1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lí luận
“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” (Thân Nhân Trung). Nhận định đó thời
nào cũng đúng bởi giáo dục chính là hành trình tạo nền tảng cho tương lai của mỗi
đất nước. Trong chỉ thị số 74/2001/CT-TTg ngày 11- 6 - 2001 của Thủ tướng
Chính phủ về việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông thực hiện nghị quyết
số 40/2000/QH10 ngày 9 – 12 - 2000 của Quốc hội, một trong những nhiệm vụ
trọng tâm được nhấn mạnh là: “Đổi mới phƣơng pháp dạy và học, phát huy tƣ duy
sáng tạo và năng lực tự học của học sinh”. Như vây, việc đổi mới phương pháp dạy
và học trong nhà trường là một đòi hỏi tất yếu khách quan của nền giáo dục nước
nhà trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay. Và cốt lõi của việc đổi mới phương pháp
dạy và học ở THCS là hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen thụ
động của học sinh.
Trong chương trình giáo dục phổ thông mới: Kế hoạch giáo dục bao gồm các
môn học, chuyên đề học tập (gọi chung là môn học) và hoạt động trải nghiệm sáng
tạo. Các hoạt động giáo dục hiện nay cần phải tăng cường sự trải nghiệm, nhằm
phát huy tính sáng tạo cho học sinh, tạo ra các môi trường khác nhau để học sinh
được trải nghiệm, đồng thời là sự khởi nguồn sáng tạo, biến những ý tưởng sáng
tạo của học sinh thành hiện thực để các em thể hiện hết khả năng sáng tạo của
mình. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo phát huy tính tích cực chủ động của chủ thể
người học để từ đó hình thành ý thức, phẩm chất, kĩ năng sống và năng lực cho học
sinh. Bên cạnh đó, hoạt động trải nghiệm sẽ tạo hứng thú cho học sinh trong mỗi
tiết học, tránh đi sự tiếp nhận thụ động trong phương pháp học truyền thống.
Môn Ngữ Văn trong nhà trường đã được giảng dạy từ rất lâu, song có lẽ đến
bây giờ ta mới hiểu đúng tính chất của nó. Theo phương pháp truyền thống, dạy
văn chủ yếu là giảng văn. Dù trên thực tế các thầy giáo tài năng biết khơi gợi tư
duy sáng tạo cho học sinh như thế nào thì quan niệm giảng văn vẫn là mô hình dạy
học “lấy ngƣời dạy làm trung tâm”, giờ học văn chủ yếu là thầy giảng, trò nghe,
trò ghi chép, học thuộc một cách thụ động. Trong khi đó thực chất dạy văn là dạy
đọc văn. Nhiệm vụ của nhà trường là dạy cho học sinh biết cách đọc để ra đời học
sinh biết tự đọc, lấy việc tự đọc nuôi việc tự học, từ đó mà lớn lên tham gia chủ
động vào mọi hoạt động xã hội. Bởi thế, trên tinh thần đổi mới toàn diện phương
pháp dạy học, hoạt động trải nghiệm sáng tạo là yêu cầu then chốt đối với mỗi môn
học trong đó có bộ môn Ngữ Văn.
hối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường như: giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, cán bộ Đoàn, tổng phụ trách Đội, ban giám hiệu nhà trường, hội phụ huynh, chính Sáng kiến kinh nghiệm: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học ca dao - dân ca Ngữ Văn 7 7/27 quyền địa phương, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở địa phương, các nhà hoạt động xã hội, những nghệ nhân, người lao động tiêu biểu ở địa phương Theo TS Ngô Thị Thu Dung – Giám đốc Điều hành Trung tâm Nghiên cứu phát triển giáo dục cộng đồng (CCE), việc thiết kế các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cần được tiến hành theo các bước sau: Bước 1: Xác định nhu cầu tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Bước 2: Đặt tên cho hoạt động Bước 3: Xác định mục tiêu của hoạt động Bước 4: Xác định nội dung và phương pháp, phương tiện, hình thức của hoạt động Bước 5: Lập kế hoạch Bước 6: Thiết kế chi tiết hoạt động trên bản giấy Bước 7: Kiểm tra, điều chỉnh và hoàn thiện chương trình hoạt động Bước 8: Lưu trữ kết quả hoạt động vào hồ sơ của học sinh. Thực hiện được đúng 8 bước này, hoạt động trải nghiệm sẽ thực chất, sáng tạo và có hiệu quả. Việc đưa hoạt động trải nghiệm sáng tạo vào trong chương trình giáo dục của nhà trường góp phần khắc phục những tồn tại của chương trình giáo dục hiện nay, đáp ứng yêu cầu cấp thiết của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục. Hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo là các hoạt động trải nghiệm định hướng giáo dục. Cách gọi tên có thêm cụm từ “sáng tạo” nhằm mục đích nhấn mạnh vai trò của chủ thể hoạt động và mục đích, ý nghĩa của loại hoạt động này. Trong các môn học, ngữ văn là môn học giữ vị trí quan trọng trong chương trình đào tạo bậc trung học cơ sở. Đặc biệt, một bộ phận văn học rất quan trọng được đưa vào đầu chương trình lớp 6, lớp 7, đó chính là văn học dân gian. Bộ phận văn học này được ví như bầu sữa tinh thần nuôi dưỡng tâm hồn người học. Học sinh tìm hiểu văn học dân gian không chỉ khám phá được cái hay, cái đẹp của sáng tác nghệ thuật ngôn từ, mà còn mở rộng vốn hiểu biết về văn hóa xã hội, phong tục tập quán, nếp sinh hoạt dân gian của dân tộc. Tuy nhiên, với đặc thù riêng của bộ phận văn học dân gian, những sáng tác có khoảng cách xa so với thực tại, chứa đựng những tư duy, những quan niệm thẩm mỹ của người xưa là những khó khăn lớn đối với người học hiện nay. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo chính là một trong những chìa khóa giúp giáo viên đưa học sinh trở về cội nguồn, hòa mình vào không gian văn hóa của những ngày đầu dựng nước. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo giúp Sáng kiến kinh nghiệm: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học ca dao - dân ca Ngữ Văn 7 8/27 học sinh chinh phục kho tàng tri thức một cách hiệu quả, nắm bắt được những giá trị tinh thần quý giá nhất trong đời sống tinh thần của con người bằng chính những hoạt động của các em. Từ đó, hình thành, phát triển cho người học những giá trị sống, cũng như năng lực cần thiết. 