SKKN Nâng cao chất lượng học tập môn Toán cho học sinh lớp 1A, trường Tiểu học Vạn Thọ 1 bằng việc rèn kĩ năng giải toán có lời văn

SKKN Nâng cao chất lượng học tập môn Toán cho học sinh lớp 1A, trường Tiểu học Vạn Thọ 1 bằng việc rèn kĩ năng giải toán có lời văn

Thực trạng vấn đề nghiên cứu

Trong quá trình giảng dạy môn Toán ở lớp 1A, trường Tiểu học Vạn Thọ 1, tôi nhận thấy học sinh đã làm được như:

- Học sinh hứng thú, ham thích học dạng toán có lời văn ở những bài đầu tiên, có hình ảnh minh họa bài toán.

- Có khoảng vài em học sinh biết nêu câu lời giải, viết đúng phép tính và đáp số.

Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều mặt mà học sinh chưa làm được như:

- Một số học sinh chưa biết cách đặt câu lời giải phù hợp.

- Các em chỉ nêu được phép tính theo quán tính hoặc nêu miệng thì được nhưng khi viết các em lại rất lúng túng, làm sai phép tính.

- Một số em làm đúng nhưng khi cô hỏi lại không biết trả lời thế nào. Chứng tỏ các em chưa nắm được một cách chắc chắn cách giải bài toán có lời văn. Giáo viên phải mất rất nhiều công sức khi dạy đến phần này. Cụ thể:

 Kết quả khảo sát lần đầu trước khi áp dụng sáng kiến:

Đề bài: (Bài tập 1, sách giáo khoa môn Toán 1, trang 121) Trong vườn có 12 cây chuối, bố trồng thêm 3 cây chuối. Hỏi trong vườn có tất cả bao nhiêu cây chuối?

 

