5. Mô tả bản chất của sáng kiến:
5.1.Tính mới của sáng kiến:
Trong những năm gần đây bậc học mầm non đang tiến hành đổi mới
phương pháp và hình thức dạy học.Đặc biệt coi trọng việc tổ chức các hoạt động
phù hợp với sự phát triển của từng cá nhân trẻ.Thực hiện phương châm “Học mà
chơi, chơi bằng học”. Là giáo viên mầm non trực tiếp chăm sóc và nuôi dạy trẻ,2
tôi thấy được vai trò và nhiệm vụ của mình trong việc phát triển những mầm non
tương lai của đất nước, góp phần xây dựng sự nghiệp giáo dục nói riêng và đất
nước nói chung ngày càng tốt đẹp, xã hội tiến bộ, xứng đáng với lời Bác dạy:
“Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người ”.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến ngành GD&ĐT thị xã Bình Long Tôi ghi tên dưới đây: Số TT Họ và tên Ngày tháng năm sinh Nơi công tác Chức danh Trình độ chuyên môn Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến 1 TẠ THỊ LOAN 22/08/1986 Trường MN Thanh Lương Giáo viên Lớp: Chồi 2 ĐHSP MN 100% 1. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Thiết kế trò chơi giúp trẻ 4-5 tuổi tích cực hoạt động ở góc học tập. 2. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Tác giả đồng thời cũng là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến. 3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục và Đào tạo (Đồ dùng đồ chơi) 4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 15/9/2020 5. Mô tả bản chất của sáng kiến: 5.1.Tính mới của sáng kiến: Trong những năm gần đây bậc học mầm non đang tiến hành đổi mới phương pháp và hình thức dạy học.Đặc biệt coi trọng việc tổ chức các hoạt động phù hợp với sự phát triển của từng cá nhân trẻ.Thực hiện phương châm “Học mà chơi, chơi bằng học”. Là giáo viên mầm non trực tiếp chăm sóc và nuôi dạy trẻ, 2 tôi thấy được vai trò và nhiệm vụ của mình trong việc phát triển những mầm non tương lai của đất nước, góp phần xây dựng sự nghiệp giáo dục nói riêng và đất nước nói chung ngày càng tốt đẹp, xã hội tiến bộ, xứng đáng với lời Bác dạy: “Vì lợi ích mười năm trồng cây Vì lợi ích trăm năm trồng người ”. Mục tiêu của giáo dục mầm non là nuôi dạy và giáo dục trẻ phát triển toàn diện theo 5 lĩnh vực, trong đó hoạt động vui chơi là hoạt động rất quan trọng đối với trẻ mẫu giáo trò chơi luôn mang lại niềm vui cho trẻ. Tuy nhiên khi tổ chức hoạt động chơi ở lớp tôi quan sát thấy đa số các cháu thích chơi ở góc phân vai và góc xây dựng và cũng ở các góc chơi này số lượng trẻ tham gia hoạt động nhiều hơn so với góc khác. Năm học 2020- 2021 tôi được nhà trường phân công dạy lớp chồi 2, trong quá trình tổ chức chúng tôi đã nhận thấy còn nhiều hạn chế cần khắc phục khi tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ như: Một số trẻ chưa tự xung phong nhận vai chơi ở góc học tập hoặc chơi nhưng trẻ lại mau chán và tìm đến góc khác để tham gia. Nguyên nhân trẻ chưa tích cực chơi góc học tập do trò chơi còn ít, đồ chơi chưa hấp dẫn mới lạ trẻ, trẻ chỉ chơi đi chơi lại các trò chơi cũ như: Ô ăn quan, búng thung, cắp cua, ghép tranhVì vậy chưa thỏa mãn được nhu cầu chơi của trẻ cho nên khi chơi xong