Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Tiếng Việt Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Tiếng Việt Lớp 1

Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy và học nhằm “đổi mới phương pháp

dạy học”, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Giáo viên chỉ

là người tổ chức các hoạt động, thông qua trực quan sinh động, học sinh tư duy

và tự phát hiện tìm ra kiến thức mới của bài học. Ứng dụng công nghệ thông tin

vào việc dạy môn Tiếng Việt rất quan trọng.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong công tác giảng dạy và học tập

có nhiều ưu điểm: Tiết kiệm thời gian ghi bảng và những thao tác khác để tập2

trung thời gian cho việc rèn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh. Nội dung

và hình thức trình bày phong phú, hình ảnh sinh động, hấp dẫn kích thích sự hứng

thú học tập của học sinh. Học sinh có thể tự học với sự hướng dẫn của các phần

mềm học tập,

Năm học 2020-2021, tôi được giao nhiệm vụ giảng dạy lớp 1A5. Tôi nhận

thấy, các em rất thích quan sát các hình ảnh sinh động nhiều màu sắc ngộ nghĩnh,

những video, clip minh họa giúp nắm rõ được vấn đề và đặc biệt các em học sinh

rất hứng thú với những trò chơi củng cố, giúp các em khắc sâu được kiến thức và

rất tập trung vào bài học.

