Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng tập san chủ quyền của nước ta ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa góp phần giáo dục chủ quyền biển, đảo trong dạy học Địa lí 12

Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng tập san chủ quyền của nước ta ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa góp phần giáo dục chủ quyền biển, đảo trong dạy học Địa lí 12

Thời gian gần đây, Trung Quốc có những hành động và quan điểm sai trái về

hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trung Quốc tuyên bố thành lập Tam Sa

diễn ra sau khi Việt Nam thông qua Luật Biển vào tháng 6/2012. Việc thành lập

trái phép cái gọi là “Thành phố Tam Sa” của Trung Quốc là một bước tiến mới

nằm trong âm mưu lâu dài nhằm kiểm soát, khống chế tiến tới độc chiếm biển

Đông của giới cầm quyền Trung Quốc – một ý đồ nhất quán, xuyên suốt trong nội

bộ chính quyền và xã hội Trung Quốc. Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương

981 nằm sâu trong vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam từ

tháng 5 đến tháng 7 năm 2014, đã trở thành sự kiện thu hút sự quan tâm của thế

giới, làm dấy lên những làn sóng dư luận phản đối mạnh mẽ cả ở trong và ngoài

nước. Không dừng lại ở đó, Trung Quốc tiến hành xây dựng một cách trái phép các

đảo nhân tạo bằng cách hủy hoại các rạn san hô tại bãi đá thuộc quần đảo Trường

Sa của Việt Nam. Các đảo nhân tạo có diện tích bề nổi lớn gấp từ hàng chục, thậm

chí hàng trăm lần so với trạng thái trước kia. Đồng thời với hoạt động đó trên thực2

địa, là việc một số quan chức Trung Quốc liên tiếp đưa ra những tuyên bố và phát

biểu bát chấp những yêu cầu sơ đẳng của công pháp và những thỏa ước quốc tế

cũng như khu vực mà Trung Quốc vốn là một thành viên tham gia.

Đứng trước những hành động, những khó khăn này có rất nhiều nghiên cứu

của các nhà khoa học, nhà sử học, cho ra đời những cuốn sách giúp người đọc

hiểu hơn về chủ quyền biển đảo của nước ta tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường

Sa. Ở lứa tuổi học sinh, không phải ai cũng nghiên cứu và tìm hiểu vì học sinh

không biết, không đủ kiên nhẫn và không có nhiều thời gian đọc do kiến thức phải

học nhiều hơn nữa nguồn thông tin rất đa dạng, học sinh không biết chọn lọc thông

tin . Trên thực tế, học sinh chỉ được nghe mà không hiểu được bản chất của vấn đề,

của những hành động sai trái đó. Thậm chí nhiều học sinh còn không biết vị trí của

hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trong dạy học Địa lí, giáo dục chủ quyền

biển đảo giữ vai trò rất quan trọng song song với đó là cần nâng cao chất lượng dạy

học. Rõ ràng, điều này đáng báo động trong việc giáo dục chủ quyền biển đảo của

nước ta không chỉ ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Vì vậy, tôi chọn sáng

kiến kinh nghiệm: “ Xây dựng tập san chủ quyền của nước ta ở hai quần đảo

Hoàng Sa và Trường Sa góp phần giáo dục chủ quyền biển, đảo trong dạy học Địa

lí 12”. Với đề tài này, tôi đưa ra thực trạng sự hiểu biết của học sinh về hai quần

đảo Hoàng Sa và Trường Sa, tìm ra nguyên nhân và hướng giải quyết vấn đề. Sáng

kiến mà tôi đưa ra là tôi xây dựng cuốn tập san chủ quyền biển đảo nước ta tại hai

quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ đó sử dụng trong một số bài học chương trình

