Sáng kiến kinh nghiệm Trải nghiệm sáng tạo với chủ đề Môi trường và phát triển bền vững - Địa lý 10

Sáng kiến kinh nghiệm Trải nghiệm sáng tạo với chủ đề Môi trường và phát triển bền vững - Địa lý 10

II. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

1. Mục đích

Học qua trải nghiệm sáng tạo giúp cho học sinh không những có được năng lực

thực hiện mà còn có những trải nghiệm về cảm giác, cảm xúc, ý chí và nhiều trạng thái

tâm lý khác. Từ đó có rèn luyện cho học sinh tính trách nhiệm và hướng giải quyết

các vấn đề thực tiễn.

2. Nhiệm vụ

- Nghiên cứu lý luận đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực.

- Nghiên cứu lý luận của việc dạy học TNST.

- Nghiên cứu sách giáo khoa môn Địa lý, Hoá học, GDCD để đinh hướng học

sinh trong các hoạt động trải nghiệm có liên quan.

- Nghiên cứu thực tế vấn đề trong trường học.

- Rút ra kết luận và kiến nghị.

- Thống kê các kết quả đạt được khi thực nghiệm.

 

pdf 29 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 03/03/2022 Lượt xem 794Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Trải nghiệm sáng tạo với chủ đề Môi trường và phát triển bền vững - Địa lý 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơng trình hoạt động trải ngiệm sáng tạo được tổ chức gắn với nghề nghiệp 
tương lai chặt chẽ hơn, hình thức câu lạc bộ nghề nghiệp phát triển mạnh hơn. Học 
sinh sẽ được đánh giá về năng lực, hứng thú... và được tư vấn để lựa chọn và định 
hướng nghề nghiệp. Ở giai đoạn này, chương trình có tính phân hóa và tự chọn cao. 
Học sinh được trải nghiệm với các ngành nghề dưới các hình thức khác nhau. 
c. Nội dung HĐTNST 
HĐTNST có nội dung rất đa dạng và mang tính tích hợp, tổng hợp kiến thức, kĩ 
năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục như: giáo dục đạo đức, giáo 
dục trí tuệ, giáo dục kĩ năng sống...Nội dung giáo dục của HĐTNST thiết thực và gần 
gũi với cuộc sống thực tế, đáp ứng được nhu cầu hoạt động của học sinh, giúp các em 
vận dụng những hiểu biết của mình vào trong thực tiễn cuộc sống một cách dễ dàng, 
1.5. Hình thức tổ chức các hoạt động TNST trong nhà trường phổ thông 
1.5.1 Hoạt động câu lạc bộ (CLB): là hình thức sinh hoạt ngoại khóa của những 
nhóm học sinh cùng sở thích, năng khiếu,...dưới sự định hướng của những nhà giáo 
dục nhằm tạo môi trường giao lưu thân thiện, tích cực giữa các học sinh và giữa học 
sinh với thầy cô giáo, những người lớn khác, hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện. 
1.5.2. Tổ chức trò chơi: là một loại hình hoạt động giải trí, thư giãn; là món ăn 
tinh thần nhiều bổ ích và không thể thiếu được trong cuộc sống con người nói chung, 
đối với học sinh nói riêng. Trò chơi là hình thức tổ chức các hoạt động vui chơi với nội 
6 
dung kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, có tác dụng giáo dục “chơi mà học, 
học mà chơi”. 
1.5.3. Tổ chức diễn đàn: là một hình thức tổ chức hoạt động được sử dụng để thúc 
đẩy sự tham gia của học sinh thông qua việc các em trực tiếp bày tỏ ý kiến của mình với 