1.2. PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ Để thực hiện hoạt động trải nghiệm sáng tạo, tôi đã chú trọng xây dựng giáo án dựa trên cơ sở dạy học theo chủ đề. ạy học theo chủ đề là phương pháp tìm tòi những khái niệm, tư tưởng, đơn vị kiến thức, nội dung bài học, chủ đề, có sự giao thoa, tương đồng lẫn nhau, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học hoặc các hợp phần của môn học đó (tức là con đường tích hợp những nội dung từ một số đơn vị, bài học, môn học có liên hệ với nhau) làm thành nội dung học trong một chủ đề có ý nghĩa hơn, thực tế hơn, nhờ đó học sinh có thể tự hoạt động nhiều hơn để tìm ra kiến thức và vận dụng vào thực tiễn. Dạy học chủ đề là mô hình dạy học có nhiều ưu điểm, vừa góp phần thực hiện được mục tiêu giáo dục – đào tạo những con người tích cực, năng động, vừa thực hiện được chủ trương giảm tải, tránh được sự trùng lặp gây nhàm chán cho người học, giúp HS có khả năng tổng hợp lượng kiến thức đã học, đảm bảo được thời gian tổ chức dạy học của GV. Đây là cách để góp phần r n cho HS khả năng tự học, có được những năng lực khái quát kiến thức. Và đây cũng là cách để GV r n thói quen học tiếp cận những phương pháp, những mô hình dạy học mới, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện trong dạy học hiện nay. Sáng kiến kinh nghiệm: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học ca dao - dân ca Ngữ Văn 7 9/27 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. THỰC TRẠNG DẠY HỌC CA DAO, DÂN CA Ở TRƢỜNG THCS Văn học dân gian là bộ phận có ý nghĩa sâu sắc trong nền văn học dân tộc. Nó là kết tinh những giá trị truyền thống của nhân dân ta tự ngàn đời. Trong nhà trường THCS, phần văn học dân gian được phân bố như sau: - Lớp 6 học kì I: các thể loại tự sự dân gian: truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười. - Lớp 7 học kì I: Ca dao, dân ca. - Lớp 7 học kì II: Tục ngữ. Khảo sát nhanh đối tượng học sinh lớp 6, 7 của trường cho thấy: 80% các em học sinh lớp 6 thích học phần văn học dân gian trong chương trình Ngữ Văn lớp 6; trong khi đó con số này ở các đối tượng học sinh lớp 7 giảm còn 55%. *Nguyên nhân của thực trạng trên: Văn học dân gian là thành quả sáng tạo của ông cha ta đã có từ mấy trăm năm. Những thành tựu của văn học dân gian đã trở thành vẻ đẹp không thể phủ nhận. Tuy nhiên, với đối tượng học sinh THCS còn nhỏ tuổi, thêm vào đó là sự xa cách về mặt thời gian khiến cho các em khó có thể tìm thấy được sự đồng điệu với những tác phẩm trữ tình dân gian. Xu thế toàn cầu hóa khiến những phương tiện thông tin đại chúng phát triển nhiều. Âm nhạc hiện đại khiến những tác phẩm dân ca ngày càng khó tiếp cận với giới trẻ. Hơn nữa, dạy học văn học dân gian, muốn thành công, phải đặt chúng trong đúng hoàn cảnh hình thành và môi trường diễn xướng, bởi chỉ có thế, học sinh mới hiểu, cảm nhận hết được giá trị của mỗi tác phẩm. Điều đó có nghĩa là mỗi học sinh phải vốn hiểu biết, sự trải nghiệm của cá nhân. Bởi thế, dạy học ca dao, dân ca là một thử thách đối với người giáo viên. Không những thế, hiểu được ca dao đã khó, cảm nhận được ca dao còn khó hơn rất nhiều. Bởi với học sinh, ca dao chỉ là một tác phẩm thông thường. Các em chưa hiểu được đặc trưng cốt lõi của nó, rằng: ca dao, dân ca là tiếng lòng của người dân lao động, được cất lên một cách bình dị, giản đơn; ca dao là tiếng nói của dân tộc, là di sản của lịch sử, là linh hồn của ông cha Với cách dạy truyền