5. Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến
Trong xu thế hội nhập quốc tế và sự phát triển không ngừng nghỉ của
khoa học công nghệ cũng như yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực đòi hỏi
ngày càng cao thì phương pháp dạy học truyền thống của nền giáo dục nước nhà
đã không đáp ứng được. Do đó cần thực hiện “cuộc cách mạng về giáo dục”
trong đó có phương pháp dạy học. Vì vậy, chúng ta phải tích cực thay đổi
phương pháp dạy học truyền thống, cách truyền đạt kiến thức một chiều sang
phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận năng lực người học - lấy người học
làm trung tâm, tập trung phát triển năng lực người học.
Trong những năm qua, chúng tôi GV trường THPT Yên Dũng số 2 cũng
đã tiếp cận và đang thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học. Tuy nhiên, từ
thực tế giảng dạy của bản thân cũng như việc đi dự giờ đồng nghiệp tại trường,
tôi thấy rằng việc đổi mới PPDH còn chưa áp dụng nhiều và hiệu quả chưa cao.
Dạy học vẫn nặng về truyền thụ kiến thức, việc rèn luyện kỹ năng, phát triển
năng lực người học chưa được quan tâm nhiều. Tất cả những điều đó dẫn tới học
sinh học thụ động, lúng túng, thiếu tự tin khi giải quyết các tình huống trong
thực tiễn.
Vì những lí do trên, tôi chọn đề tài: “Vận dụng dạy học theo hướng phát
triển năng lực cho HS lớp 11 trong chủ đề Hô hấp ở động vật” nhằm nâng cao
chất lượng dạy học của bản thân, từ đó đóng góp một phần nhỏ bé vào công
cuộc đổi mới căn bản, toàn diện của ngành giáo dục nước nhà.
cao. B. Vì độ ẩm trên cạn thấp. C. Vì mang bị khô nên cá không hô hấp được. D. Vì trên cạn ánh sáng mạnh hơn. Câu 7. Động vật có phổi không hô hấp được dưới nước vì A. nước tràn vào đường dẫn khí, cản trở lưu thông khí nên không hô hấp được. B. phổi không hấp thu được O2 trong nước. C. phổi không thải được CO2 trong nước. D. cấu tạo phổi không phù hợp với việc hô hấp trong nước. Vận dụng Câu 8. Vì sao khi nuôi cá cảnh trong bể kính, người ta thường thả rong, bèo hay trồng các cây thủy sinh? A. Tạo khung cảnh đẹp. B. Tăng O2 trong nước. 11 C. Tăng khí CO2. D. Cung cấp thức ăn cho cá. Câu 9. Có bao nhiêu biện pháp sau đây giúp phòng tránh dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virut Corona (COVID - 19) gây ra? (1). Đeo khẩu trang đúng cách. (2). Thực hiện khai báo y tế khi ho, sốt. (3). Hạn chế đưa tay lên mắt, mũi và miệng. (4). Rửa tay thường xuyên và đúng cách. A. 1. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 10. Ở người, vì sao khi bị tràn dịch màng phổi thì sẽ ngạt thở, dẫn đến tử vong? A. Khi tràn dịch màng phổi sẽ gây nhiễm khuẩn phổi làm chức năng phổi kém. B. Khi tràn dịch màng phổi thì dịch sẽ xâm nhập vào phổi làm tắc đường dẫn khí. C. Khi tràn dịch màng phổi thì trung khu hít vào sẽ bị ức chế làm sức co của các cơ thở giảm làm cơ thể thiếu khí. D. Khi tràn dịch màng phổi thì chất dịch chứa đầy xoang màng phổi nên phổi không thể hút khí vào, cơ thể sẽ thiếu O2 và bị chết vì ngạt thở. HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án B C B D D C A B D D * Các bước tiến hành khảo sát mức độ hứng thú, tích cực của HS sau khi học xong bài học theo các PPDH và KTDH tích cực theo các tiêu chí Bước 1: Xác định các tiêu chí đánh giá. Bước 2: Xây dựng phiếu khảo sát theo các tiêu chí. Bước 3: Thử nghiệm, phân tích kết quả, điều chỉnh và hoàn thiện. PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN HỌC SINH 12 (Sau khi thực hiện xong Dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho HS lớp 11 trong chủ đề Hô hấp ở động vật) Họ và tên:.......................................... Lớp: 11... - Trường: THPT yên dũng số 2 Hãy đánh dấu "x" vào sự lựa chọn phù hợp với ý kiến của em: Câu Nội dung câu hỏi Phương án trả lời Câu 1 Thái độ của em đối với môn Sinh họcnhư thế nào? Rất thích Thích Bình thường Không thích Câu 2 Khi thực hiện Dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho HS trong chủ đề Hô hấp ở động vật. Em tự đánh giá bản thân: Không hiểu bài Bình thường Hiểu bài Rất hiểu và hứng thú Câu 3 Em đánh giá như thế nào về tầm quan trọng của bộ môn Sinh học trong thực tiễn hiện nay? Rất cần thiết Cần thiết Bình thường Không cần thiết Câu 4 Theo em, thực hiện phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực môn Sinh học nhằm mục đích gì? Giúp em tự tin hơn, hòa nhập hơn với bạn bè. Giúp các em hứng thú học tập hơn. Tạo cơ hội cho các em sáng tạo, học gắn với thực tiễn, tránh sự học nhồi nhét. Giúp em tự giác và có trách nhiệm hơn trong học tập. Giúp em hiểu biết hơn về thế giới sống. Tất cả các mục đích trên 13 Câu 5 Em có hứng thú với cách dạy họctheo hướng phát triển năng lực môn Sinh học không? Rất hứng thú Hứng thú Bình thường Không hứng thú lắm Câu 6 Nhiệm vụ (bài tập) mà giáo viên giao về nhà cho các em khi tham gia dạy học theo hướng phát triển năng lực trong chủ đề Hô hấp ở động vật ở mức độ nào? Khó khăn Vừa phải Dễ dàng Nhàm chán Câu 7 Ý kiến của em khi được chuẩn bị bàitrước theo từng nhóm? Rất thích Thích Bình thường Không thích Câu 8 Ý kiến của em về việc thực hiện nhiệm vụ trong phần tìm hiểu nội dung mới của bài học? Rất tích cực Tích cực Bình thường Không tích cực Câu 9 Theo em việc áp dụng dạy học theo hướng phát triển năng lực môn Sinh học có phù hợp không? Không Phù hợp Rất phù hợp Không có ý kiến gì Câu 10 Đề xuất của em cho giáo viên trong việc vận dụng dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS môn Sinh học? Không áp dụng Thỉnh thoảng áp dụng Áp dụng thương xuyên Không có ý kiến gì 7.1.2.4. Kết quả khi thực hiện giải pháp * Sản phẩm được tạo ra từ giải pháp: 14 - Phiếu nhận xét đánh giá hoạt động nhóm ở hoạt động 4, đề kiểm tra. (Chi tiết ở phụ lục 1). - Kết quả bài kiểm tra của HS. (Đã thể hiện ở giải pháp). - HS hoàn thiện phiếu khảo sát đánh giá về mức độ hứng thú của HS sau khi học xong bài học. * Các bảng số liệu kết quả khi thực hiện giải pháp. - Tôi đã tiến hành cho HS tự kiểm tra đánh giá sau khi thực hiện giải pháp trên ở 2 lớp: 11A4 và 11A5 (năm học 2020 - 2021) trường THPT Yên Dũng số 2, có trình độ khá, tương đương nhau. Trong đó: Lớp 11A4: Lớp đối chứng (ĐC) thực