Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực trong văn bản “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân

Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực trong văn bản “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân

Để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, chúng ta cần tiến hành đổi mới đồng

bộ từ nội dung, kiểm tra đánh giá và đặc biệt là về phương pháp, hình thức tổ chức

dạy học. Hiện nay, để hình thành những năng lực, phẩm chất cần thiết, để phát huy

được tính tích cực, chủ động cho HS, nhà giáo cần tổ chức các hoạt động học tập để

các em được trực tiếp tham gia tìm kiếm tri thức thức thông qua các phương pháp,

kỹ thuật dạy học tích cực như: hợp tác, giải quyết vấn đề, công não, vẽ sơ đồ tư duy.2

Dù vậy, chúng ta cũng không nên phủ nhận hoàn toàn vai trò, ưu điểm của

PPDH truyền thống hay không công nhận những hạn chế của các phương pháp, kỹ

thuật dạy học hiện đại. Nói cách khác, mỗi PPDH đều có những ưu và nhược điểm

riêng như câu nói: không có phương thuốc nào chữa bách bệnh, không có phương

pháp dạy học nào là tối ưu, là chìa khóa vạn năng. Vì thế, GV cần vận dụng các

phương pháp, các kỹ thuật dạy học vào từng bài, từng tiết học cụ thể theo đặc trưng

môn học và với từng đối tượng học sinh thì mới có thể nâng cao chất lượng dạy -

học. Với đặc trưng riêng của môn Ngữ văn, GV cần vận dụng linh hoạt giữa PPDH

truyền thống (bình giảng) và phương pháp, kỹ thuật dạy học hiện đại như: nêu vấn

đề, giải quyết vấn đề, đóng vai, thảo luận nhóm, động não,.

Trong chương trình Ngữ văn 11, “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân là một

tác phẩm hay, độc đáo, gây ấn tượng sâu đậm với người đọc. Tuy nhiên, để hiểu hết

cái hay, cái đẹp của tác phẩm là một thử thách lớn với cả người dạy và người học.

Trước đây, GV thường dạy tác phẩm theo cách truyền thống là GV giảng, HS ghi

chép, bởi vậy, thường gây ra tâm lý chán ở trò vì dung lượng kiến thức lớn, nội dung

viết về một chuyện xưa cũ, không phù hợp với lối sống hiện nay. Đa số HS học

theo kiểu thuộc lòng những gì GV đọc cho chép mà không cảm thấy yêu thích, hứng

thú với tác phẩm.