thống, giáo viên chỉ thuần túy hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm; phân tích cái hay về nội dung, nghệ thuật. Điều đó hoàn toàn giống với phương pháp giảng dạy tác phẩm trữ tình. Bởi thế, trong ấn tượng của học trò, ca dao hoàn toàn có thể nhầm lẫn với một bài thơ nào đó. Sáng kiến kinh nghiệm: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học ca dao - dân ca Ngữ Văn 7 10/27 2.2. THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC Những năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu các trường phổ thông chú trọng đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường các hoạt động trải nghiệm sáng tạo để phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh. Trước yêu cầu về đổi mới giáo dục, nhiều trường ở Hà Nội đã triển khai mạnh mẽ các hoạt động trải nghiệm sáng tạo với nhiều hình thức khác nhau: đi thực tế tại một số di tích lịch sử, trực tiếp làm công việc khảo sát địa chất ở Hoàng thành Thăng Long Qua các hoạt động đó, học sinh có cơ hội và điều kiện phát triển năng lực, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng. Với hoạt động trải nghiệm sáng tạo, hình thức và không gian dạy học được đổi mới, mở rộng ra ngoài lớp học; lực lượng tham gia quá trình dạy học không chỉ là giáo viên trong trường mà có sự tham gia của các thành phần xã hội... Triển khai hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo chính là thực hiện quan điểm, định hướng “học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội”. Hiện nay, tổ chức hoạt động sáng tạo trong dạy học đã được đa phần giáo viên biết tới và bắt đầu được thực hiện nhưng với số lượng ít. Tuy nhiên cũng phải thừa nhận, để tổ chức được hoạt động trải nghiệm sáng tạo còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tính chất bài học, điều kiện của lớp, thời gian... Có thể nói, việc triển khai dạy học theo hướng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cần được nghiên cứu sâu để đưa ra những định hướng đúng đắn, cụ thể. Sáng kiến kinh nghiệm: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học ca dao - dân ca Ngữ Văn 7 11/27 CHƢƠNG 3: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ CA DAO, DÂN CA LỚP 7 3.1. MỤC TIÊU DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ Sau khi học xong chủ đề này, học sinh đạt đƣợc: 1. Kiến thức - Thấy rõ đặc điểm và chức năng của ca dao trong đời sống. - Trình bày được các nội dung, ý nghĩa, một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao thuộc một số chủ đề quen thuộc: Tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước, than thân, châm biếm - Biết cách cảm thụ một bài ca dao. Thấy được cái hay, cái đẹp của thơ ca dân gian. - Hệ thống được các văn bản ca dao đã học: nội dung, đề tài. - Vận dụng kiến thức về văn bản ca dao để làm bài kiểm tra. 2. Kĩ năng - Nhận biết được nội dung và đặc điểm của ca dao - Bước đầu biết cách tiếp cận văn bản ca dao. - Cảm thụ ca dao - R n kĩ năng viết đoạn văn cảm thụ, phân tích. 3. Thái độ - Trân trọng "vốn tài sản quí giá" trong kho tàng văn học dân gian. - Bồi dưỡng thêm tình yêu đối với quê hương - đất nước - con người. - Có thái độ phê phán thói hư, tật xấu trong xã hội, hướng tới lối sống lành mạnh tích cực. - Có sự cảm thông, thương yêu con người. - Yêu thích, giữ gìn vốn quí của dân tộc - ca dao. 4. Mục tiêu phát triển năng lực học sinh 4.1. Nhóm năng lực chung - Năng lực tìm hiểu, khai thác, nghiên cứu các nguồn tài nguyên tri thức, đặc biệt là tài nguyên mạng. - Năng lực sử dụng các phương tiện công nghệ thông tin. - Năng lực hợp tác nhóm. - Năng lực thuyết trình. - Năng lực điều tra thực tiễn, tổng hợp, khái quát. Sáng kiến kinh nghiệm: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học ca dao - dân ca Ngữ Văn 7 12/27 - Năng lực tổ chức, thiết kế, sáng tạo, trình diễn. 4.2. Nhóm năng lực đặc thù bộ môn - Năng lực giao tiếp tiếng Việt. - Năng lực cảm thụ thẩm mĩ. - Năng lực sáng tạo tiếng Việt. 3.2. PHƢƠNG PHÁP DẠY – HỌC 1. Phƣơng pháp chính: Dạy học theo nhóm, thuyết trình. 2. Các phƣơng pháp, kĩ thuật dạy học hỗ trợ: Thuyết trình, phát vấn, sơ đồ tư duy, trò chơi, kiểm tra, đánh giá. 3.3. TÍCH HỢP LIÊN MÔN - Với môn Âm nhạc: + Giai điệu, ca từ của những bài ca dao, dân ca. + Hình thức diễn xướng và các loại nhạc cụ thường dùng trong âm nhạc dân gian. - Với môn Mĩ thuật: Thấy được vẻ đẹp, ý nghĩa của một số bức họa đồng quê. Hiểu được thế nào là “thi trung hữu họa”. - Với môn Lịch Sử: Thấy được những nét đặc trưng trong cuộc sống lao động, sinh hoạt của người Việt xưa từ truyền thống lịch sử. - Tích hợp giáo dục: + Giáo dục nếp sống văn minh thanh lịch của người Hà Nội. + Giáo dục thái độ ứng xử đúng đắn đối với văn hóa truyền thống. + Giáo dục kĩ năng sống. 3.4. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH * Không gian lớp học: phòng học, thƣ viện, nhà hát chèo Hà Nội. 1. Giáo viên: Giáo án, sách tham khảo, các bản thơ, bảng phụ, phiếu bài tập, bút dạ, giáo án powerpoint,... - Chia nhóm học sinh (mỗi nhóm 7 - 8 em), định hướng hoạt động nhóm về nội dung hình thức và theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc chuẩn bị bài của các nhóm. 2. Học sinh - Soạn bài, chuẩn bị bài theo nhiệm vụ được giao, vẽ tranh minh hoạ bài ca dao theo tưởng tượng. - Đọc các văn bản tham khảo. Sáng kiến kinh nghiệm: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học ca dao - dân ca Ngữ Văn 7 13/27 - Nhóm trưởng tổ chức hoạt động nhóm và thống nhất nội dung cách trình bày sản phẩm. - Hình thức trình bày: Các nhóm lựa chọn một trong số các hình thức: trình chiếu bằng Power point , trình bày ra giấy A0 (bảng nhóm) / sơ đồ tư duy 3.5. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN TIẾT 1 Hoạt động 1 (5 phút) Ổn định tổ chức - Kiểm tra chuẩn bị bài học sinh Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cần đạt - Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số. - Yêu cầu cán bộ lớp báo cáo tình hình chuẩn bị bài (cá nhân, nhóm). - Nhận xét. - Lớp phó học tập báo cáo kết quả kiểm tra việc chuẩn bị bài 1. Cá nhân: Bài soạn 2. Nhóm: - Bài tìm hiểu về khái niệm ca dao, đặc trưng của ca dao. - Bài tìm hiểu về cách tiếp cận một bài ca dao. - Bài trình bày tìm hiểu về những bài ca dao theo chủ đề. - Tranh vẽ minh họa bài ca dao. - Sưu tầm những bài ca dao cùng chủ đề. Hoạt động 2 (5 phút) Khởi động - Giới thiệu bài - GV cho HS nghe một khúc hát ru có sử dụng bài ca dao trong chương trình. - Dẫn vào chủ đề Phương pháp, kĩ thuật dạy học chính: Thuyết trình, sơ đồ Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cần đạt - GV sử dụng sơ đồ loại hình VHDG - Giới thiệu chủ đề của tiết học Quan sát sơ đồ, nghe, định hướng vào bài Hoạt động 3 (35 phút) Sáng kiến kinh nghiệm: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học ca dao - dân ca Ngữ Văn 7 14/27 Tìm hiểu chung về ca dao, dân ca Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Dạy học nhóm, thuyết trình, vấn đáp, gợi mở Không gian: Thư viện trường. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cần đạt GV cho HS cả lớp đứng trong thƣ viện nhà trƣờng. Trong thời gian nhanh nhất, 4 nhóm lựa chọn 4 quyển sách có ca dao dân ca. Yêu cầu HS đọc và lựa chọn 1 bài ca dao nhóm em thích nhất và nêu cảm nhận. * GV nhắc lại yêu cầu và nhiệm vụ của các nhóm đã phân công từ tiết trước: + Nhóm 1: Tìm hiểu về khái niệm ca dao, dân ca. VD + Nhóm 2: Tìm hiểu về đặc điểm của ca dao + Nhóm 3: Tìm hiểu về cách phân tích một bài ca dao * GV tổ chức các nhóm trình bày kết quả tìm hiểu của mình, nhận xét, bổ sung, chốt vấn đề * GV lưu ý HS: - Phân biệt giữa ca dao và dân ca. - HS tìm - Đọc. - Nêu cảm nhận. - Các nhóm cử đại diện trình bày, những nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Cá nhân tự rút ra và tổng hợp kiến thức cần ghi nhớ 1. Khái niệm: - Ca dao, dân ca: là loại hình VHDG thuộc thể loại thơ ca dân gian, kết hợp nhạc và lời, diễn tả đời sống nội tâm của con người. - Phân biệt ca dao - dân ca 2. Đặc điểm của ca dao: a. Nội dung: - Ca dao là sản phẩm trực tiếp của sinh hoạt văn hóa quần chúng, của hội h đình đám. - Ca dao là một mảnh của đời sống văn hóa nhân dân. Vì vậy nội dung vô cùng đa dạng & phong phú. b. Đề tài: - Ca dao hát về tình bạn, tình Sáng kiến kinh nghiệm: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học ca dao - dân ca Ngữ Văn 7 15/27 - Ca dao có đủ mọi sắc độ cung bậc tình cảm con người: vui, buồn, yêu ghét, giận hờn nhưng nổi lên là niềm vui cuộc sống, tình yêu đời, lòng yêu thương con người. * GV: Yêu cầu HS phân tích một câu ca dao thân thuộc để thực hành. Nghe, ghi nhớ yêu, tình gia đình. - Ca dao bày tỏ lòng yêu quê hương, đất nước. - Biểu hiện niềm vui cuộc sống, tình yêu lao động, tinh thần dũng cảm, tấm lòng chan hòa với thiên nhiên. - Bộc lộ nỗi khát vọng về công lí, tự do, quyền con người. 3. Phƣơng pháp phân tích một bài ca dao: - Đọc bài ca dao: - Tìm hiểu nội dung, nghệ thuật của bài ca dao: - Xác định nhân vật trữ tình (Bài ca dao là lời của ai ?) Đối tượng trữ tình (Nói với ai ?) và nói về việc gì ? - Phát hiện, phân tích các yếu tố nghệ thuật đặc trưng của bài ca dao đó để bật ra nội dung, ý nghĩa của bài ca dao. - Tìm thêm các câu ca dao khác cùng nội dung. - Tổng kết, đánh giá bài ca dao: ý nghĩa của bài ca dao thực tế ngày nay. Dặn dò: GV giao nhiệm vụ về nhà chuẩn bị bài tiết 2 - Áp dụng phương pháp phân tích một bài ca dao để phân tích bài ca dao số 1, 4 trong bài "Những câu hát về tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước con người" - Có thể trình bày bằng sơ đồ. Sáng kiến kinh nghiệm: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học ca dao - dân ca Ngữ Văn 7 16/27 TIẾT 2 Hoạt động 4 (45 phút) Ca dao về tình cảm gia đình, tình yêu quê hƣơng đất nƣớc con ngƣời Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Thuyết trình, dạy học nhóm, thảo luận