SKKN Kinh nghiệm trong việc hướng dẫn học sinh lớp 7 viết đoạn văn nghị luận chứng minh

SKKN Kinh nghiệm trong việc hướng dẫn học sinh lớp 7 viết đoạn văn nghị luận chứng minh

III. Cơ sở để xây dựng hệ thống bài tập

1. Cơ sở lí luận

- Trong các phân môn của bộ môn Ngữ văn, Tập làm văn có vị trí đặc biệt

trong quá trình học tập và thi cử. Dạy Văn và tiếng Việt là khó, dạy Tập làm văn

lại có những cái khó riêng. Bởi vì, hơn bất cứ phân môn nào, ở đây giáo viên

phải đặc biệt coi trọng chủ thể trò, giữ đúng vai trò người hướng dẫn, điều chỉnh

để hoạt động tư duy và kỹ năng thực hành của học sinh đi đúng hướng nhằm

tiến tới viết (hoặc nói) được văn bản quy định trong chương trình.

Để đảm bảo tính thực hành giáo viên có nhiều hình thức tổ chức hoạt

động cho học sinh với nhiều dạng bài tập và có không ít những biện pháp thúc

đẩy hoạt động tích cực của học sinh. Chẳng hạn: từ quan sát, bắt chước, nhận

biết đến sáng tạo. Trong sáng tạo cũng từ sáng tạo bộ phận đến sáng tạo toàn

thể. Dù xây dựng hệ thống bài tập nào cũng luôn nắm vững nguyên tắc: từ bài

tập dẫn học sinh rút ra phương pháp làm bài tập làm văn, dùng bài tập để luyện

kỹ năng cụ thể.

 

