Sáng kiến kinh nghiệm Về cách dạy một tác phẩm thơ trung đại lớp 7

Sáng kiến kinh nghiệm Về cách dạy một tác phẩm thơ trung đại lớp 7

CHƯƠNG II. CƠ SỞ THỰC TIỄN

 - Về giáo viên: bản thân là một giáo viên đã công tác được 8 năm ở trường THCS Thọ Sơn có lòng nhiệt tình, nâng cao năng lực và lương tâm trách nhiệm của người thầy. Được tiếp thu phương pháp dạy học văn trong trường sư phạm và tiếp thu chuyên đề thay sách qua các năm, điều đó đã giúp tôi nâng cao dần các

giờ dạy ngữ văn, gây được hứng thú và niềm ham học bộ môn ở học sinh.

 

doc 7 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 3907Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Về cách dạy một tác phẩm thơ trung đại lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sáng kiến kinh nghiệm
Đề tài: Về cách dạy một tác phẩm thơ trung đại lớp 7
I. Phần mở đầu
	Trong chương trình ngữ văn 7, các văn băn thơ trung đại được đưa vào, tuy chiếm số tiết ít hơn phần thơ trung đại ở lớp 9 nhưng đây là bước đầu để học sinh làm quen và tìm hiểu về các tác giả, tác phẩm nội dung tư tưởng, hiểu được thơ trung đại là một bộ phận quan trọng trong lịch sử văn học dân tộc. Thơ trung đại học trong chương trình ngữ văn 7 bao gồm các văn bản: Bánh trôi nước, (Hồ Xuân Hương) Qua đèo ngang (Bà huyện Thanh Quan) sau phút chia ly: (đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm) Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến) Đó đều là các tác phẩm ưu tú, chiếm đỉnh cao thơ ca dân tộc thời quá khứ, thơ trung đại đã vượt qua những biến cố thăng trầm của lịch sử, qua những thử thách khắc nghiệt của thời gian đến hôm nay vẫn còn nguyên giá trị vừa hiện thực vừa nhân đạo, là tiếng nói tình cảm thắm thiết, nhân văn cao cả.
	Qua việc được phân công giảng dạy bộ môn ngữ văn 7 năm học 2004- 2005, rút kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy bản thân tôi nhận thấy chương trình thay SGK mới có nhiều điểm mới và khó, học sinh có nhiều bỡ ngỡ khi tiếp thu kiến thức, đặc biệt đối với những văn bản có nhiều kênh thông tin, lối sử dụng từ ngữ xa lạ với ngôn ngữ hiện đại bài học có nhiều lớp nghĩa và làm sao để chuyển tải hết nội dung của từng văn bản, học sinh tiếp nhận một cách tự nhirn mà không gì ép, chính điều này đã làm cho tôi nung nấu và chọn đề tài này.
	Trong đề tài này tôi sẽ nêu ý kiến của mình về cách dạy học một văn bản thơ trung đại.
	Đối với giáo viên cần nghiên cứu kỹ tài liệu liên quan đến tác giả và bài học, chủ động tổ chức hướng dẫn cho học sinh tìm tòi, phát hiện và nhớ được những kiến thức cơ bản của văn bản, chủ ý hướng dẫn học sinh hoạt động theo nhóm có hiệu quả.
	Đối với học sinh các em phải có đầy đủ phương tiện học tập, chuẩn bị bài chu đái qua sự hướng dẫn của giáo viên (Sử dụng các phương pháp bộ môn) để nắm được văn bản trung đại là một bộ phận cấu thành nền văn học dân tộc hiểu được thi pháp thơ trung đại, tình cảm của tác giả đối với quê hương đất nước.
	Các em biết trân rtọng những giá trị văn học của ông cha, có được những kiến thức cơ bản nhất của thơ trung đại, biết kết hợp trong việc tìm hiểu các phân môn: Tập Làm Văn, Tiếng Việt làm cơ sở và liên hệ đến các bộ môn khoa học xã hội và nhân văn.