pdf 93 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 07/03/2022 Lượt xem 1396Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực trong văn bản “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 của bài và gây cảm xúc tích cực cho 
người xem không. 
- Bước 5: Kết luận được rút ra từ nhiệm vụ đóng vai tập trung vào hiểu, vận 
dụng kiến thức kỹ năng mới của bài và thực tiễn. 
j. Kỹ thuật trò chơi ô chữ bí mật 
Hình thức: Trò chơi ô chữ trong dạy học có nhiều dạng khác nhau, có thể là 
giải những ô chữ hàng ngang rồi tìm từ khóa trong ô chữ hàng dọc, có thể là ô chữ 
dưới dạng sơ đồ Mỗi ô chữ có lời gợi ý và nội dung ô chữ có liên quan trực tiếp 
đến bài học. 
Mục đích: Giới thiệu vào bài mới hoặc củng cố khắc sâu kiến thức của bài 
học, phát huy tư duy nhanh nhạy, sáng tạo của HS. 
Cách chơi: GV giới thiệu qua ô chữ gồm có bao nhiêu hàng ngang, hàng dọc 
từ khoá nằm ở hàng nào sau đó lần lượt đọc từng câu hỏi gợi ý để HS giải ô chữ. 
Nếu HS nào trả lời đúng thì ghi dòng chữ đó vào ô chữ và sẽ được cộng điểm, nếu 
trả lời sai thì sẽ nhường cơ hội cho các bạn còn lại. Ai tìm ra được từ khóa chính xác 
và nhanh nhất sẽ là người chiến thắng. 
Kỹ thuật trò chơi ô chữ bí mật này thường được sử dụng trong phần khởi động 
- tạo tâm thế học tập cho HS hoặc trong phần luyện tập - củng cố kiến thức cho HS. 
k. Kỹ thuật trình bày một phút 
Kỹ thuật này dùng ở cuối mỗi bài học trên lớp (thường ở hoạt động vận dụng). 
Cách thực hiện: 
25 
- GV đặt câu hỏi: Qua bài học các em đã học được điều gì mới? Có điều quan 
trọng gì các em muốn giải đáp thêm? Điều gì có ý nghĩa nhất với em qua giờ học?... 
- HS suy nghĩ, viết ra giấy ý kiến của cá nhân. 
- Mỗi HS được trình bày ý kiến trong 1 phút. 
- GV trả lời, nhận xét, góp ý cho HS. 
l. Kỹ thuật trò chơi tiếp sức 
Mục đích: Sử dụng trò chơi nhằm huy động tính tích cực của tất cả HS trong 
lớp, em nào cũng phải động não và hoạt động kể cả học sinh yếu kém. Trò chơi áp 
dụng khi GV yêu cầu HS tìm những biểu hiện của một nội dung, khái niệm, khía 
cạnh ở bài học nào đó. 
Cách tiến hành trò chơi: 
+ Chuẩn bị bảng phụ và phiếu học tập. 
+ Trên lớp giáo viên treo bảng phụ, chia nhóm và công bố luật chơi. 
+ Tổng kết cuộc chơi, rút kinh nghiệm và khen thưởng. 
7.2.3. Vận dụng một số phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực vào giảng dạy 
truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân 
7.2.3.1. Trò chơi ô chữ bí mật 
Khi dạy bài “Chữ người tử tù”, GV vận dụng trò chơi ô chữ bí mật trong hoạt 
động Khởi động để tạo tâm thế học tập cho HS và hoạt động Luyện tập để khắc sâu 
kiến thức cho các em. Cụ thể: 
- Tiết 41 theo Phân phối chương trình (tức tiết 2 của bài “Chữ người tử tù”), 
GV sử dụng trò chơi giải đáp nhanh ô chữ hoạt động Luyện tập. 
+ Phổ biến cách chơi: Trò chơi diễn ra trong 30 giây cho một ô chữ; GV đưa 
ra ô chữ gồm các chữ cái và đọc câu hỏi, cứ sau 05 giây màn hình sẽ xuất hiện gợi 