pdf 33 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 02/03/2022 Lượt xem 1132Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kinh nghiệm trong việc hướng dẫn học sinh lớp 7 viết đoạn văn nghị luận chứng minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
• Mở bài gián tiếp: 
- Không đi thẳng vào vấn đề chứng minh mà dẫn dắt vấn đề bằng nhiều 
cách: 
+ Nêu xuất xứ của vấn đề chứng minh (Ví dụ: đề là câu ca dao thì dẫn từ 
ca dao...). 
+ Đưa ra một so sánh, một câu tục ngữ, ca dao, một câu nói hoặc trích dẫn 
thơ... (có nội dung tương đương). 
Trang 11 
+ Nêu lý do đưa đến bài viết (vấn đề chứng minh có cần thiết, có thiết 
thực với đời sống không?...) 
- Sau phần dẫn dắt là phần: 
+ Nêu vấn đề chứng minh. 
+ Phạm vi chứng minh. 
+ Trích dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp vấn đề chứng minh đã nêu ở đề bài. 
Để có thể viết đúng, theo hướng dẫn của giáo viên, học sinh có thể thực 
hiện được yêu cầu. Song từ chỗ đạt yêu cầu ấy, học sinh cần vươn tới cái đích là 
viết hay. Vì vậy, giáo viên cần đưa ra các bài tập luyện diễn đạt - lựa chọn cách 
diễn đạt hay để phần mở bài đúng với vai trò của nó là làm cho người đọc có 
được ấn tượng ban đầu về bài viết, tạo âm hưởng chung cho toàn bài. 
Bài tập 2: Để mở bài cho đề: Chứng minh: "Hình tượng Bác hồ là hình 
tượng đẹp trong thơ ca", có nhiều bạn đã viết. 
1. Bác Hồ là vị lãnh tụ cách mạng vĩ đại của dân tộc ta. Người là đề tài 
lớn trong thơ ca. Và trong thơ, ta bắt gặp hình tượng của Người. 
2. Nhà thơ Bảo Định Giang có câu: 
"Tháp mười đẹp nhất bông sen 
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ" 
Con người đẹp ấy đã đi vào trong thơ và là một hình tượng đẹp. 
3. Thơ với Bác là một sự kết hợp tuyệt vời. Thơ là cái đẹp của nghệ thuật, 
Bác là vẻ đẹp của cuộc đời. Thơ viết về Bác thì đúng là trong cái đẹp lại có cái 
đẹp. Hình tượng Bác là hình tượng đẹp trong thơ ca. 
4. Xúc động trước tình cảm cao đẹp của Bác dành cho các anh bộ đội, 
Minh Huệ viết:"Người cha mái tóc bạc 
 Đốt lửa cho anh nằm". 
Hình tượng Bác Hồ là hình tượng đẹp trong thơ ca. 
Theo em mở bài nào hay? 
Hướng dẫn: 
Trang 12 
Học sinh dễ dàng nhận thấy (2) và (3) là những mở bài hay. 
- Mở bài (1) đúng, không sai nhưng cách diễn đạt còn chung chung, chưa 
bắt được yêu cầu của đề bài. 
- Mở bài (4): 
+ Dẫn câu thơ chưa có sức thuyết phục, chưa có sức khái quát so với yêu 
cầu của đề bài. 
+ Giữa 2 câu sự liên kết còn lỏng lẻo. 
2. Luyện viết đoạn kết bài. 
Trong thực tế, tôi nhận thấy học sinh rất ít chú ý đến đoạn kết bài, chỉ tóm 
lược nội dung của bài hay liên hệ đôi câu công thức là xong. Đó là một thói 
quen xấu, làm ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng bài viết. Vì thế, giáo viên cũng 
cần dành thời gian thích đáng để học sinh được luyện viết đoạn văn kết bài. 
 * Kết bài phải đảm bảo các nguyên tắc sau: 
- Phần kết bài phải thể hiện đúng quan điểm đã trình bày ở phần trên (thân bài). 
- Kết bài nêu ra ý kiến khái quát, tổng hợp, đánh giá vấn đề đã trình bày. 
 *Có 4 cách kết bài: 
- Tóm tắt nội dung đã nêu ở thân bài. 
- Phát triển: Mở rộng thêm vấn đề đặt ra trong đề bài. 
- Vận dụng: Nêu phương hướng, bài học áp dụng hay phát huy, khắc phục 
vấn đề nêu trong bài. 
- Liên tưởng: Mượn ý kiến tương tự, những ý có giá trị để thay thế cho lời 
tóm tắt của người làm bài. 
Yêu cầu của kết bài cũng giống như mở bài, không chỉ đúng mà còn phải 
hay. Muốn làm được điều đó, giáo viên phải luyện cho các em viết, phải cho các 
em ý thức được rằng nếu chưa có một kết bài ưng ý thì chưa bằng lòng vì bài 
viết chưa hoàn chỉnh. 
Trong bài "Cách làm bài văn nghị luận chứng minh" có hướng dẫn viết 
đoạn kết bài tôi đưa ra một số bài tập như sau: 
Trang 13 
Bài tập 1: Nêu nhận xét của em về các đoạn kết bài của đề bài: Chứng 
minh "Ca dao là tiếng hát về tình cảm gia đình đằm thắm và ngọt ngào". 
Kết bài 1: Những tình cảm trên chứng tỏ một tình cảm gia đình đằm thắm và 
ngọt ngào, thể hiện bằng những câu ca dao. 
Kết bài 2: Tình cảm gia đình gắn bó ngọt ngào, đằm thắm được thể hiện rõ trong 
ca dao như những lời ca ngọt ngào, đằm thắm nhất. Thể hiện trong cuộc sống 
hàng ngày những tình cảm trong sáng. 
Hướng dẫn: Cả 2 kết bài đều chưa đạt yêu cầu, chưa gây được tình cảm 
ấn tượng, tạo dư âm cho người đọc về bài viết. 
Kết bài 1: Nhắc lại nội dung của vấn đề chứng minh - diễn đạt vụng về. 
Kết bài 2: Lỗi lặp từ, diễn đạt không thoát ý. 
Bài tập 2: Để kết bài cho đề: Chứng minh “Ca dao là tiếng hát về tình 
cảm gia đình đằm thắm và ngọt ngào”, em thích đoạn viết nào hơn. 
1. Kính trọng, biết ơn ông bà tổ tiên, ghi nhớ công lao của cha mẹ, tình 
anh em gắn bó, nghĩa vợ chồng thuỷ chung son sắt. Đó là những tình cảm gia 
đình được ca dao diễn tả một cách bình dị, mộc mạc mà chân thành thấm thía. 
Tình cảm gia đình là một trong những tình cảm đẹp của con người Việt Nam để 
chúng ta tự hào, trân trọng và gìn giữ mãi mãi với thời gian. 
 2. Với lời ca nhẹ nhàng, đằm thắm, ca dao giúp ta hiểu, thấm thía hơn về 
tình cảm gia đình - tình cảm thiêng liêng nhất trong mỗi con người. Chúng ta 
phải sống sao cho đẹp, sống sao cho tốt để hạnh phúc gia đình mãi mãi bên ta. 
 3. Những bài ca dao trên tuy chưa phải là nhiều so với kho tàng ca dao 
Việt Nam, song cũng phần nào nói lên được tình cảm gia đình gắn bó, yêu 
thương. Từ lâu, những tình cảm ấy đã in đậm trong tim mỗi người dân Việt 
Nam, để rồi trở thành một truyền thống quý báu, tốt đẹp như lời của một bài hát 
nhẹ nhàng, tha thiết mà thấm thía: "Gia đình, gia đình vương vấn bước chân ra 
đi, ấm áp trái tim quay về” 
Trang 14 
Học sinh trình bày ý kiến về cảm nhận của mình. Đây là những kết bài 
hay, phù hợp với yêu cầu của đề bài, tạo được ấn tượng tốt cho người đọc. 
Bài tập 3: Hãy viết ít nhất hai kết bài cho đề bài sau: 
Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn sống theo đạo 
lý "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây". 
Sau khi đã được giáo viên hướng dẫn, học sinh viết được những đoạn kết 
bài như sau: 
1. Lòng biết ơn "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" - là phẩm chất đạo đức vô 
cùng cao quý và cần có trong mỗi con người. Nó sẽ trở nên sâu sắc, ý nghĩa khi 
được thể hiện bằng những việc làm, hành động cụ thể. Ai cũng có lòng biết ơn, 
có lối sống ân nghĩa, thuỷ chung thì mọi người luôn sống gần nhau hơn, xã hội 
sẽ là một gia đình chung ấm áp biết bao! 
 (Nguyễn Minh Thu – 7G) 
2. Bằng hình ảnh ẩn dụ giản dị, mộc mạc, câu tục ngữ cho ta bài học luân 
lý sâu sắc. Nó nhắc nhở chúng ta về đạo làm con, đạo thầy trò, nghĩa vụ của 
người công dân đối với Tổ quốc. Lòng biết ơn phải được khắc sâu vào tâm hồn 
mỗi chúng ta, phải được gìn giữ bền vững mãi mãi cùng với thời gian. 
(Cao Thanh Túc– 7G) 
III. Bài tập luyện các kỹ năng cơ bản của đoạn văn chứng minh 
