Sáng kiến kinh nghiệm Tập huấn phương pháp giảng dạy lồng ghép giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường tiểu học năm học 2018–2019

Sáng kiến kinh nghiệm Tập huấn phương pháp giảng dạy lồng ghép giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường tiểu học năm học 2018–2019

- Giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường tiểu học được thực hiện lồng ghép thông qua nội dung các bài trong các môn học Tiếng Việt, Tự nhiên và Xã hội, Đạo đức, Lịch sử và Địa lý tập trung vào một số chủ đề chính sau: tinh thần yêu nước, truyền thống lịch sử của dân tộc Việt Nam trong dựng nước và giữ nước; truyền thống lịch sử của quân đội và công an; một số kỹ năng sống phù hợp với sự phát triển của xã hội; giáo dục tình yêu quê hương, yêu hòa bình và yêu Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

pptx 24 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 21/03/2024 Lượt xem 1511Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tập huấn phương pháp giảng dạy lồng ghép giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường tiểu học năm học 2018–2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 UBND QUẬN TÂN BÌNH 	  TRƯỜNG TH CHI LĂNG  
CHUYÊN ĐỀ 
TẬP HUẤN PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY 
LỒNG GHÉP 
GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH 
TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC 
NĂM HỌC 2018 – 2019 
Tân Bình, ngày 12 tháng 10 năm 2018 
THOÂNG TÖ 01/2017/TT-BGDÑT 
THOÂNG TÖ 
Höôùng daãn giaùo duïc quoác phoøng 
vaø an ninh t rong tröôøng tieåu hoïc , 
trung hoïc cô sôû 
I. CƠ SỞ PHÁP LÝ 
Căn cứ Luật Giáo dục q uốc phòng và an ninh ngày 19 tháng 6 năm 2013; 
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo; 
Căn cứ Nghị định số 13/2014/NĐ-CP ngày 25 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh; 
Theo Biên bản thẩm định của Hội đồng thẩm định hướng dẫn lồng ghép nội dung giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường ti ể u học, trung học cơ sở ngày 14 tháng 12 năm 2016; 
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Quốc phòng, 
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư H ướ ng dẫn giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường tiểu học, trung học cơ sở. 
II. PHẠM VI ( Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng ) 
1. Thông tư này hướng dẫn lồng ghép giáo dục quốc phòng và an ninh thông qua nội dung các môn học trong chương trình giáo dục tiểu học, trung học cơ sở. 
2. Thông tư này áp dụng đối với trường tiểu học, trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp ti ể u học hoặc cấp trung học cơ sở; tổ chức, cá nhân có liên quan. 
III. MỤC TIÊU YÊU CẦU ( Điều 2. Mục tiêu, yêu cầ u ) 
1. Xây dựng, phát triển tư duy, bồi dưỡng phát triển kỹ năng sống, nhân cách con người Việt Nam, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, niềm tự hào và tự tôn đối với truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, có ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần đoàn kết, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào. 
2. Giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường tiểu học, trung học cơ sở phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, được tiến hành lồng ghép thông qua nội dung các bài học đã có trong chương trình, sách giáo khoa và thông qua các hoạt động ngoại khóa: tham quan di tích lịch sử, bảo tàng, nhà truyền thống, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức trại hè, đọc sách, nghe, thi kể chuyện truyền thống, các hội thi tìm hiểu về quốc phòng và an ninh. 
IV. MỤC ĐÍCH, QUAN ĐIỂM 
Điều 3. Giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường tiểu học 
- Giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường tiểu học được thực hiện lồng ghép thông qua nội dung các bài trong các môn học Ti ế ng Việt, Tự nhiên và Xã hội, Đạo đức, Lịch sử và Địa lý tập trung vào một s ố chủ đề chính sau: tinh thần yêu nước, truyền thống lịch sử của dân tộc Việt Nam trong dựng n ư ớc v à giữ nước; truyền th ố ng lịch sử của quân đội và công an; một s ố kỹ năng s ố ng phù hợp với sự phát triển của xã hội; giáo dục tình yêu quê hương, yêu hòa bình và yêu T ổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Cụ thể: 
Môn học 
Tên bài 
Hình thức, nội dung lồng ghép 
Tiếng Việt T 1 
Bài 26: Tre Ngà 
Trang 54 
	 Kể chuyện Thánh Gióng; nêu bật ý nghĩa chống giặc ngoại xâm; cây chông tre... 