đông đảo bạn bè, nhà trường, thầy cô giáo, cha mẹ và những người lớn khác có liên quan. 
1.5.4. Sân khấu tương tác: là một hình thức nghệ thuật tương tác dựa trên hoạt 
động diễn kịch, trong đó vở kịch chỉ có phần mở đầu đưa ra tình huống, phần còn lại 
được sáng tạo bởi người tham gia. Phần trình diễn chính là một cuộc chia sẻ giữa 
những người thực hiện và khán giả, đề cao tính tương tác, sự tham gia của khán giả. 
1.5.5. Tham quan, dã ngoại: là một hình thức tổ chức học tập thực tế hấp dẫn với. 
Mục đích là để các em tìm hiểu và học hỏi kiến thức, tiếp xúc với các di tích lịch sử, .. 
giúp các em có được những kinh nghiệm thực tế, từ đó có thể áp dụng vào cuộc sống 
1.5.6. Hội thi / cuộc thi: là một trong những hình thức tổ chức hoạt động hấp dẫn, 
lôi cuốn, đạt hiệu quả cao trong tập hợp, giáo dục, rèn luyện và định hướng giá trị cho 
tuổi trẻ. Tổ chức hội thi cho học sinh là cần thiết trong quá trình tổ chức HĐTNST. 
1.5.7. Tổ chức sự kiện là một hoạt động tạo cơ hội cho học sinh được thể hiện 
những ý tưởng, khả năng sáng tạo của mình, thể hiện năng lực tổ chức hoạt động, thực 
hiện và kiểm tra giám sát hoạt động. 
1.5.8. Hoạt động giao lưu: là một hình thức tổ chức giáo dục nhằm tạo ra các 
điều kiện cần thiết để cho học sinh được tiếp xúc, trò chuyện và trao đổi thông tin với 
những nhân vật điển hình trong các lĩnh vực hoạt động nào đó. 
1.5.9. Hoạt động chiến dịch: là hình thức tổ chức không chỉ tác động đến học 
sinh mà tới cả các thành viên cộng đồng. Mỗi chiến dịch nên mang một chủ đề để định 
hướng cho các hoạt động như: chiến dịch giờ trái đất; Chiến dịch bảo vệ môi trường... 
1.5.10. Hoạt động nhân đạo: là hoạt động tác động đến trái tim, tình cảm, sự 
đồng cảm của học sinh trước những hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Thông qua hoạt 
động nhân đạo..để kịp thời giúp đỡ họ từng bước khắc phục khó khăn, ổn định cuộc 
sống, vươn lên hòa nhập với cộng đồng. 
2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu (Cơ sở thực tiễn) 
2.1. Thực trạng 
- Trong giáo viên: 
7 
+ Hoạt động TNST là hoạt động giáo dục, trong đó, dưới sự hướng dẫn của nhà 
giáo dục, từng cá nhân học sinh được tham gia trực tiếp vào các hoạt động khác nhau 
của đời sống nhà trường cũng như ngoài xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt 
động, qua đó phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng 
sáng tạo của cá nhân mình. Vì vậy, để thực hiện đúng như mục đích của hoạt động 
TNST giáo viên cần có sự đầu tư lớn về trí tuệ, thời gian và công sức, nên tạo ra tâm lý 
e ngại khi thực hiện. 
+ Hoạt động TNST cần có nguồn kinh phí nhất định để thực hiện cũng là một trở 
ngại, đặc biệt đối với vùng núi và các trường đóng trên địa bàn nhiều khó khăn. 
+ Nhiều giáo viên chưa nghiên cứu được nhiều về lý luận và tổ chức thực hiện 
TNST nên ngại khó. 
+ Tài liệu về hoạt động TNST đã có nhưng chưa nhiều, chưa có tài liệu cụ thể 
trong từng môn học, đặc biệt đối với THPT. 
- Trong học sinh: Để đánh giá sự hiểu biết của học sinh về hoạt động trải nghiệm 