* Thân bài là phần trọng tâm có nhiệm vụ: 
- Phát triển những ý chính đã nêu ở phần mở bài. 
- Dùng lý lẽ và dẫn chứng (luận cứ) làm sáng rõ vấn đề nêu ở phần mở 
bài. 
* Thân bài gồm nhiều đoạn văn: 
- Mỗi đoạn văn chứng minh diễn đạt một ý cơ bản (luận điểm), ý này 
thường đặt ở đầu đoạn văn hoặc cuối đoạn văn. Nội dung các câu trong đoạn cần 
hướng vào nội dung của câu chủ đề (ý cơ bản - luận điểm) và có nhiệm vụ làm 
sáng rõ luận điểm ở câu chủ đề đó. 
Trang 15 
- Trong đoạn văn chứng minh cần đảm bảo sự thống nhất giữa ý cơ bản 
của toàn đoạn và dẫn chứng, giữa dẫn chứng và lời văn phân tích. 
* Đoạn văn phần thân bài thường có cấu tạo 2 phần: Lời lập luận thuyết minh và 
dẫn chứng. 
Dẫn chứng trong văn chứng minh được coi là linh hồn của bài văn. Trong phần 
tập làm văn, các bài về kiểu văn nghị luận chứng minh ví dụ bài: "Cách làm bài 
văn nghị luận chứng minh" không hướng dẫn cụ thể cách viết đoạn thân bài, 
cũng không có những đoạn mẫu tham khảo. Vì vậy, tôi đưa ra một hệ thống bài 
tập rèn các kỹ năng cơ bản, để học sinh có thể viết được đoạn văn chứng minh 
(phần thân bài) đúng và hay. 
1. Bài tập rèn kỹ năng đưa dẫn chứng. 
Việc sử dụng dẫn chứng không theo nguyên tắc bình quân mà ý nào quan 
trọng thì đưa dẫn chứng nhiều, ý nào không quan trọng thì dùng dẫn chứng ít. 
Có nhiều cách đưa dẫn chứng: 
- Dẫn trực tiếp: Dẫn nguyên văn một câu, một đoạn... chính xác như 
nguyên bản (khi sử dụng phải đặt trong dấu ngoặc kép và có chú thích khi cần). 
- Dẫn gián tiếp: Chỉ cần đại ý, đảm bảo đúng ý, không cần chính xác câu 
chữ như nguyên tác (khi phải tóm tắt câu chuyện, tóm tắt nhiều hành động, lời 
phát biểu hoặc một đoạn văn mà mình không thuộc...). 
- Có thể đưa dẫn chứng liệt kê (khi ý đã rõ ràng, hiển nhiên hoặc không 
cần chi tiết hoặc dùng dẫn chứng sau soi sáng cho dẫn chứng trước...). 
- Có thể đưa dẫn chứng kèm theo phân tích thuyết minh. 
Bài tập 1: Hãy nhận xét cách đưa dẫn chứng ở hai đoạn văn sau: 
 1. “Tiếng Việt trong cấu tạo của nó là một thứ tiếng khá đẹp. Nét đẹp ấy 
được tác giả Đặng Thai Mai khẳng định: Tiếng Việt là thứ tiếng giàu chất nhạc. 
Điều đó, khiến chúng ta nhớ đến các bài thơ, những áng văn sinh động, đa 
thanh, giàu chất nhạc trong kho tàng văn học Việt Nam. Ta hãy lắng nghe đoạn 
thơ sau: 
Trang 16 
"Chú bé loắt choắt 
Cái xắc xinh xinh 
Cái chân thoăn thoắt 
Cái đầu nghênh nghênh 
Ca lô đội lệch 
Mồm huýt sáo vang 
Như con chim chích 
Nhảy trên đường vàng". 
Nhạc tính của Tiếng Việt đã tấu lên ở âm sắc, những thanh điệu, cú pháp 
đẹp đẽ, uyển chuyển, sinh động biết bao trong đoạn thơ ấy.” 
 (Hoàng Gia Bách- 7G) 
→ Đưa dẫn chứng trực tiếp. 
 2. Trong cổ tích, bao giờ cái thiện cũng thắng cái ác. Cô Tấm sau bao lần 
chết đi sống lại rồi vẫn được làm hoàng hậu. Thạch Sanh qua bao lần oan khổ đã 
được làm vua. Chàng Sọ Dừa cuối cùng đoàn tụ hạnh phúc cùng cô Út dịu 
hiền... 
 (Lã Hà Quỳnh Nhi- 7G) 
→ Đưa dẫn chứng gián tiếp. 
Bài tập 2: Hãy chọn dẫn chứng thích hợp cho đoạn văn chứng minh: 
Bác Hồ là một con người giản dị. Đức tính đáng quý, đáng trân trọng ấy 
được Bác thể hiện ở mọi nơi, mọi lúc, mọi phương diện đời sống. Trong sinh 
hoạt (.......). Không chỉ có vậy, Bác luôn sống thân ái, chan hoà đời sống với mọi 
người "đi thăm nhà tập thể của công nhân từ nơi làm việc đến phòng nghỉ, nhà 
ăn...". Vì vậy, tất cả mọi người đều thấy Bác gần gũi, thân thương. 
Các dẫn chứng: 