	Chỉ tiêu: Học sinh hiểu bài, vận dụng vào quá trình tạo lập các kiểu văn bản, để học các bộ môn khác tốt hơn: 90%, nắm bào ngay tại lớp.
	Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 7B, 7C trường THCS Thọ Sơn. Kết quả khảo sát nhanh đầu năm.
	- Tổng số: 90 em
	+ Giỏi: 2 em = 2,2%
	+ Khá: 10 em = 11%
	+ Trung bình: 60% = 67%
	+ Yếu kém: 18 em = 19,8%
	Với đối tượng học sinh không đồng đều về lực học bản thân, luôn trăn trở, tìm tòi, học hỏi, tiếp thu ý kiến của đồng nghiệp, nghiên cứu, chọn lọc tài liệu và thiết kế các tiết dạy học trên lớp phù hợp với đối tượng học sinh để nâng cao chất lượng học sinh khá giỏi, đảm bảo chất lượng đại trà.
	Thời gian thực hiện đề tài: năm học 2004 - 2005.
II. Nội dung
Chương i: cơ sở lý luận
	Với phương châm cải tiến chung, chuyển từ cách dạy học “Lấy giáo viên làm trung tâm” sang “Lấy học sinh trung tâm” với những định hướng đối mới về phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá học sinh. Trong việc biên soạn SGK ngữ văn 6, 7, 8, 9 các tác giả không phân loại tác phẩm văn học theo trục văn học sử như trước đây mà theo trục thể loại, đảm bảo được sự thích hợp giữa văn bản, tiếng việc và tập làm văn với các mục tiêu.
	Về kiến thức: Học sinh nắm được một số tác phẩm văn học ứu tú của Việt 
Nam và Thế Giới, có được những theo tác phân tích tác phẩm văn học cùng với những trí thức sơ giản về thi pháp, lịch sử văn học, khái niệm văn học, từ đó hiểu được khả năng to lớn của ngôn nhữ trong việc thể hiện các giá trị văn hoá tinh thần của cuộc sống, con người, biết cách tạo lập những văn bản nói và viết Tiếng Việt chuẩn mực, nghệ thuật.
	- Làm văn: Nắm được tri thức về các kiểu văn bản (văn bản biểu cảm) và cách thức tiếp nhận kiểu văn bản đó.
	- Tiếng việt: Nắm được những đặc điểm hình thức và ngữ nghĩa của các đơn vị cấu thành bộ phận tiếng việt, những tri thức về ngữ cảnh đặt câu, dựng đoạn văn.
	Về kĩ năng: Nghe, nói, đọc, viết tiếng việt thành thạo, năng lực cảm nhận văn học. Nghe hiểu, đọc hiểu cảm thụ các giá trị của văn bản để từ đó hình thành ý thức và kinh nghiệm ứng xử thích hợp với những vấn đề mà văn bản đặt ra.
	- Về thái độ tình cảm: Có ý thức giữ gìn, phát triển, làm phong phú giàu đẹp, trong sáng của tiếng việt.
	Với những mục tiêu trên để phù hợp với đối tượng học sinh, năng lực cảm thụ văn chương và thực hành ở các em. Trong quá trình thiết kế bài học tôi đã sử dụng các loại tài liệu sau:	SGK ngữ văn 7
	Bài tập ngữ văn 7
	Bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7
	Thiết kế bài dạy ngữ văn 7
	Sách giáo viên ngữ văn 7
	Đọc, hiểu văn bản ngữ văn 7
	Và các tài liệu văn học sư phạm khác.
Chương II. Cơ sở thực tiễn
	- Về giáo viên: bản thân là một giáo viên đã công tác được 8 năm ở trường THCS Thọ Sơn có lòng nhiệt tình, nâng cao năng lực và lương tâm trách nhiệm của người thầy. Được tiếp thu phương pháp dạy học văn trong trường sư phạm và tiếp thu chuyên đề thay sách qua các năm, điều đó đã giúp tôi nâng cao dần các
giờ dạy ngữ văn, gây được hứng thú và niềm ham học bộ môn ở học sinh.