ý một chữ cái bất kỳ, HS sẽ suy nghĩ và đưa ra đáp án của mình. HS nào tìm được ô 
chữ sớm nhất sẽ là người chiến thắng. 
26 
+ Tổ chức trò chơi: 
Câu hỏi 1: Trong truyện ngắn “Chữ người tử tù”, Huấn Cao được xây dựng 
từ nguyên mẫu nhân vật nào? (Câu trả lời có 9 chữ cái). 
Đáp án: 
C A O B Á Q U Á T 
Câu hỏi 2: Trong truyện ngắn “Chữ người tử tù”, nét tài hoa - nghệ sĩ của 
Huấn Cao được thể hiện ở khía cạnh nào? (Câu trả lời có 11 chữ cái). 
Đáp án: 
V I Ế T T H Ư P H Á P 
Câu hỏi 3: Điền từ còn thiếu vào câu văn sau: “Trong cảnh đề lao, người ta 
sống bằng lọc lừa, tính cách dịu dàng và biết giá người, biết trọng người ngay của 
viên quan coi ngục này là một thanh âm .. chen vào giữa một bản đàn mà nhạc 
luật đều hỗn loạn, xô bồ” (Câu trả lời có 9 chữ cái). 
Đáp án: 
Câu hỏi 4: Phẩm chất đáng quý của viên quản ngục khiến ông Huấn Cao cảm 
kích và vui vẻ cho chữ? (Câu trả lời có 15 chữ cái). 
Đáp án: 
B I Ệ T N H Ỡ N L I Ê N T À I 
- Ở tiết 42 (theo PPCT – tức tiết 3 bài “Chữ người tử tù”), GV sử dụng hai 
trò chơi ô chữ trong hoạt động Khởi động và Luyện tập. 
T R O N G T R Ẻ O 
27 
+ Ở hoạt động Khởi động, GV chuẩn bị 1 bức tranh chia làm 4 mảnh ghép 
tương ứng với 4 câu hỏi. HS có hai lần lựa chọn câu hỏi, nếu trả lời đúng một góc 
của bức tranh sẽ hiện ra, nếu trả lời sai sẽ mất quyền lựa chọn câu hỏi tiếp theo. HS 
nào đưa ra đáp án về bức tranh nhanh nhất và chính xác sẽ trở thành người thắng 
cuộc. Cụ thể: 
Câu hỏi 1: Trong truyện ngắn “Chữ người tử tù”, Huấn Cao có tài năng kiệt 
xuất gì mà người đời ngưỡng mộ? 
Đáp án: Viết chữ rất nhanh và rất đẹp. 
Câu hỏi 2: Trong truyện ngắn “Chữ người tử tù”, tài năng viết chữ của Huấn 
Cao thuộc lĩnh vực nghệ thuật nào? 
Đáp án: Nghệ thuật thư pháp/ Thư pháp. 
Câu hỏi 3: Trong truyện ngắn “Chữ người tử tù”, Huấn Cao từng cho ai chữ 
trước khi cho viên quản ngục? 
Đáp án: Ba người bạn thân của ông. 
Câu hỏi 4: Trong truyện ngắn “Chữ người tử tù”, tại sao Huấn Cao quyết 
định tặng chữ cho viên quản ngục? 
Đáp án: Vì cảm động trước tấm lòng biệt nhỡn liên tài của viên quản ngục. 
Sau khi HS trả lời chính xác cả 4 câu hỏi sẽ khám phá ra bức tranh vẽ cảnh 
Huấn Cao cho chữ viên quản ngục: 
28 
+ Ở hoạt động Luyện tập, GV sử dụng trò chơi ô chữ bí mật để ôn luyện, củng 
cố kiến thức đã học cho HS trong cả 3 tiết bài “Chữ người tử tù”. 
 Cách chơi như sau: GV chuẩn bị 10 ô chữ bí mật, tương ứng với 10 câu hỏi 
liên quan đến nội dung bài học, mỗi ô chữ sẽ chứa 1 chữ cái trong từ khóa; có 3 HS 
tham gia trò chơi; sau khi trả lời xong cả 10 câu, các em cần sắp xếp các chữ cái để 
tìm ra từ khóa. HS nào trả lời chính xác từ khóa trong thời gian ngắn nhất sẽ là người 
chiến thắng, trả lời sai không được tham gia tiếp vào trò chơi. 
GV xây dựng hệ thống câu hỏi: 
Câu hỏi 1: Tên một nhà văn, một nghệ sĩ suốt đời đi tìm kiếm cái đẹp? (Đáp 
án có 10 chữ cái). 