Bài 36. Máy bay 
Trang 74 
Giới thiệu hình ảnh một số loại máy bay dân sự và máy bay quân sự (bằng hình ảnh hoặc phim...) 
Bài 70. Cột cờ 
Trang 142 
Giới thiệu và nêu ý nghĩa của Cột cờ Hà Nội, Cột cờ Lũng Cú (bằng h ì nh ảnh hoặc phim...) 
Tiếng Việt T2 
Bài 93. Oan khoan, “Khôn ngoan  Gà... đá nhau” 
Trang 22 
Tại sao phải đoàn kết 
Bài 95. Oanh, doanh 
Trang 26 
Giới thiệu tranh doanh trại bộ đội và giải thích từ “doanh trại” (bằng hình ảnh hoặc phim...) 
Bài 101. Uyết, duyệt binh 
Trang 38 
Giới thiệu tranh một số hình ảnh hoặc phim về duyệt binh của Quân đội nhân dân và Công an nhân dân Việt Nam 
Chủ điểm. Gia đình: Quà của b ố Trang 85 
Đọc một bức thư có thật của bạn Nguyễn Hải Đăng có bố là bộ đội hải quân đóng ở đảo Trường Sa 
Chủ điểm. Gia đình: Dê con nghe lời mẹ Trang 117 
	 Giáo viên cung cấp một số kinh nghiệm phòng trẻ lạc 
Chủ điểm. Thiên nhiên đất nước: Hồ Gươm 
Trang 118 
	 Giáo viên k ể sự tích Hồ Gươm và ca ngợi công lao của Vua Lê Lợi chống giặc ngoại xâm 
Chủ điểm. Nhà trường 
Trang 128 
	 Giới thiệu tranh trang phục của các chú bộ đội, công an: Quần, áo, mũ, quân hiệu... 
Lớp 1 
Lớp 2 
Môn học 
Tên bài 
Hình thức, nội dung lồng ghép 
Tiếng Việt T 1 
Tu ầ n 3. Tập đọc: Bạn của Nai Nhỏ 
Trang 22 
Kể chuyện nói về tình bạn là phải biết giúp đỡ, bảo vệ nhau, nhất là khi gặp hoạn nạn 
Tiếng Việt T2 
Tuần 19. Tập đọc: Thư Trung thu 
Trang 09 
Kể chuyện về hình ảnh Bác Hồ dành cho các cháu thiếu nhi trong dịp T ế t Trung thu 
Tuần 20. Tập đọc: Mùa nước nổi 
Trang 19 
Mọi học sinh phải tập bơi và biết bơi, ví dụ một số vụ việc đuối nước đ ể giúp các em học sinh tránh được tai nạn có thể xảy ra 
Tuần 23. Tập đọc: Bác sĩ Sói 
Trang 41 
K ể chuyện nói về xã hội hiện nay còn những kẻ xấu hay đi lừa gạt người khác nên các em phải cảnh giác 
Tuần 24. Tập đọc: Quả tim khỉ 
Trang 50 
K ể chuyện nói về lòng dũng cảm và m ưu trí để thoát khỏi nguy hiểm 
Tuần 24. Tập làm văn: Sông, biển 
Trang 59 
Kể một câu chuyện về Ngô Quyền chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938, Hải quân nhân dân Việt Nam chiến đấu... 