trò chơi một lần thì trẻ bắt đầu hướng về góc chơi khác. Qua quá trình quan sát bản thân nhận thấy rằng xung quanh có rất nhiều nguyên vật liệu mở làm được nhiều đồ chơi mới lạ vừa phong phú vừa đỡ tốn kém kinh phí. Từ thực tiễn đó tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và lựa chọn đề tài “Thiết kế trò chơi giúp trẻ 4-5 tuổi tích cực hoạt động ở góc học tập” 5.2. Nội dung sáng kiến: Khi thiết kế các trò chơi và đồ chơi tôi thường cân nhắc về tính mới phù hợp với từng độ tuổi và đồ chơi không chiếm nhiều diện tích chơi của trẻ. Sau đây tôi xin giới thiệu một số trò chơi: Trò chơi 1: Nhanh tay lẹ mắt Mục đích: Giúp trẻ ghi nhớ có chủ định, phát triển cơ tay cho trẻ 3 Cách chơi: Cho hai trẻ chơi, trên những nắp chai có dán những màu sắc và hình dạng khác nhau, phía trên bảng chơi cứ 2 màu khác nhau là 1 ô, phía bên trái bảng chơi vẽ những hình tròn bên trong hình tròn vẽ những hình dạng khác nhau, nhiệm vụ của trẻ là tìm những nắp chai cùng màu với phía trên của bảng và cùng hình vẽ bên trái của bảng vặn vào cổ chai trẻ nào làm xong trước và vặn đúng là trẻ đó thắng. Ví dụ: Ô đầu tiên phía trên của bảng là màu xanh-vàng, bên trái của bảng là hình tròn to bên trong có vẽ những hình tròn nhỏ trẻ phải tìm nắp chai bên trên có màu xanh- vàng có hình tròn nhỏ vặn vào cổ chai Trò chơi 2: Bé với số lượng Mục đích: Giúp trẻ phát triển tư duy khóe léo đôi tay, ôn và nhận biết chữ số Cách chơi: Cho hai trẻ chơi, 1 bảng chơi có 4 hình chữ nhật đã được cắt rời, khi chơi trẻ gắn các miếng rời thành các hình chữ nhật gắn vào bảng sau khi gắn xong trẻ sẽ gắn số luợng tương ứng vào mỗi ô 4 Ví dụ: Tìm 4 miếng hình màu vàng đã cắt, ghép thành 1 hình chữ nhật nhỏ dán vào góc của bảng, miếng thứ của hình chữ nhật màu vàng trẻ lấy số 4 đặt vào, miếng thứ 2 của hình chữ nhật màu vàng lấy hình bàn tay 5 ngón gắn vào sau dán 1 ngón lại để có số lượng 4, hai miếng của hình chữ nhật màu vàng còn lại ta cũng lấy đủ số luợng 4 gắn vào, sau khi gắn đủ số lượng hình chữ nhật màu vàng xong tiếp tục gắn 3 hình chữ nhật màu khác gắn tương tự hình chữ nhật màu vàng Trò chơi 3: Thử tài trí nhớ Mục đích: Giúp trẻ ghi nhớ có chủ định, ôn và nhận biết chữ số Cách chơi: Cho hai trẻ oẳn tù tì, trẻ nào thắng sẽ lật hình lên trước, sau đó lật thêm một lần nữa nếu 2 hình giống nhau là được 1 cặp và có quyền đi tiếp nếu không giống nhau thì nhường cho trẻ thứ 2 chơi, trẻ thứ 2 chơi như trẻ thứ nhất cứ như vậy khi trò chơi kết thúc trẻ nào được nhiều cặp giống nhau là trẻ đó thắng Ví dụ: Ở bảng thử tài trí nhớ có rất nhiều hình ảnh đã được úp xuống, khi lật 2 hình xe máy giống nhau là được một cặp. Trò chơi 4: Bóng tìm bạn Mục đích: Giúp trẻ củng cố và nhận biết chữ số, rèn khéo léo của đôi tay, biết định hướng trong không gian Cách chơi: Có rất nhiều rổ bóng có chứa những chữ số khác nhau được 5 gắn lên hộp đồ chơi và có những quả bóng có chữ số giống chữ số của rổ bóng, khi chơi trẻ dùng tay khéo léo bắn những quả bóng có chữ số vào rổ bóng khibắn phải khéo léo nhắm trúng vào rổ có cùng chữ số với quả bóng Trò chơi 5: Điện thoại