Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh; hướng dẫn đánh giá xếp loại giờ dạy của bộ môn vật lý trường THCS Trần Quang Diệu

Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh; hướng dẫn đánh giá xếp loại giờ dạy của bộ môn vật lý trường THCS Trần Quang Diệu

a. Giúp giáo viên trong tổ Toán – Lý - Tin tự đánh giá năng lực nghề nghiệp, từ đó xây dựng kế hoạch phát triển chuyên môn, nghiệp vụ;

b. Đổi mới và nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn của tổ/nhóm chuyên môn thông qua dự giờ, phân tích và nghiên cứu bài học;

c. Giúp chuyên môn của nhà trường làm căn cứ để đánh giá, xếp loại giáo viên, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ giáo viên.

 

docx 6 trang Người đăng Hoài Minh Ngày đăng 15/08/2023 Lượt xem 405Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh; hướng dẫn đánh giá xếp loại giờ dạy của bộ môn vật lý trường THCS Trần Quang Diệu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ:
TỔ CHỨC SINH HOẠT CHUYÊN MÔN VỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH; HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI GIỜ DẠY CỦA BỘ MÔN VẬT LÝ TRƯỜNG THCS TRẦN QUANG DIỆU
Thành phần tham dự: Toàn thể giáo viên trong tổ Toán – Lý – Tin.
Người được đánh giá giờ dạy: Nguyễn Thị Thu Hà.
Địa điểm: Phòng máy chiếu.
Lớp dạy: 7A - Trường THCS Trần Quang Diệu - Tiết 2 – Thứ 6 ngày 02/02/2018.
 Chuẩn bị: 
* Người được đánh giá: Soạn Giáo án tiết 23 - Bài 21: SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN -CHIỀU DÒNG ĐIỆN - môn Vật lý 7, đồ dùng dạy học.
* Người đánh giá: Phiếu đánh giá mới, hướng dẫn phân tích các tiêu chí đánh giá xếp loại giờ dạy của sở giáo dục Đăk Lăk.
Nội dung:
	1. Cơ sở của chuyên đề:
	Căn cứ Công văn số 141/BGDĐT-GDTrH ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc xây dựng tiêu chí đánh giá xếp loại giờ dạy của giáo viên;
Công văn 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08 tháng 10 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng;
Hướng dẫn số 1471/SGDĐT-GDTrH về hướng dẫn xếp loại giờ dạy của giáo viên trung học.
	Căn cứ vào nhiệm vụ của năm học 2017 – 2018, tổ Toán – Lý – Tin tổ chức chuyên đề: tổ chức sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh; hướng dẫn đánh giá xếp loại giờ dạy của bộ môn vật lý. 
	2. Mục tiêu tổ chức chuyên đề:
a. Giúp giáo viên trong tổ Toán – Lý - Tin tự đánh giá năng lực nghề nghiệp, từ đó xây dựng kế hoạch phát triển chuyên môn, nghiệp vụ; 
b. Đổi mới và nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn của tổ/nhóm chuyên môn thông qua dự giờ, phân tích và nghiên cứu bài học;
c. Giúp chuyên môn của nhà trường làm căn cứ để đánh giá, xếp loại giáo viên, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ giáo viên.
	3. Phương pháp thực hiện chuyên đề:
	- Dự giờ thao giảng 1 tiết thuộc môn Vật lý khối 7.
	- Tổ chức góp ý, hướng dẫn phân tích đánh giá xếp loại giờ dạy của tiết dự theo phiếu đánh giá mới.
	4. Quy trình tổ chức chuyên đề: 
	- Dự giờ vào tiết 2, chiều thứ 6, ngày 02/02/2018, lớp 7A, môn lý 7.
	- Họp tổ vào tiết 3 và tiết 4 để góp ý cho tiết dạy và hướng dẫn phân tích đánh giá xếp loại giờ dạy của tiết dự theo phiếu đánh giá mới.
	5. Quá trình thực hiện:
	a. Giáo án tiết thao giảng:
Tuần 24 Ngày soạn:28/1/2018
Tiết 23 Ngày dạy: 2/2/2018
Bài 21 SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN-CHIỀU DÒNG ĐIỆN
I . Mục tiêu
1 -Kiến thức:
- Vẽ được sơ đồ của mạch điện đơn giản đã mắc sẵn bằng các kí hiệu đã quy ước.
- Nắm được quy ước về chiều dòng điện.
- Chỉ được chiều dòng điện chạy trong mạch điện. Biểu diễn được bằng mũi tên chiều dòng điện chạy trong sơ đồ mạch điện.
2 - Kỹ năng:
- Kỹ năng mắc mạch điện đơn giản và khả năng tư duy mềm dẻo, linh hoạt.
3 -Thái độ:
- Có thói quen sử dụng bộ phận điều khiển mạch điện ( bộ phận an toàn điện).
II . Chuẩn bị
1 - Mỗi nhóm: 1 bóng đèn pin, 1 công tắc, 5 dây nối có vỏ bọc cách điện,1đèn pin ống.
2 - GV: bảng vẽ to kí hiệu biểu thị các bộ phận mạch điện, sơ đồ mạch điện của ti vi.
III . Tổ chức hoạt động dạy học
1 . Ôn định tổ chức
2 . Kiểm tra bài cũ:
Chất dẫn điện là gì? Lấy ví dụ.
Chất cách điện là gì? Lấy ví dụ.
Dòng điện trong kim loại là gì ? 
3 . Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1: Tổ chức tình huống học tập (3 phút )
- GV cho HS quan sát một mạch điện trong nhà của gia đình.
- ĐVĐ: Với những mạch điện phức tạp như mạch điện gia đình, mạch điện trong xe máy, ôtô,... thì người thợ điện phải căn cứ vào đâu để mắc mạch điện đúng như yêu cầu cần có?
- GV cho HS quan sát sơ đồ mạch điện trong nhà của gia đình với các kí hiệu thể hiện trên sơ đồ.
 Trong sơ đồ mạch điện người ta sử dụng một số kí hiệu để biểu diễn các bộ phận của mạch điện. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu cách sử dụng kí hiệu để vẽ sơ đồ mạch điện đơn giản.
 HĐ2: Sử dụng kí hiệu để vẽ sơ đồ mạch điện và mắc mạch điện theo sơ đồ (15 phút )
- GV treo bảng phụ, giới thiệu kí hiệu của một số bộ phận mạch điện.
-GV lưu ý học sinh cách vẽ nguồn điện và hai nguồn điện mắc nối tiếp.
- GV chiếu lại hình mạch điện 19.3 sgk 
- Yêu cầu các nhóm HS thảo luận trong 3 phút : hãy sử dụng các kí hiệu trên để vẽ sơ đồ mạch điện H19.3 theo đúng vị trí của mạch điện.
-GV gọi HS đại diện các nhóm lên bảng treo kết quả vẽ sơ đồ mạch điện.
-GV yêu cầu các nhóm nhận xét kết quả.
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận trong 2 phút : từ sơ đồ đã vẽ ở câu C1 hãy thay đổi vị trí của các kí hiệu để vẽ một sơ đồ khác. 
-GV gọi HS đại diện các nhóm lên bảng treo kết quả vẽ sơ đồ mạch điện.
-GV gọi HS đại diện các nhóm lên bảng treo kết quả vẽ sơ đồ mạch điện.
- GV yêu cầu các nhóm nhận xét kết quả.
- GV nhận xét kết quả của các nhóm .
- GV yêu cầu học sinh từ sơ đồ câu C2 mà các nhóm đã vẽ, các em hãy mắc mạch điện theo đúng sơ đồ đã vẽ.
-GV giới thiệu dụng cụ và phát dụng cụ cho các nhóm HS, yêu cầu HS mắc mạch điện theo nhóm trong 5 phút.
- GV uốn nắn, theo dõi, kiểm tra và giúp đỡ những nhóm HS gặp khó khăn khi lắp mạch điện.
- GV nhận xét hoạt động và kết quả các nhóm sau khi mắc mạch điện.
-Yêu cầu học sinh rút ra kết luận bằng cách dùng từ thích hợp điền vào chỗ chấm trên bảng phụ.
* GDTT: Thông qua việc lắp mạch điện các em cần chú ý,để một mạch điện hoạt động được thì cần phải đảm bảo mạch điện kín thì mới có dòng điện chạy qua các đồ dùng. Khi mắc mạch điện thì cần phải hết sức cẩn thận vì trong thực tế nguồn điện ta sử dụng là rất lớn và nguy hiểm vì vậy mạch điện phải đảm bảo độ an toàn cao không có sự rò rỉ điện,chập điện hay hở mạch điện ra ngoài.
* Chuyển ý: Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng vậy dòng điện có chiều như thế nào? 
HĐ3: Xác định và biểu diễn chiều dòng điện quy ước (12 phút )
- GV thông báo về quy ước chiều dòng điện và yêu cầu học sinh nhắc lại.
-GV minh hoạ cho cả lớp theo H21.1a(SGK).
-GV cho học sinh quan sát lại hình ảnh sự dịch chuyển có hướng của các electron tự do trong kim loại.
- Yêu cầu HS làm câu vận dụng C4 
- Gọi một HS khác nhận xét.
-GV phát bảng phụ và yêu cầu học sinh thảo luận nhóm trong 3 phút xác định chiều dòng điện của các mạch điện ở câu C5.
- Sau đó GV đưa lại kết quả mạch điện của các nhóm vẽ được ở câu C2 và yêu cầu các nhóm vẽ chiều dòng điện trên sơ đồ đó.
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên treo kết quả và nhận xét.
- GV nhận xét kết quả của các nhóm.
HĐ4: Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của đèn pin ( 5 phút)
- Yêu cầu HS quan sát H21.2 và cho HS quan sát chiếc đèn pin đã được tháo sẵn để thấy được hoạt động của công tắc đèn.
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm trong 5 phút trả lời phần a, b của câu C6 vào bảng phụ. 
Chú ý: sơ đồ mạch điện
-Yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ mạch điện vào bảng phụ.
-Tổ chức cho HS thảo luận cả lớp để thống nhất câu trả lời.
- HS quan sát mạch điện và trả lời câu hỏi GV : Người thợ điện căn cứ vào sơ đồ mạch điện để mắc mạch điện.
-HS quan sát sơ đồ mạch điện
I- Sơ đồ mạch điện
1- Kí hiệu của một số bộ phận mạch điện
- HS tìm hiểu kí hiệu của một số bộ phận của mạch điện đơn giản theo hình vẽ của GV và trong sgk.
 2- Sơ đồ mạch điện
- HS quan sát lại mạch điện 19.3 sgk và thực hiện thảo luận theo nhóm bằng cách sử dụng các kí hiệu trên để vẽ sơ đồ mạch điện theo yêu cầu của GV để hoàn thành câu C1 vào bảng phụ.
- Đại diện các nhóm lên treo kết quả .
- Các nhóm nhận xét bổ sung kết quả .
-HS thảo luận nhóm tiến hành thay đổi vị trí các kí hiệu vẽ một sơ đồ mới hoàn thành câu C2 vào bảng phụ.
- Đại diện các nhóm lên treo kết quả .
- Các nhóm nhận xét bổ sung kết quả .
-Hs các nhóm nhận dụng cụ và mắc mạch điện theo nhóm ở câu C3 trong 5 phút dưới sự hướng dẫn của GV.
HS dùng từ thích hợp điền vào chỗ chấm trên bảng phụ và hoàn thành kết luận.
*Kết luận: Mạch điện được mô tả bằng sơ đồ và từ sơ đồ mạch điện có thể lắp được mạch điện tương ứng.
II- Chiều dòng điện
* Quy ước chiều dòng điện:
- HS quan sát và nắm được quy ước về chiều dòng điện và dòng điện một chiều.
+Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ dùng điện tới cực âm của nguồn điện
+Dòng điện có chiều không đổi gọi là dòng điện một chiều (pin, ácquy)
- HS quan sát lại hình ảnh các electron tự do và vận dụng trả lời câu C4 và nhận xét.
 C4: Chiều dịch chuyển có hướng của các êlectrôn tự do trong dây dẫn kim loại ngược chiều với chiều dòng điện theo quy ước.
-HS các nhóm tiến hành nhận bảng phụ thảo luận nhóm trong 3 phút xác định chiều dòng điện các mạch điện ở câu C5.
-HS nhận lại kết quả mạch điện của nhóm mình và vẽ chiều dòng điện
- Đại diện mỗi nhóm lên treo kết quả của nhóm mình và nhận xét kết quả của các nhóm.
III- Vận dụng
- HS quan sát H21.2 và vật thật, 
-Hoạt động nhóm trả lời được câu C6a và C6b vào bảng phụ .
C6:Nguồn điện của đèn gồm hai pin, kí hiệu: 
+	-
	. Cực dương của pin này nối 
tiếp với cực âm của pin kia. Cực dương của pin lắp về phía đầu của đèn pin.
4. Củng cố
 - Chiều dòng điện quy ước như thế nào? 
 - Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung phần: Có thể em chưa biết
 - GV liên hệ thực tế cho học sinh biết dòng điện một chiều là pin và Acquy ,dòng điện trong mạch điện gia đình là dòng điện xoay chiều. Dòng điện xoay chiều có chiều luân phiên thay đổi nên ở các ổ cắm không phân biệt cực âm và cực dương và dòng điện này rất mạnh do đó nguy hiểm. Khi sử dụng dòng điện xoay chiều các em phải hết sức cẩn thận ,có thể gây nguy hiểm đối với tính mạng của con người.
-GV giới thiệu về dòng điện xoay chiều sử dụng ở bộ phận Đinamô của xe đạp.cho học sinh quan sát đèn sang ở sử dụng ở chiếc xe đạp.
5. Hướng dẫn về nhà
	 - Học bài và làm bài tập 21.1;21.2;21.3 trong SBT.
	 - Chuẩn bị 5 mảnh giấy vuông nhỏ,một cầu chì nhỏ.1bút thử điện.
IV-Rút kinh nghiệm:
b. Tổ chức họp tổ:
	- Giáo viên dạy tự nhận xét: Thành công, hạn chế của giờ dạy (Nội dung, kế hoạch và tài liệu dạy học, tổ chức hoạt động học cho học sinh, hoạt động học của học sinh,...).
	- Giáo viên đánh giá: Trên cơ sở bảng mô tả các mức độ đánh giá, giám khảo phân tích ưu điểm, tồn tại của tiết dạy; đánh giá, xếp loại và tư vấn các phương án khắc phục tồn tại của tiết dạy. Rút kinh nghiệm, bổ sung, hoàn thiện các tiêu chí đánh giá, xếp loại.	
	Trên đây là toàn bộ nội dung chuyên đề tổ chức sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh; hướng dẫn đánh giá xếp loại giờ dạy của bộ môn vật lý trường THCS Trần Quang Diệu. Hi vọng chuyên đề giúp ích cho quý thầy cô trong việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh và đánh giá xếp loại giờ dạy theo phiếu đánh giá mới.
	Eakueh, ngày 30 tháng 01 năm 2018
Duyệt của BGH	Người thực hiện
	Hồ Phi Khanh

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_sinh_hoat_chuyen_mon_ve_doi_mo.docx