Xuất phát từ những lý do trên, tôi luôn suy nghĩ tìm giải pháp nào để học

sinh học phần âm, vần nắm bắt được bài nhanh hơn, dễ nhận biết các từ ngữ,

hiểu được sâu sắc ý nghĩa của các từ ngữ đã được học từ đó giúp học sinh mở

rộng vốn từ và phát triển tư duy, hình thành kĩ năng giao tiếp biến nó trở thành

công cụ để học các môn học khác. Cuối cùng, tôi đã lựa chọn đề tài “Ứng dụng

công nghệ thông tin trong dạy học môn Tiếng Việt lớp 1” để biến những tiết

học trừu tượng, mất nhiều thời gian thành những tiết học yêu thích của các em

pdf 21 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 05/03/2022 Lượt xem 12642Lượt tải 17 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Tiếng Việt Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ững phương tiện quan trọng góp phần đổi 
mới phương pháp dạy học. Đây cũng là năm do ảnh hưởng của đại dịch COVID-
19, từ đó đặt ra thách thức lớn cho ngành giáo dục nước nhà. Đó là làm thế nào 
để nâng cao chất lượng dạy – học? Làm thế nào để học sinh dù phải nghỉ ở nhà 
tránh dịch mà vẫn được học đầy đủ các nội dung, kiến thức? 
Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy và học nhằm “đổi mới phương pháp 
dạy học”, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Giáo viên chỉ 
là người tổ chức các hoạt động, thông qua trực quan sinh động, học sinh tư duy 
và tự phát hiện tìm ra kiến thức mới của bài học. Ứng dụng công nghệ thông tin 
vào việc dạy môn Tiếng Việt rất quan trọng. 
Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong công tác giảng dạy và học tập 
có nhiều ưu điểm: Tiết kiệm thời gian ghi bảng và những thao tác khác để tập 
2 
trung thời gian cho việc rèn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh. Nội dung 
và hình thức trình bày phong phú, hình ảnh sinh động, hấp dẫn kích thích sự hứng 
thú học tập của học sinh. Học sinh có thể tự học với sự hướng dẫn của các phần 
mềm học tập,  
Năm học 2020-2021, tôi được giao nhiệm vụ giảng dạy lớp 1A5. Tôi nhận 
thấy, các em rất thích quan sát các hình ảnh sinh động nhiều màu sắc ngộ nghĩnh, 
những video, clip minh họa giúp nắm rõ được vấn đề và đặc biệt các em học sinh 
rất hứng thú với những trò chơi củng cố, giúp các em khắc sâu được kiến thức và 
rất tập trung vào bài học. 
Xuất phát từ những lý do trên, tôi luôn suy nghĩ tìm giải pháp nào để học 
sinh học phần âm, vần nắm bắt được bài nhanh hơn, dễ nhận biết các từ ngữ, 
hiểu được sâu sắc ý nghĩa của các từ ngữ đã được học từ đó giúp học sinh mở 
rộng vốn từ và phát triển tư duy, hình thành kĩ năng giao tiếp biến nó trở thành 
công cụ để học các môn học khác. Cuối cùng, tôi đã lựa chọn đề tài “Ứng dụng 
công nghệ thông tin trong dạy học môn Tiếng Việt lớp 1” để biến những tiết 
học trừu tượng, mất nhiều thời gian thành những tiết học yêu thích của các em. 
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài: 
 Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, sách học sinh được thay đổi 
khá nhiều, tranh ảnh nhiều màu sắc đẹp mắt khá thu hút học sinh. Tuy nhiên để 
học sinh học tập qua kênh chữ và những bức tranh tĩnh trong sách thì còn nhiều 
vấn đề khá trừu tượng với các em, các em sẽ chưa hình dung và nắm được nghĩa 
của các từ, các câu, đoạn văn trong bài. Nếu đưa thêm các đoạn phim, các clip 
về hoạt động, lời nói thì chắc chắn các em sẽ hiểu tường mình hơn, sẽ cảm tháy 
thích thú hơn rất nhiều khi bước vào bài học. 
3. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu: 
3.1. Nhiệm vụ : 
 Sáng kiến tập trung nghiên cứu hình thức ứng dụng công nghệ thông tin 
vào các bài giảng trong dạy học môn Tiếng Việt. 
3.2. Phạm vi nghiên cứu : 
- Đối tượng : Học sinh lớp 1 
3 
 - Tài liệu : Sách giáo khoa Tiếng Việt 1, sách giáo viên Tiếng Việt 1 bộ 
sách “Cùng học để phát triển năng lực”. 
4. Phương pháp nghiên cứu: 
Để thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp sau : 
a. Phương pháp nghiên cứu tài liệu 
Nghiên cứu tổng thể nội dung chương trình GDPT mới 2018, nghiên 
chương trình Tiếng Việt 1 bộ sách Cùng học để phát triển năng lực, mục tiêu của 
dạy học Tiếng Việt 1 nói chung và nghiên cứu kĩ cách ứng dụng công nghệ thông 
tin vào bài dạy. 
b. Phương pháp điều tra, phân tích 
Điều tra thực trạng dạy học để thấy những hạn chế của giáo viên và học 
sinh trong năm học đầu tiên thực hiện chương trình sách giáo khoa mới, sau đó 
phân tích nguyên nhân để tìm biện pháp khắc phục. 
c. Phương pháp thực nghiệm 
Tiến hành thực nghiệm các biện pháp trong quá trình dạy học. 
d. Phương pháp thống kê kết quả 
Khảo sát, thống kê kết quả các biện pháp đã thực hiện. 
e. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm 
Tổng kết rút ra những bài học kinh nghiệm. 
4 
B. NỘI DUNG 
I. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm: 
Đặc điểm tâm lí học sinh lớp 1 các em vừa chuyển từ mầm non sang học 
lớp 1. Về kiến thức Tiếng Việt các em mới chỉ làm quen với các chữ cái, vì vậy 
lên lớp 1 các em được học ghép âm, vần, tiếng, từ ngay. Điều đó đòi hỏi giáo viên 
cần phải nắm chắc phương pháp dạy để giúp các em thích ứng với phương pháp 
học mới, nội dung mới, nắm được kiến thức mà không quá tải. 
Học hết chương trình lớp 1 là các em phải biết đọc, biết viết hay nói là 
đọc thông viết thạo. Vậy muốn đảm bảo kiến thức đó thì học sinh cần phải học 
chắc phần âm, phần vần, viết đúng âm, vần là hết sức quan trọng, làm tiền đề 
cho các bước tiếp theo. 
 Với học sinh lớp 1, khi các em chuyển cấp bước đầu tiên là làm quen với 
môi trường học tập mới, các em phải học nhiều hơn. Vì thế, giáo viên lớp 1 cần 
nắm vững đặc điểm tâm sinh lí học sinh để áp dụng phương pháp dạy học cho phù 
hợp, cuốn hút học sinh giúp các em dễ đọc, dễ viết và đọc viết tốt nhất. Khuyến 
khích động viên các em hứng thú trong học tập. 
II. Thực trạng của vấn đề: 
* Thuận lợi 
Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học là một trong những yêu cầu và 
điều kiện thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Trường Tiểu học 
Thanh Xuân Trung đã chuẩn bị các điều kiện để thực hiện. Lớp học đáp ứng yêu 
cầu chương trình dạy học, đã có ti vi, máy chiếu và màn hình chiếu, đồ dùng dạy 
và học cho lớp 1 tương đối đầy đủ, được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ban 
giám hiệu nhà trường cũng như tổ chuyên môn. 
 Giáo viên trẻ nhiệt tình có trình độ và kỹ năng về công nghệ thông tin. 
 Đa số học sinh đều chăm ngoan, các em đều đã qua lớp mẫu giáo, được 
chuẩn bị các kỹ năng thích ứng với hoạt động học tập giúp các em có tâm thế sẵn 
sàng học tập khi vào học lớp 1. 
5 
*Khó khăn 
Chương trình sách giáo khoa mới còn nhiều bỡ ngỡ với giáo viên lớp 1. 
 Giáo viên còn chưa linh hoạt sáng tạo trong ứng dụng công nghệ thông tin 
trong dạy - học. Trong mỗi tiết dạy, giáo viên chưa biết cách phát huy khả năng 
tự phát hiện của học sinh. Bài giảng còn dập khuôn, máy móc chưa tạo được hứng 
thú học tập ở học sinh. Chưa có nhiều thời gian đầu tư nghiên cứu để tạo ra những 
bài giảng hay và hấp dẫn. 
Đối với tiết học Học vần giáo viên thường phải viết lên bảng các âm, vần, 
tiếng, từ, câu trong bài nên mất nhiều thời gian mà lại chưa gây được hứng thú 
học tập cho học sinh. 
Đối với học sinh lớp 1 việc hiểu nghĩa từ là khó nên nếu sử dụng hình ảnh 
tĩnh để minh hoạ thì học sinh sẽ khó hiểu hơn khi sử dụng những hình ảnh động, 
đoạn phim thật và cụ thể để minh hoạ. 
Phần luyện nói và tìm từ mới còn hạn chế vì các em cần những hình ảnh cụ 
thể, dễ hiểu hơn mà sách giáo khoa chưa đáp ứng được. 
Bên cạnh đó, do đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh lớp 1 là khả năng 
chú ý chưa cao, đang từ hoạt động vui chơi chuyển sang hoạt động học tập nên 
các em còn bỡ ngỡ chưa tập trung lâu một vấn đề nào đó. 
III. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề : 
Vào mỗi tiết học âm, vần tôi luôn ứng dụng công nghệ thông tin vào tiết 
học để có nhiều cơ hội nâng cao và mở rộng kiến thức cần cung cấp cho học sinh 
cũng như tạo sự hứng thú cho các em. Thực tế, tôi luôn sử dụng tranh ảnh minh 
họa cho bài học nhưng so với tranh ảnh động, đoạn phim, học liệu điện tử thì tác 
dụng sẽ vượt trội hơn cách làm cũ. Vì thế tôi đã ứng dụng công nghệ thông tin 
trong bài âm – vần cụ thể như sau: 
1. Ứng dụng công nghệ thông tin trong phần ôn âm, vần cũ 
 Trong mỗi tiết học âm, vần phần kiểm tra bài cũ tôi thường phải viết ra thẻ 
từ hoặc bảng con âm, vần, tiếng hoặc từ để cho học sinh đọc. Nhưng nay ứng dụng 
công nghệ thông tin với phần mềm PowerPoint, tôi không phải viết mà chỉ cần 
trình chiếu âm, vần, tiếng, từ, câu đến đâu học sinh đọc đến đấy. Muốn cho học 
6 
sinh phân tích tiếng hay từ tôi chỉ cần thêm hiệu ứng gạch chân dưới tiếng từ đó 
mà không phải nói nhiều. Không chỉ vậy, khi thay đổi theo hướng dạy học tích 
cực, thay phần kiểm tra bài cũ bằng hoạt động khởi động, tôi có thể dễ dàng thiết 
kế nhiều trò chơi thú vị để ôn lại kiến thức cũ, từ đó dẫn qua bài mới một cách dễ 
dàng và hiệu quả. 
Ví dụ 1: Bài 2D k – kh, tôi thiết kế phần kiểm tra bài cũ qua trò chơi khởi 
động như hình dưới. 
Cụ thể như sau, thông qua các hiệu ứng trình chiếu của phần mềm 
powerpoint, slide này có thể chuyển động theo ý đồ của tôi. Tôi bấm từng hiệu 
ứng xuất hiện: lần thứ nhất tên trò chơi (Giáo viên phổ biến luật chơi, cách chơi), 
lần thứ hai bức tranh có mũi tên xuất hiện chỉ vào các sự vật trong tranh – HS 
đoán từ, lần thứ ba từ ghế gỗ, lần thứ tư gạch chân tiếng gỗ chứa âm đã học trong 
7 
tuần. Học sinh thứ nhất đọc và phân tích tiếng đã được gạch chân mà tôi không 
cần nêu yêu cầu. Tiếp tục học sinh thứ hai phân tích tiếng, từ trong những bức 
tranh gợi ý khác đến hết trò chơi. Như vậy học sinh tập trung hơn, phần kiểm tra 
bài đạt hiệu quả cao hơn 
Ví dụ 2: Bài 13D ong - ông, tôi thiết kế trò chơi khởi động theo định hướng 
phát triển năng lực như hình dưới 
 con ong con công 
8 
 quả bóng nhà rông 
Cụ thể như sau, thông qua các hiệu ứng trình chiếu của phần mềm 
powerpoint, slide trò chơi “Ô cửa bí mật” này có thể điều khiển theo ý đồ của tôi. 
Học sinh sẽ chọn mảnh ghép mang các số khác nhau. Sau đó tôi bấm hình và hiệu 
ứng xuất hiện: mảnh ghép biến mất, thay vào đó là tiếng (hoặc từ) có chứa vần 
ong hoặc vần ông. Học sinh đọc và phân tích vần. Tôi yêu cầu học sinh chia sẻ 
sự giống và khác nhau giữa 2 vần. 
Ngoài ra, tôi còn sử dụng trò chơi “Hái hoa”, “Hái táo” để các em cảm thấy 
mới lạ và hứng thú hơn. 
9 
2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong phần dạy âm, vần mới 
 Với phần dạy âm - vần mới, giáo viên thường phải ghi lên bảng những âm, 
vần, tiếng, từ nhưng nay dạy đến đâu tôi trình chiếu đến đấy thuận lợi rất nhiều, 
tiết kiệm được thời gian. Mà khi cần giải nghĩa từ ứng dụng, tôi có thể chọn được 
những hình ảnh, đoạn phim cụ thể sinh động mà khi nhìn học sinh hiểu nghĩa ngay 
mà tôi không cần giải thích thêm. 
 Ví dụ: Bài 13D ong - ông, tôi thiết kế slide như sau: 
 / / 
10 
 Các hiệu ứng lần lượt như sau: Khi giới thiệu đến âm thì bấm xuất hiện âm, 
giới thiệu đến tiếng thì bấm xuất hiện tiếng, sau đó học sinh đánh vần, phân tích 
tiếng, tìm tiếng chứa âm,... Tương tự như vậy với âm thứ hai. Mỗi lần hiệu ứng 
xuất hiện âm và vần mới, tạo cho học sinh sự hứng thú, tò mò, xem âm, vần mới 
là gì? Đánh vần, phân tích như thế nào? Mỗi ngày, học sinh đều thấy sự mới lạ 
trong bài giảng của các thầy cô. 
 - Đọc từ: 
- Đọc câu: 
11 
Còn đối với từ ứng dụng (câu ứng dụng) tôi tổ chức cho học sinh chơi trò 
chơi: Nhìn tranh đoán từ, tôi cho xuất hiện tranh chị cõng em, học sinh đoán từ 
(câu), sau đó rồi mới xuất hiện câu: Chị cõng em. Với mỗi từ (câu) học sinh đoán 
đúng sẽ nhận được tràng pháo tay khen của các bạn. Bằng cách thay đổi như vậy 
học sinh sẽ không cảm thấy nhàm chán. Qua đó tôi nhận thấy học sinh hiểu nghĩa 
từ sâu hơn, nắm bài tốt hơn. 
 3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong phần hướng dẫn viết 
 Khi không có phần mềm PowerPoint, học sinh chỉ quan sát được chữ mẫu 
và quy trình viết của giáo viên. Nhưng khi ứng dụng công nghệ thông tin, các em 
có thể được quan sát quy trình viết một cách cụ thể và sinh động, từ điểm đặt bút 
đến điểm dừng bút mà không bị che khuất như cô viết mẫu. 
 Ví dụ: Bài 3C ng – ngh 
 Lần 1: tôi cho xuất hiện cả hai chữ để học sinh so sánh 
Lần 2: tôi bấm xuất hiện từng chữ và quy trình viết của từng chữ được 
chạy tự động như giáo viên đang viết bảng kèm theo mũi tên chỉ hướng, hoặc tôi 
có thể dùng que chỉ theo đường chạy trên màn hình. 
12 
 Học sinh theo dõi quy trình viết trên máy rất rõ ràng nên sẽ xác định được 
điểm đặt bút, điểm dừng bút. Sau đó tôi viết mẫu, học sinh thực hành viết vào 
bảng. Tôi nhận thấy các em xác định chữ và quan sát một cách chăm chú hơn, do 
vậy viết chữ đẹp và đúng hơn. Không những thế, khi hướng dẫn học sinh viết vở, 
tôi còn sử dụng phần mềm để giới thiệu những bài viết mẫu đẹp, từ đó học sinh 
viết vào vở một cách chính xác hơn. 
 Ví dụ về hướng dẫn quy trình viết vần an, ăn, ân 
4. Ứng dụng công nghệ thông tin trong phần kể chuyện của bài ôn tập 
 Trước khi ứng dụng công nghệ thông tin, tôi đính tranh trên bảng và kể 
chuyện cho học sinh nghe. Tuy nhiên, qua nhiều lần tôi thấy không hiệu quả và 
rất tốn kém nên đã thay bằng những đoạn phim nhỏ với giọng kể thu hút từ 
Youtube, học liệu từ hanhtrangso.nxbgd.vn. Kể từ đó, học sinh hứng thú với 
phần kể chuyện, chú ý lắng nghe và nhớ câu chuyện rất nhanh. 
13 
Ví dụ: Bài 20B Bạn thích đồ chơi gì Hoạt Tôi đã cho học sinh coi đoạn phim 
lấy từ học liệu trên trang: www.hanhtrangso.nxbgd.vn. Trong đoạn phim, tranh 
minh họa sử dụng giống sách học sinh kèm theo hiệu ứng động kết hợp giọng kể 
chuẩn. 
14 
Học sinh rất hứng thú, tập trung khi được xem clip và có thể xem lại lần 2 
mà không có cảm giác nhàm chán vì thời lượng chỉ có 2 phút kết hợp hình ảnh 
đẹp, giọng kể thu hút và hiệu ứng sinh động. Từ đó, các em nhớ nhanh nội dung 
câu chuyện “Vịt con đi học” để có thể tự kể lại chuyện dựa vào tranh minh họa. 
Hoạt động Nghe - nói là hoạt động gây hứng thú nhất với học sinh. Với mỗi 
chi tiết trong câu chuyện được khắc họa bằng hình ảnh và lời kể. Học sinh biết kể 
lại nội dung câu chuyện của mình theo gợi ý. Công nghệ thông tin góp phần làm 
nên tiết học thành công. 
15 
5. Ứng dụng công nghệ thông tin trong phần củng cố kiến thức 
 Tôi đã ứng dụng công nghệ thông tin vào thiết kế trò chơi với mục đích 
củng cố kiến thức cho học sinh. Thay vì phải trình bày nhiều và giải thích dài 
dòng tôi đã sử dụng phần mềm tạo sự chuyển động của các kí tự và các con vật 
gây được sự thích thú, hào hứng học cho học sinh. 
 Để kích thích tư duy của các em, tôi thêm đồng hồ thời gian nhằm vừa đảm 
bảo thời gian đúng quy định, vừa nhắc nhở học sinh, tạo sự gay cấn khi có sự 
tranh đua giữa các nhóm hoạt động trong trò chơi. 
 Sử dụng phần mềm PowerPoint trong việc xây dựng nhiều trò chơi khác 
nhau kết hợp với các cách xây dựng, sử dụng hình ảnh sẽ tạo tính hấp dẫn cao. 
Trò chơi thường đặt giữa hoặc cuối tiết học. Nó vừa mang lại sự thoải mái, thư 
giãn đồng thời mang tính tổng hợp kiến thức và giảm được cảm giác nặng nề, làm 
cho hiệu quả của bài dạy cao hơn. 
Ví dụ: Bài 8B on - ôn - ơn, tôi xây dựng trò chơi “Nhìn hình đoán chữ” 
Trò chơi này được sử dụng vào giữa hoặc cuối tiết học. Nội dung trò chơi 
như sau: Học sinh nhìn vào hình sau đó nói nhanh tiếng hoặc từ có chứa âm hoặc 
vần vừa học. 
Cụ thể tôi sử dụng 4 hình ảnh kèm 4 đáp án có chứa âm hoặc vần vừa học. 
Sau đó cho hình ảnh hiện, tôi yêu cầu học sinh đoán sau đó mới bấm đáp án.Với 
trò chơi này, tôi nhận thấy các em rất hứng thú tham gia, từ đó giờ học đạt hiệu 
quả cao hơn. 
con ngan 
16 
Ngoài ra, tôi còn xây dựng rất nhiều trò chơi như “Hộp quà bí mật”, “Ngôi 
sao may mắn”, “Giúp thỏ về nhà”, ở các bài học khác nhau tránh gây nhàm 
chán cho học sinh. 
6. Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Online 
 Để tiết dạy hấp dẫn, hứng thú với học sinh và đặc biệt với tình hình diễn 
biến ngày càng phức tạp của dịch COVID-19. Giáo viên cần không ngừng học 
hỏi trau dồi kiến thức về công nghệ thông tin nhằm phục vụ cho công tác dạy 
– học. 
 Bên cạnh phần mềm Powerpoint là phần mềm được sử dụng rộng rãi, thì 
giáo viên cần nắm được cách sử dụng các phần mềm dạy học trực tuyến như 
Zoom, google meet,  để có thể tương tác với học sinh. 
 Ngoài ra giáo viên cần biết phần mềm Ispring Suite 9. Đây là phần mềm 
giúp giáo viên tạo ra những bài giảng e-learning hay và chất lượng giúp các em 
có thể tự học ở nhà. Phần mềm có thể tạo ra những trò chơi hay và hấp dẫn giúp 
học sinh khắc sâu kiến thức vừa học đồng thời giúp giáo viên đánh giá được học 
sinh nắm được bài tới đâu. 
 Bên cạnh đó tôi còn sử dụng các phần mềm như Photoshop, Camtasia,  
 Trong hoạt động viết, khi dạy Online tôi thường chuẩn bị hệ thống bài tập 
gây hứng thú cho học sinh bằng hình ảnh. Từ trực quan sinh động, học sinh biết 
xác định từ viết đúng chính tả. Sau đó cho học sinh nêu luật chính tả viết c/k. 
17 
 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục 
Qua quá trình áp dụng thử nghiệm sang kiến kinh nghiệm “Ứng dụng công 
nghệ thông trong dạy học môn Tiếng Việt lớp 1” Tôi thấy đạt được một số kết 
quả sau: 
- Học sinh nắm được cấu tạo vần, tiếng, từ rất tốt. Đay là cơ sở để các em 
đọc câu, đọc đoạn, bài tập đọc và các văn bản khác. 
- Khi các em nắm vững được cấu tạo của vần, tiếng, từ, các em sẽ làm tốt 
các bài tập dạng: tìm tiếng trong bài có vần, tìm tiếng ngoài bài có vần , nói 
câu chứa tiếng có vần, trong các bài tập đọc ở học kì II. 
- Từ chỗ nắm chắc được cấu tạo của vần, tiếng, từ các em viết bài rất tốt. 
- Các em rất thích thú tham gia học tập một cách chủ động, tích cực. Tiết 
học trở nên sinh động, hấp dẫn, thu hút được học sinh. 
- Từ các hình ảnh trực quan, học sinh được mở rộng thêm sự hiểu biết về 
thiên nhiên, đất nước, phong tục tập quán truyền thống của người dân Việt Nam. 
- Giáo viên lên lớp nhẹ nhàng, không cần sử dụng bộ đồ dung bằng chữ, 
tranh, ảnh trong quá trình dạy học. 
- Quy trình tương đối thống nhất nên thuận tiện cho việc thiết kế giáo án 
điện tử. 
Qua một thời gian thử nghiệm trên lớp 1A5 trong năm học 2020-2021 do 
tôi phụ trách, kết quả thu được của môn Tiếng Việt như sau: 
18 
• KẾT QUẢ KHẢO SÁT 
Nội dung 
Trước khi thực hiện biện pháp Sau khi thực hiện biện pháp So 
sánh 
Số học sinh Tỉ lệ Số học sinh Tỉ lệ 
Không 
thích 
25/51 49 % 2/51 3,9% 
Giảm 
45,1% 
Thích 
26/51 51% 49/51 96,1% 
Tăng 
45,1% 
• KẾT QUẢ KHẢO SÁT MÔN TIẾNG VIỆT SAU HỌC KÌ I. 
Mức độ Đọc, viết tốt Đọc, viết được 
Số lượng 40/51 11/51 
19 
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
1. KẾT LUẬN: 
Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy Tiếng Việt lớp 1 đã mang 
lại thành công bước đầu trong công tác đổi mới phương pháp giảng dạy. Với 
phương pháp này, người giáo viên không còn giữ vai trò trung tâm mà chuyển 
sang vai trò là người hướng dẫn học sinh khám phá và tiếp nhận kiến thức 
Dùng phần mềm, giáo viên có sẵn những bài giảng điện tử nên tiết kiệm được 
thời gian chuẩn bị bài ở nhà cũng như chuẩn bị những đồ dùng dạy học cho một 
tiết Tiếng Việt nên khắc phục được tình trạng thiếu đồ dùng. Hiệu quả bài giảng 
cao vì giáo viên có thể chỉnh sửa kế hoạch cho phù hợp với đối tượng học sinh 
của mình. Giáo viên có nhiều thời gian để giảng bài, đồng thời có thể linh hoạt tổ 
chức cho học sinh học nhóm, kết hợp học tập hay tổ chức trò chơi. 
Về phía học sinh, qua việc được xem nhiều hình ảnh minh họa sống động, 
kể cả xem các đoạn phim hoặc nghe nhạc, các em sẽ hiểu bài kỹ và nhớ lâu hơn. 
Các hình thức trắc nghiệm kiến thức, đố vui để học hay trò chơi giúp học sinh 
phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập. 
2- KIẾN NGHỊ , ĐỀ XUẤT 
Để ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy được đồng bộ trong các 
trường Tiểu học, tôi xin mạnh dạn đưa ra đề xuất sau: Nên có các khóa tập huấn 
ngắn hạn cho giáo viên nòng cốt của trường. Sau đó triển khai mở rộng dần số 
lượng giáo viên cũng như số lượng trường có ứng dụng công nghệ thông tin trong 
dạy học. 
Trên đây là một số giải pháp mà bản thân tôi đã thực hiện Ứng dụng 
công nghệ thông trong dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 nhằm nâng cao hiệu quả 
trong môn Tiếng Việt lớp 1. Do vừa làm vừa học để rút kinh nghiệm nên 
không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong được sự đóng góp của các 
đồng chí. 
Tôi xin chân thành cảm ơn ! 
20 
MỤC LỤC 
A. PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1 
1. Đặt vấn đề: .................................................................................................... 1 
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài: ................................................................... 2 
3. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu: ................................................................ 2 
3.1. Nhiệm vụ : ........................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_trong_day.pdf