Tuần 25. Tập đọc: S ơn Tinh - Thủy Tinh 
Trang 60 
Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ môi trường đ ể cải thiện khí hậu, giảm thiểu thiên tai 
Lớp 2 
Môn học 
Tên bài 
Hình thức, nội dung lồng ghép 
Tiếng Việt T2 
Tuần 30. Tập làm văn: Qua suối 
Trang 106 
K ể chuyện sự chịu đựng khó khăn gian khổ của Bác Hồ và chú bộ đội trong kháng chiến 
Tuần 31. Tập đọc: Bảo vệ như th ể là r ấ t t ố t 
Trang 1 13 
Giải nghĩa thêm từ “tổ tiên, dân tộc anh em” đ ể học sinh có niềm tự hào dân tộc 
T u ầ n 32. Tập đọc: Chuyện quả bầu 
Trang 116 
K ể chuyện về sự đoàn kết giữa các dân tộc anh em làm nên sức mạnh to lớn đ ể chiến thắng kẻ thù xâm lược 
Tuần 33. Tập đọc: Bóp nát quả cam 
Trang 124 
Giới thiệu thêm một số tấm gương anh hùng nhỏ tu ổ i 
Tuần 33. Tập đọc: Lá cờ 
Trang 128 
Giới thiệu hình ảnh lá cờ Tổ quốc, giải thích ý nghĩa lá cờ Tổ quốc có nền màu đỏ, ở giữa ngôi sao 5 cánh màu vàng 
Tập viết. Lượm 
Trang 130 
Ca ngợi tinh thần mưu trí, dũng cảm của thiếu niên, nhi đồng Việt Nam chống giặc ngoại xâm 
Tuần 34. Tập đọc: Cháy nhà hàng xóm 
Trang 139 
Nêu cao tinh thần tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là lúc khó khăn hoạn nạn 
Lớp 3 
Môn học 
Tên bài 
Hình thức, nội dung lồng ghép 
Tiếng Việt T 1 
Tuần 13. Tập đọc: Người con của Tây Nguyên 
Trang 103 
Kể chuyện ca ngợi tinh thần chiến đấu mưu trí, sáng tạo của các dân tộc Việt Nam trong kháng chiến bảo vệ Tổ quốc 
Tuần 13. Luyện từ và câu: Cá heo ở vùng biển Trường Sa 
Trang 1 08 
Giới thiệu về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Kh ẳ ng định là của Việt Nam 
Tuần 13. Tập đọc: Cửa Tùng 
Trang 109 
Nêu sự kiện chiến đấu của quân và dân ta ở Cửa Tùng trong chiến tranh chống Mỹ 
Tuần 14. Tập đọc: Người liên l ạc nhỏ 
Trang 1 12 
Kể thêm các tấm gương dũng cảm, yêu nước của thiếu niên Việt Nam mà học sinh biết 
Tiếng Việt T 2 
Tuần 19. Tập đọc: Hai Bà Trưng 
Trang 04 
Nêu gương những người Mẹ Việt Nam đã anh dũng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc 
Lớp 3 
Môn học 
Tên bài 
Hình thức, nội dung lồng ghép 
Tiếng Việt T2 
Tuần 19. Tập đọc: Bộ đội về làng 
Trang 07 
Ca ngợi tình cảm của nhân dân dành cho các chú bộ đội khi hành quân qua làng trong kháng chiến 
Tuần 19. Tập đọc: Báo cáo kết quả tháng thi đua “ Noi gương chú bộ đ ội ” 
Trang 10 
K ể các chế độ trong ngày các chú bộ đội, công an thực hiện. 
Tuần 19. Chính tả: Trần Bình Trọng 
Trang 1 1 
Ca ngợi lòng dũng cảm, mưu trí, sáng tạo của tuổi trẻ Việt Nam trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm 
Tuần 19. Chính tả: Người con gái anh hùng Võ Thị Sáu 
Trang 11 
Nêu những tấm gương anh dũng hy sinh của phụ nữ Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử 
Tuần 19. Ch í nh tả: Tiếng bom Phạm H ồ ng Thái 
Trang 12 
Ca ngợi tinh thần dũng cảm, mưu trí, sáng tạo tuổi trẻ Việt Nam 
Tuần 20. Tập đọc: Ở lại với chiến khu 
Trang 13 
Giới thiệu vị trí và vai trò của chiến khu Việt B ắ c trong kháng chiến 
Tuần 20. Tập đọc: Ch ú ở b ên Bác H ồ 
Trang 16 
Giáo dục học sinh lòng biết ơn các anh hùng, liệt sĩ quân đội, công an đã anh dũng hy sinh trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và giữ gìn an ninh trật tự 
Lớp 3 
Môn học 
Tên bài 
Hình thức, nội dung lồng ghép 
Tiếng Việt T2 
Tuần 20. Tập đọc: Ch ú ở b ên Bác H ồ 
Trang 16 
Giáo dục học sinh lòng biết ơn các anh hùng, liệt sĩ quân đội, công an đã anh dũng hy sinh trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và giữ gìn an ninh trật tự 
Tuần 20. Tập đọc: Trên đường mòn H ồ Ch í Minh 
T rang 1 8 
Nêu những câu chuyện về sự chịu đựng khó khăn, gian kh ổ của các chú bộ đội vượt dãy Trường Sơn vào Nam đánh giặc 
Tuần 20. Tập đọc: Người trí thức yêu nước 
Trang 28 
Nêu những tấm gương lao động sáng tạo của người thầy thuốc bộ đội trong chiến đấu 
Tuần 23. Chính tả: Người s á ng tác Quốc ca Việt Nam 
Trang 47 
Giáo viên nêu ý nghĩa Quốc ca 
Tuần 25. Tập đọc: Hội đua voi ở Tây Nguyên 
Trang 60 
Kể chuyện voi tham gia vận chuy ể n hàng hóa cho bộ đội ở chiến trường Tây Nguyên 
Tuần 34. Tập đọc: Trên con tàu vũ trụ 
Trang 1 36 
Người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ đồng thời cũng là phi công bắn rơi máy bay B52 của Mỹ 
Tự nhiên và Xã hội 
Bài 23. Phòng cháy khi ở nhà 
Trang 44 
L ấ y ví dụ đ ể chứng minh cho học sinh thấy hậu quả của những vụ cháy (nhà, kho, rừng...) 