sáng tạo, tôi đã thực hiện điều tra qua phiếu (163 phiếu) ở các khối lớp 10,11,12. 
 Kết quả cụ thể: 
Lớp Biết về hoạt động 
TNST 
Hiểu về hoạt động 
TNST 
Thích về hoạt động 
TNST 
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 
10A1 41 38 92,7 25 61 37 90 
10A2 40 36 90 22 55 35 87,5 
11A5 41 35 85,4 25 61 36 87,8 
12A1 41 37 90,2 28 68 38 92,7 
Qua kết quả thu được từ phiếu điều tra, một điều đáng mừng là học sinh phần lớn 
đều biết và thích về hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhưng học sinh chưa hiểu nhiều 
về hoạt động TNST. 
2.2. Nguyên nhân: 
- Giáo viên khó khăn trong việc cần phải tìm hiểu sâu hơn những kiến thức thuộc 
các môn học khác để hoạt động TNST đúng như mục đích và ý nghĩa của nó. 
8 
- Trong chương trình không phải bài nào, chủ đề nào cũng đều vận dụng được 
hoạt động TNST. 
- TNST là vấn đề mới nên học sinh vẫn chưa hiểu được hết ý nghĩa các hoạt động 
để thực hiện một cách hiệu quả. 
II. TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO VỚI CHỦ ĐỀ “MÔI TRƯỜNG VÀ SỰ 
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG” – ĐỊA LÝ 10. 
1. Giới thiệu chung: 
1.1. Nội dung chương trình môn học được thể hiện trong chủ đề 
Chủ đề “Môi trường và sự phát triển bền vững” nằm trong chương trình Địa lý 
lớp 10. Kiến thức được thể hiện trong hai nội dung: 
Nội dung 1: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên. 
Nội dung 2: Môi trường và sự phát triển bền vững. 
Như vây, khi học xong nội dung của chủ đề, học sinh đã có kiến thức đầy đủ Môi 
trường, tài nguyên và sự phát triển bền vững. 
 - Phương án/kế hoạch hoạt động trải nghiệm sáng tạo: 
+ Thời lượng dạy học chủ đề này 02 tiết. 
+ Thời lượng chuẩn bị thực hiện hoạt động TNST của học sinh: 2 tuần. 
+ Thời lượng thực hiện TNST của học sinh: 1 buổi. 
1.2. Mục tiêu của chủ đề: 
a. Kiến thức: 
- Nắm được khái niệm về môi trường, tài nguyên, phân biệt được các loại môi 
trường, phân loại tài nguyên; chức năng của môi trường và vai trò của môi trường . 
- Hiểu được mối quan hệ giữa môi trường và phát triển nói chung, ở các nước 
phát triển và đang phát triển nói riêng; Hiểu được mỗi thành viên trong xã hội đều có 
thể đóng góp nhằm giải quyết tốt mối quan hệ giữa môi trường và phát triển. 
b. Về kĩ năng: Kĩ năng liên hệ với thực tiễn Việt Nam, phân tích có tính phê 
phán những tác động xấu tới môi trường. 
c. Về thái độ: Xác định thái độ và hành vi trong bảo vệ môi trường, tuyên truyền 
giáo dục bảo vệ môi trường. 
1.3. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 
9 
a. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, ranh ảnh, băng hình về vấn đề môi trường; 
giáo án một số hình ảnh và video clip sưu tầm được; Bảng phân công, tổ chức nhiệm 
vụ cho học sinh; Các tài liệu, wedsite cần thiết giới thiệu cho học sinh; Phiếu học tập. 
 b. Học sinh: Giấy A0, bút màu, thước...;Sưu tầm tài liệu về các vấn đề liên quan 
đến bài học, video clip, tranh ảnh về môi trường; Các sản phẩm do học sinh tự thiết kế. 
1.4. Mô tả các mức độ nhận thức và định hướng năng lực được hình thành 