Câu hỏi 2: Điều gì là nguồn cảm hứng sáng tạo nghệ thuật bất tận của Nguyễn Tuân? 
(Đáp án có 5 chữ cái). 
29 
Câu hỏi 3: Truyện ngắn “Chữ người tử tù” được in trong tuyển tập nào? 
(Đáp án có 15 chữ cái). 
Câu hỏi 4: Nguyễn Tuân đã xây dựng được một .. truyện độc đáo trong 
“Chữ người tử tù” góp phần làm nổi bật tính cách các nhân vật. (Đáp án có 9 chữ 
cái). 
Câu hỏi 5: Viết chữ rất nhanh và rất đẹp là biểu hiện vẻ đẹp .. của nhân vật 
Huấn Cao. (Đáp án có 6 chữ cái). 
Câu hỏi 6: Huấn Cao là một người anh hùng như thế nào? (Đáp án có 9 
chữ cái). 
Câu hỏi 7: Nghệ thuật viết chữ đẹp là môn nghệ thuật gì? (Đáp án có 7 chữ 
cái). 
Câu hỏi 8: Nhân vật nào được Huấn Cao gọi là “một tấm lòng trong thiên hạ”? 
(Đáp án có 8 chữ cái). 
Câu hỏi 9: Nhân vật nào có vai trò kết nối giữa Huấn Cao và viên quản ngục? 
(Đáp án có 10 chữ cái). 
Câu hỏi 10: Sự phi thường trong vẻ đẹp của Huấn Cao được xây dựng bằng 
bút pháp gì? (Đáp án có 7 chữ cái). 
Đáp án: 
30 
Từ khóa ở từng ô chữ hàng ngang: 
N I G H T Ê Ư N Ơ L 
Sắp xếp lại ta có từ khóa: 
T H I Ê N L Ư Ơ N G 
GV sử dụng trò chơi ô chữ bí mật ở hoạt động Khởi động sẽ giúp HS tạo được 
tâm thế hào hứng, phấn khởi trước khi bước vào hình thành kiến thức mới bởi các 
em vừa được học vừa được chơi một cách sôi động; sử dụng ở hoạt động Luyện tập, 
HS được hệ thống lại những kiến thức liên quan đến nội dung bài học. Để trò chơi ô 
N G U Y Ễ N T U Â N 
 C Á I Đ Ẹ P 
V A N G B Ó N G M Ộ T T H Ờ I 
T Ì N H H U Ố N G 
 T À I H O A 
H I Ê N N G A N G 
 T H Ư P H Á P 
Q U Ả N N G Ụ C 
T H Ầ Y T H Ơ L Ạ I 
 L Ã N G M Ạ N 
31 
chữ bí mật phát huy tác dụng, GV cần xây dựng hệ thống câu hỏi có liên quan tới 
bài học và phù hợp với trình độ của HS, nếu câu hỏi quá dễ sẽ gây nhàm chán, nếu 
câu hỏi quá khó khiến các em chán nản, không hứng thú. 
7.2.3.2. Trò chơi tiếp sức 
Trò chơi tiếp sức được tôi sử dụng trong hoạt động Khởi động của tiết 41, tức 
tiết thứ 2 của bài và phần Hình thành kiến thức của tiết 42 – tức tiết 3 của bài. Cụ 
thể: 
* Trong hoạt động Khởi động của tiết 41: 
GV thành lập 2 đội chơi, mỗi đội gồm 4 thành viên chơi tiếp sức để tìm các 
chi tiết liên quan đến tác phẩm “Chữ người tử tù” dựa trên các gợi ý sau. Trong 
thời gian 1 phút, đội nào ghi được nhiều chi tiết đúng hơn lên bảng sẽ trở thành đội 
chiến thắng. 
Câu hỏi: Em hãy tìm những chi tiết xuất hiện trong tác phẩm “Chữ người tử 
tù” của Nguyễn Tuân. 
- Huấn Cao - Quản ngục 
- Thầy thơ lại - Lính tỉnh 
- Ngọn đèn hoa kì - Thiên lương 
- Cây đèn nến - Trống cầm canh 
- Dỗ gông - Biệt nhỡn 
- Liên tài - Đoàn tàu 
- Phiến trát - Mẹ con chị Tí 
- Gánh phở bác Siêu - Tấm lòng biết giá người 
- Xin bái lĩnh - Những cốc nước lạnh xanh đỏ 
- Chậu mực, bút con - Lạc khoản 
- Cụ Thi điên - Dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng 
32 
- Gia đình bác xẩm - Mấy đứa trẻ con nhà nghèo 
 Đáp án: 
- Huấn Cao - Quản ngục 
- Thầy thơ lại - Lính tỉnh 
- Thiên lương - Dỗ gông 
- Biệt nhỡn - Liên tài 
 - Phiến trát - Tấm lòng biết giá người 
- Xin bái lĩnh - Chậu mực, bút con 
 - Lạc khoản - Dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng 
- Cây đèn nến 
 * Trong hoạt động Hình thành kiến thức của tiết 42: 
 - Ở mục 5. Nghệ thuật (phần II Đọc hiểu văn bản), GV chia lớp làm 4 nhóm, mỗi 
nhóm 6 thành viên, suy nghĩ trả lời câu hỏi trong vòng 3 phút: Xác định các thủ pháp 
nghệ thuật được nhà văn Nguyễn Tuân sử dụng trong truyện ngắn “Chữ người tử tù”? 
- Sau thời gian suy nghĩ, trong vòng 2 phút, các thành viên trong mỗi nhóm sẽ lần 
lượt lên bảng ghi các thủ pháp nghệ thuật mà mình tìm được. Đội nào ghi được nhiều 
đáp án đúng nhất sẽ chiến thắng. 
Đáp án: 
+ Tạo dựng tình huống truyện độc đáo: cuộc gặp gỡ éo le, cảm động giữa Huấn 
Cao và viên quản ngục. 
+ Nghệ thuật tạo dựng thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật độc đáo. 
+ Xây dựng chi tiết nghệ thuật kì lạ: con chữ - thứ linh tự được viết ra từ cái tâm 
của người anh hùng Huấn Cao. 
+ Xây dựng hình tượng nhân vật lý tưởng. 
+ Thủ pháp tương phản, đối lập. 
33 
+ Tạo dựng không khí vừa cổ kính, vừa hiện đại. 
+ Ngôn ngữ giàu hình ảnh, câu văn đậm chất điện ảnh. 
Với trò chơi tiếp sức, GV kiểm tra được sự phối hợp giữa các thành viên trong 
cùng một đội chơi, qua đó biết được việc nắm vững các chi tiết nghệ thuật, các thủ pháp 
nghệ thuật được sử dụng trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” của HS. 
7.2.3.3. Đọc tích cực và khăn trải bàn 
GV áp dụng kỹ thuật dạy học đọc tích cực trong tiết 40 và 42 (tức tiết 1 và tiết 
3 của bài “Chữ người tử tù”) với hai phần: Tiểu dẫn và cảnh cho chữ của hoạt động 
Hình thành kiến thức. 
- Ở tiết 40, hoạt động 2 Hình thành kiến thức, mục I. Tiểu dẫn: 
+ GV yêu cầu HS đọc phần Tiểu dẫn trong sách giáo khoa trang 107, 108 theo 
định hướng các câu hỏi sau: Em biết gì về quê hương, gia đình, con người và phong 
cách sáng tác nghệ thuật của Nguyễn Tuân? Nội dung, ý nghĩa của tập truyện “Vang 
bóng một thời”? Xuất xứ và chủ đề văn bản “Chữ người tử tù”? 
 + Trong vòng 10 phút, dựa vào kiến thức trong sách, kết hợp với kiến thức 
đã học về tác giả Nguyễn Tuân trong bài “Đảo Cô Tô” – Ngữ văn 6, HS hệ thống 
những ý chính cần nắm được; sau đó 2 HS cùng bàn trao đổi, thống nhất với nhau 
các ý chính về tác giả và tác phẩm. 
+ GV gọi HS lên trình bày sự chuẩn bị của mình; sau đó GV bổ sung, tổng 
kết kiến thức cơ bản cho cả lớp. 
- Ở tiết 42, hoạt động 2 Hình thành kiến thức, mục II.4 Cảnh cho chữ: 
+ GV yêu cầu HS đọc từ “Đêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn văng 
vẳng tiếng mõ trên vọng canh (.) Kẻ mê muội này xin bái lĩnh” (SGK/T113, 114). 
Trong vòng 3 phút, mỗi HS tự đọc và dự đoán nội dung chính của đoạn văn. 
+ GV tổ chức lớp học thành 6 nhóm, mỗi nhóm 4 HS, các em trao đổi, thảo 