doc 21 trang Người đăng thuquynh91 Lượt xem 1178Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nâng cao chất lượng học tập môn Toán cho học sinh lớp 1A, trường Tiểu học Vạn Thọ 1 bằng việc rèn kĩ năng giải toán có lời văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uổi tiểu học chú ý có chủ định của trẻ còn yếu, khả năng kiểm soát, điều khiển chú ý còn hạn chế. Ở giai đoạn này chú ý không chủ định chiếm ưu thế hơn chú ý có chủ định. Trẻ lúc này chỉ quan tâm chú ý đến những môn học, giờ học có đồ dùng trực quan sinh động, hấp dẫn có nhiều tranh ảnh, trò chơi hoặc có cô giáo xinh đẹp, dịu dàng,...Sự tập trung chú ý của trẻ còn yếu và thiếu tính bền vững, chưa thể tập trung lâu dài và dễ bị phân tán trong quá trình học tập.
e) Trí nhớ
Loại trí nhớ trực quan hình tượng chiếm ưu thế hơn trí nhớ từ ngữ - lôgic.
Giai đoạn lớp Một, các em ghi nhớ máy móc phát triển tương đối tốt và chiếm ưu thế hơn so với ghi nhớ có ý nghĩa. Nhiều học sinh chưa biết tổ chức việc ghi nhớ có ý nghĩa, chưa biết dựa vào các điểm tựa để ghi nhớ, chưa biết cách khái quát hóa hay xây dựng dàn bài để ghi nhớ tài liệu.
d) Ý chí
Ở đầu tuổi tiểu học hành vi mà trẻ thực hiện còn phụ thuộc nhiều vào yêu cầu của người lớn (học để được bố cho đi ăn kem, học để được cô giáo khen, quét nhà để được ông cho tiền,...) Khi đó, sự điều chỉnh ý chí đối với việc thực thi hành vi ở các em còn yếu. Đặc biệt các em chưa đủ ý chí để thực hiện đến cùng mục đích đã đề ra nếu gặp khó khăn.
Nói tóm lại, sáu tuổi vào lớp Một là bước ngoặt lớn của trẻ thơ. Môi trường thay đổi, đòi hỏi trẻ phải hình thành và rèn luyện nhiều kiến thức, kĩ năng phù hợp với lứa tuổi mới. Nắm bắt được các đặc điểm này, người giáo viên phải các phương pháp dạy học linh hoạt, nhất là trong dạy học môn Toán. Trong tiết học, người giáo viên phải biến các kiến thức "khô khan" thành những hình ảnh có cảm xúc, đặt ra cho các em những câu hỏi mang tính gợi mở, lưu ý khả năng tập trung chú ý của các em, sử dụng lời nói ngắn gọn, tình cảm, thu hút các em vào các hoạt động nhóm, hoạt động tập thể để các em có cơ hội phát triển quá trình nhận thức lý tính của mình một cách toàn diện.
1.2. Nội dung chương trình giải toán có lời văn cho học sinh lớp Một
Để dạy tốt môn Toán lớp 1 nói chung, "Giải bài toán có lời văn" nói riêng, điều đầu tiên mỗi giáo viên phải nắm thật chắc nội dung chương trình, sách giáo khoa.Trong chương trình toán lớp Một, giai đoạn đầu học sinh còn đang học chữ nên chưa thể dạy ngay "Bài toán có lời văn". 
Trong chương trình toán lớp 1, phần giải bài toán có lời văn chia làm hai giai đoạn.
+ Giai đoạn 1:
Mặc dù đến tận tuần 23, học sinh mới được chính thức học cách giải "Bài toán có lời văn" song chúng ta đã có ý ngầm chuẩn bị từ xa cho việc làm này ngay từ bài "Phép cộng trong phạm vi 3" ở tuần 7. 
Bắt đầu từ tuần 7, trong hầu hết các tiết dạy về phép cộng, trừ trong phạm vi 10 đều có các bài tập thuộc dạng "Nhìn tranh nêu phép tính" ở đây học sinh được làm quen với việc: 
- Xem tranh vẽ. 
- Nêu bài toán bằng lời. 
- Nêu câu trả lời. 
- Điền phép tính thích hợp (với tình huống trong tranh). 
Ví dụ: Sau khi xem tranh vẽ ở trang 46 (sách giáo khoa), học sinh tập nêu bằng lời: "Có 1 quả bóng trắng và 2 quả bóng xanh. Hỏi có tất cả mấy quả bóng?" rồi tập nêu miệng câu trả lời : "có tất cả 3 quả bóng", sau đó viết vào dãy năm ô trống để có phép tính: 1 + 2 = 3 
+ Giai đoạn 2:
Ở giai đoạn này chủ yếu là các bài toán được viết dưới dạng tóm tắt hoặc đầy đủ cả lời văn, nhưng yêu cầu cao hơn đối với học sinh các em phải viết đầy đủ bài giải của bài toán bao gồm câu trả lời, phép tính và đáp số. trong giai đoạn này các em phải rèn kĩ năng:
	- Đọc kĩ đề bài: Đề toán cho biết những gì ? Đề toán yêu cầu gì ?
	- Tóm tắt đề bài.
	- Tìm được cách giải bài toán.
	- Trình bày bài giải.
	- Kiểm tra lời giải và đáp số.
.
Ví dụ: (Bài 2 trang 151, Toán 1). Sau khi đọc bài toán, học sinh phải tìm hiểu được:
- Bài toán cho biết gì? (Tổ em có: 9 bạn, trong đó có:  5 bạn nữ).
- Bài toán hỏi gì? (Tổ em có mấy bạn nam?)
- Muốn biết tổ em có mấy bạn nam, ta làm như thế nào? (thực hiện phép tính 9 – 5)
- Hướng dẫn để học sinh viết câu trả lời, phép tính và đáp số của bài toán.
1.3. Một số phương pháp sử dụng trong dạy "Giải bài toán có lời văn"ở lớp Một 
a) Phương pháp trực quan 
Khi dạy “Giải bài toán có lời văn” cho học sinh lớp 1 thường sử dụng phương pháp trực quan giúp học sinh tìm hiểu đề bài, tóm tắt đề toán thông qua việc sử dụng tranh ảnh, vật mẫu, sơ đồ Từ đó tìm ra cách giải một cách thuận lợi. Đặc biệt trong sách giáo khoa Toán 1 có hai loại tranh vẽ giúp học sinh “Giải toán có lời văn” đó là: Một loại gợi ra phép cộng, một loại gợi ra phép trừ. Như vậy chỉ cần nhìn vào tranh vẽ học sinh đã định ra được cách giải bài toán. Trong những trường hợp này bắt buộc giáo viên phải sử dụng tranh vẽ và phương pháp trực quan. 
b) Phương pháp hỏi đáp (đàm thoại) 
Sử dụng khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu, phân tích đề bài, tìm đường lối giải, chữa bài làm của học sinh ... 
c) Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề 
Với mục đích giúp các em khắc sâu những kiến thức về “Giải toán có lời văn” trong quá trình giảng dạy giáo viên nên áp dụng phương pháp dạy học này. 
Giáo viên có thể tạo tình huống có vấn đề bằng cách cho sẵn lời giải, học sinh tự đặt phép tính hoặc cho sẵn phép tính học sinh đặt câu lời giải. Cho hình vẽ học sinh đặt lời bài toán và giải. 
Ngoài ra, giáo viên còn sử dụng thường xuyên các phương pháp khác như: phương pháp thực hành, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp kiến tạo,... 
2. Cơ sở thực tiễn
Trong quá trình giảng dạy ở Tiểu học, đặc biệt dạy lớp Một, tôi nhận thấy hầu như giáo viên nào cũng phàn nàn khi dạy đến phần giải toán có lời văn ở lớp Một. Học sinh rất lúng túng khi nêu câu lời giải, thậm chí nêu sai câu lời giải, viết sai phép tính, viết sai đáp số. Những tiết đầu tiên của giải toán có lời văn mỗi lớp chỉ có khoảng 20% số học sinh biết nêu câu lời giải, viết đúng phép tính và đáp số. Số còn lại là rất mơ hồ, các em chỉ nêu theo quán tính hoặc nêu miệng thì được nhưng khi viết các em lại rất lúng túng, làm sai, một số em làm đúng nhưng khi cô hỏi lại không biết trả lời thế nào. Chứng tỏ các em chưa nắm được một cách chắc chắn cách giải bài toán có lời văn. Giáo viên phải mất rất nhiều công sức khi dạy đến phần này. 
Chương 2: Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
1. Đặc điểm tình hình
1.1 Thuận lợi
- Được sự quan tâm, động viên to lớn của Ban giám hiệu nhà trường trong công tác dạy học lớp Một, trong đó có môn Toán.
- Bản thân cũng đã có kinh nghiệm chủ nhiệm lớp Một trong 10 năm học và trực tiếp giảng dạy môn Toán.
- Đa số phụ huynh học sinh quan tâm đến việc học tập đầu cấp Tiểu học của con em mình. Bên cạnh đó, còn được sự quan tâm chung của các lực lượng trong và ngoài nhà trường.
