Sáng kiến kinh nghiệm Vài biện pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh qua môn Ngữ văn (THCS)

Sáng kiến kinh nghiệm Vài biện pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh qua môn Ngữ văn (THCS)

I2.CƠ SỞ LÝ LUẬN:

Như đã trình bày từ các định nghĩa trên, KNS là các khả năng để có hành vi

thích ứng và tích cực; giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước nhu cầu và

thách thức của cuộc sống hằng ngày. Đó là năng lực ứng xử tích cực của mỗi

người đối với tự nhiên, xã hội và chính mình; là khả năng tâm lý xã hội của mỗi cá

nhân trong hành vi tích cực để xử lý hiệu quả những đòi hỏi, thử thách của cuộc

sống. Nói cách khác KNS là khả năng thực hiện một hành động hay hoạt động nào

đó bằng cách lựa chọn và vận dụng những tri thức, kinh nghiệm đã có để hành

động phối hợp với mục đích và điều kiện thực tế. Cùng với ý nghĩa đó, có và rèn

luyện kỹ KNS tức là đã có một “vốn liếng” (theo một nghĩa nào đó) trên bước

đường học tập và công việc của đời sống, trước mắt và lâu dài cho một người. Điều

đó càng ích lợi và thiết thực hơn đối với lứa tuổi học sinh khi các em còn quá ít ỏi

kinh nghiệm sống; đó cũng là mục tiêu giáo dục toàn diện, phù hợp mà theo quan

niệm của UNESCO: học để biết, học để làm, học để tồn tại và học để chung sống.

KNS giúp học sinh thích ứng được với cuộc sống đầy những biến động khôn

lường, những tác động của tự nhiên và xã hội, nhất là xã hội hiện đại, phát triển.

Trên cơ sở đó, có thể nói KNS thúc đẩy những hoạt động mang tính xã hội, phát

huy các nhân tố tích cực, hạn chế nhân tố tiêu cực, xây dựng môi trường trường

học thân thiện, học sinh tích cực. Điều đó còn góp phần hiệu quả cho việc đổi mới

phương pháp học tập của các em hiện nay.

pdf 15 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 03/03/2022 Lượt xem 1321Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vài biện pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh qua môn Ngữ văn (THCS)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọi lứa tuổi, ngành nghề khác nhau trong 
đời sống xã hội. Tuy nhiên hơn ai hết, điều đó đặc biệt cần thiết đối với lứa tuổi 
học sinh (đặc biệt là Tiểu học và THCS); bởi các em còn là lứa tuổi “ăn chưa no lo 
chưa tới”, khả năng và điều kiện sống gần như hoàn toàn phụ thuộc vào cha mẹ, 
người lớn và gia đình. Thậm chí có khi cha mẹ, người lớn vẫn không theo kịp 
4 
những biến động xã hội ngày càng dồn dập và diễn biến phức tạp, khó lường. 
Thêm nữa, với sự bùng nổ thông tin, các em tiếp cận với đủ thứ loại tác động tốt 
lẫn xấu; có khi các em phải rời bỏ gia đình để bươn chải kiếm sống, phải làm cả 
trách nhiệm của người lớn. Lúc đó có nhiều việc các em phải một mình quyết định 
nên không thể biết được thế nào là điều hay lẽ phảiLúc đó, các em sẽ cần đến 
KNS nhiều hơn để có thể có khả năng hành động đúng theo nhận thức. Chính lẽ đó 
nhà trường sẽ là nơi dẫn dắt, định hướng, tạo điều kiện giúp đỡ các em “tham gia 
cuộc sống” một cách tích cực để giải quyết những nhu cầu và thách thức của đời 
sống xã hội, nhất là xã hội hiện đại, phát triển. 
 Vấn đề giáo dục và rèn luyện KNS cho học sinh không phải là điều hoàn 
toàn mới lạ. Song, có lẽ do “sức ép” thực tế quá lớn của chương trình, điểm số, thi 
cử, thành tích, lối học “hàn lâm”,việc giáo dục KNS không phải không bị xao 
lãng, hời hợt ở từng lúc, từng nơi. Điều đó làm cho các em vốn không có KNS lại 
càng hạn chế, bất lợi hơn và thuật ngữ KNS đôi khi trở thànhxa lạ với các em. 
Điều đó cho thấy cách dạy và học theo kiểu cũ (giảng suông, sáo mòn, máy móc, 
áp đặt, học vẹt) sẽ làm hạn chế rất nhiều đối với việc giáo dục và rèn luyện KNS, 
như một rào cản khiến các em càng trở nên thụ động. Với ý nghĩa và quan niệm đó, 
qua thực tế giảng dạy cũng như việc học tập của học sinh, chúng tôi mong muốn 
từng bước đưa việc giáo dục KNS (bằng cách lồng ghép) vào bộ môn ngữ văn 
(THCS) theo yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy trong nhiều năm qua. Như 
đã nói, dù đó không phải là điều hoàn toàn mới lạ, nhưng vấn đề là tiềm năng để 
thực hiện, nhằm khắc phục những hạn chế đã nêu, phần nào cải thiện được tình 
hình mà chúng tôi cảm thấy chưa hài lòng với bản thân trong quá trình dạy học bộ 
môn ngữ văn, nhất là việc giáo dục, rèn luyện KNS cho các em như thực tiễn đã 
nêu. Cũng nói thêm, với đặc trưng khá “nhạy cảm”, môn ngữ văn có phần thuận lợi 
hơn trong việc giáo dục, rèn KNS cho học sinh so với các môn học khác. Bởi bản 
thân môn ngữ văn đã chứa đựng trong đó yếu tố có thể bao hàm KNS. Thậm chí, 
việc tưởng như đơn giản, chỉ một câu chào hỏi thân thiện, chỉ một lời “cảm ơn, xin 
lỗi”, một cử chỉ, hành động thích hợp trong tình huống nào đóđều chứa đựng nội 
dung ít nhiều từ KNS. Nói cách khác, môn ngữ văn dạy cho các em biết nói 
“không” với sự “vô cảm”. Đó là tính nhân văn, “dạy người” mà bản thân đặc trưng 
môn học có được. 
5 
PHẦN II: NỘI DUNG VẤN ĐỀ. 
Như đã trình bày,với đặc trưng của một môn học khá nhạy cảm (khoa học xã 
hội và nhân văn, mang tính thẩm mỹ cao), ngoài kiến thức cơ bản, môn ngữ văn 
có điều kiện, “thế mạnh” riêng trong việc bồi dưỡng năng lực tư duy, làm giàu cảm 
xúc thẩm mỹ và định hướng “thị hiếu lành mạnh, trong sáng” trong tâm hồn và 
cảm xúc các em để từ đó dần hoàn thiện nhân cách. Tóm lại, với “khả năng đặc 
biệt” đó, người dạy có thể có điều kiện thuận lợi hơn trong việc giáo dục, rèn luyện 
KNS cho học sinh như nội dung, mục đích đề tài đã nói trên. Đó là việc làm mà 
bước đầu chúng tôi đúc kết được (và tiếp tục nghiên cứu, đầu tư, rút kinh 
nghiệm) cho những năm học tiếp theo với mong muốn giáo dục và rèn luyện 
KNS cho học sinh qua môn ngữ văn THCS. 
Như đã biết, KNS là một chuỗi các hoạt động rộng lớn bao gồm nhiều hoạt 
động khác nhau và trong các lĩnh vực cũng khác nhau (theo các lứa tuổi, nghề 
nghiệp,môi trường sống và làm việc...) Ở phạm vi đề tài này, chúng tôi chỉ đề cập, 
nhấn mạnh đến một vài biện pháp trong việc giáo dục và rèn luyện KNS cho học 
sinh qua môn ngữ văn; từ đó các em có thể vận dụng thích ứng cho nhiều kỹ năng 
khác liên quan. 
1.Kỹ năng tự nhận thức: 
Đối với học sinh THCS điều này là cần thiết bởi lứa tuổi các em dù không 
còn nhỏ nhưng cũng chưa gọi là lớn. Nhận thức ở đây là nhận thức chính mình và 
nhận thức qua bài học; nhận thức về con người và xã hội. Cần biết mình là ai, đứng 
ở đâu, đang và sẽ làm gì cho bản thân, gia đình và xã hộilà điều rất quan trọng. 
Muốn thế trong quá trình giảng dạy, chúng tôi luôn tìm cách khơi gợi, xác định 
trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với bản thân và đối với mọi người. Từ đó có 
những hành động thiết thực, hữu ích góp phần vào cuộc sống chung tốt đẹp. Bởi về 
bản chất thì rèn luyện KNS là quá trình đưa nhận thức (qua kiến thức và thái độ) 
thành hành động (hành vi tích cực). Kết hợp với bài học và thực tế cuộc sống (qua 
phương tiện thông tin đại chúng chẳng hạn), giáo viên đưa ra những tấm gương 
vượt khó học tập, gương cứu người quên mình với một tinh thần nhân ái đáng trân 
trọng và khâm phục, thậm chí có cả những “tấm gương” xấu, mặt trái xã hội, 
những nhân vật phản diện trong tác phẩmđể qua đó các em có ý thức tự nhìn và 
tự đánh giá bản thân mình đã... “sống” đến đâu, tự thấy được những nhược điểm và 
ưu điểm của mình nhằm tự soi rọi lại mình mà có thái độ và hành động sống tích 
cực hơn nữa. Đặc biệt những em học sinh cá biệt, yếu kém cũng sẽ dần chuyển 
biến theo kiểu “mưa dầm thấm lâu”, ít nhất là trong nhận thức con non trẻ của các 
6 
em. Đó là một trong những cách giáo dục, rèn kỹ năng tự nhận thức cho các em từ 
thực tế cũng như sự lồng ghép thích hợp mà chúng tôi thường làm. 
Về các bài học trong chương trình, có thể nói toàn cấp (ngữ văn THCS) đều 
là những bài khá đặc sắc để nâng cao nhận thức của học sinh. Vì phạm vi có hạn 
chúng tôi không thể nêu đầy đủ và chi tiết, chỉ xin nhắc đến một vài tác phẩm tiêu 
biểu để giáo dục nhận thức (GDNT) cho các em: 
+ Ở lớp 9: 
-Bài “Phong cách Hồ Chí Minh” giáo dục nhận thức vể một con người vĩ đại mà 
giản dị, gần gũi mà cao sâu, uyên bác 
- Bài “Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền bảo vệ và phát triển của trẻ em” 
GDNT về vai trò, giá trị và quyền hạn của trẻ em đối với nhân loại. 
 - Bài “Chuyện người con gái Nam xương; tác phẩm Truyện Kiều” GDNT về số 
phận con người trong xã hội phong kiến mong manh và oan trái, để từ đó các em 
liên hệ tới mặt tốt của xã hội đang sống 
 - Bài “Đồng chí; Bài thơ về tiểu đội xe không kính” GDNT về những người lính 
với lý tưởng chiến đấu cao đẹp, sẵn sàng hi sinh vì tổ quốc, về tình đồng chí đồng 
đội keo sơn giúp họ thêm sức mạnh 
- Bài “Ánh trăng” GDNT về đạo lý uống nước nhớ nguồn, sống ân tình thủy 
chung, không lãng quên quá khứ gian lao mà hào hùng mới có được hôm nay 
- Bài “Lặng lẽ Sa Pa” GDNT về lòng yêu nghề và tinh thần trách nhiệm đối với 
công việc và cuộc sống 
- Bài “Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới” GDNT về vai trò và giá trị quyết định 
của con người đối với xã hội và đất nước, thấy được điểm mạnh và điểm yếu của 
con người Việt Nam để khắc phục mà tiến lên. v.v... 
 Ở nhiều bài học khác và các lớp khác cũng tương tự. Mục đích là để các em 
tự nâng cao nhận thức qua từng bài học khác nhau (có sự khơi gợi, kích thích, dẫn 
dắt của giáo viên hoặc qua bài tập). Qua đó chẳng những kiến thức bài học được 
khắc sâu hơn mà kỹ năng tự nhận thức của các em luôn được củng cố, nâng cao. 
Từ đó có thể đề ra phương châm hành động và quan niệm sống tích cực cho mình. 
 2. Kỹ năng cảm thụ thẩm mỹ: 
 Đây cũng là một trong những “thế mạnh” khác của môn ngữ văn cần được 
khai thác, vận dụng. Bởi văn học là nhân học. Tính nhân văn và giáo dục thẩm mỹ 
đã luôn nằm trong tác phẩm rồi. Trước hết bồi dưỡng cho học sinh tình yêu Tiếng 
Việt, văn học, văn hóa, tình yêu gia đình, thiên nhiên, đất nước và lòng tự hào dân 
tộc; nâng cao ý chí tự lập tự cường; thậm chí đến những điều bình thường tưởng 
như đơn giản nhất như tình bạn, lẽ sống, lòng thương yêu, sự bao dung tha 
7 
thứTinh thần đó gần như có tất cả ở các bài học trong chương trình ngữ văn 
THCS. Vấn đề là xây dựng, củng cố và định hướng thị hiếu, năng lực cảm thụ 
thẩm mỹ của các em qua các bài học. Đây là việc làm khó bởi sự nhạy cảm, tinh tế, 
rung động qua từng từ ngữ, hình ảnh, nghệ thuật và nhiều yếu tố khác không phải 
dễ dàng khai thác, khám phá hết một lúc mà đòi hỏi thời gian và đặc biệt là khả 
năng cảm thụ của các em cũng khác nhau. Vì đó là “sợi dây” tình cảm, tâm hồn. 
Tuy nhiên cũng xin nêu một vài ví dụ: 
 - Ở bài “Bài học đường đời đầu tiên” (lớp 6) khai thác cái đẹp không chỉ có 
thân hình cường tráng khỏe đẹp của Dế Mèn mà cái đẹp nằm ở bài học hối hận, ăn 
năn, ray rức. Ở Dế Choắc, dù dưới một thân hình gầy còm ốm yếu nhưng lại ẩn 
chứa bên trong một lòng vị tha hiếm có, làm Dế Choắc đẹp hơn lên. Lúc đó cái đẹp 
lại nằm trong bản chất, tâm hồn chứ không chỉ là ngoại hình, thể chất! 
 - Ở bài “Bức tranh của em gái tôi” (lớp 6) cái đẹp trong tâm hồn của nhân 
vật Kiều Phương (người em) là điều dễ thấy, nhưng cái đẹp bên trong của nhân vật 
người anh mới là điều đáng nói khi ta (nhân vật này) biết tự nhìn lại mình và nhìn 
lại người khác lúc mà sự hối hận rưng rức cứ bao quanh, bào mòn nội tâm ta. Nếu 
không có một tâm hồn đẹp và cảm xúc đẹp, một cách sống và suy nghĩ đẹp thì làm 
gì có những con người như thế (dù là nhân vật). Văn học đã hướng cho các em một 
cách sống đẹp! 
 - Ở bài “Buổi học cuối cùng” (lớp 6), vì tình yêu tiếng mẹ đẻ đã khiến cho 
cậu bé học trò Phrăng nghịch ngợm rong chơi la cà trở nên “người lớn”, suy nghĩ 
già dặn và đẹp hơn biết bao. Vì tình yêu tiếng mẹ đẻ mà người thầy Hamen tội 
nghiệp đã xúc động nghẹn ngào day dứt không nói được nên lời, phải đứng dựa 
vào tường mới đủ sức viết lên dòng chữ cuối cùng “NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”! 
 3. Kỹ năng tư duy sáng tạo: 
 Với kỹ năng này, thường chúng tôi rèn luyện qua phân môn tập làm văn, đặc 
biệt là văn nghị luận và văn tự sự. Bởi tập làm văn là môn tổng hợp kiến thức, đòi 
hỏi khả năng tư duy và sáng tạo rất cao. Thông thường các em làm bài theo một 
“lối mòn” có sẵn (do lười suy nghĩ, thiếu cố gắng,máy móc, rập khuôn, không sáng 
tạo) Trong khi đó đã là văn nghị luận thì phải bày tỏ quan điểm, suy nghĩ, tư 
tưởng và trình bày những nhận xét, đánh giá của cá nhân trước một vấn đề nào đó, 
nên thiếu khả năng tư duy, sáng tạo (dù là về bài học trên lớp chứ chưa nói xa hơn) 
thì khó đạt được yêu cầu của một bài làm trọn vẹn, chặt chẽ. Để rèn luyện và nâng 
cao kỹ năng này, ngoài phần lý thuyết cơ bản khi dạy và học tập làm văn; chúng 
tôi thường chú ý những yêu cầu sau đối với học sinh: 
8 
-Ví dụ đối với “nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống” (lớp 9) 
học sinh cần nắm: 
 + Những sự việc, hiện tượng nào trong đời sống có thể nghị luận? 
 + Ý kiến, suy nghĩ của em như thế nào về vấn đề đó (đồng ý, tán thành hay 
không, vì sao?) 
 + Tìm ở ngay địa phương em (thôn xóm, khối phố, xã phường..) những sự 
việc, hiện tượng đời sống (đáng biểu dương, học tập hoặc đáng chê trách) và viết 
bài nghị luận về vấn đề đó.v.v 
 -Đối với nghị luận văn học (tác phẩm truyện, thơ), yêu cầu: 
 +Nêu những điều em tâm đắc hoặc thích thú, xúc động nhất về tác phẩm. 
 +Tác phầm có điều gì gây cho em sự chú ý, ấn tượng? 
 +Tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh nào, có gì đặc biệt về tác giả; điểm thành 
công của tác phẩm nằm ở đâu?... 
 Đối với các dạng nghị luận khác và tự sự cũng tương tự như thế. Làm thế 
nào để khơi gợi sự tư duy, sáng tạo của các em càng nhiều càng tốt nhằm tránh sự 
máy móc, rập khuôn, học vẹt khi làm bài. Qua đó còn rèn kỹ năng nhận thức, khiến 
các em bày tỏ quan điểm của mình về lẽ sống, tình cảm yêu thương, đồng cảm, 
chia sẻ, nghĩa tình trong cuộc sống. 
 4.Kỹ năng giao tiếp: 
Mục đích của giao tiếp là truyền tải được các thông điệp, những điều mình 
muốn nói (qua suy nghĩ, ý tưởng, cảm nhận..) đến với người nghe, người tiếp nhận. 
Nếu không, những ý tưởng ấy sẽ không được phản ánh, thậm chí gây hiểu lầm và 
tạo ra những rào cản khiến ta không đạt được mục tiêu. Đó cũng là một trong 
những KNS nói chung. Riêng môn ngữ văn, có thể giúp các em rèn luyện từng 
bước kỹ năng này, trước hết trong học tập và sau nữa là trong cuộc sống tương lai. 
Chúng tôi chú ý rèn luyện kỹ năng này cho học sinh bằng những hoạt động sau: 
+Thuyết trình trước lớp, trường 
+Truyền đạt thông tin từ một bài học, sự việc, sự kiện nào đó. 
+Lắng nghe và thu thập thông tin hoặc nhận xét (ví dụ sau một lần tham 
quan, dã ngoại, di tích lịch sử, văn hóa nào đó) 
+ Hoạt động nhóm. 
+ Tiết luyện nói. 
Hoặc rải rác qua các bài học trên lớp mà nội dung có thể lồng ghép kỹ năng 
này. 
 -Ví dụ qua bài “Cuộc chia tay của những con búp bê” (lớp 7) có thể cho học 
sinh trình bày suy nghĩ, ý kiến, nhận xétcủa các em về cách ứng xử, giải quyết 
9 
của người lớn, các bậc cha mẹ?- hoặc có thể hỏi: “Nếu em là nhân vật trong câu 
chuyện, em sẽ nói với ba mẹ thế nào trong cuộc chia tay đầy nước mắt đó mà lỗi 
không do ở các em?” 
 -Bài “bức tranh của em gái tôi”(lớp 6):- Em hãy tranh luận và cho biết, 
người anh cảm thấy mình dằn vặt điều gì nhất khi đứng trước bức tranh em gái vẽ 
mình rất giống và đẹp? 
 -Bài “Lặng lẽ Sapa”( lớp 9):- Em thích điểm nào nhất trong quan niệm sống 
của “anh thanh niên” mà em cho là rất đẹp, thử trình bày suy nghĩ trên cùng các 
bạn? 
 Ngoài ra, các bài học Tiếng Việt (Lớp 9) như “Các phương châm hội 
thoại”-“Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ý”- “Đối thoại, độc thoại và độc thoại 
nội tâm trong văn bản tự sự” (TLV) cũng là những văn bản có lợi thế để chúng tôi 
khai thác việc rèn kỹ năng giao tiếp một cách hiệu quả. Song vì dung lượng của đề 
tài, không thể đưa hết ví dụ. 
 5.Kỹ năng nghe, nói, đọc, viết: 
 Đây là loại kỹ năng cơ bản (không phải loại kỹ năng nâng cao như tư duy, 
sáng tạo,phản biện, phân tích, tổng hợp). Kỹ năng này tưởng như đơn giản 
nhưng thực sự cần thiết cho mọi môn học và cho cả cuộc sống sau này. Một lần 
nữa môn ngữ văn lại có thế mạnh riêng do đặc trưng môn học. Ví dụ chỉ riêng kỹ 
năng “đọc” thôi (việc tưởng như đơn giản, dễ dàng) nhưng cũng cần phải rèn 
luyện lâu dài, bởi không phải học sinh nào cũng đọc tốt. Đọc đúng ngữ điệu, diễn 
cảm, đọc có cảm xúc, sự say mêthì tác phẩm sẽ được nâng lên rất nhiều.Để làm 
được bốn kỹ năng trên, chúng tôi rèn luyện qua các giờ học trên lớp là chủ yếu. Có 
thể vận dụng thêm trong các tiết ngoài chính khóa để nâng cao kỹ năng này cho 
các em được thành thục hơn. Ngoài những việc thường làm trong kỹ năng nghe, 
nói, đọc, viết của môn ngữ văn qui định trên lớp, có thể nâng cao kỹ năng này qua 
các hoạt động ngoại khóa, các cuộc thi đố vui, sinh hoạt tập thể, câu lạc bộ văn 
học,các cuộc thi sáng tác, các tiết tập làm thơ, các lần thuyết trình văn học, hoạt 
động nhóm (biết lắng nghe và nhận xét, đánh giá) 
 6. Kỹ năng tự học: 
 Tự học là một nhu cầu cần thiết và tự giác của con người. Sự tiến bộ và kết 
quả trong học tập và công việc nói chung, bộ môn văn hóa nói riêng có được là 
nhờ một phần lớn do công sức, ý thức cao trong việc tự học của người học. Điều 
đó càng cần hơn đối với học sinh. Do vậy, “tự học” cũng cần có kỹ năng trong 
chuỗi các KNS. Tự học đối với môn ngữ văn cũng không ngoại lệ như những môn 
10 
học khác. Vấn đề là biết thúc đẩy và rèn kỹ năng này một cách chủ động, thường 
xuyên và tích cực thì mới đem lại hiệu quả. Sau đây là một số kỹ năng tự học mà 
chúng tôi thường rèn cho học sinh trong môn ngữ văn: 
 -Tự vạch kế hoạch: Tức là học tập có hệ thống, có nghiên cứu, sắp xếp điều 
gì nên làm trước, điều gì làm sau. Khuyên các em đừng ngại tốn thời gian cho việc 
vạch kế hoạch, bởi bù lại sẽ tiết kiệm được thời gian rất nhiều khi thực hiện nó. 
 - Học vào lúc nào cảm thấy có lợi nhất cho môn học: ví dụ đối với tác phẩm 
văn học (giảng văn,văn bản) thì hãy học ngay sau khi nghe giảng bài (về nhà). Đối 
với bài học thuộc lòng hoặc trả lời câu hỏi thì nên học trước khi đến lớp. Sau khi 
nghe giảng nên chọn lại và tổ chức ghi chép, xem lại các dữ kiện, chuẩn bị câu hỏi 
cho bài cũ. Trước khi đến lớp (học ở nhà) cũng nên biết tự đặt câu hỏi vì nó giúp ta 
đào sâu vấn đề.. 
 - Hiểu rõ các ghi chép: Tức là tìm ra những ý quan trọng mà thầy cô đã nhấn 
mạnh, có thể dùng các kí hiệu riêng cần thiết (trừ trong bài làm) để tiết kiệm thời 
gian, tập trung cho ý khác. 
 - Học một cách chủ động chứ không thụ động: Có chủ động thì mới sáng 
suốt và thoải mái để học. Tránh học vẹt mà phải tìm cách suy nghĩ, liên tưởng 
những điều có liên quan để khắc sâu.. 
 - Luôn học tại bàn: Đây là một thái độ nghiêm túc và tự giác cao. Hơn nữa 
tốt cho cả hai ưu thế : trí tuệ lẫn thể hình. Càng không được nằm trên giường để 
học sẽ khiến buồn ngủ và lâu dần tạo thói quen lười biếng. 
 7. Kỹ năng thực hành, ứng dụng: 
 Thực hành, ứng dụng trong môn ngữ văn chính là qua hệ thống các bài tập, 
bài làm, bài viết..mà các em thực hiện trong quá trình học tập. Chỉ có chủ động và 
tích cực thì các em mới có thể làm tốt việc này. Các em có thể hiểu bài, có kiến 
thức bài học nhưng chưa hẳn sẽ làm bài tập tốt, viết tốt, vận dụng đúngĐể rèn 
được kỹ năng này, chúng tôi thường thực hiện các dạng sau (từ mức độ thấp đến 
cao, dễ đến khó hơn và chú ý đến các đối tượng học sinh): 
-Ví dụ : 
+ Cho vd về các tình huống giao tiếp trong các bài “Các phương châm hội 
thoại (lớp 9). 
+ Cho vd tình huống về cách sử dụng nghĩa hàm ý (trong bài “nghĩa tường 
minh và nghĩa hàm ý”) 
+ Các bài tập viết ngắn về lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp. 
+ Các bài tập luyện nói; thuyết minh; thuyết trình, hùng biện 
+ Nhấn mạnh các phương thức biểu đạt đan xen trong văn tự sự. 
11 
+ Thi sáng tác thơ, văn 
Những hình thức trên được thực hiện lồng ghép, đan xen trong các tiết 
học,tiết ôn tập hoặc ngoại khóa dưới cờQua đó có điều kiện rèn và nâng cao kỹ 
năng thực hành, ứng dụng từ lý thuyết các bài học mà các em đã được học. Hơn 
nữa giúp các em có dịp cọ xát với những tình huống sẽ gặp trong thực tế sau này 
khi ra đời, dù chỉ là viết một biên bản trong cuộc họp, một báo cáo thông thường 
khi làm việc. Đó cũng là một trong những đặc trưng mà môn ngữ văn làm được. 
8. Kỹ năng giải quyết vấn đề: 
Đây là kỹ năng cần có trong mọi lĩnh vực đời sống, mọi môn học. Mặc dù 
cách giải quyết vấn đề trong đời sống và cách GQVĐ trong môn học không phải 
hoàn toàn trùng khớp nhưng cũng là “một cách thức suy nghĩ nhằm làm rõ và đưa 
ra giải pháp thực thi” để giải quyết, đáp ứng một yêu cầu nào đó. Với môn ngữ 
văn, giải quyết vấn đề không ngoài các tình huống, các vấn đề, các yêu cầu đặt ra 
từ bài học và theo khả năng ứng xử, quan điểm của mỗi cá nhân. Cũng trong thực 
tế cuộc sống, khi đứng trước một tình huống nào đó, mỗi người sẽ giải quyết, ứng 
xử một cách khác nhau tùy theo “kỹ năng” của họ. Học sinh cũng thế, từ cách giải 
quyết của các nhân vật, tư các tình huống khác nhau các em cũng sẽ tìm và chọn 
cách giải quyết tối ưu cho mình một khi cókỹ năng. 
PHẦN III: KẾT QUẢ 
Bằng những cách làm khác nhau (qua dạy và học bộ môn ngữ văn và qua 
các hoạt động đan xen) nhằm giáo dục, rèn luyện KNS cho học sinh, chúng tôi 
nhận thấy một số kết quả như sau: 
- Các em nhận biết được một số KNS mà qua môn ngữ văn và một số hoạt 
động đã chuyển tải. không còn rụt rè, thụ động mà tỏ ra tích cực, linh hoạt, sôi nổi 
hơn trong học tập và sinh hoạt. 
- Hạn chế được những em có cuộc sống “khép kín” (do nhiều nguyên nhân) 
hoặc quá say mê “thế giới ảo” của Internet, gamemà quên đi những hoạt động 
chung quanh của bạn bè, của cộng đồng và xã hội. Qua đó còn hạn chế được những 
tác nhân tiêu cực, xây dựng môi trường trường học thân thiện, học sinh tích cực. 
- Giúp các em thích ứng được với cuộc sống mà đôi khi những biến động, 
bất trắc khôn lường có thể xảy ra, dù là tự nhiên hay xã hội, nhất là xã hội ngày 
càng hiện đại, phát triển. 
- Góp phần tích cực cho việc đổi mới phương pháp học tập của học sinh, 
tăng năng lực thích nghi và điều khiển chính cuộc sống của m

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_vai_bien_phap_ren_ky_nang_song_cho_hoc.pdf