Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng lớp học hạnh phúc ở trường THPT Diễn Châu 3

Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng lớp học hạnh phúc ở trường THPT Diễn Châu 3

Qua quá trình nghiên cứu và áp dụng đề tài này, cùng với sự quản lí chỉ đạo của nhà trường, tôi nhận thấy việc xây dựng mô hình lớp học hạnh phúc đã đạt được một số kết quả cụ thể như sau:

- Xây dựng được tập thể lớp đoàn kết vững mạnh, hạnh phúc. Không có tình trạng bè phái, xã này, xã kia, và các em xem tập thể lớp như là ngôi nhà thứ hai của mình. Các em thấy được những tâm tư, nguyện vọng, ý kiến của mình đã được lắng nghe và thấu hiểu. Các em đã cảm nhận được mỗi ngày đến trường là một ngày vui.

- Mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh được gần gũi, quan tâm nhau nhiều hơn. Học sinh luôn luôn kính trọng, biết lắng nghe và thực hiện nghiêm túc những điều thầy cô dạy bảo.

- Mối quan hệ giữa học sinh và học sinh trong lớp ngày càng gắn bó, thân thiết với nhau. Các em biết yêu thương nhau, tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, sinh hoạt và ngoài cuộc sống.

- Lớp luôn tham gia tích cực và có hiệu quả các hoạt động của trường tổ chức.

- Học sinh tự nguyện tặng sách cũ, máy tính cũ cho các em lớp dưới, cho các em vùng khó khăn, cùng bị lũ lụt.

- Các em tự nguyện quyên góp đồ dùng học tập cho các bạn có hoàn cảnh khó khăn trong lớp.

- Qua các kì thi cho thấy kết quả học tập có nhiều tiến bộ, có nhiều học sinh hoàn thành xuất sắc các môn học và không có học sinh vi phạm quy chế thi.

- Đa số phụ huynh đến lớp đều hài lòng và khen ngợi cảnh quan của lớp học. Phụ huynh cảm thấy yên tâm hơn khi gửi gắm con em mình cho thầy cô, cho nhà trường.

 

docx 67 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 31/08/2024 Lượt xem 282Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng lớp học hạnh phúc ở trường THPT Diễn Châu 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h cực và làm cho các em cảm thấy hạnh phúc.
Để tiết sinh hoạt lớp thực sự mang đúng ý nghĩa đem lại hạnh phúc cho học sinh, chúng tôi tiến trình tiết sinh hoạt lớp thực hiện như sau:
- Tổng kết thi đua/triển khai công việc.
Phần này giáo viên chủ nhiệm nên tiến hành nhanh gọn, khoảng 10 - 15 phút, để dành thời gian còn lại tổ chức hoạt động theo chủ đề. Để không mất thời gian thì phần này giáo viên thống nhất tiêu chí thi đua, mẫu theo dõi. Ban cán sự lớp được phân công theo dõi thi đua khớp các số liệu của các bộ phận, của Đoàn trường trước tiết sinh hoạt đảm bảo tính chính xác, không để xảy ra tranh cãi, ảnh hưởng không khí của buổi sinh hoạt.
Dù tổng kết/triển khai công việc chỉ trong khoảng 10-15 phút nhưng giáo viên phải tổ chức khoa học, hiệu quả. Khen, chê kịp thời, phải có tác dụng giáo dục cao, khách quan, công bằng.
- Sinh hoạt theo chủ đề
Đây là phần sinh hoạt mà học sinh chờ đợi nhất, bởi đây chính là lúc các em được bộc lộ, phát huy năng lực của bản thân một cách rõ ràng và hiệu quả nhất. Do đó sinh hoạt chủ đề chủ đề cần phong phú và nên gắn với các hoạt động chủ điểm tháng, với những ngày kỉ niệm lớn, với các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội diễn ra ở địa phương, trong nước và trên thế giới; gắn với các chủ đề mà học sinh quan tâm như tình bạn, tình yêu tuổi học trò, quan điểm sống đẹp, quan hệ thầy trò, xu hướng nghề nghiệp ...
Nội dung sinh hoạt dù có phong phú nhưng hình thức sinh hoạt không đa dạng cũng dễ gây nhàm chán cho học sinh, không phát huy được tính tích cực cũng không có cơ hội cho học sinh phát huy các năng lực phẩm chất của bản thân cho nên giáo viên chủ nhiệm cần linh động trong việc tổ chức các hình thức sinh hoạt như:
+ Thảo luận chuyên đề hay chủ điểm: Giáo viên giao lần lượt chủ điểm cho tổ phụ trách chuẩn bị, chủ trì, các tổ khác hỗ trợ, tham gia.
+ Tổ chức cuộc thi giữa các học sinh, các tổ (hùng biện, hát theo chủ đề, báo cáo): Đây là một hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, tạo ra sân chơi hấp dẫn, mang tính thi đua, cạnh tranh giữa học sinh hoặc các nhóm học sinh để các em có cơ hội thể hiện vẻ đẹp, tài năng, cùng nhau chia sẻ, tiếp nhận những kiến thức liên quan đến chủ đề đã được lựa chọn. Đây là hình thức tổ chức hoạt động tổng hợp nhiều loại hình, đòi hỏi thời gian chuẩn bị công phu, nên giáo viên cần tư vấn, hỗ trợ tích cực cho học sinh.
+ Sinh hoạt văn nghệ theo chủ đề : Đối với tuần sinh hoạt có ngày lễ lớn các em có thể tổ chức sinh hoạt văn nghệ theo chủ điểm như: ngày Thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, cho học sinh xây dựng các tiết mục đề cập đến tuổi trẻ, truyền thống của Đoàn; ngày Nhà giáo Việt Nam hát về thầy, cô; ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam các em hát những ca khúc cách mạng đi cùng năm thángHoạt động này không chỉ có tác dụng giáo dục truyền thống, tình yêu quê hương đất nước cho học sinh mà còn giúp các em phát huy được tài năng của bản thân.
- Tổng kết, đánh giá và xây dựng kế hoạch cho hoạt động trong tuần tiếp theo (khoảng 5 phút) .
Phần này giáo viên chủ nhiệm nhận xét, đánh giá sự thành công và đóng góp của từng thành viên trong tiết học. Phân công chủ đề và nhiệm vụ lập kế hoạch hoạt động cho tuần tuần tiếp theo, thông báo những công việc chính trong tuần tới, phân công học sinh phụ trách từng công việc.
Một số hình ảnh sinh hoạt lớp theo phương pháp tích cực ở lớp chủ nhiệm
Qua một thời gian tổ chức thực hiện cho thấy, với tiết sinh hoạt lớp được tiến hành theo qui trình trên, học sinh có hứng thú, tạo không khí lạc quan, đoàn kết, thân ái, hiệu quả giáo dục đạo đức trong tiết sinh hoạt được nâng cao. Tuy
nhiên, muốn làm được điều này, giáo viên chủ nhiệm phải nhiệt tình, năng động, ý thức được tầm quan trọng của tiết sinh hoạt. Hình thức và nội dung tiết sinh hoạt cuối tuần phong phú và đa dạng; tuỳ từng trường, từng địa phương có thể triển khai linh hoạt hơn để phù hợp với đặc điểm của học sinh trường mình, góp phần giáo dục toàn diện.
Kết quả thực hiện đề tài.
Qua quá trình nghiên cứu và áp dụng đề tài này, cùng với sự quản lí chỉ đạo của nhà trường, tôi nhận thấy việc xây dựng mô hình lớp học hạnh phúc đã đạt được một số kết quả cụ thể như sau:
Xây dựng được tập thể lớp đoàn kết vững mạnh, hạnh phúc. Không có tình trạng bè phái, xã này, xã kia, và các em xem tập thể lớp như là ngôi nhà thứ hai của mình. Các em thấy được những tâm tư, nguyện vọng, ý kiến của mình đã được lắng nghe và thấu hiểu. Các em đã cảm nhận được mỗi ngày đến trường là một ngày vui.
- Mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh được gần gũi, quan tâm nhau nhiều hơn. Học sinh luôn luôn kính trọng, biết lắng nghe và thực hiện nghiêm túc những điều thầy cô dạy bảo.
Mối quan hệ giữa học sinh và học sinh trong lớp ngày càng gắn bó, thân thiết với nhau. Các em biết yêu thương nhau, tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, sinh hoạt và ngoài cuộc sống.
Lớp luôn tham gia tích cực và có hiệu quả các hoạt động của trường tổ chức.
Học sinh tự nguyện tặng sách cũ, máy tính cũ cho các em lớp dưới, cho các em vùng khó khăn, cùng bị lũ lụt.
Các em tự nguyện quyên góp đồ dùng học tập cho các bạn có hoàn cảnh khó khăn trong lớp.
Qua các kì thi cho thấy kết quả học tập có nhiều tiến bộ, có nhiều học sinh hoàn thành xuất sắc các môn học và không có học sinh vi phạm quy chế thi.
Đa số phụ huynh đến lớp đều hài lòng và khen ngợi cảnh quan của lớp học. Phụ huynh cảm thấy yên tâm hơn khi gửi gắm con em mình cho thầy cô, cho nhà trường.
Trong năm học 2020 – 2021 và học kỳ 1 năm học 2021 - 2022 lớp không có học sinh nào vi phạm Luật ATGT, vi phạm quy chế thi và bị kỷ luật, vi phạm các quy định về hành vi thiếu văn hóa trong nhà trường. Góp phần thúc đẩy giáo dục toàn diện và tạo môi trường giáo dục đạo đức trong sạch, lành mạnh trong nhà trường.
Bảng 1: Kết quả giáo dục hạnh kiểm cùng kỳ (HK1) của lớp chủ nhiệm
Năm học

Sĩ số
Hạnh kiểm
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu

SL
TL (%)

SL
TL (%)

SL
TL (%)

SL
TL (%)
2020 – 2021
44
37
84,09
07
15,91
0
0
0
0
2021 – 2022
43
40
90,70
03
6,98
01
2,32
0
0
Hình 1: Kết quả giáo dục hạnh kiểm cùng kỳ (HK1) của lớp chủ nhiệm
100
90
80
70
60
50
40
30
Tốt
Khá
Trung bình yếu
20
10
0
Năm học: 2020 – 2021
Năm học 2021 - 2022
Qua phân tích định lượng, tôi thấy tỉ lệ % học sinh xếp loại hạnh kiểm loại Tốt năm học 2021 – 2022 tăng lên, tỉ lệ % học sinh xếp loại hạnh kiểm loại Khá giảm so với năm học 2020 - 2021. Cho thấy học sinh đã có nhiều cố gắng và chuyển biến trong quá trình rèn luyện.
Năm học 2019-2020	Năm học 2020-2021
Bảng 2: Kết quả giáo dục Học lực cùng kỳ (HK1) của lớp chủ nhiệm
Năm học

Sĩ số
Học lực
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu

SL
TL (%)

SL
TL (%)

SL
TL (%)

SL
TL (%)
2020 – 2021
44
11
25,00
28
63,64
05
11,36
0
0
2021 - 2022
43
25
58,14
16
37,21
1
2,33
0
0

Hình 2: Kết quả giáo dục học lực cùng kỳ (HK1) của lớp chủ nhiệm
70
60
50
40
30
Giỏi
Khá
Trung bình Yếu
20
10
0
Năm học: 2020 – 2021
Năm học 2021 - 2022
Năm học 2019-2020	Năm học 2020-2021
Qua phân tích định lượng, tôi thấy tỉ lệ % học sinh xếp loại học lực loại Giỏi năm học 2021 – 2022 tăng mạnh, tỉ lệ % học sinh xếp loại học lực loại Trung bình giảm so với năm học 2020 – 2021. Cho thấy học sinh đã có nhiều cố gắng và chuyển biến trong quá trình học tập.
Tập thể lớp yêu thương, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và cuộc sống. Đạt danh hiệu Lớp Tiên tiến Xuất sắc năm học 2020 – 2021 và đạt nhiều giải thưởng trong các cuộc thi do Đoàn trường tổ chức như: Đạt giải nhất cuộc thi Rung chuông vàng; giải nhì cuộc thi Dân vũ toàn trường; giải 3 cuộc thi Văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo VN 20–11;...
Các bậc phụ huynh ngày càng tin tưởng nhà trường, tin tưởng và ủng hộ giáo viên, không còn tình trạng học sinh nghỉ học tùy tiện, 100% phụ huynh tham gia tài trợ giáo dục, ủng hộ cây xanh và một số đồ dùng, cơ sở vật chất cho lớp như may nước nóng, quạt điện,  Trong năm học 2020 – 2021, phụ huynh đã cùng chung tay sơn lại phòng học khang trang, sạch sẽ, mát mẻ và ấm cúng cho các con. Lắp đặt một tivi mới để phục vụ cho công tác giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh. Sẵn sàng chia sẻ những thông tin chân thực về con em mình để cùng thầy cô có biện pháp giáo dục tốt nhất Họ luôn chia sẻ, đồng hành cùng giáo viện chủ nhiệm và nhà trường để xây dựng lớp học hạnh phúc, xây dựng trường học hạnh phúc.
Phần III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
Phong trào thi đua xây dựng lớp học hạnh phúc là một phong trào lớn của ngành, mang tính thực tiễn và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc giáo dục học sinh, luôn là nỗi trăn trở của mỗi nhà giáo. Đây chính là mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm của ngành Giáo dục trong chặng đường dài trước mắt, đòi hỏi từ lãnh đạo, giáo viên, học sinh đều phải phấn đấu chuyển biến. Yêu thương hơn nữa giữa bạn bè đồng nghiệp, giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh, học sinh với phụ huynh, phụ huynh với giáo viênxây dựng một môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, tôn trọng và hạnh phúc.
Đặc biệt, đối với trường phổ thông, đây là một trong những hoạt động hết sức ý nghĩa trong việc đào tạo nên những lớp người mới có đầy đủ phẩm chất, trí tuệ, năng động, nhiệt tình, thân thiện, và con người hạnh phúc. Nhờ thực hiện kế hoạch cụ thể, đồng bộ chặt chẽ giữa các đoàn thể trong nhà trường cùng với sự ủng hộ của tập thể giáo viên nên đã thu được nhiều kết quả khả quan. Chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao. Tham gia đầy đủ và đạt kết quả cao trong các phong trào thi đua của ngành phát động, các hoạt động bề nổi do địa phương tổ chức. Phong trào thi đua đã tạo nên một bầu không khí thân mật, vui vẻ, hòa nhã trong tập thể cán bộ giáo viên. Mối liên hệ gắn bó giữa nhà trường, phụ huynh, địa phương ngày càng chặt chẽ.
Muốn xây dựng thành công mô hình lớp học hạnh phúc, tôi nhận thấy cần thực hiện tốt các giải pháp sau:
Tăng cường sự tham gia, góp ý của học sinh bằng cách xây dựng các hộp thư muốn nói.
Xây dựng, trang trí không gian lớp học đẹp, hấp dẫn.
Xây dựng văn hóa, ứng xử với phương châm “hãy khen ngợi, đừng chê bai”
Giáo dục thói quen quan tâm và chia sẻ lẫn 

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_lop_hoc_hanh_phuc_o_truong_th.docx
  • pdfNGUYỄN ĐĂNG QUẢNG-THPT DIỄN CHÂU 3-CÔNG ĐOÀN.pdf