- Đa số học sinh có đa số học sinh lễ phép vâng lời, học sinh ham học, có hứng thú học tập môn Toán nói chung và “Giải bài toán có lời văn” nói riêng.
1.2. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi, công tác giảng dạy lớp Một nói chung và môn Toán nói riêng luôn gặp nhiều khó khăn. Có thể kể đến những khó khăn như sau:
- Về học sinh:
+ Một số em đọc hiểu chưa thông thạo dẫn đến đọc xong không hiểu nội dung bài toán có lời văn, chưa phân tích được bài toán cho biết gì, bài toán yêu cầu gì.
+ Một số em chỉ biết nêu phép tính mà chưa biết cách đặt câu lời giải phù hợp.
+ Một số em chưa biết trình bày bài làm của mình sao cho đúng các bước.
	- Về giáo viên:
	+ Đôi khi chỉ quan tâm đến việc rèn học sinh biết cộng, trừ trong phạm vi 100, mà coi “Giải toán có lời văn” là đơn giản, dễ dàng nên chưa tìm tòi nghiên cứu để có phương pháp giảng dạy có hiệu quả.
	+ Khả năng phối hợp, kết hợp với nhiều phương pháp để dạy mạch kiến thức “Giải toán có lời văn” ở lớp Một còn thiếu linh hoạt.
	2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
Trong quá trình giảng dạy môn Toán ở lớp 1A, trường Tiểu học Vạn Thọ 1, tôi nhận thấy học sinh đã làm được như:
- Học sinh hứng thú, ham thích học dạng toán có lời văn ở những bài đầu tiên, có hình ảnh minh họa bài toán.
- Có khoảng vài em học sinh biết nêu câu lời giải, viết đúng phép tính và đáp số.
Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều mặt mà học sinh chưa làm được như:
- Một số học sinh chưa biết cách đặt câu lời giải phù hợp.
- Các em chỉ nêu được phép tính theo quán tính hoặc nêu miệng thì được nhưng khi viết các em lại rất lúng túng, làm sai phép tính.
- Một số em làm đúng nhưng khi cô hỏi lại không biết trả lời thế nào. Chứng tỏ các em chưa nắm được một cách chắc chắn cách giải bài toán có lời văn. Giáo viên phải mất rất nhiều công sức khi dạy đến phần này. Cụ thể:
 Kết quả khảo sát lần đầu trước khi áp dụng sáng kiến: 
Đề bài: (Bài tập 1, sách giáo khoa môn Toán 1, trang 121) Trong vườn có 12 cây chuối, bố trồng thêm 3 cây chuối. Hỏi trong vườn có tất cả bao nhiêu cây chuối?
Xếp loại
Số học sinh đạt / Tổng số
Lỗi của học sinh
Tỉ lệ %
Hoàn thành tốt
2/24
8,3%
Hoàn thành
3/24
Trình bày đủ bài giải, chưa làm đúng câu lời giải.
12,5%
6/24
Chỉ làm đúng phép tính và đáp số, sai tên đơn vị và câu lời giải.
25%
Chưa hoàn thành
13/24
Không biết làm bài
54,2%
Chương 3: Giải pháp nghiên cứu
1. Mục tiêu của giải pháp 
Rèn luyện kĩ năng giải Toán có lời văn cho học sinh lớp Một nhằm giúp cho học sinh:
	- Nhận biết thế nào là bài toán có lời văn, nhận biết về cấu tạo của bài toán có lời văn.
	- Đọc hiểu, phân tích, tóm tắt bài toán.
	- Giải toán đơn về thêm (bớt) bằng một phép tính cộng (trừ).
	- Trình bày bài giải gồm: câu lời giải, phép tính, đáp số.
	- Tìm lời giải phù hợp cho bài toán bằng nhiều cách khác nhau.
2. Mô tả bản chất của giải pháp:
2.1. Mô tả chi tiết, đầy đủ và rõ ràng các bước thực hiện giải pháp:
Bước 1: Tìm hiểu các mức độ và biện pháp hướng dẫn học sinh giải bài toán có lời văn ở lớp Một 
Mức độ 1: Ngay từ đầu học kỳ I các bài toán được giới thiệu ở mức độ nhìn hình vẽ, viết phép tính. Mục đích cho học sinh hiểu bài toán qua hình vẽ, suy nghĩ chọn phép tính thích hợp.
	Thông thường sau mỗi phép tính ở phần luyện tập có một hình vẽ gồm 5 ô vuông cho học sinh chọn ghi phép tính và kết quả phù hợp với hình vẽ. Ban đầu để giúp học sinh dễ thực hiện, sách giáo khoa ghi sẵn các số và kết quả: 
Ví dụ: Bài 5: Viết phép tính thích hợp: (sách giáo khoa/ trang 46) 
Chỉ yêu cầu học sinh viết dấu cộng vào ô trống để có: 1 + 2 = 3
b) 
Đến câu này nâng dần mức độ, học sinh phải viết cả phép tính và kết quả:
1
+
1
=
2
Và yêu cầu tăng dần, học sinh có thể nhìn từ một tranh vẽ bài 4 trang 77 diễn đạt theo 2 cách.
8
+
1
=
9
Cách 1: Có 8 hộp thêm 1 hộp, tất cả là 9 hộp 
 	Cách 2: Có 1 hộp đưa vào chỗ 8 hộp, tất cả là 9 hộp.
1
+
8
=
9
Tương tự câu b: Có 7 bạn và 2 bạn đang đi tới. Tất cả là 9 bạn. 
7
+
2
=
9
Cách 1:
Cách 2:
2
+
7
=
9
Đến bài 3 trang 85:
Học sinh quan sát và cần hiểu được: Lúc đầu trên cành có 10 quả. Sau đó rụng 2 quả. Còn lại trên cành 8 quả. 
10
-
2
=
8
	Ở đây giáo viên cần động viên các em vừa diễn đạt bằng miệng vừa ghi đúng phép tính.
	Mức độ 2: Đến cuối học kỳ I học sinh đã được làm quen với tóm tắt bằng lời:
 Bài 3 trang 87 
 Có : 10 quả bóng 
 Cho : 3 quả bóng
 Còn :.... quả bóng? 
	Học sinh từng bước làm quen với lời thay cho hình vẽ, học sinh dần dần thoát ly khỏi hình ảnh trực quan từng bước tiếp cận đề bài toán. Yêu cầu học sinh phải đọc và hiểu được tóm tắt, biết diễn đạt đề bài và lời giải bài toán bằng lời, chọn phép tính thích hợp nhưng chưa cần viết lời giải.
 	Tuy không yêu cầu cao, tránh tình trạng quá tải với học sinh, nhưng có thể động viên học sinh hoàn thành tốt làm nhiều cách, có nhiều cách diễn đạt từ một hình vẽ hay một tình huống sách giáo khoa.
	Mức độ 3: Giới thiệu bài toán có lời văn bằng cách cho học sinh tiếp cận với 
một đề bài toán chưa hoàn chỉnh kèm theo hình vẽ và yêu cầu hoàn thiện (tiết 81). Tư duy học sinh từ hình ảnh phát triển thành ngôn ngữ, thành chữ viết.
Giải toán có lời văn ban đầu được thực hiện bằng phép tính cộng là phù
hợp với tư duy của học sinh.
	Cấu trúc một đề toán gồm 2 phần: phần cho biết và phần hỏi, phần cho 
biết gồm có 2 yếu tố. 
Mức độ 4: Để hình thành cách giải bài toán có lời văn, sách giáo khoa đã nêu một bài toán, phần tóm tắt đề toán và giải bài toán hoàn chỉnh để học sinh làm quen. ( Bài toán- trang 117)
	Giáo viên cần cho học sinh nắm vững đề toán, thông qua việc tóm tắt đề toán. Biết tóm tắt đề toán là yêu cầu đầu tiên để giải bài toán có lời văn.
Bài giải gồm 3 phần: câu lời giải, phép tính và đáp số.
Chú ý rằng tóm tắt không nằm trong lời giải của bài toán, nhưng phần tóm tắt cần được luyện kỹ để học sinh nắm được bài toán đầy đủ, chính xác. Câu lời giải trong bài giải không yêu cầu mọi học sinh phải theo mẫu như nhau, tạo điều kiện cho học sinh diễn đạt câu trả lời theo ý hiểu của mình. Quy ước viết đơn vị của phép tính trong bài giải học sinh cần nhớ để thực hiện khi trình bày bài giải. 
Bài toán giải bằng phép tính trừ được giới thiệu khi học sinh đã thành thạo giải bài toán có lời văn bằng phép tính cộng. Giáo viên chỉ hướng dẫn cách làm tương tự, thay thế phép tính cho phù hợp với bài toán.
Ở lớp Một, học sinh chỉ giải toán về thêm, bớt với 1 phép tính cộng hoặc trừ, mọi học sinh bình thường đều có thể hoàn thành nhiệm vụ học tập một cách nhẹ nhàng nếu được giáo viên hướng dẫn cụ thể.
Giáo viên dạy cho học sinh giải bài toán có lời văn cần thực hiện tốt các bước sau:
	- Đọc kĩ đề bài: Đề toán cho biết những gì ? Đề toán yêu cầu gì ?
	- Tóm tắt đề bài.
	- Tìm được cách giải bài toán.
	- Trình bày bài giải.
	- Kiểm tra lời giải và đáp số.
 Khi giải bài toán có lời văn giáo viên lưu ý cho học sinh hiểu rõ những điều đã cho, yêu cầu phải tìm, biết chuyển dịch ngôn ngữ thông thường thành ngôn ngữ Toán học, đó là phép tính thích hợp.
Ví dụ: có một số quả cam, khi được cho thêm hoặc mua thêm nghĩa là thêm vào, phải làm tính cộng; nếu đem cho hay đem bán thì phải làm tính trừ,...
Giáo viên hãy cho học sinh tập ra đề toán phù hợp với một phép tính đã cho, để các em tập tư duy ngược, tập phát triển ngôn ngữ, tập ứng dụng kiến thức vào các tình huống cụ thể.	
	Ví dụ: với phép tính 3 + 2 = 5. Có thể có các bài toán sau:
	`	- Bạn Hà có 3 chiếc kẹo, chị An cho Hà thêm 2 chiếc nữa. Hỏi bạn Hà có mấy chiếc kẹo?
 	- Nhà Nam có 3 con gà, mẹ Nam mua thêm 2 con gà. Hỏi nhà Nam có tất cả mấy con gà ?
	- Có 3 con vịt bơi dưới ao, có thêm 2 con vịt xuống ao. Hỏi có mấy con vịt dưới ao ?
	- Hôm qua lớp em có 3 bạn được khen. Hôm nay có 2 bạn được khen. Hỏi trong hai ngày lớp em có mấy bạn được khen ?
	Có nhiều đề bài toán học sinh có thể nêu được từ một phép tính. Biết nêu đề bài toán từ một phép tính đã cho, học sinh sẽ hiểu vấn đề sâu sắc hơn, chắc chắn hơn, tư duy và ngôn ngữ của học sinh sẽ phát triển hơn.
Bước 2: Áp dụng các giải pháp trên lớp 1A, Trường Tiểu học Vạn Thọ 1	Trong phạm vi 27 tiết dạy từ tiết 81 đến tiết 108 tôi đặc biệt chú ý vào một số tiết chính sau đây:
Tiết 81: Bài toán có lời văn trang 115
 	Bài toán 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm để có bài toán:
Có ...bạn, có thêm ... bạn đang đi tới. Hỏi có tất cả bao nhiêu bạn?
	Qua tìm hiểu bài toán giúp cho học sinh xác định được bài có lời văn gồm 2 phần: bài toán cho biết gì và bài toán hỏi gì.
Từ đó học sinh xác định được phần còn thiếu trong bài tập:Điền vào chỗ chấm số 1 và số 3. 
 	Bài toán 3: Viết tiếp câu hỏi để có bài toán:
Có 1 con gà mẹ và 7 con gà con. Hỏi .....................................................?
 Kết hợp giữa việc quan sát tranh và trả lời câu hỏi gợi ý của giáo viên, học sinh biết phần còn thiếu là phần bài toán hỏi gì.
	Từ đó học sinh viết được phần còn thiếu là “có tất cả mấy con gà”
	Tiết 82: Giải toán có lời văn trang 117
Bài1: An có 4 quả bóng, Bình có 3 quả bóng. Hỏi cả hai bạn có mấy quả bóng ?
	Tóm tắt: 	Bài giải: 
An có : 4 quả bóng 	Cả hai bạn có là:
Bình có : 3 quả bóng	4 + 3 = 7 (quả bóng)
Cả hai bạn có :....quả bóng?	 Đáp số: 7 quả bóng 
	Bài 2: Lúc đầu tổ em có 6 bạn, sau đó có thêm 3 bạn nữa. Hỏi tổ em có tất cả mấy bạn?
	Tóm tắt: 	 Bài giải
Có : 6 bạn 	Có tất cả là:
Thêm : 3 bạn 	6 + 3 = 9 ( bạn )
Có tất cả :... bạn? 	Đáp số: 9 bạn
 Qua 2 bài toán trên tôi rút ra cách viết câu lời giải như sau: Lấy dòng thứ 3 của phần tóm tắt và thêm chữ là: 
VD: Cả hai bạn có là hoặc Có tất cả là
Tiết 84: Luyện tập SGK/121 
Bài 1 và bài 2 trang 121 tương tự bài 1, 2, 3 trang117. Nhưng câu lời giải được mở rộng hơn bằng cách thêm cụm từ chỉ vị trí vào trước cụm từ có tất cả là. Cụ thể là:
Bài 1 trang 121 Trong vườn có tất cả là: 
Bài 2 trang 121 Trên tường có tất cả là:
Tiết 85: Luyện tập trang 122 
Bài 1: An có 4 quả bóng xanh và 5 quả bóng đỏ. Hỏi An có tất cả mấy quả bóng?
Giáo viên chốt lại câu trả lời: Số quả bóng của An có tất cả là:
Bài 2: Tổ em có 5 bạn nam và 5 bạn nữ. Hỏi tổ em có tất cả mấy bạn?	Câu lời giải là: Số bạn của tổ em có là:
Vậy qua 2 bài tập trên học sinh đã mở rộng được nhiều cách viêt câu lời giải khác nhau, song giáo viên chốt lại cách viết lời giải như sau:
 	Thêm chữ Số + đơn vị tính của bài toán trước cụm từ có tất cả là như ở tiết 82 đã làm.
 	Riêng với loại bài mà đơn vị tính là đơn vị đo độ dài (cm) cần thêm chữ dài vào trước chữ là.
 	Ví dụ cụ thể: Bài 2 SGK/123
	Tóm tắt 
 Đoạn thẳng AB : 5 cm
 Đoạn thẳng BC : 3 cm
 Cả hai đoạn thẳng : ... cm? Bài giải
Cả hai đoạn thẳng dài là:
5 + 3 = 8 ( cm)
 Đáp số : 8 cm
 	Hầu hết đều có bài toán có lời văn vận dụng kiến thức toán được cung cấp theo phân phối chương trình. Tuy nhiên, việc phân tích đề, tóm tắt, giải bài toán phải luôn luôn được củng cố duy trì và nâng dần mức độ. Song cơ bản vẫn là các mẫu lời giải cho các bài toán thêm là:
- Có tất cả là:
- Số ( đơn vị tính ) + có tất cả là: 
- Vị trí ( trong, ngoài, trên, dưới, ...) + có tất cả là: 
- Đoạn thẳng.... + dài là:
	Tiết 105: Giải toán có lời văn (tiếp theo) sách giáo khoa trang 148.
 Bài toán: Nhà An có 9 con gà, mẹ đem bán 3 con gà. Hỏi nhà An còn lại mấy con gà?
- Học sinh đọc – phân tích bài toán :
 	+ Bài toán cho biết là gì? 
	+ Bài toán hỏi gì?
	Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc tóm tắt, bài giải mẫu. Giáo viên giúp học sinh nhận thấy câu lời giải ở loại toán bớt này cũng như cách viết của loại toán thêm đã nêu ở trên chỉ khác ở chỗ cụm từ có tất cả được thay thế bằng cụm từ còn lại mà thôi. Cụ thể là : 
Bài giải
Số gà còn lại là:
 9 – 3 = 6 ( con gà)
 Đáp số: 6 con gà.
Bài 3 (trang 151) Tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng 
 ? cm 2cm
 13cm
Bài giải
Sợi dây còn lại dài là:
13 – 2 = 11( cm)
 Đáp số : 11cm
	Tiết 108: Luyện tập chung trang 152
	Đây là phần tổng hợp chốt kiến thức của cả 2 dạng toán đơn thêm và bớt ở lớp 1.
Bài 1 (trang 152)
Bài toán: Trong bến có .....ô tô, có thêm....ô tô vào bến. 
 Hỏi............................................................?
	Học sinh quan sát tranh và hoàn thiện bài toán thêm rồi giải bài toán với câu lời giải có cụm từ có tất cả 
Bài toán: Lúc đầu trên cành có 6 con chim, có ....con bay đi. 
 Hỏi .............................................? 
	Học sinh quan sát tranh rồi hoàn thiện bài toán bớt và giải bài toán với câu lời giải có cụm từ còn lại.
	Lúc này học sinh đã quá quen với giải bài toán có lời văn nên hướng dẫn cho học sinh chọn cách viết câu lời giải gần với câu hỏi nhất đó là:
- Đọc kĩ câu hỏi.
- Bỏ chữ Hỏi đầu câu hỏi.
- Thay chữ bao nhiêu bằng chữ số. 
- Thêm vào cuối câu chữ là và dấu hai chấm.
 	Cụ thể Bài 1 trang 152
	a) Câu hỏi là: Hỏi có tất cả bao nhiêu ô tô? 
 Câu lời giải là: Có tất cả số ô tô là : 
	b) Câu hỏi là: Hỏi trên cành còn lại bao nhiêu con chim?
Câu lời giải là: Trên cành còn lại số con chim là :
	Trên đây là 2 mẫu toán đơn điển hình của phần giải toán có lời văn ở lớp 1. Tôi đã đưa ra phương pháp dạy từ dễ đến khó để học sinh có thể giải toán mà không gặp khó khăn ở bước viết câu lời giải. 
Tối thiểu học sinh chưa hoàn thành cũng có thể chọn cho mình 1 cách viết đơn giản nhất bằng cụm từ: Có tất cả là: Hoặc: Còn lại là:
 	Còn học sinh hoàn thành tốt các em có thể chọn cho mình được nhiều câu lời giải khác nhau nâng dần độ khó thì lời giải càng hay và sát với câu hỏi hơn.
Bước 3: Tổng hợp kinh nghiệm, ghi thành giải pháp cụ thể nhất:
- Trong mỗi tiết học nên cho học sinh chơi trò chơi giải trí nhằm kích thích sự tò mò, tạo hứng thú học tập tốt.
- Trong giảng

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_chat_luong_hoc_tap_mon_toan_cho_hoc_sinh_lop_1.doc