Địa lí 12 để học sinh dễ dàng nhận thức được những đặc điểm, chủ quyền của

nước ta tại hai quần đảo này, phạm vi các bộ phận vùng biển nước ta thông qua

Luật biển quốc tế, năm 1982 đồng thời nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lí

pdf 108 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 05/03/2022 Lượt xem 1073Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng tập san chủ quyền của nước ta ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa góp phần giáo dục chủ quyền biển, đảo trong dạy học Địa lí 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hàng hải, hàng không theo công ước của Liên hợp quốc về Luật 
biển năm 1982. 
- Máy bay được tự do đi lại. 
* Thềm lục địa: 
- Là phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài, có 
độ sâu khoảng 200 m hoặc hơn nữa. 
- Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lí các 
tài nguyên thiên nhiên. 
1.4. Các đảo và quần đảo của Việt Nam 
a. Thuộc vùng biển nước ta có hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ. 
- Vùng biển nước ta có những đảo đông dân cư như: Cái Bầu (Quảng Ninh), Cát 
Bà (Hải Phòng), Lý Sơn (Quảng Ngãi), Phú Quý (Bình Thuận), Phú Quốc (Kiên 
Giang). 
- Nhiều nơi, các đảo cụm lại thành quần đảo như: Vân Đồn, Cô Tô (Quảng Ninh), 
Cát Bà (HP), quần đảo Hoàng Sa (TP Đà Nẵng), quần đảo Trường Sa (Khánh 
42 
Hoà), quần đảo Côn Đảo (Bà Rịa- Vũng Tàu), quần đảo Nam Du, Thổ Chu (Kiên 
Giang)... 
=> Các đảo, quần đảo tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền, là căn cứ để 
nước ta tiến ra biển và đại dương trong thời đại mới, là cơ sở để khẳng định chủ 
quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo. 
b. Các huyện đảo nước ta 
Đến năm 2006 nước ta có 12 huyện đảo thuộc 9 tỉnh và thành phố: 
- Huyện đảo Vân Đồn và huyện đảo Cô Tô thuộc tỉnh Quảng Ninh 
- Huyện đảo Cát Hải và huyện đảo Bạch Long Vĩ thuộc TP Hải Phòng 
-Huyện đảo Cồn Cỏ thuộc tỉnh Quảng Trị 
-Huyện đảo Hoàng Sa thuộc TP Đà Nẵng 
-Huyện đảo Lý Sơn thuộc tỉnh Quảng Ngãi 
-Huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hoà 
-Huyện đảo Phú Quý thuộc tỉnh Bình Thuận 
-Huyện đảo Côn Đảo thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 
-Huyện đảo Kiên Hải và huyện đảo Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang 
2. Thiên nhiên chịu ảnh hƣởng sâu sắc của biển là điều kiện thuận lợi để phát 
triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng. 
2.1. Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển 
a.Khí hậu. 
-Biển Đông rộng, nhiệt độ nước biển cao và biến động theo mùa đã làm tăng độ ẩm 
của các khối khí qua biển, mang lại cho nước ta lượng mưa và độ ẩm lớn. 
- Làm biến tính các khối khí đi qua biển vào đất liền: làm dịu mát thời tiết nóng 
bức trong mùa hạ, làm giảm tính khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô trong mùa 
đông. 
- Nhờ có Biển Đông khí hậu nước ta mang tính chất hải dương, ẩm và điều hòa 
hơn các nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và Bắc Phi. 