	- Về học sinh: Thọ Sơn là một xã miền núi của huyện Triệu Sơn, có 3 dân tộc: Kinh, Mường, Tày cùng sinh sống, địa bàn không tập trung nhưng đa số các em ngoan ngoãn, lễ phép, sắm đầy đủ sách giáo khoa, có ý thức học bài, chuẩn bị bài. Tuy nhiên việc dạy học cũng còn gặp không ít khó khăn. Trình độ dân trí thấp, là vùng trồng nguyên liệu cho công nghiệp và thuần nông các gia đình ham làm kinh tế nên chưa quan tâm nhiều đến việc học của con em, học sinh người dân tộc kĩ năng đọc, viết còn yếu kém. Bên cạnh đó, tài liệu dạy học cho giáo viên cơ bản đầy đủ nhưng đối với học sinh còn quá ít. Đây cũng là một trở ngại lớn cho việc dạy học bộ môn.
	Sự chỉ đạo của lãnh đạo cấp trên, của nhà trường và tổ chuyên môn chính là yếu tố để tôi cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Chương III. Biện pháp thực hiện
	- Căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ của bộ môn ngữ văn.
	- Căn cứ vào thực tiễn dạy học.
	- Căn cứ vào yêu cầu đối với giáo viên dạy chương trình thay sách.
	- Căn cứ vào tình hình thực tế của học sinh lớp 7 tôi trực tiếp giảng dạy.
	- Qua khảo sát chất lượng thực tế của học sinh bản thân tôi có ý kiến về cách thiết kế cách dạy thơ trung đạy như sau:
Phần I- Đọc tìm hiểu chung
	Có các yêu cầu tìm hiểu tác giả, tác phẩm, giải nghĩa từ khó, bố cục.
	Trong phần tìm hiểu về tác giả xuất xứ bài thơ, gắn tác giả tác phẩm với một giai đoạn lịch sử xã hội nhất định (GV dựa vào tiểu dẫn và giới thiệu) qua đó học sinh thấy được phong cách nghệ thuật của tác giả và đặc điểm thể loại. (Ví dụ: Sự đa đoan, bi kịch cuộc đời cũng chính là nỗi niềm, sự táo baoph khi sử dụng ngôn từ của Hồ Xuân Hương qua bài ‘Bánh trôi nước”.
	Trong phần đọc văn bản giáo viên cần hướng dẫn học sinh tìm hiểu niêm., luật, vần điệu của bài thơ, cách nhấn giọng, ngắt nhịp (Ví dụ khi đọc bài thơ “Qua đèo ngang” của Bà Huyện Thanh Quan, cần nhấn giọng ở các câu đảo ngữ, hơi trầm và âm vang ở những câu cuối của bài thơ). Giáo viên có thể tổ chức, hướng dẫn các em đọc sáng tạo, đọc diễn cảm, giúp các em biết lắng nghe ngôn từ nghệ thuật trong văn bản. Phần này cũng làm cung cấp cho học sinh kiến thức về thơ nôm, thơ đường luật mà các tác giả sử dụng (Hồ Xuân Hương, Nguyễn khuyến, Bà Huyện Thanh Quan). Thơ song thất lục bát “Chinh Phụ Ngâm Khúc” Trong phần giải thích từ khó các điểm cổ, điểm tích, từ cổ, điểm nhã chónh là rút ngắn rài cản ngôn ngữ giữa học sinh với bài thơ trung đại, muốn cho học sinh hiểu, cảm, khám phá bài thơ có hiệu quả thì người giáo viên phải lần lượng hướng dẫn học sinh tìm hiểu những từ ngữ đó (Ví dụ bài thơ “Bánh Trôi Nước” - Hồ Xuân Hương sử dụng chất liệu dân gian “Thân em”, thành ngữ “Bảy nổi ba chìm”, văn bản “Sau phút chia ly”, lại sử dụng từ Hán- Việt mang sắc thái trang trọng “Chàng”, “Thiếp”, các điểm tích “Hàn Dương”, “Tiêu Dương”. Ngoài nghĩa khái quát, đây còn là các hình ảnh ước lệ, tượng trưng mà văn học trung đại thường sử dụng phần đỏ, hiểu văn bản.
	Cũng như dạy học, bài thơ trữ tình nói chung dạy học thơ trung đại là tổ chức, hướng dẫn học sinh tìm hiểu hệ thống cảm xúc của bài thơ, thơ trung đại thường lấy thiên nhiên làm đối tượng, làm người bạn tâm tình, là nguồn cảm hứng vô tận của các tác giả trong thơ bao giờ cũng có hai bức tranh, bức tranh thiên nhiên và bức tranh tâm trạng dùng những từ ngữ gợi tả đường nét, màu sắc, hình ảnh, âm thanh, vần luật, nhịp điệu (Ví dụ: Bức tranh thiên nhiên và bức tranh tâm trạng qua các văn bản: Qua Đèo Ngang, Sau phút chia li) với hệ thống câu hỏi định hướng, gợi tìm, thảo luận, bình giảng tôi đã giúp học sinh lĩnh hội, chiếm lĩnh bài thơ “Đóng khung” trong các thể thơ tứ tuyệt, đường luật, thất ngôn bát cú đường luật” Từ đó lần lượt các nội dung được lật mở, kết cấu bài thơ đường luật rất chặt chẽ nên khi tổ chức hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu tôi phân tích “Cắt ngang”, phân tích từng phần rồi tổng hợp lại.