nhóm, bình giảng Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cần đạt * GV hướng dẫn HS tìm hiểu chung chùm ca dao về tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước: - Đọc, tìm hiểu chú thích - PTBĐ, kiểu văn bản * Tổ chức HS trình bày kết quả tìm hiểu về bài ca dao 1 theo nhóm. - Tổ chức nhận xét, bổ sung - Chốt, bình: - Nêu ý kiến cá nhân về cách đọc, giải thích chú thích, kiểu văn bản và PTBĐ - Đại diện một nhóm cử đại diện trình bày kết quả tìm hiểu ở nhà theo sự phân công (HS trình bày dưới dạng sơ đồ hóa) - Nhận xét, bổ sung Nghe, ghi nhận 1. Tìm hiểu chung: - Đọc văn bản - Chú thích - Kiểu VB: Biểu cảm - PTBĐ: Biểu cảm 2. Tìm hiểu chi tiết: a. Ca dao về tình cảm gia đình Bài ca dao 1: - Lời mẹ nói với con qua điệu hát ru. - ND: Công lao trời biển của cha mẹ đ/với con cái và bổn phận của đạo làm con trước công lao to lớn ấy. - NT: + Hình thức lời ru, thể thơ lục bát âm điệu nhẹ nhàng, lắng sâu. + Lối so sánh quen thuộc trong CD: Công cha – núi ngất trời Nghĩa mẹ - nƣớc ở ngoài biển Đông => lấy cái to lớn, mênh mông, Sáng kiến kinh nghiệm: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học ca dao - dân ca Ngữ Văn 7 17/27 * Tổ chức HS trình bày kết quả tìm hiểu về bài ca dao 4 theo nhóm. - Tổ chức nhận xét, bổ sung - Bình, chốt: * Tổ chức thảo luận nhóm – 4HS/3ph: Những bài ca dao trên có ý nghĩa ntn trong thời đại ngày nay? - Tổ chức trình bày, nhận xét, bổ sung - Nhận xét, chốt * GV tổ chức trò chơi: Ai nhanh hơn - Thi tìm các câu ca dao có cùng nội dung với bài ca dao số 4 - Đại diện một nhóm cử đại diện trình bày kết quả tìm hiểu ở nhà theo sự phân công (HS trình bày dưới dạng sơ đồ hóa) - Nhận xét, bổ sung - Tạo nhóm 4HS, nhóm trưởng điều khiển thảo luận, thư kí ghi lại kết quả. - Cử đại diện trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung - HS thi tài - Lắng nghe, phân vĩnh hằng của thiên nhiên để nói cái vô tận lớn lao, sâu nặng của công cha, nghĩa mẹ . + Lời nhắn nhủ thiết tha về bổn phận của đạo làm con trước công lao cha mẹ : “Cù ơi”: suốt đời con không quên công ơn sâu nặng của mẹ cha. Bài ca dao 4 - Lời của ông bà, cha mẹ nói với con, cháu , lời của anh em ruột thịt nói với nhau. - Nội dung: nói về tình cảm anh em ruột thịt: Anh em hòa thuận đem lại niềm vui, hạnh phúc khôn cùng cho cha mẹ. - Nghệ thuật: + Hai câu đầu: như một định nghĩa về anh em, phân biệt anh em với người xa: Cùng huyết thống, sống chung dưới một mái nhà, sướng vui buồn khổ có nhau. + Lời nhắc nhở bằng cách so sánh khéo khéo léo: “Yêu nhau chân” -> Dùng 1 ý niệm trừu tượng so sánh với một hình ảnh cụ thể gợi tả sự gắn bó keo sơn, bền chặt không thể cắt chia, tình cảm nồng thắm, thiêng liêng đáng trân trọng, giữ gìn. Sáng kiến kinh nghiệm: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học ca dao - dân ca Ngữ Văn 7 18/27 công, thực hiện nhiêm vụ => Bài ca dao là tiếng hát về tình anh em yêu thƣơng gắn bó, nhắn nhủ anh em đoàn kết, hòa thuận để gia đình đầm ấm, cha mẹ vui vầy. * Tổ chức HS trình bày kết quả tìm hiểu về bài ca dao 1 theo nhóm. - Tổ chức nhận xét, bổ sung - Bình, chốt * GV tổ chức cho HS trình bày phần sưu tầm của mình - Bình, chốt, chuyển * Tổ chức HS trình bày kết quả tìm hiểu về bài ca dao 4 theo nhóm. - Tổ chức nhận xét,
Tài liệu đính kèm: