Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng lớp học hạnh phúc thông qua công tác chủ nhiệm lớp

Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng lớp học hạnh phúc thông qua công tác chủ nhiệm lớp

Giáo viên chủ nhiệm là người được Hiệu trưởng bổ nhiệm, phân công chịu trách nhiệm về một lớp. Điều lệ trường Trung học ghi rõ: “Mỗi lớp có một giáo viên chủ nhiệm lớp do hiệu trưởng chỉ định, chọn trong số giáo viên giảng dạy ở lớp đó”. Như vậy, theo quy định, giáo viên chủ nhiệm là một chức danh được đặt ra để phục vụ công tác đào tạo và quản lý học sinh. Giáo viên chủ nhiệm lớp là người thay mặt hiệu trưởng nhà trường quản lý, tổ chức, giáo dục học sinh trong một lớp và chịu trách nhiệm trước ban giám hiệu, trước hội đồng giáo dục nhà trường về chất lượng giáo dục của lớp mình phụ trách. Chính vì thế, giáo viên chủ nhiệm là cầu nối đa chiều giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường với tập thể học sinh lớp chủ nhiệm.

Có thể nói giáo viên chủ nhiệm chính là linh hồn của tập thể lớp, vừa là nhà quản lí, vừa là nhà giáo dục trong một tập thể thu nhỏ. Giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trò quan trọng trọng việc giáo dục nhân cách học sinh một cách toàn diện. Bởi lẽ họ là người trực tiếp đảm đương vai trò quản lí học sinh một lớp, trực tiếp tổ chức cho học sinh thực thi mọi yêu cầu giáo dục do nhà trường đặt ra. Giáo viên chủ nhiệm được coi là cha mẹ trong một gia đình lớn mà ở đó những người con chính là học sinh thân yêu của mình. Giáo viên chủ nhiệm là người gần gũi học

sinh nhất, hiểu rõ tâm tư tình cảm của học sinh, luôn trực tiếp uốn nắn kịp thời những hành vi sai trái và giúp đỡ học sinh trong học tập, chia sẻ, động viên học sinh trong học tập và cuộc sống. Giáo viên chủ nhiệm phải xây dựng khối đoàn kết trong tập thể, dìu dắt các em như con em mình trưởng thành theo từng năm tháng. Học sinh kính yêu giáo viên chủ nhiệm như cha mẹ mình, đoàn kết thân ái với bạn bè như anh em ruột thịt, lớp học sẽ trở thành một tập thể vững mạnh, hạnh phúc. Tình cảm của các thành viên trong lớp càng bền chặt, tinh thần trách nhiệm và uy tín của giáo viên chủ nhiệm càng cao thì chất lượng giáo dục càng tốt.

Công tác chủ nhiệm lớp là một vấn đề không mới nhưng nó luôn được yêu cầu đổi mới cho phù hợp với sự phát triển. Giáo viên chủ nhiệm có vai trò rất quan trọng đến sự phát triển nhân cách học sinh và các phong trào hoạt động của một tập thể lớp. Để có một tập thể vững mạnh, điển hình tiên tiến là điều mong ước của nhiều thầy cô giáo làm công tác chủ nhiệm. Nhưng điều này thật khó khăn! Chúng ta ai cũng biết rằng mỗi tập thể học sinh là mỗi mảnh ghép trong một bức tranh toàn cảnh của tập thể lớn nhà trường. Mỗi tập thể lớp có một không gian, một sắc màu riêng. Mỗi tập thể lớp có những thế mạnh, có những điểm yếu khác nhau nhưng đều chịu tác động bởi mục tiêu giáo dục chung của nhà trường. Tập thể học sinh có vững mạnh hay không, học sinh đến trường có hạnh phúc hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn nhất vẫn là vai trò của giáo viên chủ nhiệm.

 

docx 49 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 31/08/2024 Lượt xem 776Lượt tải 8 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng lớp học hạnh phúc thông qua công tác chủ nhiệm lớp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.. Trong học tập và cuộc sống em gặp phải khó khăn gì: ...
.. Em mong ước gì khi ở lớp: ...... ..................................................................................................................................
8. Kết quả thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh (nếu có, ghi rõ loại giải, môn): ...................................................
.....................................................................................................................................................................................
Các nhiệm vụ đã làm năm lớp 8, lớp 9 (lớp trưởng, lớp phó học tập, lớp phó VTM, LĐ, chi đội trưởng, liên đội trưởng ...): ..................................................................................................... ............................................................
Dự định tương lai:
a) Thi ĐH, CĐ nhóm môn ..................................., ngành ................................., trường .............. .............................
......................................................., tại .......................................................................................................................
b) Ước mơ làm nghề gì? Tại sao?
.....................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................
..
Nghệ An, ngày	/9/2020
Xác nhận của cha, mẹ học sinh	Học sinh
(Ký, ghi rõ họ, tên)	(Ký, ghi rõ họ, tên)
Thảo luận dân chủ, công khai trong việc xây dựng nội quy lớp học
Ông cha ta từng nhắc nhở:
“Một cây làm chẳng lên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
Ở bất kì đâu, trong hoàn cảnh nào thì đoàn kết vẫn là sức mạnh để tạo nên thành công. Với học sinh của chúng tôi, tinh thần đoàn kết chung sức đồng lòng giữa cô và trò đã giúp chúng tôi tạo nên một diện mạo mới, gặt hái được những thành công mới.
Đầu năm học lớp 10, chúng tôi chủ động xây dựng nội quy lớp học cho các em. Trong nội quy, chúng tôi cũng luôn nhấn mạnh đến những điều cấm vi phạm, đi liền đó là hình thức xử phạt khá nặng nề. Thâm tâm chúng tôi luôn nghĩ, đưa ra hình thức xử phạt càng nặng các em sẽ càng sợ và không dám vi phạm. Nhưng thực tế mắc lỗi là điều tất yếu đối với học trò, chính vì thế bản thân chúng tôi lại rơi vào tình huống khó xử khi áp dụng hình phạt, học sinh cũng rất căng thẳng khi bị xử lí. Sau khi trao đổi với các em, chúng tôi đã hiểu được mong muốn của học sinh. Chúng tôi đã để học sinh cùng tham gia xây dựng nội quy, chế độ khen thưởng và xử phạt của lớp. Chúng tôi nghĩ đây cũng là một hình thức giáo dục thể hiện tính dân chủ, phát huy tinh thần trách nhiệm và tự giác của học trò.
Để có được nội quy lớp học, chúng tôi yêu cầu học sinh tìm hiểu, nắm rõ nội quy của nhà trường từ đó xây dựng quy chế riêng phù hợp cho lớp của mình. Các em sẽ tự thảo luận theo tổ. Mỗi một thành viên đều có ít nhất một đề xuất cho nội quy của lớp. Mỗi điều trong nội quy phải được đa số thành viên đồng ý. Nếu không đồng ý, học sinh sẽ phân tích, giải thích rõ lí do. Sau khi nội quy được thống nhất, các em sẽ chép lại, xin ý kiến của bố mẹ và tự giữ bản nội quy đó để thực hiện.
Nội quy lần này là do học sinh tham gia xây dựng, được tất cả thành viên lớp thông qua, được sự đồng thuận của cha mẹ học sinh nên các em đều đã cố gắng thực hiện. Áp dụng nội qui này, tôi nhận thấy sự tiến bộ rõ rệt của học sinh. Đó là kết quả của sự chung tay xây dựng đầy yêu thương, gắn bó của cô trò chúng tôi.
Thảo luận công khai và dân chủ trong xây dựng nội quy lớp học:
Thay vì giáo viên tự xây dựng nội quy lớp học, đưa ra yêu cầu cả lớp thực hiện, ngay từ đầu năm, tôi đã tổ chức cho lớp tự thảo luận xây dựng nội quy lớp. Việc học sinh tham gia vào xây dựng nội quy lớp học sẽ khiến học sinh thực hiện nội quy tốt hơn vì các em đã là học sinh cấp 3 nên hiểu rõ về nội quy và nội quy đó là do chính học sinh đề ra đồng thời có cam kết thực hiện. Thực hành dân chủ trong lớp học có nghĩa là thầy cô và học sinh đều ý thức rõ về quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ của mình với những người xung quanh, với tập thể lớp; phát huy tinh thần chủ động, tích cực tranh luận, trao đổi; ghi nhận những ý tưởng độc đáo, mới lạ; tôn trọng ý kiến người khác
Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Giáo viên tổ chức lấy ý kiến của của học sinh về những nội quy cần có:
Chia học sinh thành những nhóm nhỏ và thảo luận theo các câu hỏi:
Mong muốn của bản thân em khi đến trường? Các em mong muốn lớp của mình như thế nào? Em mong muốn gì ở bạn bè, thầy cô?
Từng cá nhân nêu ý kiến, sau đó thống nhất và đưa ra ý kiến của nhóm.
Bước 2: Chia sẻ ý kiến giữa các nhóm và thống nhất các ý tưởng
Từng nhóm chia sẻ ý kiến cho cả lớp
Cả lớp thống nhất ý kiến về những điều các em muốn, về lớp học lý tưởng.
Bước 3: Thống nhất nội quy lớp học
Tổ chức thảo luận chung về cả lớp theo câu hỏi:
Để đạt được những mong đợi đó, học sinh nên và không nên làm gì?
Từ các ý kiến của học sinh, thống nhất nội quy lớp học.
Bước 4: Cam kết thực hiện
Tất cả mọi thành viên cam kết thực hiện nội quy đã đề ra.
Như vậy, với biện pháp trên, chúng tôi đã giáo dục học sinh ý thức trách nhiệm với bản thân và với tập thể lớp. Các em được dân chủ và công khai thảo luận – xây dựng nội quy, qui định lớp học. Nội quy lớp chúng tôi, do chính học sinh trong lớp đề ra. Do vậy, trong suốt năm học, phần lớn các em rất tôn trọng nội quy và nghiêm túc thực hiện.
Học sinh thảo luận xây dựng nội quy lớp học
Học sinh tham gia văn nghệ sau khi xây dựng nội quy lớp