(1). Bác ở nhà sàn, quần áo sang trọng nhất là bộ ka ki đã bạc; nơi Bác 
nằm là giường mây, chiếu cói; thức ăn hàng ngày là vài món ăn giản đơn: rau 
luộc, cà muối, cá kho... 
Trang 17 
(2). "Mong manh áo vải hồn muôn trượng 
 Hơn tượng đồng phơi những lối mòn". 
(3). "Bác ơi, tim Bác mênh mông thế 
 Ôm cả non sông mọi kiếp người". 
(Tố Hữu) 
Hướng dẫn: 
Đọc đoạn văn học sinh hiểu được ý khái quát của toàn đoạn văn: Đức tính 
giản dị của Bác Hồ → Vì vậy, các em dễ dàng nhận thấy cần phải lựa chọn dẫn 
chứng nào? 
(1) Dẫn chứng đầy đủ, toàn diện, tiêu biểu phù hợp với lý lẽ. 
(2) Dẫn chứng là câu thơ có sức khái quát cao về đức tính giản dị của Bác, 
song trong văn cảnh này dẫn chứng không có sức thuyết phục như dẫn chứng 
(1). 
(3) Dẫn chứng nói về Bác Hồ nhưng lại nói ở khía cạnh khác trong phẩm 
chất đạo đức sáng ngời của Người đó là tình yêu thương → không phù hợp. 
2. Bài tập sắp xếp dẫn chứng. 
Việc sắp xếp dẫn chứng rất quan trọng trong văn chứng minh. Đưa dẫn 
chứng nào trước, để dẫn chứng nào sau là một kỹ năng để bài viết mạch lạc, 
khoa học và nhiều khi còn thể hiện sắc thái tình cảm. 
Bài tập : So sánh hai đoạn văn 
1. Tiếng hát ngợi ca tình cảm vợ chồng trong ca dao cũng ngọt ngào, tha 
thiết biết bao. Cuộc sống cơ cực, bần hàn đến nỗi họ phải dùng những thứ mà 
người khác bỏ đi, thế mà bằng cử chỉ âu yếm, chăm sóc cho nhau, những thứ đó 
trong bữa cơm đạm bạc của họ trở nên tuyệt ngon với niềm vui hạnh phúc: 
 - “Râu tôm nấu với ruột bầu 
Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon.” 
Dù trong nghèo túng họ vẫn thương yêu, thuỷ chung với nhau: 
 - “Chồng em áo rách em thương 
Trang 18 
Chồng người áo gấm xông hương mặc người.” 
Đó là sự thuỷ chung, son sắt, chia sẻ vất vả trong lao động cực nhọc, kiếm 
sống gian nan, nhưng họ vẫn hát lên tiếng ca đầy ân nghĩa: 
 - “Rủ nhau lên núi đốt than 
Chồng mang đòn gánh vợ mang quang giành 
Củi than nhem nhuốc với tình 
Ghi lời vàng đá xin đừng quên nhau” 
2. Tiếng hát ngợi ca tình cảm vợ chồng trong ca dao cũng tha thiết ngọt 
ngào biết bao. Đó là sự thuỷ chung chia sẻ vất vả trong lao động cực nhọc kiếm 
sống gian nan nhưng họ vẫn hát lên tiếng ca ân nghĩa: 
“Rủ nhau lên núi đốt than 
Chồng mang đòn gánh vợ mang quang giành 
Củi than nhem nhuốc với tình 
Ghi lời vàng đá xin mình chớ quên.” 
Và dù trong nghèo túng, họ vẫn yêu thương thuỷ chung với nhau: 
“Chồng em áo rách em thương 
Chồng người áo gấm xông hương mặc người.” 
Cuộc sống cơ cực, bần hàn đến nỗi họ phải dùng những thứ mà người ta 
bỏ đi, bằng cử chỉ âu yếm, chăm sóc cho nhau, những thứ đó trong bữa cơm trở 
nên tuyệt ngon với niềm vui hạnh phúc: 
“Râu tôm nấu với ruột bầu 
Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon.” 
Hướng dẫn: 
Đoạn 1: Dẫn chứng sắp xếp như vậy sẽ có cảm giác trình bày lộn xộn, 
làm nhạt đi cảm xúc của người viết. 
Đoạn 2: Dẫn chứng được sắp xếp theo thứ tự tăng dần (tình cảm vợ chồng 
thuỷ chung, ấm áp trong lao động cực nhọc - nghèo túng - bần hàn cơ cực). 
Đoạn văn sẽ hay và sâu sắc hơn. 
Trang 19 
 3. Bài tập luyện diễn đạt, trình bày. 
Như trên đã trình bày, đoạn văn chứng minh thường có 2 phần: lời lập 
luận thuyết minh và dẫn chứng. Dẫn chứng đương nhiên là rất quan trọng, song 
lời phân tích, thuyết minh cũng quan trọng không kém. Giáo viên cần làm cho 
học sinh thấy, nếu không có lời phân tích, thuyết minh thì người đọc sẽ không 
