Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học văn bản kịch trong chương trình Ngữ văn 11 - THPT theo quan điểm tích cực

Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học văn bản kịch trong chương trình Ngữ văn 11 - THPT theo quan điểm tích cực

Việc đưa những tác phẩm kịch vào chương trình chủ yếu nhằm tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc với đủ các loại hình văn học (tự sự, trữ tình, kịch) và một số thể kịch quen thuộc: Dân gian, cổ điển, hiện đại. Bên cạnh đó cũng cần có sự phân biệt: kịch là một loại hình nghệ thuật tổng hợp (Văn học, hội hoạ, kiến trúc, điêu khắc, âm nhạc, nhảy múa.) trong khi đó văn học là loại hình nghệ thuật ngôn từ. Xem biểu diễn kịch trên sân khấu không giống với việc đọc một bài văn, một bài thơ. Tuy nhiên kịch được dạy học trong nhà trường là kịch bản văn học có bảng phân vai, hướng dẫn nội dung về cách thức diễn vở kịch. Thuận lợi của học sinh THPT là ở cấp Trung học cơ sở các em đã được tiếp cận, được giới thiệu một số đoạn trích kịch tiêu biểu: Ở lớp 7 là thể loại chèo của sân khấu dân gian Việt Nam: Trích “Nỗi oan hại chồng”, chèo “Quan âm Thị Kính”; Ở lớp 8 trích: “Ông Giuốc đanh mặc lễ phục”- trong vở hài kịch của Môlie “Trưởng giả học làm sang”; Ở lớp 9 là 2 đoạn trích của hai vở kịch nói hiện đại “Bắc Sơn” của Nguyễn Huy Tưởng, “Tôi và chúng ta” của Lưu Quang Vũ.

Song khó khăn, thiếu sót trong dạy học kịch vẫn còn đó, nên việc dạy học kịch vẫn chưa thật sự hiệu quả. Nguyên nhân là do thời lượng dành cho kịch bản văn học khiêm tốn, chúng ta chỉ có: Trích đoạn Tình yêu và thù hận (Rô-me-ô và Giu-li-ét – tác giả Sếch-xpia); Vĩnh Biệt Cửu Trùng Đài (Trích “Vũ Như Tô” của Nguyễn Huy Tưởng), chương trình và sách giáo khoa Ngữ Văn 12 đưa thêm đoạn trích kịch từ một vở kịch nổi tiếng của thập niên tám mươi, đó là “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu quang Vũ. Văn bản kịch không xa lạ nhưng khó tìm hiểu với trò, khó khơi gợi yêu thích nếu chỉ tìm hiểu kịch trên trang sách. Cơ sở thiết bị cho dạy học chưa phong phú. Tài liệu tham khảo về kịch không phổ biến, dễ kiếm như các thể loại văn học khác. Kinh nghiệm thưởng thức kịch hạn chế, kĩ năng giảng dạy chưa nhiều. Bên cạnh đó, ý thức học tập và sự yêu thích kịch chưa trở thành niềm đam mê trong học sinh, các em còn quá ít hoặc chưa từng được trực tiếp xem biểu diễn kịch trên sân khấu.

 

doc 32 trang Người đăng Hoài Minh Ngày đăng 16/08/2023 Lượt xem 339Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học văn bản kịch trong chương trình Ngữ văn 11 - THPT theo quan điểm tích cực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quại dưới sự bạo tàn của Lê Tương Dực thông qua hình ảnh Cửu Trùng Đài “huy hoàng giữa cõi trần lao lực” và người nghệ sĩ  “tranh tinh xảo với hóa công”: Vũ Như Tô. Thông qua vở kịch này, Nguyễn Huy Tưởng muốn đề cập đến người nghệ sĩ và bi kịch của họ, bi kịch cái đẹp bị lợi dụng. Bi kịch ấy được tập trung cao nhất trong hồi V – hồi kết của vở kịch: Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài. Xuyên xuốt vở kịch, Nguyễn Huy Tưởng đã xây dựng Vũ Như Tô và Cửu Trùng Đài như một hiện thân của cái đẹp. Người nghệ sĩ mong muốn  tạo tác nên một tác phẩm nghệ thuật vĩnh cửu nhằm “ tô điểm cho đất nước, đem hết tài ra xây cho giống nòi một tòa đài hoa lệ, thách cả những công trình sau trước, tranh tinh xảo với hóa công”. Đó là cái đẹp thuần khiết của nghệ thuật, nhằm phụng sự nhân dân, phụng sự đất nước, có giá trị tôn vinh người Việt. Nhưng đáng tiếc, cái đẹp mà Vũ Như Tô mong muốn ấy đã bị lợi dụng và hoen ố bởi những dục vọng thấp hèn và toan tính chính trị của người đời. Trong các hồi trước, chúng ta thấy cái đẹp đã lần lượt phải chịu những oan khuất như bị tha hóa (Lê Tương Dực chỉ coi Cửu Trùng Đài là chốn ăn chơi hưởng lạc chứ không phải là công trình nghệ thuật để lại cho muôn đời sau như mong muốn của Vũ Như Tô), hiểu lầm (Nhân dân coi Cửu Trùng Đài là cội nguồn gây nên đau khổ của họ chứ không phải là chính sách hà khắc của triều đình phong kiến đương thời) và lợi dụng (Trịnh Duy Sản dùng Cửu Trùng Đài như công cụ thổi bùng lên những uất ức trong lòng dân chúng, tạo nên một thời thế hỗn loạn để thuận tiện cho âm mưu giết vua đoạt quyền của mình). Đến hồi kết Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, khi tất cả những bức xúc, những mâu thuẫn không thể điều hòa được ấy được dồn nén và bung ra một cách mạnh mẽ nhất, tất yếu cái đẹp phải gánh chịu số phận nghiệt ngã đó là sự bức tử, sự diệt vong. 
Chỉ là một đoạn trích, nhưng Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài có cấu trúc đủ như một vở kịch: Có thắt nút (mâu thuẫn), xung đột, cao trào và mở nút. Với cả vở kịch, đoạn trích này là phần cao trào rồi giải quyết mâu thuẫn lớn nhất của cả vở kịch: Xung đột giữa một bên là hôn quân Lê Tương Dực và đám bề tôi trung thành, một bên là quần chúng nhân dân đói khổ và phe phong kiến đối lập tập trung ở sự kiện xây dựng Cửu Trùng Đài và mâu thuẫn thứ hai là mâu thuẫn xung đột giữa công dân và người nghệ sĩ trong tư tưởng nghệ thuật thông qua nhân vật chính Vũ Như Tô. Cuộc đối thoại giữa Đan Thiềm và Vũ Như Tô ở lớp I của hồi kịch cho thấy Vũ Như Tô là một nghệ sĩ chỉ quan tâm đến nghệ thuật mà không biết rằng tác phẩm nghệ thuật của mình gây ra bao lầm than, khổ cực cho dân chúng. Mục đích nghệ thuật, niềm khao khát của người nghệ sĩ đắm chìm trong mơ mộng đã đẩy Vũ Như Tô đến vị thế đối nghịch với lợi ích trực tiếp và thiết thực của đời sống nhân dân. Vì quá quan tâm đến nghệ thuật mà quên đi mối quan hệ của nghệ thuật với đời sống, không thể hiểu được điều Đan Thiềm nói. Vũ Như Tô thà chết với Cửu Trùng Đài chứ không chịu chạy trốn. Đây cũng chính là phần thắt nút của đoạn kịch. Cao trào của hồi kịch tập trung ở ba lớp cuối cùng. Đó là cuộc đối đầu giữa Vũ Như Tô và những người nổi dậy. Không khí, nhịp điệu của sự việc được diễn tả theo mức độ ngày càng dồn dập thể hiện tính chất gay gắt của mâu thuẫn và đẩy dần xung đột kịch lên đến cao trào. Đoạn đối thoại giữa Vũ Như Tô và Ngô Hạch cùng đám quân sĩ thể hiện cao trào của mâu thuẫn. Giữa họ không có tiếng nói chung. Xung đột được giải quyết bằng sự ra đi vĩnh viễn của Cửu Trùng Đài và Vũ Như Tô. Sự ra đi này nói lên rằng khi nghệ thuật mâu thuẫn với cuộc sống, nghệ thuật khó có thể tồn tại.
2.2. Vở kịch “Romeo và Juliet” và đoạn trích trong SGK Ngữ văn 11.
 Romeo và Juliet được coi là vở bi kịch nổi tiếng đầu tiên của Shakepeare được viết trong khoảng những năm 1594 - 1595 gồm 5 hồi bằng thơ xem lẫn văn xuôi. Nội dung vở kịch xoay quanh câu chuyện tình yêu mãnh liệt của Romeo và Juliet, tình yêu trên nền thù hận và vượt lên trên thù hận như là biểu tượng của tình yêu bất diệt. Theo dõi diễn biến của vở kịch chúng ta có thể khẳng định xung đột trọng tâm chi phối sự vận động và phát triển của các yếu tố khác trong Romeo và Juliet chính là xung đột giữa tình yêu trong sáng, mãnh liệt giữa đôi trai tài gái sắc này và mối thù truyền kiếp giữa hai dòng họ. Đây không đơn giản là sự xung đột bó hẹp của một gia đình, một dòng họ mà nó thực sự trở thành xung đột mang ý nghĩa xã hội sâu sắc. Đặt vào bối cảnh thời Phục hưng khi cuộc đấu tranh giữa cái cũ và cái mới đang diễn ra khá khốc liệt thì việc xây dựng nên một xung đột kịch như vậy có ý nghĩa rất lớn. Xung đột giữa tình yêu và thù hận đã thực sự đặt ra vấn đề lớn hơn đó là sự xung đột giữa lí tưởng nhân văn cao cả với những trở lực đen tối của xã hội. Và có lẽ chính ý nghĩa xã hội sâu sắc này đã làm nên sức sống cho vở kịch, ghi danh Romeo và Juliet vào danh sách những vở kịch thành công nhất của Shakespeare và của kho tàng kịch thế giới. 
 	Romeo và Juliet mặc dầu có kết thúc bi thảm nhưng vẫn được coi là vở bi kịch có âm hưởng của niềm tin vào sự tất thắng của chủ nghĩa nhân đạo. Lần đầu tiên trong văn học nhân loại xuất hiện một tình yêu mộc mạc chân thành, cháy bỏng và quyết liệt của tuổi trẻ. Hình ảnh Romeo và Juliet đã sẵn sàng vượt qua rào cản thù hận của hai gia đình, sẵn sàng hi sinh để giữ trọn lời thề thủy chung là một biểu tượng đẹp, một thành tựu tuyệt vời của văn hóa Phục hưng. 
Romeo và Juliet đã khai thác đề tài tình yêu - đề tài muôn thủa của nhân loại, xây dựng lên biểu tượng sức mạnh của tình yêu, lòng thủy chung. Nhưng không chỉ có vậy, tác phẩm còn ghi lại dấu ấn sâu đậm trong lòng nhiều thế hệ bởi tác phẩm đã xây dựng rất thành công hình tượng người phụ nữ. Những phụ nữ Hi Lạp và La Mã thường là người phụ nữ chịu đựng, người phụ nữ đón nhận tình yêu như là một định mệnh. Người phụ nữ trong thời Phục hưng Ý tuy tràn đầy chất men của sự sống nhưng cơ bản vẫn mang tính lý tưởng hóa sâu sắc, chưa thoát khỏi ánh hào quang của Gia tô giáo¼Và sau Juliet chúng ta có nàng Simen, Juni¼nhưng họ vẫn là người phụ nữ dè dặt, không dám bước qua thành kiến xã hội, không dám tự chịu trách nhiệm về những hành động của mình. Ở Juliet chúng ta cảm nhận được người phụ nữ với một tình yêu trong sáng, thủy chung, mãnh liệt¼và quan trọng hơn đó là người phụ nữ sinh ra để làm chủ cuộc đời mình, người phụ nữ dám đấu tranh, người phụ nữ của những hành động và lựa chọn sáng suốt và không hề có một phút ân hận về quyết định của mình. 
 	Đoạn trích "Tình yêu và thù hận" chỉ là cảnh đầu tiên của hồi II trong vở Romeo và Juliet với 16 lời thoại, 74 câu thơ. Romeo quay lại, trèo tường vào vườn nhà Capiulet vừa lúc Juliet xuất hiện trên cửa sổ rồi hai người bày tỏ tình cảm với nhau. Theo thống kê nhân vật Romeo có 8 lời thoại, nhân vật Juliet có 8 lời thoại. 
Dựa vào văn bản tác phẩm chúng ta có thể thấy Romeo và Juliet không đối thoại với nhau ngay từ đầu, mà chỉ thực sự nói chuyện với nhau từ lời thoại thứ 7. Sáu lời thoại đầu tiên thực chất là những lời độc thoại nội tâm được thốt lên thành tiếng, nói khe khẽ, nói một mình, nói để cho mình nghe. Từ lời thoại thứ 7 trở đi ngôn ngữ chuyển sang đối thoại. 
Căn cứ vào những chỉ dẫn (các chữ in nghiêng), chúng ta có thể hình dung được không gian, thời gian diễn ra hành động của hai nhân vật. Đó là một đêm khuya, trăng sáng khi dạ hội vừa kết thúc, nàng Juliet đứng trên ban công nhà, chàng Romeo núp dưới lùm cây dưới ban công trong vườn nhà Capiulet. 
Về xung đột kịch, trong đoạn trích này không xuất hiện xung đột giữa tình yêu của đôi nam nữ với mối thù hận lâu đời của hai dòng họ. Hằn thù của hai dòng họ chỉ có tính chất phông nền để thể hiện tình yêu sâu sắc, mạnh mẽ của Romeo và Juliet. 
II. Thực trạng của vấn đề: Thực trạng dạy học kịch bản văn học trong nhà trường hiện nay
Việc đưa những tác phẩm kịch vào chương trình chủ yếu nhằm tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc với đủ các loại hình văn học (tự sự, trữ tình, kịch) và một số thể kịch quen thuộc: Dân gian, cổ điển, hiện đại. Bên cạnh đó cũng cần có sự phân biệt: kịch là một loại hình nghệ thuật tổng hợp (Văn học, hội hoạ, kiến trúc, điêu khắc, âm nhạc, nhảy múa...) trong khi đó văn học là loại hình nghệ thuật ngôn từ. Xem biểu diễn kịch trên sân khấu không giống với việc đọc một bài văn, một bài thơ. Tuy nhiên kịch được dạy học trong nhà trường là kịch bản văn học có bảng phân vai, hướng dẫn nội dung về cách thức diễn vở kịch. Thuận lợi của học sinh THPT là ở cấp Trung học cơ sở các em đã được tiếp cận, được giới thiệu một số đoạn trích kịch tiêu biểu: Ở lớp 7 là thể loại chèo của sân khấu dân gian Việt Nam: Trích “Nỗi oan hại chồng”, chèo “Quan âm Thị Kính”; Ở lớp 8 trích: “Ông Giuốc đanh mặc lễ phục”- trong vở hài kịch của Môlie “Trưởng giả học làm sang”; Ở lớp 9 là 2 đoạn trích của hai vở kịch nói hiện đại “Bắc Sơn” của Nguyễn Huy Tưởng, “Tôi và chúng ta” của Lưu Quang Vũ.
Song khó khăn, thiếu sót trong dạy học kịch vẫn còn đó, nên việc dạy học kịch vẫn chưa thật sự hiệu quả. Nguyên nhân là do thời lượng dành cho kịch bản văn học khiêm tốn, chúng ta chỉ có: Trích đoạn Tình yêu và thù hận (Rô-me-ô và Giu-li-ét – tác giả Sếch-xpia); Vĩnh Biệt Cửu Trùng Đài (Trích “Vũ Như Tô” của Nguyễn Huy Tưởng), chương trình và sách giáo khoa Ngữ Văn 12 đưa thêm đoạn trích kịch từ một vở kịch nổi tiếng của thập niên tám mươi, đó là “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu quang Vũ. Văn bản kịch không xa lạ nhưng khó tìm hiểu với trò, khó khơi gợi yêu thích nếu chỉ tìm hiểu kịch trên trang sách. Cơ sở thiết bị cho dạy học chưa phong phú. Tài liệu tham khảo về kịch không phổ biến, dễ kiếm như các thể loại văn học khác. Kinh nghiệm thưởng thức kịch hạn chế, kĩ năng giảng dạy chưa nhiều. Bên cạnh đó, ý thức học tập và sự yêu thích kịch chưa trở thành niềm đam mê trong học sinh, các em còn quá ít hoặc chưa từng được trực tiếp xem biểu diễn kịch trên sân khấu.
Trong thực tế giảng dạy, giáo viên và học sinh chưa yêu thích các giờ dạy học kịch bản văn học. Đây là tâm lý ảnh hưởng lớn tới bài giảng và sự tiếp nhận của chính giáo viên. Một số giáo viên tuỳ hứng giảng dạy kịch mà quên mất các lời thoại nhân vật, dẫn tới dạy học thoát ly kiến thức của hành động kịch. Hầu như hoạt động liên môn để mở rộng kiến thức, đào sâu hiểu biết của học sinh với loại hình nghệ thuật tổng hợp này không có. Ở một vài giờ dạy, việc bám sát đặc trưng thể loại chưa rõ, giáo viên còn tham kiến thức, sa đà vào diễn giải mà quên mất đặc trưng diễn của kịch. Hoặc một thực trạng nữa là giáo viên dạy kịch như dạy văn bản tự sự, dạy chay, học kịch bản văn học nhưng học sinh không được xem kịch. Học sinh không được khơi gợi để tưởng tượng hoạt cảnh nhân vật kịch gắn với ngôn ngữ và hành động trong xung đột cụ thể. Đặc biệt với trích đoạn kịch Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, học sinh không dễ gì hiểu được những triết lí nhân sinh - nghệ thuật mà tác giả gửi gắm. Khi hướng dẫn học sinh tiếp cận văn bản, giáo viên chưa đặt kịch trong mối tương quan với các tác phẩm cùng giai đoạn để thấy được chiều sâu của tác phẩm. Một hạn chế lớn nữa trong dạy học kịch bản văn học ở nhà trường phổ thông hiện nay là các giáo viên đều nặng về truyền thụ nội dung văn bản đặc biệt là khi học văn bản kịch nước ngoài.
III. Định hướng dạy học văn bản kịch trong chương trình ngữ văn 11 - THPT
1. Hướng dẫn chuẩn bị bài ở nhà:
 Đây là công việc hết sức quan trọng, đặc biệt trong dạy học kịch bản văn học. Có nhiều hình thức yêu cầu học sinh chuẩn bị. Các yêu cầu này nên cụ thể hoá thành các câu hỏi mệnh lệnh, giao nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng. Câu hỏi giáo viên đưa ra có hệ thống từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, phù hợp với mọi đối tượng học sinh, kích thích ham muốn tìm hiểu và học tập của các em. Để có một giờ học sôi nổi, thành công, người thầy cần nắm chắc đặc trưng thể loại, mục tiêu bài học để chuẩn bị được một hệ thống câu hỏi khoa học.
1.1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo viên chia lớp làm 4 tổ, chuẩn bị tập kịch trước một tuần.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh chọn lớp kịch để diễn. (Với đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, 4 tổ nên lần lượt diễn các lớp 1,7,8,9).
- Giáo viên giới thiệu tài liệu tham khảo, băng đĩa cho học sinh, địa chỉ trên mạng để tìm tư liệu,
- Giáo viên phân công một học sinh trong vai trò MC đồng thời là người dẫn chuyện, dẫn dắt để đi vào vở diễn.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh diễn kịch: Phải làm nổi bật đặc điểm, tính cách của nhân vật, xung đột và hành động kịch qua lời thoại của từng nhân vật. Chú ý tới giọng điệu, cử chỉ, nét mặt, điệu,bộ, từ ngữ, kiểu câu của mỗi nhân vật. Từ đó làm rõ chủ đề tư tưởng, ý nghĩa xã hội của đoạn trích, tác phẩm.
- Học sinh diễn thử cho giáo viên xem trước, giáo viên nhận xét, góp ý, sửa chữa. 
- Giáo viên phải chú ý thời gian biểu diễn của học sinh.
1.2. Chuẩn bị của học sinh:
- Học sinh nhận câu hỏi chuẩn bị bài ở nhà từ giáo viên (tìm hiểu và soạn trước ở nhà).
- Tập diễn kịch theo tổ.
- Diễn thử cho giáo viên xem trước, lắng nghe góp ý. 
- Chỉnh sửa theo yêu cầu của giáo viên để tốt hơn.
2. Các hoạt động trên lớp:
2.1. Khởi động hấp dẫn.
Đây là hoạt động khởi đầu của một tiết học. Nhưng đôi khi người dạy thường xem nhẹ hoặc bỏ qua nó. Có những thầy cô đơn giản hóa lời giới thiệu bài với hình thức nhắc lại bài cũ đã học gì, bài mới sẽ học gì, chính điệu đó phần nào làm giảm đi hứng thú học văn của học sinh. Đây là “khúc dạo đầu” của bài giảng nhằm tạo tâm thế cho giờ dạy, tạo hứng thú cho học sinh, thiết lập mối quan hệ giữa kiến thức cũ và kiến thức mới. Đưa ra mục tiêu của bài học cho học sinh. Giáo viên có thể tiến hành hoạt động này bằng nhiều cách khác nhau như kể một câu chuyện, trình bày sinh động một trích đoạn của bài học mới, đưa một thông tin hấp dẫn, một số tranh ảnh, giáo cụ trực quan, đặt một số câu hỏi có tình huống cần giải quyết dựa trên vốn kinh nghiệm của học sinh, có liên quan đến phần nội dung nào đó của bài học mới nhằm thu hút sự quan tâm của học sinh với bài học.
- Giáo viên dẫn dắt học sinh vào bài
- Gọi học sinh trình bày hiểu biết của mình về cuộc đời và tác phẩm của tác giả, cho biết hoàn cảnh và mục đích sáng tác vở kịch, xác định vị trí và tóm tắt đoạn trích kịch.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh diễn kịch: một học sinh trong vai trò MC đồng thời là người dẫn chuyện, dẫn dắt để đi vào vở diễn.
- Những học sinh ở 4 tổ được phân công diễn kịch, diễn lần lượt theo trình tự từng lớp kịch (10 phút). Khi diễn, chú ý thể hiện tính cách nhân vật, xung đột, hành động kịch.
2.2. Đọc phần văn bản kịch
Chúng ta đều biết tầm quan trọng của việc đọc văn bản trong giờ dạy học tác phẩm văn chương. Việc đọc văn bản kịch khác với đọc văn bản trữ tình hoặc tự sự, nghị luận. Trong khâu chuẩn bị bài, giáo viên cần yêu cầu học sinh đọc trước một vài lần, tìm kịch bản trên mạng để xem và so sánh lời thoại nhân vật để diễn đạt cho đúng. Sau khi đọc phần văn bản, học sinh có thể tập diễn lại. Trong giờ dạy học, có hai hình thức có thể vận dụng là đọc phân vai và chuyển thể thành kịch. Dù sử dụng hình thức nào, phải đảm bảo đọc đúng giọng điệu, thể hiện đúng tâm trạng, xung đột của nhân vật qua lời thoại, có người dẫn dắt kịch bên cạnh các lời thoại. Nên cho học sinh hình dung bối cảnh sân khấu, khung cảnh cụ thể của các lời thoại bên cạnh việc đọc.
2.3. Hoạt động cắt nghĩa (lí giải sự phản ánh của văn bản)
Hoạt động phân tích và hoạt động cắt nghĩa trong cơ chế tiếp nhận tác phẩm văn chương luôn là những hoạt động hỗ trợ, bổ sung cho nhau và nhiều khi gắn kết không thể tách rời trong sự tiếp nhận. Hoạt động cắt nghĩa đem lại nhận thức đúng đắn, có cơ sở cho những hiện tượng văn học có giá trị, quá trình cắt nghĩa góp phần thực hiện và điều chỉnh việc lĩnh hội trong dạy học và phân tích văn chương. Nếu phân tích chỉ dừng lại ở việc vận dụng kiến thức về đối tượng phân tích để khám phá thì "cắt nghĩa" đòi hỏi phải có một trình độ năng lực vận dụng kiến thức văn học rộng hơn để giải thích về đối tượng. Qua hoạt động cắt nghĩa, giúp học sinh từng bước giải thích ý nghĩa của từng chữ, từng từ, từng câu và liên kết chúng lại để tìm ra được ý nghĩa khái quát của tác phẩm. Trong quá trình đó, người tiếp nhận phải huy động kinh nghiệm thẩm mĩ, tư tưởng, khả năng liên tưởng, tưởng tượng, so sánh để hiểu và hình dung ra những vấn đề tác giả nêu ra và gửi gắm trong tác phẩm. Dạy học đoạn trích này, giáo viên cùng phối hợp với học sinh cắt nghĩa: Tiêu đề tác phẩm, cấu trúc đoạn trích, sơ đồ nhân vật, tư tưởng chủ đề, các hình tượng, chi tiết nghệ thuật tiêu biểu. Giáo viên có thể đặt các câu hỏi sau khi cho đọc văn bản kịch.
2.4. Tiếp nhận văn bản bằng hệ thống câu hỏi:
Đây là nhiệm vụ học tập được nêu ra trong giờ học, vừa giúp học sinh nắm vững kiến thức kỹ năng, vừa góp phần phát huy trí lực, năng lực đọc, nghe, viết, nói, liên tưởng, tưởng tượng cho học sinh. Trong SGK Ngữ văn đã không hệ thống câu hỏi đọc hiểu văn bản. Tuy nhiên khi tiến hành giờ dạy căn cứ vào từng đối tượng học sinh, đặc trưng thể loại, mục đích yêu cầu giờ dạy để xây dựng hệ thống câu hỏi cho phù hợp.
Hệ thống câu hỏi đó cần kết nối được phần tự học, chuẩn bị bài ở nhà với bài học trên lớp. Học sinh được tiếp tục mạch suy nghĩ, làm sáng tỏ thêm những gì các em đã hiểu đã nhận thức, đã thực hành, ứng dụng và đặc biệt điều chỉnh được những gì các em hiểu, làm chưa đúng, chưa trúng.
Câu hỏi phải chính xác, rõ ràng có màu sắc văn học, có khả năng khêu gợi tình cảm, xúc động thẩm mĩ cho học sinh. Câu hỏi phải vừa sức với học sinh, có hệ thống từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp.
2.4.1. Câu hỏi phát hiện:
Đây là câu hỏi có mức độ thấp nhất trong các loại câu hỏi, dùng để kiểm tra phần đọc và chuẩn bị bài ở nhà của học sinh, cao hơn dùng để phát hiện từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ, các tín hiệu nghệ thuật nhằm khơi gợi cảm thụ của học sinh. Loại câu hỏi này phù hợp với học sinh trung bình, thậm chí yếu, kém.
Với đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, giáo viên nêu một số câu hỏi:
1. Em hãy đọc phần Tiểu dẫn về tác giả Nguyễn Huy Tưởng trong SGK và tóm tắt các thông tin trong đó?
2. Cho biết hoàn cảnh và mục đích sáng tác vở bi kịch lịch sử Vũ Như Tô?
3. Hãy tóm tắt diễn biến chính của vở kịch Vũ Như Tô?
4. Xác định vị trí và tóm tắt xung đột xảy ra trong đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài?
5. Xác định các mâu thuẫn cơ bản của vở kịch Vũ Như Tô được thể hiện trong hồi V?
6. Chỉ ra những nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích?
Với đoạn trích Tình yêu và thù hận, giáo viên có thể sử dụng một số câu hỏi:
1. Trình bày hiểu biết của em về tác giả Sếchxpia và vở kịch Romeo và Juliet (đề tài, thể loại, tóm tắt tác phẩm)!
2. Cho biết vị trí đoạn trích Tình yêu và thù hận !
3. Hình thức sáu lời thoại đầu và mười lời thoại sau của đoạn trích là gì?
2.4.2. Câu hỏi giải thích, phân tích:
Giúp học sinh khám phá nội dung và nghệ thuật của tác phẩm kịch. Các em có thể trình bày hiểu biết của mình về vấn đề được đưa ra, từ đó giáo viên hướng dẫn các em đi vào những cảm nhận đúng, sâu sắc. Loại câu hỏi này phù hợp với học sinh trung bình và khá.
Ví dụ:
1. Cho biết diễn biến và kết quả của hai mâu thuẫn trong vở kịch Vũ Như Tô. Hai mâu thuẫn này có quan hệ và tác động lẫn nhau không ?
2. Tính cách, diễn biến tâm trạng Vũ Như Tô được thể hiện như thế nào qua thái độ, ngôn ngữ, hành động của ông ở các lớp kịch thuộc hồi V ?
3. Tính cách, diễn biến tâm trạng Đan Thiềm được thể hiện như thế nào qua thái độ, ngôn ngữ, hành động của bà ở các lớp kịch thuộc hồi V ?
4. Tìm hiểu và giải thích “bệnh Đan Thiềm” theo quan niệm của Nguyễn Huy Tưởng trong đoạn trích?
5. Em có nhận xét gì về cách giải quyết của tác giả ở mâu thuẫn thứ nhất?
2.4.3 Câu hỏi nêu vấn đề:
Câu hỏi nêu vấn đề chính là phương tiện quan trọng để giáo viên xác định tình huống có vấn đề. Loại câu hỏi này không nhằm mục đích tái hiện kiến thức, cũng không nhằm khơi gợi sự tự biểu hiện của học sinh khi đánh giá chi tiết toàn bộ tác phẩm. Câu hỏi nêu vấn để phải làm rõ vấn đề tiềm ẩn trong tác phẩm văn học, phải gây hứng thú nhận thức cho học sinh, phải động viên khuyến khích học sinh giải quyết vấn đề đã nêu. Đó cũng chính là sản phẩm của nghệ thuật sư phạm. Câu hỏi nêu vấn đề phù hợp với tất cả các đối tượng học sinh, khi đưa ra t

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_van_ban_kich_trong_chuong_trin.doc
  • docđơnSKKN.doc
  • docTomtatSKKN.doc