Giáo viên chủ nhiệm cần đảm bảo nguyên tắc tôn trọng và đối xử công bằng với học sinh lớp chủ nhiệm
Trong trường học, việc thực hiện các nguyên tắc không phải chỉ là nghĩa vụ và trách nhiệm của học sinh mà trước hết chính thầy cô giáo phải gương mẫu thực hiện. Với bản thân tôi, nguyên tắc vàng trong ứng xử với học sinh là “Tôn trọng và đối xử công bằng”.
Trong đời sống tình cảm chúng ta yêu mến người này hơn người khác cũng là cảm xúc tất yếu, hợp qui luật tự nhiên. Nhưng những chuyện thiên vị cảm tính đó không thể để chi phối quá trình quản lí và giáo dục học sinh. Tôn trọng học sinh là phải tôn trọng cá tính, sự khác biệt của các em. Tôn trọng lời nói, hành động, suy nghĩ quan điểm của các em. Sự tôn trọng sẽ đi liền với cách đánh giá công bằng, khách quan. Chúng tôi nhận thấy các thầy cô giáo chủ nhiệm thường có xu hướng thiên vị các bạn trong ban cán sự lớp. Bởi những học sinh này là trợ thủ đắc lực của thầy cô trong công tác chủ nhiệm. Tuy nhiên, sự thiên vị đó nếu kéo dài sẽ dẫn đến sự thiếu tôn trọng của học sinh trong lớp đối với chúng ta. Các em sẽ nhận thấy chúng ta đối xử thiếu công bằng, các em thấy không được tôn trọngtừ đó sẽ dẫn đến sự phản đối, không phục thầy cô. Trong lớp học, có những học sinh có nhiều đóng góp cho tập thể lớp nhưng khi học sinh đó có lỗi chúng tôi vẫn phải xử lí sai phạm đúng mức, đúng qui trình vừa giúp học sinh nhận ra khuyết điểm vừa để nhắc nhở các học sinh khác. Ngược lại, có học sinh hay vi phạm nhưng khi em có tiến bộ hay có đóng góp cho lớp, chúng tôi cũng phải nhìn nhận công bằng để tuyên dương, khen thưởng khi các em có lỗi phải xử lí, khi các em có thành tích phải tuyên dương khen thưởng.
Nhân vô thập toàn, trong cuộc sống cũng như trong quá trình giáo dục không phải lúc nào thầy cô cũng đúng. Đôi khi chúng tôi cũng đã đưa ra những kết luận
không phù hợp, đôi khi cách giải quyết của chúng tôi chưa đúng, chúng tôi không ngần ngại nói lời xin lỗi trước học sinh, sau lời xin lỗi là lời cảm ơn các em đã giúp chúng tôi nhận ra điều chưa hợp lí đó. Hành động này cũng là thông điệp mà GVCN gửi tới học sinh: chúng ta không chỉ học hỏi được từ thầy cô hay những người lớn hơn ta về độ tuổi hoặc học vấn mà tất cả mọi người xung quanh kể cả khi trình độ của họ thấp hơn nhưng nếu biết tôn trọng, lắng nghe chúng ta có thể thu nhận được rất nhiều điều bổ ích.
Môi trường giáo dục làm việc trên cơ sở trách nhiệm, tình thương nhưng phải có kỉ cương. Xử lí vi phạm của học trò là điều không ai mong muốn song lại cần thiết để giúp các em phát triển toàn diện.
Để hạn chế vi phạm của học trò, chúng tôi đã cố gắng tuân thủ nguyên tắc trong giáo dục của mình. Luôn tôn trọng, đối xử công bằng, luôn kiểm soát cảm xúc cá nhân tránh xung đột không đáng có. Tuy nhiên, việc mắc lỗi của học sinh là tất yếu trong quá trình học tập và phát triển. Để học sinh nhận ra sai phạm và tự giác sữa chữa rất cần sự chủ động, bình tĩnh và sáng suốt của thầy cô.
Chúng tôi đã áp dụng cách xử lí vi phạm theo 5 bước cũng là cách để các em suy nghĩ và tự giác thay đổi:
Bước 1: Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sai phạm của học sinh trước khi đưa ra hình thức xử phạt. Luôn có sự bao dung, độ lượng khi nhìn nhận những sai phạm của các em
Bước 2: Để học trò đánh giá hành động của mình bằng cách:
Trình bày lại sự việc
Phân tích tình huống, nhận xét thái độ của bản thân và người khác lúc đó (tại sao lại có thái độ như thế);
Nêu ra cách xử lí tình huống theo hướng khác?
Bước 3: Phân tích đúng/sai; phù hợp/không phù hợp để học sinh hiểu
Bước 4: Để học sinh tự nhận khung hình phạt
Bước 5: Áp dụng linh hoạt hình thức xử phạt đã được tập thể qui định.
Chúng tôi nghĩ đây là cách làm việc khách quan, dân chủ, tôn trọng. Không phải khi học sinh mắc sai phạm lỗi hoàn toàn thuộc về các em. Hãy lắng nghe, tìm hiểu xem các em cần gì, nguyên nhân nào dẫn đến sự việc học sinh mắc lỗi. Học sinh muốn nhận được sự cảm thông chia sẻ và bao dung của thầy cô nên tuyệt đối tôi không dùng bạo lực (lời nói, hành động thô bạo) làm tổn thương các em. Học trò sau khi nhận ra lỗi lầm của mình sẽ sửa chữa và hoàn thiện bản thân.
Theo dõi sát sao và đánh giá khách quan học sinh lớp chủ nhiệm
Đánh giá học sinh là một khâu rất quan trọng trong quá trình giáo dục, vì đó là kết quả của một quá trình phấn đấu rèn luyện của học sinh. Nếu đánh 

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_lop_hoc_hanh_phuc_thong_qua_c.docx
  • pdfCAO THỊ NGA- HỒ PHAN THANH HƯƠNG- THPT NGUYỄN XUÂN ÔN- LĨNH VỰC CHỦ NHIỆM.pdf