theo chủ đề CTGDPT. 
Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao 
Môi 
trường và 
tài nguyên 
thiên 
nhiên. 
Nêu khái niệm, 
các loại MT; khái 
niệm TNTN. 
Chức năng MT. 
Hiểu được sự khác 
nhau giữa MTTN 
và MTNT. 
Phân loại MT. 
Đánh giá được vai trò 
của MT đối với sự 
phát triển XH loài 
người. 
Chứng minh vấn đề sử 
dụng TNTN hiện nay. 
Liên hệ MT 
Việt Nam 
Liên hệ tài 
nguyên,môi 
trường địa 
phương 
Môi 
trường và 
sự phát 
triên bền 
vững. 
Nêu được thử 
thách lớn của con 
người hiện nay. 
Khái niệm về 
phát triển bền 
vững. 
Giải pháp để giải 
quyết các vấn đề 
MT. 
Vấn đề MT ở các 
nước phát triển và 
đang phát triển. 
 Giải thích được 
những khó khăn để 
giải quyết vấn đề MT 
ở các nước đang phát 
triển. 
Thực trạng MT 
Việt Nam, địa 
phương và đề 
xuất giải pháp 
Định hướng năng lực được hình thành: 
- Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, giao tiếp 
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy, sử dụng bản đồ, hình ảnh, ứng dụng CNTT. 
1.5. Câu hỏi theo các mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao. 
1.6. Hoạt động dạy học: Giáo viên và học sinh thực hiện tiến trình dạy và học làm rõ 
các nội dung của chủ đề và được khái quát hoá bằng các hộp kiến thức: 
HỘP KIẾN THỨC 
Môi trường và tài nguyên thiên nhiên 
I. Môi trường 
1. Một số khái niệm về môi trường 
-Môi trường địa lí: là không gian bao quanh Trái Đất, có quan hệ trực tiếp đến sự tồn 
tại và phát triển của xã hội loài người. 
10 
-Môi trường sống : là tất cả hoàn cảnh bao quanh con người, có ảnh hưởng đến sự 
sống và phát triển của con người 
-Môi trường nhân tạo (sgk) 
2. Sự khác nhau giữa môi trường nhân tạo và môi trường tự nhiên. 
- Sự khác nhau : về nguồn gốc; về sự phát triển 
II. Chức năng của môi trường. Vai trò của môi trường đối với sự phát triển xã 
hội loài người 
1.Chức năng: Là không gian sống của con người; Là nguồn cung cấp tài nguyên thiên 
nhiên; Là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người thải ra. 
2.Vai trò: Có vai trò quan trọng không thể thiếu được, là tiền đề cho quá trình sản xuất 
III. Tài nguyên thiên nhiên 
1.Khái niệm: 
2.Phân loại tài nguyên thiên nhiên: TN có thể bị hao kiệt; TN không bị hao kiệt. 
 Môi trường và sự phát triên bền vững. 
I. Sử dụng hợp lí tài nguyên bảo vệ môi trường là điều kiện để phát triển 
- Sự phát triển nền KT- XH làm cho nhu cầu về TNTN ngày càng tăng. 
- Hầu hết tài nguyên bị suy giảm do khai thác quá mức, MT dần bị suy thoái. 
- Khái niệm phát triển bền vững: là sự phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của hiện tại 
mà không làm thiệt hại đến khả năng của các thế hệ tương lai được thoả mẵn nhu cầu 
của chính họ. 
- Việc giải quyết vấn đề MT cần phải có những nổ lực lớn về chính trị, KT và KH-KT. 
II. Vấn đề môi trường và phát triển ở các nhóm nước 
1. Các nước phát triển 
- Biểu hiện : Ô nhiễm khí quyển, thủng tầng ôzôn, mưa axit; ô nhiễm nguồn nước, 
cạn kiệt tài nguyên khoáng sản. 
- Nguyên nhân : Do quá trình CNH, HĐH và đô thị hoá diễn ra quá nhanh 
2. Các nước đang phát triển 
- Biểu hiện : Tài nguyên khoáng sản bị khai thác quá mức; khai thác không đi đôi với 
phục hồi; đất đai bị hoang mạc hoá nhanh; thiếu nước ngọt 
- Nguyên nhân : 
Hướng giải quyết : Khai thác và sử dụng hợp lí TNTN; giảm tỉ lệ gia tăng dân số các 
11 
nước đang phát triển; phát triển công nghiệp sạch trong sản xuất và đời sống; cần phối 
hợp giải quyết vấn đề môi trường và phát triển bền vững giữa các nước trên thế giới. 
1.7. Hoạt động tổng kết: 
- Hệ thống hoá chủ đề bằng sơ đồ tư duy. 
- Đưa ra câu hỏi trắc nghiệm trong chủ đề cho học sinh. 
1.8. Hoạt động nối tiếp: 
- Liên hệ vấn đề Môi trường tại địa phương. 
- Định hướng các vấn đề về trải nghiệm sáng tạo. 
2. Trải nghiệm sáng tạo: 
2.1. Những nội dung cần làm khi thực hiện hoạt động TNST trong chủ đề: 
2.1.1. Nguyên tắc: 
Vì đây là hoạt động TNST trong vấn đề môi trường nên tránh những rủi ro trong 
quá trình thực hiện thì học sinh phải nắm được cách nhận biết và phân loại rác thải, 
những loại rác cấm tái chế, cụ thể được hệ thống ở bảng sau: 
Phân loại rác 
thải 
Khái niệm Nguồn gốc Ví dụ Cách xử lý 
RÁC HỮU CƠ 
(Kết hợp kiến 
thức học sinh đã 
học trong môn 
Hoá học, Sinh 
học, GDCD.. để 
thấy được những 
hữu ích của rác 
hữu cơ nếu được 
xử lý đúng) 
Rác hữu cơ là 
loại rác dễ phân 
hủy và có thể 
đưa vào tái chế 
để đưa vào sử 
dụng cho việc 
chăm bón và 
làm thức ăn cho 
động vật. 
- Phần bỏ đi của 
thực phẩm; Phần 
thực phẩm thừa, 
hư hỏng không 
thể sử dụng. 
- Các loại hoa, 
lá cây, cỏ không 
được con người 
sử dụng sẽ trở 
thành rác thải 
trong môi trường 
- Các loại rau, 
củ quả đã bị 
hư, thối 
- Cơm/ canh/ 
thức ăn còn 
thừa, bị thiu. 
Các loại bã 
chè, cafe 
- Cỏ cây bị 
xén/ chặt bỏ, 
hoa rụng. 
Thu gom 
riêng vào 
vật dụng 
chứa rác để 
tận dụng 
làm phân 
compost. 
RÁC 
VÔ 
CƠ 
RÁC 
KHÔNG 
TÁI CHẾ 
Rác vô cơ là 
những loại rác 
không thể sử 
dụng được nữa 
cũng không thể 
tái chế được mà 
chỉ có thể xử lý 
bằng cách mang 
ra các khu chôn 
lấp rác thải 
- Các loại vật 
liệu xây dựng 
không thể sử 
dụng hoặc đã 
qua sử dụng và 
được bỏ đi. 
- Các loại bao bì 
bọc bên ngoài 
hộp/ chai thực 
phẩm. 
- Các túi nilong 
được bỏ đi sau 
- Gạch/ đá, đồ 
sành/ sứ vỡ 
hoặc không 
còn giá trị sử 
dụng. 
- Ly/ cốc/ bình 
thủy tinh vỡ 
- Các loại vỏ 
sò/ ốc, vỏ 
trứng 
- Đồ da, đồ 
cao su, đồng 
Thu gom 
vào dụng cụ 
chứa rác và 
đưa đến 
điểm tập kết 
để xe 
chuyên 
dụng đến 
vận chuyển, 
đưa đi xử lý 
tại các khu 
xử lý rác 
12 
khi con người 
đựng thực phẩm 
- Một số loại vật 
dụng/ thiết bị 
trong đời sống 
hàng ngày. 
hồ hỏng, băng 
đĩa nhạc, 
radio không 
thể sử dụng. 
thải tập 
trung theo 
quy định. 
RÁC TÁI 
CHẾ 
Rác vô cơ là 
loại rác khó 
phân hủy nhưng 
có thể đưa vào 
tái chế để sử 
dụng nhằm mục 
đích phục vụ 
cho con người. 
- Các loại giấy 
thải 
- Các loại hộp/ 
chai/ vỏ lon thực 
phẩm bỏ đi 
- Thùngcarton, 
sách báo cũ. 
- Hộp giấy, bì 
thư, bưu thiếp 
đã qua sử dụng 
- Các loại vỏ 
lon, hộp trà. 
- Các loại ghế, 
thau/ chậu 
nhựa, quần áo 
và vải cũ 