luận các câu hỏi: Bối cảnh diễn ra cảnh cho chữ có gì đặc biệt? So sánh với cảnh 
34 
cho chữ thông thường mà em biết? Nhân vật Huấn Cao, viên quản ngục, thầy thơ 
lại trong cảnh cho chữ để lại cho em ấn tượng gì? Mỗi HS trong nhóm sẽ viết câu 
trả lời của mình vào góc giấy A0, sau đó,nhóm trưởng tổng hợp ý kiến, thư ký ghi 
lại ý kiến thống nhất vào phần chính giữa của giấy A0. 
+ Sau khi HS trao đổi, thống nhất tìm ra đáp án của mình, các nhóm sẽ trao 
đổi với nhau, hỏi GV những điều mình còn thắc mắc. GV sẽ gợi ý giúp HS tìm ra 
câu trả lời và thống nhất kiến thức trong cả lớp. 
Việc sử dụng kỹ thuật đọc tích cực kết hợp với kỹ thuật dạy học khăn trải bàn 
đã phát huy sự chủ động, tích cực của HS trong học tập, các em tự tìm hiểu, trao đổi 
để hình thành kiến thức cho bản thân. 
7.2.3.4. Hợp tác nhóm 
- Trong tiết 40 (tức tiết 1 của bài), khi hướng dẫn HS tìm hiểu phần Tiểu dẫn, 
để phát huy năng lực tìm tòi, sáng tạo cũng như hiểu biết của các em về truyện ngắn 
“Chữ người tử tù”, GV tổ chức thảo luận nhóm (mỗi nhóm 4 HS) qua câu hỏi bằng 
phiếu học tập: 
Phiếu học tập 
Câu hỏi: Lần đầu đăng trên tạp chí Tao Đàn (1938) tác phẩm có tên là “Dòng chữ 
cuối cùng”, nhưng khi được tuyển in vào tập “Vang bóng một thời” (1940), nhà 
văn đã đổi tên thành “Chữ người tử tù”. Em hãy lý giải sự khác biệt giữa hai nhan 
đề này 
Ý kiến chung của cả nhóm 
Ý kiến HS 1 
Ý kiến HS 3 
Ý 
kiến 
HS 2 
Ý 
kiến 
HS 4 
35 
Mỗi cá nhân làm việc trong 3 phút, ghi câu trả lời của mình vào vị trí được 
đánh dấu sẵn, cả nhóm có khoảng 3 phút để bàn bạc, đi đến thống nhất và ghi câu 
trả lời vào vị trí: Ý kiến chung của cả nhóm. 
Hết thời gian thảo luận, GV tổ chức cho các nhóm trình bày sản phẩm của 
mình, cuối cùng, GV sẽ là người tổng kết đưa ra câu trả lời chung cho cả lớp. 
- Trong tiết 42, hoạt động Hình thành kiến thức, GV sử dụng phương pháp 
hợp tác, tổ chức cho HS tìm hiểu về cảnh cho chữ: 
Nhóm 1, 2: Cảnh cho chữ được tác giả miêu tả như thế nào? Hình ảnh các 
nhân vật Huấn Cao, viên quản ngục, thầy thơ lại trong cảnh cho chữ để lại cho em 
ấn tượng gì? 
Nhóm 3, 4: Để khắc họa cảnh cho chữ, nhà văn Nguyễn Tuân chủ yếu sử dụng 
thủ pháp nghệ thuật nào? 
Nhóm 5, 6: Qua cảnh cho chữ, nhà văn muốn thể hiện quan niệm gì? 
Mỗi HS trong nhóm sẽ viết câu trả lời của mình vào góc giấy A0, sau đó, tổng 
hợp ghi lại ý kiến cả nhóm vào phần chính giữa của giấy A0 theo mô hình phiếu học 
tập như trên. 
Với hoạt động hợp tác nhóm có kết hợp kĩ thuật khăn trải bàn, HS nào trong 
lớp cũng có quyền đưa ra ý kiến của mình; đồng thời giúp các em có thể hình thành 
và rèn luyện năng lực hợp tác với các thành viên khác để hoàn thành nhiệm vụ học 
tập. 
7.2.3.5. Sơ đồ tư duy 
Với việc sử dụng sơ đồ tư duy, GV vận dụng trong hoạt động Luyện tập, Mở 
rộng - sáng tạo của cả 3 tiết học của bài “Chữ người tử tù”. 
 - Tiết 40 (tức tiết 1), ở hoạt động 5 Mở rộng - Sáng tạo, GV chia lớp thành 2 