Bài 29. Các hoạt động thông tin liên lạc 
Trang 56 
Nêu tác dụng của thông tin liên lạc trong cuộc sống 
Lớp 4 
Môn học 
Tên bài 
Hình thức, nội dung lồng ghép 
Tiếng Việt T 1 
Tuần 5. Tập đọc: Gà Trống và Cáo 
Trang 50 
Phải có tinh thần cảnh giác mới có thể phòng và tránh được nguy hiểm 
Tuần 7. Tập đọc: Trung thu độc lập 
Trang 66 
Ca ngợi tình cảm của các chú bộ đội, công an dù trong hoàn cảnh nào vẫn luôn nghĩ về các cháu thiếu niên và nhi đồng 
Tuần 12. Ch í nh tả: Người chiến sĩ giàu nghị l ực 
Trang 116 
Ca ngợi tinh thần vượt mọi khó khăn, gian khổ, hy sinh để hoàn thành nhiệm vụ của các chú bộ đội và công an 
Tiếng Việt T2 
Tuần 21. Tập đọc: Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa 
Trang 21 
Nêu hình ảnh các nhà khoa học Việt Nam đã cống hiến trọn đời phục vụ Tổ quốc 
Tuần 25. Tập đọc: Bài thơ Ti ể u đội xe không k í nh 
Trang 71 
Nêu những khó khăn vất vả và sáng tạo của bộ đội, công an và thanh niên xung phong trong chiến tranh 
Tuần 27. Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia 
Trang 69 
Nêu những tấm gương chú bộ đội, công an quên mình cứu dân trong thiên tai, hỏa hoạn.... 
Lớp 4 
Môn học 
Tên bài 
Hình thức, nội dung lồng ghép 
Lịch sử và Đ ị a lý 
Phần Mở đầu. Bà i 2: Làm quen với bản đ ồ , trang 4; Bài 3: Làm quen với bản đ ồ (tiếp theo) - Trang 7 
Giới thiệu Bản đồ hành chính Việt Nam và khẳng định hai Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam 
Phần Địa lý. Bài 1 : Dãy Hoàng Liên Sơn - Trang 70 
Nêu ý nghĩa và tầm quan trọng của dãy Hoàng Li ê n Sơn trong cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm 
Phần Địa lý. Bài 5: Tây Nguyên - Trang 82 
Tinh thần đoàn kết, đồng cam cộng khổ của các dân tộc Tây Nguyên cùng với bộ đội trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ 
Phần Địa lý. Bài 29: Biển, đảo và quần đảo - Trang 149 
Phân tích và kh ẳ ng định chủ quyền của Việt Nam đối với Biển Đông và 02 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa 
Đạo Đức 
Bài 1. Trung thực - Trang 3 
Nêu những t ấ m gương nhặt được của rơi trả lại người mất 
Bài 3. Biết bày tỏ ý kiến 
Trang 8 
Biết nhận khuyết điểm, biết phê bình cái xấu l à tốt 
Bài 11. Giữ gìn các công trình công cộng - Trang 34 
Giải thích cho học sinh hiểu được lợi ích của việc bảo vệ tài sản chung 
Bài 13. Tôn trọng Luật Giao thông - Trang 40 
Ý nghĩa của việc tôn trọng Luật Giao thông, giữ gìn được tính mạng và tài sản của bản thân và cộng đ ồ ng 
Bài 14. Bảo vệ m ô i trường 
Trang 42 
Nêu tác hại ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đ ế n sức khỏe con người. 
Lớp 5 
Môn học 
Tên bài 
Hình thức, nội dung lồng ghép 
Tiếng Việt T 1 
Tuần 1. Kể chuyện Lý Tự Trọng - Trang 9 
Nêu những tấm gương dũng cảm của tu ổ i trẻ Việt Nam trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc 
Tuần 3. Tập đọc: Lòng dân 
Trang 24 
Nêu lên sức mạnh của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam 
Tuần 6. Tập đọc: Sự sụp đ ổ của chế độ A- Pác-Thai 
Trang 54 
Lấy ví dụ minh họa về tội ác diệt chủng ở Campuchia 1975-1979 
T u ầ n 13. Tập đọc: Người gác rừng t í hon - Trang 124 
Nêu những tấm gương học sinh có tinh thần cảnh giác, kịp thời báo công an bắt tội phạm 
Tuần 13. Kể chuyện chứng kiến hoặc tham gia, K ể về một hành động dũng cảm bảo vệ môi trường 
Trang 127 
Nêu những tấm gương học sinh tích cực tham gia phong trào xanh, sạch, đẹp ở địa phương, nhà trường 
Tiếng Việt T2 
Tuần 19. Chính tả: Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực 
Trang 6 
Nêu những tấm gương anh dũng hy sinh trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm 
Tuần 20. Tập đọc: Nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng 
Trang 20 
Công lao to lớn của những người yêu nước trong việc đóng góp công sức, tiền bạc cho cách mạng Việt Nam 
Lớp 5 
Môn học 
Tên bài 
Hình thức, nội dung lồng ghép 
Tiếng Việt T2 
Tu ầ n 22. Tập đọc: Lập làng giữ biển - Trang 36 
Giáo viên cung cấp thông tin về một số chính sách của Đảng, Nhà nước hỗ trợ để ngư dân vươn khơi bám biển 
Tuần 23. Tập đọc: Ch ú đi tuần - Trang 51 
Giới thiệu những hoạt động hỗ trợ người dân vượt qua thiên tai bão lũ của bộ đội, công an Việt Nam 
Tu ầ n 25. Tập đọc: Phong cảnh Đền Hùng 
Trang 68 
Ca ngợi công lao to lớn của các Vua Hùng đã có công dựng nước và trách nhiệm của tuổi trẻ để bảo vệ đất nước 
Tuần 31. Tập đọc: Bầm ơi 
Trang 130 
Sự hy sinh của những người Mẹ Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc 
Lịch sử và Địa lý 
Phần Địa l ý . Bài 1: Việt Nam đất nước chúng ta 
Trang 66 
Giới thiệu bản đồ Việt Nam và khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam 
Bài 5: Vùng biển nước ta 
Trang 77 
Làm rõ t ầ m quan trọng của vùng biển nước ta trong phát triển kinh tế và quốc phòng, an ninh 
Đạo đức 
Bài 2: Có trách nhiệm về việc làm của mình 
Trang 6 
Dũng cảm nhận trách nhiệm khi làm sai một việc gì đó, quyết tâm sửa chữa trở thành người tốt 
Bài 11: Yêu Tổ quốc Việt Nam - Trang 34 
Kể chuyện những tấm gương bảo vệ chủ quyền biển, đảo 
Bài 12: Em yêu hòa bình 
Trang 37 
Học sinh k ể những hoạt động, việc làm thể hiện tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân Việt Nam 
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ( Đ iều 5. Tổ chức thực hiện ) 
1. Trên cơ sở mục tiêu và nội dung bài học, giáo viên cấp ti ể u học l ồ ng ghép nội dung giáo dục quốc phòng và an ninh một cách truyền cảm, ngắn gọn, dễ nhớ, dễ hiểu, tự nhiên, hợp lý, phù hợp với đặc điểm và trình độ học sinh; tránh tản mạn, ảnh hưởng đến nội dung bài học ; trong từng bài giảng, chú tr ọng kết hợp các hình ảnh minh họa; tổ chức cho học sinh tham quan bảo tàng, nhà truyền thống, các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, nghĩa trang liệt sỹ, khu di tích lịch sử cách mạng, nghe nhân chứng lịch sử kể chuyện và các hoạt động văn hóa, văn nghệ, chơi các trò chơi dân gian. 
VII. HIỆU LỰC & TRÁCH NHIỆM 
Điều 6. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành 
1. Thông tư nà y có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2017. 
2. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Quốc phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; giám đốc các sở giáo dục và đào tạo; hiệu trưởng các trường tiểu học, trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. 
THÔNG TƯ 01/2018 
Công văn số 3269/GDĐT-TrH của Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh ngày 19/9/2018 Về trang bị vật chất, đồ dùng dạy học môn GDQP&AN trong nhà trường năm học 2018 – 2019. 
 Căn cứ Thông tư số 01/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 01 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành danh mục thiết bị dạy học tối thiểu môn học giáo dục quốc phòng và an ninh trong các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (có cấp trung học phổ thông), trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học. 
 Căn cứ Thông tư liên tịch số 15/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BQP-BCA-BNV-BTC ngày 16/7/2015 của các Bộ Giáo dục và Đào tạo, Lao động Thương binh và Xã hội, Quốc phòng, Công an, Nội vụ, Tài chính về quy định chế độ, chính sách đối với cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh . 
 Căn cứ văn bản số 2973/GDĐT-TrH ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục quốc phòng và an ninh năm học 2018 – 2019. 
 Để thực hiện có hiệu quả công tác giáo dục quốc phòng và an ninh trong nhà trường năm học 2018 – 2019 và những năm tiếp theo, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố đề nghị Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện, Hiệu trưởng trường THPT, trường phổ thông có nhiều cấp học (có cấp THPT) thực hiện tốt công tác bảo đảm cơ sở vật chất phục vụ cho môn học giáo dục quốc phòng và an ninh (GDQP&AN), cụ thể như sau : 
1. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện. 
Tham mưu Ủy ban nhân dân quận, huyện đầu tư, mua sắm trang bị, cơ sở vật chất phục vụ cho môn học GDQP&AN theo Thông tư số 01/2018/TT-BGDĐT ngày 26/01/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành danh mục thiết bị dạy học tối thiểu môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh trong các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (có cấp THPT), trung cấp cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học. 
 Chỉ đạo các trường tiểu học, trung học cơ sở sử dụng hệ thống tranh, biển bảng và các mô hình có liên quan đến quốc phòng và an ninh vào bổ trợ cho môn học. Đồng thời chủ động phối hợp với Ban Chỉ huy quân sự quận, huyện, Ban Chỉ huy quân sự xã, phường nơi nhà trường trú đóng để mượn thêm cơ sở, vật chất nhằm bảo đảm thực hiện tốt công tác GDQP&AN trong nhà trường. 
2. Đối với trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học (có cấp THPT). 
Thực hiện nghiêm Thông tư liên tịch số 15/2015/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BQP-BCA-BNV-BTC ngày 16/7/2015 của các Bộ Giáo dục và Đào tạo, Lao động Thương binh và Xã hội, Quốc phòng, Công an, Nội vụ, Tài chính về quy định chế độ, chính sách đối với cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh. 
Chỉ đạo đội ngũ giáo viên giáo dục quốc phòng và an ninh thực hiện nghiêm việc mang mặc trang phục đúng quy định khi lên lớp, giảng bài. 
 Căn cứ vào Thông tư số 01/2018/TT-BGDĐT ngày 26/01/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành danh mục thiết bị dạy học tối thiểu môn học giáo dục quốc phòng và an ninh trong các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (có cấp trung học phổ thông),.., tổ chức rà soát, thống kê lại toàn bộ vũ khí, trang bị, cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học môn GDQP&AN trong nhà trường. Lập danh mục những vật chất, đồ dùng còn thiếu, báo cáo về Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố (qua Phòng Giáo dục Trung học – đ/c Lương) trước 16h00 ngày 30/10/2018 để tổng hợp, trình Ban Giám đốc Sở chỉ đạo. 
GIỚI THIỆU BÀI SOẠN 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxsang_kien_kinh_nghiem_tap_huan_phuong_phap_giang_day_long_gh.pptx