b.Địa hình và hệ sinh thái ven biển. 
*Địa hình: 
43 
 Các dạng địa hình ven biển nước ta đa dang. Đó là:Vịnh cửa sông, bờ biển 
mài mòn, các tam giác châu với bãi triều rộng lớn, các bãi cát phẳng, các cồn cát, 
đầm phá, các vũng, vịnh nước sâu, các đảo ven bờ và các rạn san hô 
=> Ý nghĩa của các dạng địa hình ven biển với sự phát triển kinh tế: 
-Phát triển nuôi trồng thuỷ hải sản 
-Phát triển giao thông vận tải biển 
-Phát triển du lich biển 
* Hệ sinh thái 
+ Hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có, bao gồm: 
- Hệ sinh thái rừng ngập mặn: lớn thứ 2 của thế giới sau rừng ngập mặn Amadon ở 
Nam Mĩ (diện tích: 450.000 ha) năng suất sinh học cao, đặc biệt là sinh vật nước 
lợ. 
- Các hệ sinh thái trên đất phèn 
- Hệ sinh thái rừng trên các đảo rất đa dạng và phong phú 
+ Sự đa dạng, giàu có và năng suất sinh học cao của các hệ sinh thái ven biển nước 
ta còn do được cung cấp lượng ẩm lớn của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. 
=> Ý nghĩa của các hệ sinh thái ven biển đối với sự phát triển kinh tế: 
- Góp phần đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp. 
- Phát triển đánh bắt, nuôi trồng thủy sản 
- Phát triển du lịch sinh thái 
c.Tài nguyên thiên nhiên vùng biển. 
* Tài nguyên khoáng sản 
- Khoáng sản có trữ lượng lớn và giá trị nhất là dầu khí. Dầu mỏ có trữ lượng 
khoảng 10 tỉ tân, khí đốt là 220 tỉ m3. Phân bố ở 5 bể trầm tích: Sông Hồng, Phú 
Khánh, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Thổ Chu – Mã Lai. 
- Dọc ven biển còn có cát, titan là những nguyên liệu cho ngành công nghiệp và 
xuất khẩu 
- Vùng biển nước ta còn thuận lợi cho nghề làm muối, nhất là vùng ven biển Nam 
Trung Bộ, nơi có nhiệt độ cao, nhiều nắng, lại ít cửa sông đổ ra biển. 
* Tài nguyên hải sản 
44 
- Biển Đông là nguồn cung cấp lượng hải sản lớn, giàu thành phần loài. Biển Đông 
đem tới cho nước ta hơn 2000 loài cá, hơn 100 loài tôm, vài chục loài mực và hàng 
nghìn loài sinh vật phù du và sinh vật đáy khác 
- Nhiều loài quý hiếm: Bào ngư, sò huyết, ngọc trai, đồi mồi, chim yến 
- Trên các đảo, nhất là tại 2 quần đảo lớn Hoàng Sa và Trường Sa còn có các rạn 
san hô và đông đảo các loài sinh vật khác ven đảo. 
=> Với nguồn tài nguyên thiên nhiên và những điều kiện tự nhiên thuận lợi, Biển 
Đông thật sự đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của nước ta hiện 
nay. 
d. Thiên tai 
- Bão: Mỗi năm trung bình có 9-10 cơn bão ở biển Đông và từ 3-4 cơn bão đổ bộ 
trực tiếp vào nước ta gây hậu quả nặng nề về người và tài sản của vùng biển nước 
ta. Bão gây mưa lớn, nước biển dâng, gió mạnh, sóng lớn tàn phá công trình xây 
dựng, đắm chìm tàu bè và làm ngập mặn đất đai; Bão kèm theo mưa lớn gây lũ 
quét ở đồi núi, ngập lụt ở đồng bằng 
- Sạt lở bờ biển: hiện tượng sạt lở bờ biển đã và đang đe doạ nhiều đoạn bờ biển 
nước ta nhất là dải bờ biển Trung Bộ. 
- Hiện tượng cát bay, cát chảy lấn chiếm ruộng vườn, làng mạc làm hoang mạc hoá 
đất đai. 
=> Sử dụng hợp lí nguồn lợi thiên nhiên biển, phòng chống ô nhiễm môi trường 
biển, thực hiện những biện pháp phòng tránh thiên tai là những vấn đề hệ trọng 
trong chiến lược khai thác tổng hợp phát triển kinh tế biển của nước ta. 
2.2. Vai trò của biển, đảo, quẩn đảo trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 
và bảo vệ an ninh quốc phòng. 
*) Về kinh tế - xã hội: 
+ Phát triển các ngành nghề truyền thống gắn với việc đánh bắt và nuôi trồng hải 
sản, cũng như các đặc sản. 
- Đánh bắt, nuôi cá, tôm 
- Đặc sản: bào ngư, ngọc trai, tổ yến 
45 
+ Phát triển các ngành công nghiệp chế biến hải sản (công nghiệp chế biến thủy 
sản đông lạnh, đóng hộp, nước mắn.) 
+ Phát triển giao thông vận tải biển 
+ Phát triển du lịch biển: bãi tắm đẹp, đảo đẹp , vườn quốc gia khu bảo tồn thiên 
nhiên. 
+ Giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho nhân dân huyện đảo. 
*) Về an ninh quốc phòng: 
- Là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền 
- Là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa 
quanh đảo và quần đảo. 
3. Vấn đề khai thác tổng hợp các tài nguyên vùng biển và hải đảo 
3.1. Tại sao phải khai thác tổng hợp các tài nguyên vùng biển và hải đảo 
- Hoạt động kinh tế biển rất đa dạng: đánh bắt và nuôi trồng thuỷ hải sản, khai thác 
các đặc sản, khai thác khoáng sản, trong nước biển và trong lòng đất, du lịch biển 
và giao thông vận tải biển. Chỉ có khai thác tổng hợp mới đem lại hiệu quả kinh tế 
cao và bảo vệ môi trường 
- Môi trường biển là không chia cắt được. Bởi vậy, một vùng biển ô nhiễm sẽ gây 
thiệt hại cho cả vùng bờ biển, cho các vùng nước và đảo xung quanh. 
- Môi trường đảo do sự biệt lập nhất định của chúng, không giống như trên đất 
liền, lại có diện tích nhỏ, nên rất nhạy cảm trước tác động của con người. Ví dụ 
như chỉ một hoạt động chặt phá rừng trên các đảo có thể làm mất đi nguồn nước 
ngọt vĩnh viễn hoặc biến thành hoang đảo. 
3.2. Hiện trạng khai thác tài nguyên vùng biển và hải đảo. 
a. Khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo 
*) Hiện trạng: 
+ Khái quát chung: 
- Khai thác tài nguyên sinh vật biển đảo gắn liền với việc phát triển các nghề 
truyền thống như: 
+ Đánh bắt cá, tôm, mực. 
46 
+ Nuôi trồng hải sản tôm sú, tôm hùm.; cũng như các đặc sản bào ngư, ngọc trai, 
tổ yến, đồi mồi. 
- Trong những năm gần đây, ngành thủy sản đã có bước phát triển đột phá. Sản 
lượng thủy sản năm 2005 là hơn 3,4 triệu tấn . 
+ Ngành khai thác thủy sản: 
- Sản lượng khai thác hải sản đạt 1791 nghìn tấn (2005), gấp 2,7 lần năm 1990. 
- Giá trị sản xuất từ ngành khai thác thủy sản đạt 15822 tỉ đồng. 
- Hoạt động khai thác phát triển mạnh ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ và Nam 
Bộ. 
- Các tỉnh có sản lượng khai thác thủy sản lớn: Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận, 
Bình Định, Quảng Ngãi 
+ Ngành nuôi trồng thủy sản: 
- Diện tích: gần 1 triệu ha diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản. 
- Sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 1478 nghìn tấn (2005) 
- Giá trị sản xuất đạt 22904,9 tỉ đồng. 
- Vùng nuôi trồng thủy sản lớn nhất là Đồng bằng sông Cửu Long, với đối tượng 
nuôi đa dạng và hình thức, kĩ thuật nuôi có sự cải tiến nhằm đưa hiệu quả nuôi 
trồng lên cao nhất. 
- Các tỉnh có sản lượng nuôi trồng thủy sản lớn: An Giang, Đồng Tháp, Bạc Liêu, 
Cà Mau, Cần Thơ, Sóc Trăng 
*) Vai trò: 
- Đánh bắt và nuôi trồng hải sản đã góp phần đáng kể vào chuyển đổi mạnh trong 
cơ cấu kinh tế ven biển; 
- Chất lượng và giá trị của sản phẩm nuôi trong thuỷ sản xuất khẩu ngày càng cao, 
nhất là tôm, đảm bảo an ninh thực phẩm, 
- Đáp ứng nguyên liệu cho chế biến, tạo việc làm góp phần xoá đói giảm nghèo. 
*) Phương hướng khai thác hiện nay: 
- Cần tránh khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ, đặc biệt là các loài có giá trị kinh 
tế cao, cấm không sử dụng các biện pháp khai thác có tính chất huỷ diệt nguồn lợi. 
47 
- Đẩy mạnh việc đánh bắt xa bờ. Việc đánh bắt xa bờ giúp khai thác tốt hơn nguồn 
lợi hải sản, khẳng định chủ quyền, đồng thời giúp bảo vệ vùng trời, vùng biển và 
vùng thềm lục địa nước ta. 
 b. Khai thác tài nguyên khoáng sản 
*) Hiện trạng: 
 Khai thác dầu khí 
+ Vai trò: Ngành dầu khí là một trong những ngành chủ lực của kinh tế biển, có 
đóng góp quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân. 
+ Hiện trạng: 
- Công nghiệp khai thác dầu, khí là ngành công nghiệp mới được hình thành từ 
năm 1986. 
- Các mỏ dầu và khí nước ta: Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng, 
Lan Tây, Lan Đỏ 
- Sản lượng dầu mỏ tăng liên tục: sản lượng khai thác đạt 4 vạn tấn (1986) và đạt 
hơn 18,5 triệu tấn năm 2005. Năm 2003 xuất khẩu dầu thô đạt 17,143 triệu tấn. 
- Sự ra đời của nhà máy lọc dầu Dung Quất (Quảng Ngãi) với công suất 6,5 triệu 
tấn/ năm đã đưa công nghiệp dầu khí nước ta phát triển ở tầm cao mới. 
- Khí tự nhiên cũng đang được khai thácđặc biệt là đường ống dẫn khí Nam Côn 
Sơn với công suất tối đa 7 tỷ m3khí/năm đã hoàn thành vào cuối năm 2002, đưa 
dòng khí đầu tiên vào bờ phục vụ cho nhà máy điện đạm (Phú Mỹ). 
 Nghề làm muối: 
- Bờ biển dài 3.260 km, đã có 20 tỉnh thành có nghề sản xuất muối biển với tổng 
diện tích 15.000 ha và trên 80 ngàn lao động nghề muối. 
- Sản lượng bình quân: 800 ngàn tấn đến 1,2 triệu tấn/năm. 
- Một số đồng muối ở miền Trung nước ta được đánh giá là muối sạch, ngon của 
thế giới, có khả năng xuất khẩu như: Sa Huỳnh, Cà Ná 
 Khai thác cát ti tan ven biển:làm nguyên liệu cho công nghiệp 
sản xuất thủy tinh pha lê cũng rất phát triển 
*) Phương hướng khai thác hiện nay: 
- Đẩy mạnh thăm dò, khai thác dầu khí trên vùng thềm lục địa. 
48 
- Phải hết sức tránh xảy ra các sự cố môi trường trong thăm dò, khai thác, vận 
chuyển và chế biến dầu khí. 
c. Giao thông vận tải biển. 
*) Hiện trạng: 
+ Hàng loạt cảng lớn đã được nâng cấp cải tạo: cụm cảng Sài Gòn, cụm cảng Hải 
Phòng, cụm cảng Quảng Ninh, cụm cảng Đà Nẵng... 
+ Một số cảng nước sâu được xây dựng: Cái Lân(Quảng Ninh), Nghi Sơn (Thanh 
Hoá), Cửa Lò (Nghệ An), Vũng Áng( Hà Tĩnh), Chân Mây, Đà Nẵng, Dung Quất 
(Quảng Ngãi), Vân Phong, Cam Ranh (Khánh Hoà), Vũng Tàu, Thị Vải 
(TPHCM) Phía Nam, cảng quy mô vừa như Phú Quốc (Kiên Giang) 
+ Hàng loạt cảng nhỏ được xây dựng. Hầu hết các tỉnh ven biển đều có cảng. 
- Ngoài sự hình thành mạng lưới cảng biển, các tuyến đường bộ, đường sắt dọc ven 
biển và nối với các vùng sâu trong nội địa (đặc biệt là các tuyến đường xuyên Á) 
sẽ cho phép vùng biển và ven biển nước ta có khả năng chuyển tải hàng hóa nhập 
khẩu tới mọi miền của Tổ quốc một cách nhanh chóng và thuận lợi. 
*) Phương hướng khai thác hiện nay: 
- Cải tạo, nâng cấp, xây mới các cảng biển. 
- Chú ý bảo vệ môi trường trong phát triển giao thông vận tải biển 
d. Du lịch biển: 
*)Hiện trạng: 
- Với tiềm năng du lịch biển lớn và hình thức du lịch phong phú, mỗi năm, vùng 
biển thu hút 73% số lượt khách du lịch quốc tế, với tốc động tăng trưởng bình quân 
khoảng 12,6%/năm. 
- Các trung tâm du lịch biển đã được nâng cấp, nhiều bãi biển mới được đua vào 
khai thác. Nổi tiếng như: khu du lịch Hạ Long - Cát Bà- Đồ Sơn (Quảng Ninh - 
Hải Phòng), Nha Trang (KH), Vũng Tàu (BR- VT)... 
*) Phương hướng khai thác: 
- Đẩy mạnh khai thác tài nguyên du lịch biển, đảo. 
- Chú ý vấn đề bảo vệ môi trưởng trong phát triển du lịch biển, đảo. 
3.3. Chiến lược khai thác tổng hợp kinh tế biển, đảo 
49 
- Cần có biện pháp sử dụng hợp lí, phòng chống ô nhiễm môi trường biển và phòng 
chống thiên tai. 
- Phát triển tổng hợp kinh tế biển gồm các ngành: khai thác khoáng sản biển, khai 
thác và nuôi trồng thủy hải sản, giao thông vận tải biển, du lịch biển. 
4. Tăng cƣờng hợp tác với các nƣớc láng giềng trong giải quyết các vấn đề về 
biển và thềm lục địa. 
- Biển Đông không phải riêng của Việt Nam mà còn lien quan đến nhiều quốc gia 
trong và ngoài khu vực Đông Nam Á. Vì vậy, sử dụng hợp lí và bảo vệ các nguồn 
lợi của biển Đông cần có sự hợp tác của nhiều nước chung Biển Đông. Đó cũng là 
giải pháp để giữ gìn hoà bình và ổn định trong khu vực và giúp nước ta bảo vệ lợi 
ích chính đáng của Nhà nước và nhân dân, giữ vũng chủ quyền và toàn vẹn lãnh 
thổ. 
- Việt Nam là nước Đông Nam Á lục địa có nhiều lợi ích nhất từ biển Đông. Vì 
vậy, mỗi công dân Việt Nam đều có bổn phận bảo vệ vùng biển và hải đảo của đất 
nước, cho hôm nay và cho thế hệ mai sau. 
- Phải hiểu thấu đáo các vấn đề về tài nguyên và môi trường biển; về không gian 
biển, đảo của đất nước; về chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia 
đối với các vùng biển, đảo; về chủ trương, chính sách và pháp luật của Đảng và 
Nhà nước ta đối với những vấn đề biển, đảo và Biển Đông. 
- Phát triển kinh tế xã hội dựa trên tiềm năng kinh tế rất lớn của biển đảo trên cơ sở 
tôn trọng quy luật của tự nhiên. 
- Tuyên tuyền, giáo dục các chính sách của Đảng về bảo vệ, gìn giữ biển Đông 
50 
GIÁO ÁN SỐ 1 
Ngày soạn: 
Ngày giảng 
BÀI 2. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ 
I. MỤC TIÊU 
1. Về kiến thức 
- Trình bày được vị trí địa lí, giới hạn, phạm vi lãnh thổ nước ta (đất liền, vùng 
trời, vùng biển) 
- Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ đối với tự nhiên, 
kinh tế- xã hội và quốc phòng 
- Đề xuất giải pháp nhằm khai thác hiệu quả vị trí địa lí và lãnh thổ trong bối cảnh 
toàn cầu hóa. 
2. Kỹ năng 
- Xác định được trên bản đồ về phạm vi, vị trí lãnh thổ nước ta, xác định được toạ 
độ địa lí các điểm ở cực Bắc, Nam, Đông, Tây. 
- Đọc sơ đồ các bộ phận vùng biển nước ta. 
3.Thái độ 
- Củng cố lòng yêu quê hương đất nước, tự hào về tiềm năng của nước ta. 
4. Định hƣớng phát triển năng lực 
- Năng lực chung: Tự học, giao tiêp, hợp tác, ngôn ngữ 
- Năng lực chuyên môn: 
+ Sử dụng khai thác kiến thức từ bản đồ, tranh ảnh, hình vẽ. 
+ Phát triển năng lực tư duy lãnh thổ. 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
1. Chuẩn bị của giáo viên 
- Bản đồ tự nhiên Việt nam 
51 
- Bản đồ các nước Đông Nam Á 
- Sơ đồ phạm vi các vùng biển theo luật biển Quốc tế 1982 
- Atlat Việt Nam. 
- Bài giảng, phiếu học tập và giấy A2 (hoặc bảng nhóm) 
2. Chuẩn bị của học sinh 
 - Atlat Địa lí Việt Nam, sách tập ghi bài. Bút màu các loại, 
 - Các kiến thức đã học về ASEAN, WTO, AFTA, những cơ hội và thách thức khi 
Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế 
III. MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT VỀ KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 
BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC 
ĐƢỢC HÌNH THÀNH 
Nội 
dung 
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp 
Vận dụng 
cao 
* Đặc 
điểm vị trí 
địa lí * 
Phạm vi 
lãnh thổ 
nước ta. 
* Ý nghĩa 
của vị trí 
địa lí nước 
ta. 
- Trình bày 
được đặc 
điểm của vị 
trí địa lí và 
phạm vi lãnh 
thổ nước ta. 
- Trình bày ý 
nghĩa của vị 
trí địa lí. 
- So sánh vị trí 
địa lí của nước 
ta với 1 số 
nước cùng vĩ 
độ. 
- Phân tích 
được ảnh 
hưởng của vị 
trí địa lí với tự 
nhiên, kinh tế - 
xã hội nước ta. 
- Đọc được bản đồ 
thấy được vị trí địa lí 
nước ta. Đánh giá 
được lợi thế và khó 
khăn của vị trí địa lí 
mang lại. 
- Nhận xét, phân tích 
được các bản đồ tranh 
ảnh. 
- Giải thích được vì 
sao nước ta không có 
khí hậu khô hạn như 
một số nước cùng vĩ 
độ. 
- Liên hệ 
được với 
vấn đề phát 
triển kinh 
tế- xã hội 
Việt Nam. 
- Đưa ra 
được các 
giải pháp 
khắc phục 
khó khăn sơ 
bộ. 
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 
52 
A. Tình huống xuất phát (5 phút) 
1. Mục tiêu 
- Kiến thức: Giúp cho học sinh nhớ lại kiến thức đã biết về được học ở THCS về vị 
trí địa lí và phạm vi lãnh thổ nước ta. 
- Kĩ năng: Xác định được vị trí VN trên bản đồ và Atlat. 
2. Phƣơng pháp/kĩ thuật dạy học 
- Đàm thoại 
- Hình thức: cá nhân 
3. Phƣơng tiện: 
Atlat Địa lý Việt Nam 
4. Tiến trình hoạt động 
- Bƣớc 1: Giao nhiệm vụ: 
+ Phương án 1: Yêu cầu học sinh quan sát Atlat Địa lí Việt Nam (trang 4, 5) Trình 
bày đặc điểm của vị trí địa lí nước ta. 
+ Phương án 2: GV dẫn dắt: Ở địa lí lớp 8 và 9 chúng ta đã được học về Việt 
Nam. Hôm nay chúng ta thi nhau kể những điều các em biết về Việt Nam nhé. 
- Bƣớc 2: Chia lớp thành 4 đội mỗi đội kể ít nhất 5 đặc điểm của Việt Nam. Giáo 
viên ghi ra trên bảng để tính điểm cộng. 
- Bƣớc 3: Từ phần trả lời của học sinh, giáo viên dẫn vào bài. 
B. Hình thành kiến thức mới 
HOẠT ĐỘNG 1. TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM CỦA VỊ TRÍ ĐỊA LÍ NƢỚC TA (10 
PHÚT) 
1. Mục tiêu 
- Trình bày được các đặc điểm của ví địa lí nước ta. 
- Chỉ được trên bản đồ vị trí nước ta, tọa độ các điểm cực của nước ta: Bắc - Nam - 
Đông - Tây 
2. Phƣơng pháp/kĩ thuật 
- Hoạt động nhóm cặp đôi 
- Phương pháp: đàm thoại, vấn đáp 
53 
3. Phƣơng tiện 
- Bản đồ Đông Nam Á và Atlat Địa lí Việt Nam. Lược đồ câm Việt Nam và Đông 
Nam Á, có đánh số các nước và các điểm cực cũng như các thông tin cơ bản để HS 
gắn biển. 
4. Tiến trình hoạt động 
- Bƣớc 1: Giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS dựa vào hiểu biết của bản thân, Hoàn thành 
phiếu học tập 
Câu hỏi Trả lời 
Nêu vị trí địa lí của nước ta 
Tọa độ các điểm cực 
- Cực Bắc 
- Cực Nam 
- Cực Đông 
- Cực Tây 
Tọa độ trên vùng biển 
Nước ta nằm trong múi giờ nào 
Nêu đặc điểm vị trí nước ta ngắn gọn 
nhất 
- Bƣớc 2: Học sinh hoàn thành phiếu học tâp theo cặp đôi và trả lời các câu hỏi 
trong phiếu học tập trong 2 phút. 
- Bƣớc 3: Giáo viên gọi học sinh bất khi trả lời. mỗi nhóm cặp mời 1 bạn trả lời 1 
ý. Và chốt bài lại một cách ngắn gọn. GV có thể kể thêm câu chuyện về các 
điểm cực 
- GV cũng có thể dùng google Earth để giúp HS tìm hiểu tốt hơn vị trí địa lí 
1. Vị trí địa lí: 
 Nằm ở rìa phía Đông của bán đảo Động Dương, gần trung tâm khu vực 
Đông Nam Á. 
 Tọa độ địa lí: 
 Cực Bắc: 23023’ B (tỉnh Hà Giang) 
54 
 Cực Nam: 08034’ B (tỉnh Cà Mau) 
 Cực Tây: 102009’Đ (tỉnh Điện Biên) 
 Cực Đông: 109024’ Đ (tỉnh Khánh Hòa) 
 Trên vùng biển kéo dài tới khoảng 6050’B và từ 1010Đ đến 117020’Đ. 
 Vậy Việt Nam vừa gắn liền với lục địa Á – Âu, vừa tiếp giáp với Biển 
Đông, thông ra Thái Bình Dương. Nước ta nằm trong múi giờ số 7. 
HOẠT ĐỘNG 2. TÌM HIỂU PHẠM VI LÃNH THỔ VÀ ĐÁNH GIÁ Ý 
NGHĨA VỊ TRÍ ĐỊA LÍ – LÃNH THỔ NƢỚC TA (20 PHÚT) 
1. Mục tiêu 
- Trình bày được các bộ phận hợp thành lãnh thổ nước ta: Vùng đất, vùng biển, 
vùng trời. 
- Đọc được thông tin từ Atlat và bản đồ 
2. Phƣơng pháp/kĩ thuật 
- Hoạt động nhóm 
3. Phƣơng tiện 
Atlat Địa lí Việt Nam và bản đồ tự nhiên Việt Nam. 
4. Tiến trình hoạt động 
- Bƣớc 1: Giáo viên giao nhiệm vụ: 
Nhóm 1,2 tìm hiểu vùng đất, vùng trời 
Nhóm 3,4 tìm hiểu vùng biển 
Nhóm 5,6 tìm hiểu ý nghĩa VTĐL và lãnh thổ 
GV treo sơ đồ các bộ phận vùng biển nước ta theo luật biển quốc tế, 1982 
Cơ sở xác định các bộ phận hợp thành vùng biển nước ta 
(Theo công ước Luật biển quốc tế, 1982) 
55 
Đường cơ sở vùng biển nước ta 
- Bƣớc 2: Các nhóm thảo luận các nội dung được giao 
- Bƣớc 3: Đại diện các nhóm lên trình bày nội dung. 
- 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_tap_san_chu_quyen_cua_nuoc_ta.pdf