nhóm: Nhóm 1 vẽ sơ đồ tư duy về tác giả Nguyễn Tuân; nhóm 2 vẽ sơ đồ tư duy về 
tình huống truyện. Qua đó, HS khắc sâu hơn kiến thức về tác giả và tình huống 
truyện làm tiền đề để các em tiếp nhận các vấn đề phía sau của tác phẩm. 
36 
 - Tiết 41 (tức tiết 2), ở hoạt động 5 Mở rộng - Sáng tạo, GV chia lớp thành 2 
nhóm: Nhóm 1 vẽ sơ đồ tư duy về nhân vật Huấn Cao, nhóm 2 vẽ sơ đồ tư duy về 
nhân vật viên quản ngục. Qua đó, HS sẽ hệ thống được những kiến thức trọng tâm 
về hai nhân vật chính trong tác phẩm. 
 - Tiết 42 (tức tiết 3), ở hoạt động 4 Vận dụng, GV chia lớp thành 2 nhóm: 
Nhóm 1 vẽ sơ đồ tư duy về cảnh cho chữ, nhóm 2 vẽ sơ đồ cốt truyện tác phẩm 
“Chữ người tử tù”. Từ đó, HS sẽ tổng kết được kiến thức liên quan tới cảnh tượng 
“xưa nay chưa từng có” cũng như cốt truyện của tác phẩm. 
 Thông qua kỹ thuật dạy học tích cực này, HS không chỉ tự mình hệ thống hóa 
kiến thức trọng tâm của tác phẩm mà còn phát huy được năng lực hợp tác, sáng tạo, 
năng lực nghệ thuật, thẩm mỹ của các em. 
7.2.3.6. Đóng vai 
Kỹ thuật dạy học tích cực đóng vai được GV vận dụng trong tiết 42 (tức tiết 
3 của bài) trong hoạt động 5 Mở rộng - Sáng tạo. 
Ở tiết học 41, GV sẽ chia lớp làm 2 nhóm chuẩn bị diễn lại cảnh cho chữ. HS 
về nhà chuẩn bị đạo cụ, xây dựng lời thoại, hành động cho các nhân vật của nhóm 
mình. Trong tiết 42, khi tới hoạt động 5 Sáng tạo - Tìm tòi mỗi nhóm có 3 phút để 
diễn. 
Tiêu chí để nhận xét phần diễn các nhóm: Lời thoại và hành động thể hiện 
đúng nội dung của văn bản; đạo cụ sinh động; gây cảm xúc tích cực cho người xem. 
Dựa theo tiêu chí trên, sau khi 2 nhóm diễn xong phần của mình, cả lớp cùng 
thảo luận, đánh giá; GV cho bỏ phiếu trực tiếp, nhóm nào nhận được nhiều phiếu 
hơn sẽ dành chiến thắng. 
Kỹ thuật đóng vai phát huy tối đa năng lực sáng tạo, hợp tác của HS; đồng 
thời khơi gợi được sự chủ động, tích cực và hứng thú hơn với mỗi giờ học Ngữ văn 
của các em. 
37 
7.2.3.7. Viết tích cực 
Kỹ thuật dạy học viết tích cực được GV sử dụng trong hoạt động 2 Hình thành 
kiến thức; sau khi kết thúc việc tìm hiểu cảnh cho chữ, GV đưa ra câu hỏi: Khi viết 
về cảnh cho chữ ở cuối tác phẩm, chính nhà văn cũng phải thốt lên rằng đây là 
“cảnh tượng xưa nay chưa từng có”. Vì sao? 
HS có thời gian suy nghĩ và viết câu trả lời ra giấy trong vòng 2 phút, sau đó, 
GV gọi một vài HS lên trình bày cách hiểu của mình trong 1 phút. GV sẽ tổng kết 
đưa ra cách hiểu đầy đủ cho HS. 
Với kỹ thuật này, HS có thể rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề, năng lực 
ngôn ngữ, thuyết trình của bản thân, qua đó, góp phần tăng hứng thú học tập với 
môn Ngữ văn cho các em. 
7.2.3.8. Trình bày một phút 
Kỹ thuật trình bày một phút được GV vận dụng trong hoạt động 4 Vận dụng 
của tiết 41 (tức tiết 2 của bài). GV nêu câu hỏi: Điều quan trọng nhất hôm nay 
các em học được là gì? 
Sau thời gian ngắn suy nghĩ, HS có 1 phút để trình bày quan điểm của mình. 