hiểu tại sao lại dùng dẫn chứng này cho lý lẽ ấy hoặc vấn đề chứng minh khó có 
khả năng thuyết phục sâu sắc tới người đọc. Tôi cho học sinh tham khảo 2 đoạn 
văn sau: 
 Đoạn 1: Đối với Hồ Chí Minh, cái đẹp là cuộc sống thực tại trên mặt đất 
này 
 “Trong tù khoan khoái giấc ban trưa 
 Một giấc miên man suốt mấy giờ 
 Mơ thấy cưỡi rồng lên thượng giới 
 Tỉnh ra trong ngục vẫn nằm trơ.” 
Không thể hiểu đúng tinh thần bài thơ này nếu không nhận ra nụ cười mỉa mai 
kín đáo và giấc mơ “cưỡi rồng” của người thi sĩ. Tất nhiên, Hồ Chí Minh khát 
khao tự do hơn ai hết, nhưng không hề muốn cưỡi rồng bay lên trời. Nếu quả 
thực phải bay lên trời thì chắc thà Người ở trong ngục, thà ở cõi trần đau khổ 
này còn hơn. Bài thơ tự trào thật chua chát, cay đắng nhưng không hề có tinh 
thần thoát tục 
 Đoạn 2: “ Nhật kí trong tù” thể hiện một tinh thần dân chủ sâu sắc của mĩ 
học Hồ Chí Minh: 
 “Đầy mình đỏ tím như hoa gấm 
 Sột soạt luôn tay tựa gẩy đàn 
 Mặc gấm bạn tù đều khách quí 
 Gảy đàn trong ngục thảy tri âm”. 
Trang 20 
 Bài thơ có giọng đùa vui thoải mái giống như nhiều bài thơ khác của Hồ 
Chí Minh. Qua tiếng cười rất đỗi hồn nhiên ấy, nhà thơ muốn nói điều này: Hồ 
Chí Minh cũng chẳng phải xương thịt gì đặc biệt, da thịt cũng như da thịt mọi 
người mà thôi , bẩn thì ghẻ, ghẻ thì gãi và gãi ghẻ cũng có những cái thú riêng 
của nó. Cả một nhà lao cùng gãi ghẻ thì thật hiểu nhau vô cùng, thật là “tri âm, 
tri kỷ”... Có ai đó nói rất đúng rằng: Hồ Chí Minh rất vĩ đại nhưng vĩ đại nhất là 
Bác không bao giờ tự coi mình là vĩ đại. Đó chính là trường hợp bài thơ này. 
 Giáo viên chỉ rõ cho học sinh thấy: nếu không có đoạn phân tích thì người 
đọc không thể hiểu được tại sao người viết lại dùng dẫn chứng này cho lập luận 
ấy. 
Để viết hay, hấp dẫn, người viết phải biết trình bày linh hoạt giữa hai yếu 
tố: dẫn chứng và phân tích. Có thể thực hiện theo các cách sau: 
 - Dẫn chứng - phân tích. 
- Phân tích - dẫn chứng. 
- Phân tích - dẫn chứng - phân tích. 
Bài tập 1: Giáo viên đưa ra tình huống - Học sinh thảo luận 
Có người nói: "Làm văn chứng minh cũng dễ thôi, chỉ cần nêu luận điểm 
và dẫn chứng là xong". Ví dụ sau khi nêu luận điểm "Tiếng Việt ta giàu đẹp", 
chỉ cần dẫn ra câu ca dao : 
 Trong đầm gì đẹp bằng sen. 
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng... 
Theo em, nói như vậy có đúng không? Để làm được văn chứng minh, 
ngoài luận điểm và dẫn chứng, còn cần phải có thể điều gì? Có cần chú ý tới 
chất lượng của luận điểm và dẫn chứng không? Chúng cần phải như thế nào thì 
đạt yêu cầu? 
Hướng dẫn: 
Giáo viên lưu ý cho học sinh thấy là qua câu trả lời, người nói tỏ ra không 
hiểu về cách làm văn lập luận chứng minh. Chứng minh trong văn nghị luận đòi 
Trang 21 
hỏi phải phân tích, diễn giải sao cho dẫn chứng "nói lên" điều mình muốn chứng 
minh. Điều cần lưu ý nữa là dẫn chứng phải tiêu biểu. Câu ca dao trên làm theo 
thể lục bát, tiêu biểu cho Tiếng việt đẹp về thanh điệu, vần nhịp nhưng phải diễn 
giải thì điều cần chứng minh ở đó mới có sức thuyết phục. 
Bài tập 2: (Chữa lỗi diễn đạt, trình bày). Có bạn học sinh đã viết một 
đoạn của đề bài chứng minh: "Ca dao là tiếng hát về tình cảm gia đình đằm 
thắm và ngọt ngào" như sau: 
Những câu ca dao nói về tình cảm giữa con cháu và ông bà tổ tiên của 
mình:"Chim có tổ người có tông". 
Câu ca dao này cho cho thấy mọi người khi sinh ra thì ai cũng phải có 
nguồn gốc tổ tiên của mình. 
“Ngó lên nuộc lạt mái nhà 
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.” 
 Tình cảm của con cháu đối với ông bà được câu ca dao này nói tới. 
Hãy nêu nhận xét của em về đoạn văn trên? 
Hướng dẫn: 
- Đoạn văn đã triển khai luận điểm: Ca dao là tiếng hát về tình cảm giữa 
con cháu đối với ông bà. 
- Cách diễn đạt vẫn chưa đạt yêu cầu. 
+ Lý lẽ nói ca dao, dẫn chứng nêu là tục ngữ → sai về thể loại. 
+ Giữa 2 dẫn chứng không liền mạch, cách đưa dẫn chứng giống nhau 
(dẫn chứng - phân tích). 
+ Lời phân tích thuyết minh còn chung chung, còn rất vụng - không có 
sức thuyết phục, sức lay động lòng người. 
Sau khi nghe hướng dẫn, học sinh đã viết: 
Ca dao dành những lời trân trọng, thành kính nhất để nói về ông bà, tổ 
tiên của mình, ông bà là gốc của gia đình, cháu con luôn ghi nhớ công ơn phúc 
lộc mà ông bà để lại: 
Trang 22 
“Con người có cố, có ông 
Như cây có cội như sông có nguồn.” 
Cây có cội mới sống được, sông có nguồn mới có nước, mới thành sông. 
Mượn hình ảnh ẩn dụ "cội", "nguồn" câu ca dao muốn nói đến lòng biết ơn sâu 
sắc của con cháu đối với công ơn lớn lao của ông bà, tổ tiên. Và tình cảm nhớ 
thương ông bà là tình cảm con cháu luôn giữ gìn. 
“Ngó lên nuộc lạt mái nhà 
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.” 
Mới ngó lên những mối buộc "nuộc lạt mái nhà" mà trong lòng con cháu 
đã trào dâng bao nỗi niềm nhớ thương. Phép so sánh "bao nhiêu..... bấy nhiên" 
diễn tả tình cảm đó thật sâu nặng và nồng nàn biết bao! 
Qua đoạn văn tham khảo, tôi muốn nhắc nhở các em phải linh hoạt, sáng 
tạo nhiều hơn khi viết đoạn văn chứng minh. 
4. Bài tập luyện cách liên kết đoạn. 
- Đoạn văn không tồn tại độc lập, riêng biệt mà chỉ là một bộ phận của bài 
văn, khi viết đoạn, phải xác định xem đoạn văn ấy nằm ở vị trí nào của bài văn, 
có thế mới tạo được sự liên kết, liền mạch của bài viết. 
- Học sinh không chỉ viết đoạn tốt mà giữa các đoạn trong văn bản , kỹ 
năng liên kết đoạn cũng rất cần thiết. 
Bài tập 1: Tìm hiểu cách liên kết đoạn của hai đoạn văn trong văn bản 
"Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" của Hồ Chí Minh. 
“Lịch sử ta đã có những cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu 
nước của nhân dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang sử vẻ vang thời 
đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung... Chúng ta phải 
ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một 
dân tộc anh hùng. 
Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ 
các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước 
Trang 23 
ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến 
miền xuôi, ai cùng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc..." 
Hướng dẫn: 
- Hai đoạn văn cùng hướng về nội dung: Tinh thần yêu nước của nhân dân 
ta. 
+ Đoạn 1: Tinh thần yêu nước của nhân dân trong quá khứ. 
+ Đoạn 2: Tinh thần yêu nước của nhân dân trong cuộc kháng chiến 
chống Pháp. 
- Hai đoạn văn liên kết liền mạch không chỉ bằng nôi dung của các câu 
văn mà tác giả còn sử dụng câu chuyển ý rất tự nhiên: "Đồng bào ta ngày nay 
cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước". Không chỉ có tác dụng liên kết 
mà còn diễn tả được lịch sử dân tộc anh hùng mang truyền thống yêu nước từ 
ngàn xưa được nối tiế

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkinh_nghiem_trong_viec_huong_dan_hoc_sinh_lop_7_viet_doan_va.pdf