	Để đáp ứng yêu cầu mới của bộ phận là “tính hợp” nên khi dạy học các văn bản thơ trung đạu tôi đã liên hệ với phần tiếng việt các bài từ hán việt, từ láy, với phần làm văn, bài văn, biểu cảm. Đặc biệt phần văn biểu cảm chiếm vị trí quan trọng, bởi qua phương tiện: Các từ, câu người xưa thường kí thác tâm sự sâu kín, nỗi lòng của tác giả với quê hương, đất nước (Thơ Hồ Xuân Hương là tiếng nói đôi nữ quyền thơ Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Khuyến đều là những tấc lòng, là nỗi niềm tâm sự thầm kín.
	Ngoài tài thơ, các nhà thơ trung đại còn có một tấm lòng trung thành với đất nước, yêu vốn văn hoá và ngôn ngữ dân tộc, tôi sẽ liên hệ vào mỗi bài học, để bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào về nền văn học dân tộc cho học sinh.
III. Kết luận và kiến nghị:
	Qua một thời gian thực hiện thiết kế các bước tìm hiểu văn bản thơ trung đại, được tổ chuyên môn dự và đánh giá là có hiệu quả với học sinh. Tôi đã tiến hành khảo sát trên lớp, kết quả:
	- Tổng số học sinh: 90 em
	+ Loại giỏi: 6 em = 6,6%
	+ Loại khá: 18 em: 19,8%
	+ Loại trung bình: 56 em = 64,8%
	+ Loại yếu còn: 8 em = 8,8%
	(Việc có học sinh yếu môn ngữ văn tôi cũng rất trăn trở, tuy môn văn đã từ mức độ cảm thụ cao chuyển sang năng lực ứng dụng thực hành văn bản, nhưng số học sinh yếu do diễn đạt ngôn ngữ chưa rõ ràng, tiếp thu chậm, các em chưa tự giác học tập).
	Qua đó tôi tin rằng, với lòng nhiệt huyết sự vươn lên và trau dồi chuyên môn của bản thân sẽ dần dần nâng cao được kết quả học tập của học sinh cả về chất lượng mũi nhọn và chất lượng đại trà.
	Tôi cũng muốn khẳng định rằng: Một tiết dạy ngữ văn (văn bản) để đạt được hiệu quả cần có những yếu tố sau:
	1- Giáo viên và học sinh cần có đủ tài liệu cần thiết. Học sinh chuẩn bị bài chu đáo dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
	2- Giáo viên nghiên cứu kĩ tác phẩm và những tư liệu xung quanh tác phẩm
	3- Sau khi tham khảo tài liệu cần xây dựng một phương án riêng cho giờ dạu của mình.
	4- Rút kinh nghiệm qua mỗi tiết dạy ở mỗi lớp, ghi lại những điểm cần thay đổi sửa chữa, bài dạu có hệ thống câu hỏi bài tập phù hợp với các đối tượng học sinh.
	5- Trong bài dạy cần kết hợp nhiều phương pháp với nhau. 
Trường THCS Thọ Sơn là một trường miền núi, cơ sở vật chất dạy học vẫn còn thiếu. Môn ngữ văn có đặc thù riêng là sử dụng nhiều kênh thông tin thì phương
tiện lại chưa có nhiều (ti vi, đầu đĩa VCD, đèn chiếu) ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng một tiết dạy ngữ văn trên lớp. Bản thân tôi rất mong Phòng giáo dục Triệu Sơn, UBND huyện Triệu Sơn quan tâm hơn nữa để sự nghiệp giáo dục của xã Thọ Sơn ngày càng được nâng cao.
Thọ Sơn, ngày 29 tháng 3 năm 2006
Người biết
Nguyễn Thị Hiền

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN co Hien` Tho Son.doc