Mỗi HS sẽ có những quan điểm, những điều hữu ích riêng rút ra sau mỗi tiết học, 
GV cần trân trọng điều đó và khéo léo định hướng cho các em đến những suy 
nghĩ, bài học tích cực và có ý nghĩa với cuộc sống hiện tại . 
Với kỹ thuật này, HS sẽ rèn luyện năng lực tư duy, học được cách trình bày 
suy nghĩ của bản thân trong khoảng thời gian nhất định, học được việc chắt lọc 
những điều thực sự có ý nghĩa với bản thân, từ đó phát huy được tính chủ động 
của các em trong học tập. 
7.3. Giáo án thực nghiệm 
Theo Phân phối chương trình cấp THPT môn Ngữ Văn (Áp dụng năm học 
2019 - 2020) của trường THPT Lê Xoay, văn bản “Chữ người tử tù” của Nguyễn 
Tuân được triển khai trong 3 tiết 40, 41, 42. Do thời lượng của Báo cáo sáng kiến 
38 
kinh nghiệm có hạn, nên người viết trình bày giáo án thực nghiệm mẫu ở tiết 42 
- tức tiết thứ 3 của bài học. 
GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM 
Tiết 42: Đọc văn 
CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ (Tiếp theo) 
Nguyễn Tuân 
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 
Thông qua bài học giúp HS: 
1. Về kiến thức 
 - Hiểu được giá trị, ý nghĩa của cảnh cho chữ - một cảnh tượng xưa nay chưa 
từng có, qua đó thấy được bút pháp nghệ thuật tài hoa của tác giả. 
 - Thấy được quan niệm về sức mạnh của cái Đẹp, tấm lòng yêu nước thầm 
kín của nhà văn Nguyễn Tuân. 
 - Hiểu, tổng kết được nét đặc sắc nghệ thuật của thiên truyện: tình huống 
truyện độc đáo; cách xây dựng không khí cổ xưa; thủ pháp đối lập, tương phản; ngôn 
ngữ góc cạnh, giàu giá trị tạo hình. 
2. Về kỹ năng 
Giúp HS rèn luyện kỹ năng đọc hiểu truyện ngắn hiện đại theo đặc trưng thể 
loại; kỹ năng tạo lập văn bản, 
3. Về thái độ 
- Có thái độ trân trọng, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống 
của dân tộc - nghệ thuật viết thư pháp. 
39 
- Trân trọng những di sản văn hóa đáng quý của cha ông ta. 
4. Định hướng phát triển năng lực, phẩm chất: 
- Năng lực giải quyết vấn đề: HS biết cách giải quyết những vấn đề do giáo 
viên, do bài học đặt ra. 
 - Năng lực sáng tạo: HS xác định và hiểu được những ý tưởng nghệ thuật mà 
nhà văn muốn gửi gắm qua văn bản. Từ đó, rút ra được những giá trị sống cần thiết 
cho bản thân. 
- Năng lực hợp tác: Học sinh cùng chia sẻ, phối hợp với nhau qua hoạt động 
thảo luận nhóm. 
- Năng lực giao tiếp tiếng Việt: Học sinh giao tiếp cùng tác giả qua văn bản; 
giao tiếp với các thành viên trong nhóm; nâng cao năng lực sử dụng tiếng Việt của 
bản thân qua việc trình bày những suy nghĩ về các chi tiết, hình ảnh, ý nghĩa của văn 
bản, 
- Năng lực thưởng thức văn học/ cảm thụ thẩm mỹ: Học sinh cảm nhận vẻ đẹp 
ngôn ngữ văn học - tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân; biết rung 
động trước cái đẹp và tâm hồn đẹp; nhận ra được những giá trị thẩm mỹ của tá

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_van_dung_cac_phuong_phap_ky_thuat_day.pdf