Cần được 
tách riêng, 
đựng trong 
túi ny-lon 
hoặc túi vải 
để bán lại 
cho cơ sở tái 
chế 
Phân loại rác là một thao tác đơn giản ( nhiều người có thể làm được) nên nếu 
làm tốt sẽ mang lại lợi ích về kinh tế - xã hội, môi trường và ngược lại khi trình độ 
khoa học và kỷ thuật hiện đại chưa được ứng dụng rộng rãi cùng với ý thức con người 
thì chẳng bao lâu nữa diện tích đất sẽ bị thu hẹp do rác và ô nhiễm môi trường. 
2.1.2. Giao nhiệm vụ: 
Bước 1: Giáo viên và học sinh cùng thảo luận để xác định các nội dung TNST 
trong chủ đề “Môi trường và sự phát triển bền vững” 
Bước 2: Thành lập nhóm 
- Giáo viên phát phiếu thăm dò theo sở thích( Phụ lục 1)- Học sinh điền vào phiếu 
- Giáo viên công bố kết quả sắp xếp nhóm theo sở thích 
- Các nhóm bầu nhóm trưởng, thư ký. 
 Điều chỉnh các đối tượng học khác nhau: 
 Theo trình độ học sinh: 
+ Học sinh có năng lực học tập trung bình và yếu: Tập hợp các văn bản đã xử lý, 
tham gia tìm kiếm thông tin trong SGK, trên mạng Internet. 
+ Học sinh có năng lực học tập khá: Tham gia tìm kiếm thông tin, tóm tắt các nội 
dung tìm kiếm được. 
+ Học sinh có năng lực học tập tốt: Tóm tắt, chắt lọc và chỉnh sửa các thông tin 
tìm kiếm được. 
 Theo năng lực sử dụng CNTT và các năng lực khác: 
13 
+ Học sinh có năng lực tìm kiếm thông tin trên mạng: tìm kiếm các thông tin. 
+ Học sinh có năng lực sử dụng Powerpoit, quay video, phỏng vấn và các ứng dụng 
khác: chuyển các nội dung lên bản trình bày trên Powerpoit, trình bày phóng sự. 
Bước 3: GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm, hướng dẫn lập kế hoạch nhóm. 
Nhóm Nội dung nhiệm vụ Điều chỉnh nhiệm vụ 
1 Trình diễn thời trang từ các phế thải. 
2 Khi Tôi là phóng viên: Làm phóng sự về môi 
trường tại địa phương, trường học. 
3 Tạo ra các sản phẩm từ phế thải. 
 Bước 4: Giáo viên giải đáp các thắc mắc, băn khoăn của học sinh về những 
vấn đề liên quan đến TNST. 
Bước 5: Thực hiện TNST (thời gian 1 tuần) 
2.2. Báo cáo sản phẩm theo nhóm: Sau một thời gian (2 tuần), các nhóm báo 
cáo kết quả sản phẩm của nhóm mình. 
Trình tự báo cáo như sau: 
1. Nhóm trưởng báo cáo quá trình triển khai của nhóm: 
Giao nhiệm vụ cho từng thành viên, ý thức và thái độ của các thành viên để tạo 
ra sản phẩm nhóm (khả năng hợp tác nhóm). 
2. Trình bày sản phẩm nhóm. 
3. Trả lời một số câu hỏi của các thành viên nhóm khác và giáo viên. 
Nội dung đánh giá: 
1.Công tác chuẩn bị. 
2. Quá trình thực hiện. 
3. Chất lượng sản phẩm (hình thức, nội dung, ý nghĩa). 
4. Khả năng phản biện. 
Các nhóm sẽ chấm điểm cho nhóm khác dựa vào biểu điểm chấm (Phụ lục 2) 
2.2.1. Báo cáo sản phẩm nhóm 1: Trình diễn thời trang từ các phế thải. 
 Sau khi nhận nhiệm vụ từ giáo viên, nhóm 1 đã họp lại nhóm trưởng triển khai 
các nhiệm vụ dựa trên năng lực các thành viên (theo phiếu khảo sát- Phụ lục 1), cụ thể: 
 1. Chọn các loại rác thải (túi nilon, áo mưa, bao tải, báo cũ, chiếc ô hỏng, ống hút, 
vỏ hộp sữa), tránh sử dụng các loại rác thải như bảng trên để thiết kế các trang phục. 
14 
 2. Thiết kế trang phục: các trang phục phù hợp với các thành viên trong nhóm. 
 3. Biểu diễn thời trang: Hai thành viên nhóm có khả năng dẫn chương trình 
đảm nhận, giới thiệu lần lượt những trang phục mà cả nhóm thiết kế, biểu diễn trên 
nền nhạc nhẹ. 
Một số hình ảnh hoạt động TNST của nhóm 1 
4. Sau khi trình diễn thời trang, các nhóm khác đặt câu hỏi dành cho nhóm 1, các 
thành viên nhóm 1 hội ý và trả lời câu hỏi. 
5. Câu hỏi Giáo viên dành cho nhóm 1: Trong quá trình tạo ra sản phẩm từ phế 
thải, em có suy nghĩ gì về vấn đề bảo vệ môi trường ở địa phương, đặc biệt hiện nay 
rất nhiều xã đã và đang về đích Nông thôn mới? (dẫn chứng cụ thể) 
Gợi ý trả lời: ( Học sinh có thể trả lời theo các phương án khác nhau, giáo viên 
nhận xét, đánh giá, góp ý và gợi ý trả lời) 
- Người dân ngày càng có ý thức hơn trong bảo vệ môi trường. 
- Hành động BVMT: đổ rác đúng nơi quy định, sạch nhà, sạch ngõ, sạch xóm. 
- Các xã đã và đang về đích Nông thôn mới: trồng nhiều cây xanh, vườn mẫu 
Tuy nhiên, vẫn còn hiện tượng lạm dụng túi nilon trong sinh hoạt, rác thải 
chưa phân loại tại nguồn, xử lý một số rác thải động vật chưa đúng quy trình, lạm 
dụng thuốc bảo vệ thực vật(dẫn chứng cụ thể) 
6. Kết quả đánh giá nhóm 1 (Phiếu Phụ lục 2) 
2.2.2. Báo cáo sản phẩm nhóm 2: 
Khi Tôi là phóng viên: Làm phóng sự về môi trường tại địa phương, trường học. 
Đây là một hình thức trải nghiệm phát huy tinh thần tập thể, khả năng sáng tạo, tư duy 
15 
và hiệu quả hoạt động nhóm. Để có được thành công trong sản phẩm của mình học 
sinh phải nắm các nội dung sau: 
- Hiểu biết về cách viết bài phóng sự: 
+ Phóng sự là viết những vấn đề thuộc về hoạt động của con người liên quan đến 
sự tồn tại và phát triển của xã hội. Các đề tài phóng sự về môi trường luôn là điểm 
nóng trong sự phát triển hiện nay. 
+ Để thực hiện phóng sự bao gồm một chuỗi những công việc từ điều tra đến bắt 
tay vào viết: Chọn đề tài; tìm hiểu thực trạng vấn đề cần làm phóng sự, thực hiện các 
cuộc phỏng vấn; viết bài, phải trả lời được các câu hỏi: Ai- Cái gì? Ở đâu? Bao giờ? 
Như thế nào? Tại sao? (có số liệu, hình ảnh cụ thể làm minh chứng - kết quả - nguyên 
nhân) 
- Sau khi nhận nhiệm vụ từ giáo viên, nhóm 2 đã họp lại nhóm trưởng triển khai 
các nhiệm vụ dựa trên năng lực các thành viên (theo phiếu khảo sát- Phụ lục 1), cụ thể: 
1. Đề tài: phóng sự về vấn đề môi trường tại địa phương, trường học. 
2. Địa điểm: hiện trạng vấn đề môi trường địa phương 
3. Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, như: quay phim, chụp ảnh, phỏng 
vấn, viết bài, biên tập. 
4. Nhóm 2 trình bày sản phẩm: 
Một số hình ảnh trong HĐ TNST nhóm 2 
Phỏng vấn người dân và hình ảnh nguồn nước nhiễm phèn ở địa phương chịu ảnh 
hưởng của việc khai thác mỏ sắt Thạch Khê 
16 
 5. Sau khi trình bày sản phẩm, các nhóm khác đặt câu hỏi dành cho nhóm 2, các 
thành viên nhóm 2 hội ý và trả lời câu hỏi. 
 6. Câu hỏi Giáo viên dành cho nhóm 2: 
Là học sinh trường THPT ..., các em đã vận dụn

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_trai_nghiem_sang_tao_voi_chu_de_moi_tr.pdf