hiện giải pháp cũ. Lớp 11A5: Lớp thực nghiệm (TN) thực hiện giải pháp mới. Hình thức: Đánh giá hoạt động học của HS ở hoạt động 4 trong bài dạy chủ đề “Hô hấp ở động vật” theo phiếu dựa trên các tiêu chí đã xây dựng. Quy định mức điểm để xếp loại các nhóm: Từ 80 – 100 điểm: xếp loại tốt; từ 65- 79 điểm: xếp loại khá; từ 50 – 64 điểm: xếp loại TB; từ 35 – 49: xếp loại yếu; <35: Xếp loại kém. Kết quả đánh giá như sau: Lớp Sĩ số Kết quả đánh giá Tốt Khá TB Yếu Kém 11A4 (ĐC) 44 14% 37% 49% 0% 0% 11A5 (TN) 44 71% 29% 0% 0% 0% Qua kết quả tự đánh giá và đánh giá chéo giữa các nhóm cho thấy sức mạnh của hợp tác, hiệu quả của việc áp dụng PPDH và KTDH tích cực vào bài dạy. Học sinh tích cực, hứng thú trong học tập và tự tin hơn, mạnh dạn hơn, sáng tạo hơn trong quá trình giải quyết các nhiệm vụ được giao. - Kết quả khảo sát ý kiến học sinh: KẾT QUẢ TỔNG HỢP PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN HỌC SINH (Sau khi thực hiện xong Dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho HS lớp 11 trong chủ đề Hô hấp ở động vật) 15 Câu Nội dung câu hỏi Phương án trả lời Lớp 11A5 (44 HS) Số lượng Tỉ lệ % Câu 1 Thái độ của em đối với môn Sinh học như thế nào? Rất thích 30 68 Thích 10 23 Bình thường 4 9 Không thích 0 0 Câu 2 Khi thực hiện dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho HS trong chủ đề Hô hấp ở động vật. Em tự đánh giá bản thân: Không hiểu bài 0 0 Bình thường 0 0 Hiểu bài 9 20 Rất hiểu và hứng thú 35 80 Câu 3 Em đánh giá như thế nào về tầm quan trọng của bộ môn Sinh học trong thực tiễn hiện nay? Rất cần thiết 40 91 Cần thiết 4 9 Bình thường 0 0 Không cần thiết 0 0 Câu 4 Theo em, thực hiện phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực môn Sinh học nhằm mục đích gì? Giúp em tự tin hơn, hòa nhập hơn với bạn bè. 44 100 Giúp các em hứng thú học tập hơn. 44 100 Tạo cơ hội cho các em sáng tạo, học gắn với thực tiễn, tránh sự học nhồi nhét. 44 100 Giúp em tự giác và có trách nhiệm hơn trong học tập. 44 100 16 Giúp em hiểu biết hơn về thế giới sống. 44 100 Tất cả các mục đích trên 44 100 Câu 5 Em có hứng thú với cách dạy học theo hướng phát triển năng lực môn Sinh học không? Rất hứng thú 34 77 Hứng thú 10 23 Bình thường 0 0 Không hứng thú lắm 0 0 Câu 6 Nhiệm vụ (bài tập) mà giáo viên giao về nhà cho các em khi tham gia dạy học theo hướng phát triển năng lực trong chủ đề Hô hấp ở động vật ở mức độ nào? Khó khăn 0 0 Vừa phải 44 100 Dễ dàng 0 0 Nhàm chán 0 0 Câu 7 Ý kiến của em khi được chuẩn bị bài trước theo từng nhóm? Rất thích 34 77 Thích 8 18 Bình thường 2 5 Không thích 0 0 Câu 8 Ý kiến của em về việc thực hiện nhiệm vụ trong phần tìm hiểu nội dung mới của bài học? Rất tích cực 30 69 Tích cực 12 27 Bình thường 2 4 Không tích cực 0 0 Không 0 0 Phù hợp 15 34 17 Câu 9 Theo em việc áp dụng dạy học theo hướng phát triển năng lực môn Sinh học có phù hợp không? Rất phù hợp 29 66 Không có ý kiến gì 0 0 Câu 10 Đề xuất của em cho giáo viên trong việc vận dụng dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS môn Sinh học? Không áp dụng 0 0 Thỉnh thoảng áp dụng. 13 30 Áp dụng thường xuyên 29 66 Không có ý kiến gì 2 4 Qua kết quả tổng hợp phiếu khảo sát ý kiến học sinh về dạy học theo hướng phát triển năng lực của HS cho thấy được tính hiệu quả của sáng kiến, phương pháp này giúp HS yêu môn Sinh học hơn, hứng thú hơn trong học tập, tự tin hơn, giải quyết vấn đề linh hoạt và sáng tạo hơn, đồng thời cũng rèn cho HS có ý thức trách nhiệm với công việc được giao. 18 CÁC HÌNH ẢNH MINH HỌA CHO CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA HS LỚP 11A5, SẢN PHẨM CỦA GIẢI PHÁP Thảo luận cặp đôi ở HĐ 2. 19 Thảo luận cặp đôi ở HĐ 3. Đại diện nhóm cặp đôi trả lời câu hỏi ở HĐ3. 20 Thảo luận của nhóm chuyên gia ở HĐ4 21 Di chuyển của nhóm chuyên gia sang nhóm mảnh ghép ở HĐ 4 Hoạt động của nhóm mảnh ghép ở HĐ4 22 Trưng bày sản phẩm của nhóm mảnh ghép ở HĐ4 Sản phẩm của nhóm mảnh ghép ở HĐ4 (Sản phẩm của giải pháp 1) 23 Báo cáo kết quả hoạt động nhóm ở HĐ4 Đại diện nhóm trả lời câu hỏi thảo luận ở HĐ4 24 Đại diện các nhóm đánh giá chéo kết quả phiếu học tập 5 ở HĐ4 Các nhóm tự đánh giá và đánh giá chéo quá trình học tập và kết quả HĐ4 25 Các nhóm biết tự đánh giá và đánh giá chéo quá trình học tập HĐ4 (Sản phẩm của giải pháp 2) () HS tham gia trả lời câu hỏi ở HĐ5 luyện tập 26 HS tích cực, sôi nổi trong các HĐ học (Sản phẩm của giải pháp 1) Không khí vui tươi của HS trong trò chơi ở hoạt động 6 27 Các nhóm trưng bày sản phẩm của hoạt động học 6 (Sản phẩm của giải pháp 1) 28 Đại diện nhóm 2 báo báo kết quả hoạt động 6 29 Sản phẩm làm việc ở nhà của nhóm 4 trong hoạt động 6 30 HS chăm chú, tập trung làm bài kiểm tra ở sau giờ học 31 Hình ảnh GV trong cụm Yên Dũng rút kinh nghiệm sau giờ dạy (ngày 28/01/2021) 32 7.2. Thuyết minh về phạm vi áp dụng sáng kiến Sau khi hoàn thành sáng kiến, dạy thể nghiệm ở lớp 11A5 trường THPT Yên Dũng số 2 ngày 28/01/2021 và được sự đóng góp ý của các đồng nghiệp trong cụm huyện Yên Dũng để sáng kiến được hoàn thiện hơn. Tôi cũng đã chia sẻ sáng kiến này đến các đồng nghiệp trong cụm Yên Dũng cùng áp dụng. Về bản thân tôi cũng đã tiếp tục áp dụng dạy chủ đề Hô hấp ở động vật ở một số lớp 11 khác của trường THPT Yên Dũng số 2 như lớp 11A11, 11A12. Tuy nhiên, do thời gian có hạn (trong 1 tiết học theo PPCT Sinh học 11 hiện nay ở trường tôi) nên khi áp dụng giải pháp này ở một số lớp khác tôi cũng gặp một số khó khăn để thực hiện được hết các ý tưởng của giải pháp. Trong quá trình dạy ở các lớp khác, tôi khắc phục hạn chế về thời gian như sau: ở hoạt động 4 tìm hiểu về các hình thức hô hấp thì tập trung vào hình thức hô hấp bằng phổi, còn các hình thức khác không dạy chi tiết, chỉ giới thiệu qua, chú trọng hướng tới liên hệ vào thực tiễn sản xuất, giải thích hiện tượng tự nhiên, vận dụng vào chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cũng như tuyên truyền giáo dục ý thức HS thực hiện nghiêm túc công tác phòng chống dịch bệnh Covid – 19. Giải pháp này có thể áp dụng trong quá trình dạy học môn Sinh học lớp 11 không chỉ với chủ đề Hô hấp ở động vật mà còn có thể áp dụng để giảng dạy ở nhiều bài khác, giải pháp không chỉ áp dụng dạy học khối 11 mà còn có thể áp dụng để giảng dạy ở cả khối 10 và khối 12. 7.3. Thuyết minh về lợi ích kinh tế, xã hội của sáng kiến Sau khi thực hiện, sáng kiến trên đã mang lại những lợi ích sau: - Lợi ích về kinh tế: Đồ dùng dạy học sử dụng trong bài (giấy A0, bút mầu) dễ tìm kiếm, giá thành rẻ, sản phẩm lưu lại có giá trị tuyên truyền cao. Đồng thời, thông qua bài học vận dụng phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực, HS đã thấy được vai trò quan trọng của hô hấp đối sự sống, sự sinh trưởng và phát triển của động vật cũng như con người. Người học cũng chủ động tìm hiểu và giải thích được một số hiện tượng xảy ra trong thực tiễn, 33 những ứng dụng hiểu biết về hô hấp trong chăn nuôi. Từ đó có thể tư vấn cho gia đình, những người xung quanh chủ động xây dựng các biện pháp thúc đẩy quá trình sinh trưởng, phát triển của động vật thông qua hô hấp và kịp thời đề xuất các biện pháp khắc phục những vấn đề xảy ra đối với quá trình hô hấp của động vật, góp phần tăng năng suất vật nuôi, tăng hiệu quả kinh tế. - Lợi ích về xã hội: Dạy học theo hướng phát triển năng lực cho HS, giờ dạy của mỗi GV trở nên sinh động, hấp dẫn và có ý nghĩa. Người thầy có thể sẽ học được rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tế từ học trò. Mối quan hệ thầy trò trở nên gần gũi, tốt đẹp qua việc giải quyết các tình hướng liên quan đến nội dung bài học và cuộc sống của người học. Còn người học được chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm của mình đồng thời không chỉ từ người thầy mà còn từ chính các bạn trong lớp qua đó giúp HS ghi nhớ sâu kiến thức, tăng khả năng áp dụng vào thực tế, hứng thú hơn, tự tin hơn, có trách nhiệm với bản thân và tin tưởng vào giá trị của chính mình. Quan trọng hơn nữa là người học thích học, thích tìm hiểu, nghiên cứu qua đó hiểu biết ngày càng sâu rộng hơn, hoàn thiện hơn về trí tuệ, nhân cách và thành công hơn trong học tập, trong cuộc sống. Thông qua những hiểu biết về hô hấp ở động vật và người, những ứng dụng trong đời sống giúp chúng ta có ý thức giữ gìn và bảo vệ sức khỏe hơn, tự giác, chủ động phòng chống các bệnh đường hô hấp hơn. Đặc biệt từ những hiểu biết về đại dich Covid – 19 giúp GV cũng như HS góp một phần nhỏ cùng chung tay tuyên truyền các biện pháp phòng chống, ngăn chặn dịch bệnh để hướng tới môi trường “Việt Nam không CORONA, Yên Dũng số 2 không CORONA”. * Cam kết: Tôi cam đoan những điều khai trên đây là đúng sự thật và không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. 34 KT. HIỆU TRƯỞNG PHÓ HIỆU TRƯỞNG Lê Đình Khương Yên Dũng, ngày 07 tháng 04 năm 2021 Tác giả sáng kiến Lê Thị Ngát 35 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. PPDH: Phương pháp dạy học. 2. KTDH: Kỹ thuật dạy học. 3. GV: Giáo viên. 4. HS: Học sinh. 5. THPT: Trung học phổ thông. 6. HĐ: Hoạt động. 36 KẾ HOẠCH BÀI DẠY Chủ đề: HÔ HẤP Ở ĐỘNG VẬT Thời lượng: 60 phút I. Mục tiêu dạy học Phẩm chất, năng lực Mục tiêu Mã hóa NĂNG LỰC ĐẶC THÙ Nhận thức sinh học Nêu được khái niệm hô hấp ở động vật. (1) Nêu được các giai đoạn của quá trình hô hấp ở động vật. (2) Phân biệt đươc hô hấp ngoài và hô hấp trong. (3) Nêu được khái niệm và đặc điểm của bề mặt trao đổi khí. (4) Phân tích được được các hình thức hô hấp ở động vật. (5) Nêu được chiều hướng tiến hóa của hô hấp ở động vật. (6) Tìm hiểu thế giới sống Quan sát được một số hiện tượng thực tế trong đời sống liên quan đến hô hấp ở động vật. (7) Quan sát được một vài điều kì diệu trong thế giới động vật ví dụ cá voi hô hấp bằng phổi, sống được ở dưới nước (8) Vận dụng kiến thức đã học vào trong thực tiễn Vận dụng được hiểu biết về hô hấp ở động vật để giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn. (9) Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hô hấp của động vật trong chăn nuôi. (10) Nêu được một số bệnh đường hô hấp ở người. (11) Biện pháp phòng chống bệnh đường hô hấp ở người. (12) NĂNG LỰC CHUNG Giao tiếp và hợp tác Tăng cường khả năng trình bày và diễn đạt ý tưởng, sự tương tác tích cực giữa các thành viên trong nhóm khi thực hiện nhiệm vụ hợp tác. (13) 37 Tự chủ và tự học Tích cực chủ động nghiên cứu nội dung bài học và tìm kiếm tài liệu về hô hấp ở động vật, tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm khi hợp tác, tự đánh giá về quá trình và kết quả thực hiện nhiệm vụ hợp tác. (14) Giải quyết vấn đề và sáng tạo Chủ động đề ra kế hoạch, cách thức thực hiện nhiệm vụ hợp tác, cách thức xử lí các vấn đề phát sinh một cách sáng tạo trong quá trình hợp tác nhằm đạt được kết quả tốt nhất. (15) PHẨM CHẤT CHỦ YẾU Chăm chỉ Tích cực nghiên cứu tài liệu, thường xuyên theo dõi việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công. (16) Trách nhiệm Có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ khi được phân công. (17) Trung thực Có ý thức báo cáo chính xác, khách quan về kết quả đã nghiên cứu, tìm hiểu. (18) II. Phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học và phương tiện dạy học Mục tiêu Nội dung trọng tâm Phương pháp, kĩ thuật dạy học Phương tiện dạy học Nêu được khái niệm hô hấp ở động vật Khái niệm hô hấp ở động vật. Phân biệt hô hấp ngoài và hô hấp trong. Dạy học trực quan. Thảo luận cặp đôi. Hình ảnh minh họa. Nêu được các giai đoạn của quá trình hô hấp ở động vật. Phân biệt đươc hô hấp ngoài và hô hấp trong. Nêu được khái niệm và đặc điểm của bề mặt trao đổi khí. Khái niệm và đặc điểm bề mặt trao đổi khí. Dạy học trực quan. Hoạt động cá nhân và thảo luận cặp đôi. Hình ảnh minh họa, mẫu vật (nếu có). 38 Phân tích được được các hình thức hô hấp ở động vật. Các hình thức hô hấp ở động vật. Chiều hướng tiến hóa. Dạy học trực quan. Dạy học hợp tác. Kĩ thuật mảnh ghép. Dạy học giải quyết vấn đề. Hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm. Hình ảnh minh họa, mẫu vật (nếu có). Phiếu học tập.Nêu được chiều hướng tiến hóa của hô hấp ở động vật. Vận dụng được kiến thức về hô hấp ở động vật giải thích được một số hiện tượng thực tế trong cuộc sống. Ứng dụng Dạy học trực quan. Dạy học hợp tác. Dạy học giải quyết vấn đề. Dạy học theo dự án. Hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm. Kĩ thuật phòng tranh. Hình ảnh minh họa. Sản phẩm phòng tranh. Quan sát được một số hiện tượng thực tế trong đời sống liên quan đến hô hấp ở động vật. Quan sát được một vài điều kì diệu trong thế giới động vật ví dụ cá hô hấp bằng phổi, sống được ở dưới nước Vận dụng được hiểu biết về hô hấp ở động vật để giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn. 39 Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hô hấp của động vật trong chăn nuôi. Nêu được một số bệnh đường hô hấp ở người. Biện pháp phòng chống bệnh đường hô hấp ở người. III. Tiến trình dạy học Hoạt động 1. Khởi động (5 phút) GV vận dụng kĩ thuật động não để tổ chức hoạt động học tập a. Mục tiêu: - Tạo không khí sôi nổi, khơi gợi sự hứng thú của học sinh trước khi bắt đầu tìm hiểu bài học mới. - Phát triển năng lực tư duy, năng lực sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt ý tưởng cá nhân một cách tự tin. b. Nội dung: HS thực hiện nhiệm vụ GV yêu cầu và suy nghĩ trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi. d. Cách thức thực hiện: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS. GV yêu cầu HS cả lớp thực hiện động tác hít vào và thở ra và đặt câu hỏi: Ý nghĩa của động tác hít vào và thở ra ở người? Nếu không hít vào vào và thở ra thì cơ thể có thể tồn tại không? Thực hiện nhiệm vụ Định hướng, giám sát Tiếp nhận nhiệm vụ. HS thực hiện động tác hít vào và thở ra và suy nghĩ câu trả lời 40 Báo cáo kết quả thực hiên nhiệm vụ - GV yêu cầu đại diện một số nhóm trả lời các câu hỏi, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung. GV tổng kết câu trả lời. GV dẫn dắt giới thiệu bài mới. theo yêu cầu của GV. HS trả lời câu hỏi. HS nhận xét câu trả lời và bổ sung cho nhau. e. Phương án đánh giá Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Nhận xét quá trình học tập của HS. - GV tổng hợp và đánh giá chung. - Tự đánh giá câu trả lời và đánh giá chéo. - Nhận xét, bổ sung cho nhau. - Chú ý định hướng của GV. Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm hô hấp ở động vật (5 phút) GV vận dụng PPDH trực quan và thảo luận cặp đôi để tổ chức hoạt động học tập a. Mục tiêu: Hướng tới phát triển năng lực, phẩm chất cho HS: Mã hóa (1), (2), (3), (13), (14), (16), (17). b. Nội dung: HS quan sát hình ảnh, thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi. d. Cách thức thực hiện: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Chuyển giao nhiệm vụ học tập (Tại lớp) 41 GV yêu cầu HS dựa vào phần khởi động, quan sát hình, thảo luận cặp đôi và trả lời các câu hỏi: - Câu hỏi trang 71: Chọn câu trả lời đúng về hô hấp ở động vật? - Quan sát tranh hình các giai đoạn của quá trình hô hấp? Quá trình hô hấp gồm những giai đoạn nào? Phân biệt hô hấp ngoài và hô hấp trong? Quá trình vận chuyển khí được thực hiện nhờ hệ cơ quan nào trong cơ thể? Tiếp nhận nhiệm vụ được giao. Thực hiện nhiệm vụ học tập (tại lớp) Định hướng, giám sát Thảo luận cặp đôi tìm nội dung để trả lời câu hỏi theo yêu cầ
Tài liệu đính kèm: