông qua các buổi họp riêng ban cán sự, GVCN bồi dưỡng năng lực năng lực quản lý, tính quyết đoán nhưng mềm mỏng linh hoạt, khéo léo trong xử lý các tình huống, trong phê bình khuyết điểm của bạn, trong quản lý lớp.

 

docx 31 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 31/08/2024 Lượt xem 172Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng tập thể lớp đoàn kết thông qua hoạt động chủ nhiệm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chủ nhiệm lớp là cầu nối là nhân vật trung gian thiết lập các mối quan hệ hai chiều: Nhà trƣờng - tập thể học sinh, tập thể học sinh - xã hội.
Giáo viên chủ nhiệm xây dựng, tập thể lớp mình thành tập thể lớp vững mạnh.
Giáo viên chủ nhiệm tổ chức điều khiển, lãnh đạo các hoạt động giáo dục của tập thể lớp nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện.
Giáo viên chủ nhiệm luôn thiết lập và phát triển các mối quan hệ với các lực lƣợng giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng để giáo dục học sinh.
Phẩm chất,năng lực
GVCN phải có nhân cách toàn diện thể hiện qua việc nhận thức , có thái độ và hành vi cá nhân phù hợp với chuẩn mực xã hội và phát huy truyền thống đạo đức của dân tộc.
Có lòng nhân ái , nhất là đối với HS (ngƣời già, trẻ em, ngƣời thiệt thòi bất hạnh).
Yêu nghề, say sƣa với công tác giáo dục
Có tinh thần trách nhiệm và lòng tự trọng cao, có lƣơng tâm nghề nghiệp vững vàng.
Luôn tự học hỏi hoàn thiện không ngừng.
Mẫu mực, trung thực trong cuộc sống. Có tầm hiểu biết rộng về văn hóa chung.
Có tri thức sâu sắc, hiện đại về môn học phụ trách ở lớp chủ nhiệm . Có khả năng sáng tạo trong công tác giáo dục,dạy học.
Có khả năng thu thập ,tích lũy tri thức ,tự học để ngày càng nâng cao hoặc mở rộng tầm hiểu biết của mình .
Có khả năng kích hoạt ,gây hào hứng nhằm khơi dậy sự hứng thú và động cơ học tập, rèn luyện đạo đức ở học sinh.
GVCN cần tự trang bị cho mình các cách làm lôi cuốn đa dạng để đƣa ra áp dụng tạo sự thân mật gần gũi giữa cô và trò ,giữa trò và trò.
Có sự thành thạo trong các kỹ năng sƣ phạm nhƣ:
Giao tiếp sƣ phạm trƣớc đám đông hay đối xử cá biệt Biểu lộ và kiềm chế cảm xúc ,tình cảm khi cần thiết.
Diễn đạt trình bày các vấn đề có logic, tính truyền cảm có tính thuyết phục của một nhà giáo, tri thức khoa học liên môn, tri thức xã hội.
Một số kinh nghiệm xây dựng tập thể lớp thông qua hoạt động chủ nhiệm
Tìm hiểu đặc điểm , tình hình lớp học đầu năm
Sau khi nhận lớp, ổn định tổ chức lớp,cho học sinh học nội quy, tôi tiến hành điều tra tình hình họcsinh qua Phiếu khảo sát theo hình thức viết sơ yếu lý lịch
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc SƠ YẾU LÝ LỊCH HỌC SINH
Họ tên học sinh:..............................Nam (Nữ)........Lớp:......SĐT..
Ngày sinh: Nơi sinh: .
Chỗ ở hiện nay: (ghi rõ xóm, thôn, xã.....).
Đi về ..(phƣơng tiện ) hay ở trọ .( địa chỉ)..
Họ tên cha:.............................nghề nghiệp:................SĐT..
Họ tên mẹ:.........................nghề nghiệp:...................SĐT..... ..
(nếu là học sinh mồ côi cha mẹ ghi rõ họ tên ngƣời đỡ đầu, giám hộ)
Họ tên ngƣời đỡ đầu (giám hộ):........................SĐT..
Gia đình có mấy anh, chị, em:.............................................
Xếp loại năm học trƣớc: Học lực : ..................; hạnh kiểm:.
Chức vụ cán sự lớp ở lớp đã làm:.......................................:
Con thƣơng bệnh binh hạng:	Diện chính sách (hộ nghèo, cận nghèo, vùng
đặc biệt khó khăn)..........................
Năng khiếu môn học: TDTT:............; Văn nghệ:......., Các môn văn hóa:.............
Nguyện vọng của học sinh trong lớp:Mơ ƣớc đƣợc làm nghề gì trong tƣơng lai:
Giáoviênchủnhiệmtổng hợp và ghi vào bảng thống kê khảo sát đầu năm.Thông qua phƣơng pháp này giáo viên chủ nhiệm nắm rõ hơn tâm lý, tính cách củatừng học sinh và học tập của từng em. Qua lý lịch giáo viên phân loại đối tƣợng học sinh theo học tập, theo hoàn cảnh. Đặc biệt quan tâm đến em có hoàn cảnh khó khăn, ba mẹ ly hôn, có bệnh bẩm sinh, nhà xa trƣờng.Trong buổi lao động đâù năm quan sát ý thức ,tinh thần trách nhiệm, tích cực hay thụ động ,nhút nhát. Trong buổi sinh hoạt 15 phút tôi thƣờng xuyên bám lớp kiểm tra sĩ số ,thực hiện nội quy, thƣờng nói chuyện với các em để hiểu rõ hoàn cảnh học sinh. Đầu năm học có buổi họp với phụ huynh học sinh để thôngbáokế hoạch,phổ biếncác nội quy. Qua buổi họp tôi có dịp gặp gỡ phụ huynh trao đổi, hỏi thăm về hoàn cảnh, tính cách, khả năng
của các em. Muốn học sinh coi mình nhƣ ngƣời mẹ ngƣời cha thứ hai thì giáo viên phải hiểu gần gũi các em, phải có lòng yêu thƣơng chia sẻ.Đồng thời chỗ dựa để học sinh trao đổi, tâm sự, sẻ chia niềm vui tháo gỡ vƣớng mắc trong học tập sinh hoạt, tạo niềm tin cho các em có ý chí vƣơn lên coi tập thể lớp nhƣ tổ ấm thứ hai .
Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp có trách nhiệm
Lựa chọn ban cán sự lớp
Đối với bất kì GVCN nào khi đƣợc phân công chủ nhiệm thì đều phải tiến hành xây dựng ban cán sự lớp( BCSL). Chọn đƣợc đội ngũ cán bộ có năng lực GVCN sẽ không mất nhiều thời gian mà lớp vẫn tự quản tốt. Bản thân tôi đƣợc phân công chủ nhiệm lớp 12D là năm cuối cấp.Vậy dựa vào đâu để xây dựng BCSL? Theo tôi dựa vào các yếu tố sau:
-Dựa vào sơ yếu lý lịch đầu năm, xem xét các em từng làm CBL
Dựa vào các buổi lao động tập thể
Dựa vào hiệu quả làm việc của BCSL trong năm học vừa qua
Dựa vào ý kiến của giáo viên bộ môn ở lớp
Dựa vào sự giới thiệu tín nhiệm hoặc sự tự tin ứng cử của HS.
Cơ cấu cán sự lớp gồm: Lớp trƣởng, bí thƣ đoàn, lớp phó học tập, lớp phó lao động, lớp phó văn thể kiêm đời sống và bốn tổ trƣởng.
Đầu năm GVCN giữ nguyên BCSL của năm trƣớc , thông báo rõ có thể còn thay đổi tùy thuộc vào hiệu quả điều hành lớp và sự tín nhiệm của tập thể thông qua đại hội lớp,đại hội chi đoàn.
Phân công nhiệm vụ cho ban cán sự
Lớp trƣởng: Theo dõi mọi hoạt động của lớp, nắm bắt triển khai các kế hoạch của Nhà trƣờng, là ngƣời chủ trì điều khiển các buổi sinh hoạt lớp, tổng hợp hạnh kiểm của các thành viên trong lớp theo tuần, theo tháng, theo học kì và theo năm học.
Bí thƣ chi đoàn: Tham gia các buổi giao ban đoàn hàng tuần, theo dõi chung, nhắc nhở ban cán sự làm việc đúng trách nhiệm, lấy danh sách các bạn vi phạm từ cờ đỏ và triển khai nội dung sinh hoạt Đoàn .Tình hình đánh giá xếp loại và những thông báo của Đoàn cấp trên (nếu có) triển khai cho chi đoàn mình thực hiện đầy đủ. Đồng thời, đề xuất các giải pháp khắc phục nhƣợc điểm tồn tại và phát huy các mặt mạnh của chi đoàn
Lớp phó lao động: Phụ trách mọi mặt lao động của lớp nhƣ phân công trực nhật theo tổ, phân công lao động do nhà trƣờng giao , điều hành các bạn làm trực tuần và giám sát vệ sinh lớp học ,Ngoài ra còn theo dõi hoạt động lao động đột xuất, rèn luyện của các bạn vi phạm nề nếp.
Lớp phó học tập: Phụ trách, điều khiển, chữa các bài tập vào các buổi sinh hoạt 15 phút theo kế hoạch của Đoàn, phân công giúp đỡ HS yếu kém đồng thời là ngƣời ghi và quản lý giữ số đầu bài, ghi biên bản sinh hoạt lớp.
Lớp phó văn thể - đời sống: Phụ trách các mặt về đời sống văn nghệ, thể thao của các bạn trong lớp. Đồng thời là thủ quỹ của lớp, phụ trách thu - chi các hoạt động
của lớp. Tham mƣu với GVCN về tâm tƣ tình cảm của các bạn trong lớp, phối hợp với BCSL tổ chức thăm hỏi và phải quyết toán trƣớc lớp thu chi vào giờ sinh hoạt từng tháng.
Bốn tổ trƣởng: Theo dõi, ghi chép các hoạt động của các thành viên trong tổ mình, phân công trực nhật và giám sát lao động khi tổ mình đƣợc giao nhiệm vụ, tổng hợp, báo cáo vào tiết sinh hoạt vào thứ 6( có sổ theo dõi cho từng tổ ).
Bồi dưỡng năng lực cán bộ lớp
GVCN cần họp triển khai nhiệm vụ, hƣớng dẫn các em cách làm việc, xử lý các tình huống xảy ra và quan trọng là xây dựng nội quy của lớp dựa trên nội quy của nhà trƣờng, Đoàn trƣờng, các tiêu chí, thang điểm ( điểm cộng – điểm trừ) phải đƣợc xây dựng từ tất cả các thành viên của lớp. BCS cùng với GVCN chốt lại dƣới dạng văn bản photocopy cho mỗi HS giữ một bản để thực hiện.
BCSL va chạm trực tiếp với tập thể lớp hàng ngày nên nắm rõ tình hình của lớp. Do đó GVCN cần lắng nghe ý kiến báo cáo, đề xuất của các em để điều chỉnh những mặt còn tồn tại kịp thời.
Có những trƣờng hợp cán sự lớp đảm nhận trách nhiệm chƣa tốt hoặc giải quyết công việc quá thẳng thắn, thiếu tế nhị, thì GVCN cũng không nên phê bình chỉ trích nặng nề mà làm các em tự ái, nản lòng, tốt nhất là thông qua các cuộc họp riêng BCS cùng các em tháo gỡ nguyên nhân vì sao và tìm hƣớng khắc phục.
Thông qua các buổi họp riêng ban cán sự, GVCN bồi dƣỡng năng lực năng lực quản lý, tính quyết đoán nhƣng mềm mỏng linh hoạt, khéo léo trong xử lý các tình huống, trong phê bình khuyết điểm của bạn, trong quản lý lớp.
Xây dựng ý thức trong tập thể lớp
Tôi coi trọng sức mạnh tập thể, đề cao tinh thần đoàn kết của tập thể lớp ,nếu xây dựng đƣợc tinh thần đoàn kết ở tập thể lớp, các em có chung một ý trí, một quyết tâm thì mọi công việc của lớp sẽ đƣợc giải quyết trôi chảy.
Trong lao động
Qúa trình lao động là cơ hội tốt, là môi trƣờng giúp các em siết lại gần nhau và hiểu nhau hơn. Đặc biệt đây là năm cuối cấp cơ hội để các em gần nhau càng ít,thời gian chính các em tập trung vào học .
Trong các buổi lao động tôi luôn bám sát lớp,khi nhận nhiệm vụ lao động do Ban lao động nhà trƣờng hoặc Đoàn thanh nhiên phân công, GVCN hƣớng dẫn BCS lớp lên kế hoạch tổ chức, thực hiện lao động an toàn, hiệu quả
Lớp phó lao động:
Phân công nhiệm vụ cho từng tổ( Chia khu vực lao động thành bốn phần có lƣợng công việc tƣơng đƣơng nhau, giao cho bốn tổ).
Giám sát, chỉ đạo lao động chung
Tổ trưởng:
Giao nhiệm vụ, phân công dụng cụ lao động cho các tổ viên mình phụ trách. Đôn đốc, giám sát, nhắc nhở tổ lao động
Chịu trách nhiệm, báo cáo nhiệm vụ phân công
Lớp phó văn thể - đời sống:
Chuẩn bị nƣớc uống
Lớp trưởng:
Tập chung báo cáo sĩ số, kết quả lao động chung của lớp
GVCN phối kết hợp với BCSL giám sát uốn nắn hoạt động lao động của HS, bồi dƣỡng khích lệ tinh thần hăng say lao động, tạo không khí vui vẻ, hòa đồng giữa các em.Ở những buổi lao động đầu năm, tình trạng “ lừa việc - chốn việc” và “ tỵ việc” giữa các tổ, các thành viên trong tổ xảy ra. Song song với việc tuyên dƣơng các tổ các cá nhân hăng hái lao động tôi giáo dục các em về ý nghĩa của lao động
nói chung. Dù đó là lao động chân tay hay trí óc, các tấm gƣơng về lao động sản xuất trong thời chiến và thời bình.Nuôi dƣỡng tâm hồn, giác ngộ ý thức biết sống vì ngƣời khác, loại bỏ những suy nghĩ ích kỷ tầm thƣờng mà do lối sống hƣởng thụ của nhiều học sinh thƣờng gặp.
Tôi nhận thấy có kết quả rõ rệt, khô

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_tap_the_lop_doan_ket_thong_qu.docx
  • pdfPhanThiNgan_TT.GDNN.GDTXTanKy_CongTacChuNghiem.pdf