thông minh Mục đích: Giúp trẻ khéo léo, ôn và nhận biết chữ số Cách chơi: Bảng chơi gồm có thân điện thoại và tai nghe yêu cầu trẻ gắn tai nghe và thân điện thoại thành 1 điện thoại hoàn chỉnh có cùng các số giống nhau ai xong trước là người đó thắng 6 Trò chơi 6: Ngôi sao may mắn Mục đích: Giúp trẻ khéo léo đôi tay, ôn và nhận biết chữ số Cách chơi: Gồm 4 trẻ chơi, mỗi trẻ là một cánh sao, mỗi trẻ có 1 viên bi và 1 rổ đựng chữ số. Bốn trẻ oẳn tù xì trẻ thắng đầu tiên cầm bi lên cao một khoảng nhắm thả vào trúng lỗ chữ cái mà trẻ muốn.Nếu trúng thì lấy chữ số tương ứng trong rổ của mình và xếp vào đường thẳng tính từ tâm ngôi sao đến mũi ngôi sao nếu thả không trúng lỗ mất lượt chơi. Sau đó đến trẻ tiếp theo chơi cứ như vậy trẻ nào xếp kín hết đường đi từ tâm đến cánh sao thì sẽ chiến thắng Trò chơi 7: Ai nhanh hơn Mục đích: Giúp trẻ ôn và nhận biết chữ số Cách chơi: Cho 2 trẻ chơi, mỗi trẻ có 16 quả bóng với 2 màu bóng khác nhau. Bắt đầu chơi trẻ oẳn tù tì ai thắng đi trước, trẻ thắng sẽ thả xúc xắc xuống nếu xúc xắc chỉ số nào thì được lấy số bóng của trẻ kia tương ứng với số xúc xắc rơi xuống, ai ăn hết bóng của người kia trước là người đó thắng 7 Trò chơi 8: Bé với số lượng Mục đích: Giúp trẻ nhận biết chữ số, biết tạo nhóm Cách chơi: Cho trẻ vặn nắp chai có chứa chữ số vào cổ chai sau đó thì lấy đồ chơi gắn đủ số luợng với nắp chai vừa vặn vào cổ chai thành 1 dây rồi móc dưới nắp chai vừa vặn Ví dụ: Trẻ vặn nắp chai số 5 vào cổ chai sau đó trẻ sẽ gắn 5 đồ chơi thành 1 dây rồi móc dưới nắp chai có số 5 Trò chơi 9: Ngôi nhà mơ ước Mục đích: Giúp trẻ biết tạo nhóm, nhận biết chữ số và rèn khéo léo đôi tay Cách chơi: Trong 1 bảng có rất nhiều ngôi nhà trên phần mái nhà gắn chữ số bằng keo gai, trẻ tạo nhóm và gắn đúng số lượng vào trong thân nhà đúng với số lượng của mái nhà, sau khi gắn xong luồn dây khéo léo để đến những ngôi nhà mình thích khi luồn cẩn thận để về đúng đường nhà của mình 8 Trò chơi 10: Ai nhanh hơn Mục đích: Giúp trẻ phát triển tư duy, rèn khéo léo của đôi tay Cách chơi: Chuẩn bị các hình về các chủ đề khác nhau, 4 loại tương ứng với 4 cột 9 - Cô nêu yêu cầu cụ thể để trẻ thực hiện, ví dụ: Cột thứ nhất là những con vật thuộc nhóm gia cầm, cột thứ 2 là những con vật thuộc nhóm gia súc, cột thứ 3 là những con vật thuộc nhóm động vật sống dưới nước, cột thứ 4 là những con vật thuộc nhóm động vật sống trong rừng. Trẻ suy nghĩ và thao tác di chuyển các hình tròn sao cho kết quả cuối cùng đúng theo yêu cầu của cô (trẻ thao tác càng ít càng tốt). - Trẻ có khả năng tư duy logic khi di chuyển các núm hình tròn để sắp xếp được theo ý muốn, theo yêu cầu của cô. - Trẻ nắm vững hơn về màu sắc. Trò chơi 11: Bé xếp hình Mục đích: Giúp trẻ nhanh nhẹn, nhận biết nhanh các hình Cách chơi: Trong mỗi bảng có vẽ các hình khác nhau khi chơi trẻ tìm những hình giống bên trong bảng đặt vào trong bảng trẻ nào xếp hình vào bảng xong trước và đúng là trẻ đó thắng 10 Trò chơi 12: Đi tìm chìa khóa Mục đích: Giúp trẻ nhận biết nhanh, khéo léo đôi tay Cách chơi: Có những chìa khóa gần giống nhau được treo trên bảng, khi chơi trẻ tìm những chìa khóa trong rổ treo lên bảng và những chìa khóa đó phải giống với những chìa khóa ở trên bảng thành 1 cột Trò chơi 13: Bé với chữ số Mục đích: Giúp trẻ phát triển tư duy, nhận biết chữ số Cách chơi: Cô vặn 1 số nắp chai có chữ số vào cổ chai, nhiện vụ của trẻ tìm những nắp chai có chữ số còn lại vặn vào cổ chai sao cho hàng ngang và dọc đều có chữ số không được trùng nhau nếu trẻ quen tăng đọ khó để trẻ tuy duy 11 5.3 Khả năng áp dụng sáng kiến: Các trò chơi này phục vụ góc học tập và giờ học cho trẻ 4-5 tuổi và sử dụng cho tất cả các chủ điểm chỉ cần thay đổi hình ảnh phù hợp trong quá trình chơi ngoài ra các trò chơi này còn áp dụng cho trẻ 5- 6 tuổi chơi với những trò chơi khi chúng ta thay đổi chữ số thành chữ cái 6. Những thông tin cần được bảo mật:Không có 7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Điều kiện về con người: Giáo viên và trẻ 4-5 tuổi trường mầm non Thanh Lương 8. Đánh giá lợi ích thu được: Qua áp dụng các trò chơi trên tôi thấy : Đối với giáo viên - Các trò chơi được áp dụng tại lớp có hiệu quả đặc biệt qua dự giờ kiểm tra hoạt động số tiết đạt khá và tốt tăng lên so với năm học trước. - Nâng cao tay nghề trong việc làm đồ dùng đồ chơi. - Có niềm tin hơn trong việc làm đồ dùng đồ chơi tự tạo cho trẻ, luôn tìm tòi thiết kế ra những trò chơi mới lạ hấp dẫn Đối với trẻ Thông qua trò chơi trẻ nhận biết chính xác chữ số nhanh hơn, khi chơi ở góc học tập số lượng trẻ đông hơn so với trước, mỗi buổi chơi có rất nhiều trẻ đăng ký góc học tập, số lượng mỗi góc chơi đã được cân bằng, trẻ tự nguyện tích cực khi chơi và duy trì trò chơi lâu hơn nề nếp hoạt động của các lớp cũng tốt hơn so với trước kia. Trẻ biết tổ chức các trò chơi theo nhóm và hoạt động trong các nhóm tích cực, trẻ mạnh dạn giao tiếp khi được chọn góc chơi và đảm nhận vai chơi sử dụng đồ dùng đồ chơi linh hoạt và khéo léo hơn có nhiều sáng tạo khi chơi, có thái độ tự giác cùng bạn đến góc chơi húng thú trong khi chơi Như vậy qua việc thiết kế các trò chơi giúp tôi thêm phần khéo léo, sáng tạo trong việc làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ cũng như biết tìm ra giải pháp để 12 thực hiện tốt chất lượng chăm sóc giáo dục nhằm giúp trẻ được phát triển một cách toàn diện hơn. Bản thân tôi sẽ cố gắng học hỏi và tiếp tục đầu tư vào các trò chơi mới để phục vụ hoạt động của các cháu được tốt hơn. Trên đây là các biện pháp mà bản thân tôi đã và đang áp dụng có hiệu quả trong việc thiết kế trò chơi giúp trẻ 4-5 tuổi tích cực hoạt động ở góc học tập tại đơn vị. Kính mong sự góp ý của Hội đồng Sáng kiến ngành GD&ĐT thị xã Bình Long, giúp cho bản thân tôi có thêm nhiều kinh nghiệm để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Xác nhận của HĐSK nhà trường ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ............................................................................................................................. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Pháp luật. Thanh Lương, ngày 27 tháng 2 năm 2021 Người nộp đơn Tạ Thị Loan
Tài liệu đính kèm: