Sáng kiến kinh nghiệm Tạo môi trường học tốt hơn cho trẻ có cá tính mạnh

Sáng kiến kinh nghiệm Tạo môi trường học tốt hơn cho trẻ có cá tính mạnh

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Mục tiêu của giáo dục hiện nay cũng như bất cứ giai đoạn phát triển nào

của xã hội là giáo dục học sinh toàn diện về các mặt: Học lực, hạnh kiểm, văn,

thể, mĩ và kĩ năng cơ bản của con người Việt Nam Xã hội chủ nghĩa. Đó là tạo

ra những con người hữu ích cho xã hội, những con người và thế hệ có tư cách

đạo đức, có kiến thức và kĩ năng, những con người có sức khoẻ, tinh thần học

tập cầu tiến, tính năng động sáng tạo trong công việc.

Người ta ai cũng có một tiềm năng to lớn. Nhưng có người suốt cả

đời không biết phát huy tiềm năng của mình bắt đầu từ đâu để nó đưa đến

thành công. Cho nên họ đành bỏ phí, để trôi đi biết bao nhiêu điều tốt đẹp trong

đời.

Nhiệm vụ của giáo dục là giúp con người ta phát huy những tiềm năng

của họ, người thầy không những định hướng, giúp đỡ học sinh phát huy tiềm

năng sẵn có còn phát hiện, khơi gợi, động viên nhưng giá trị tiềm ẩn mà thực tế

nhiều khi bản thân người học chưa nhận thấy

pdf 27 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 03/03/2022 Lượt xem 689Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tạo môi trường học tốt hơn cho trẻ có cá tính mạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CS dành cho các em 
1.2. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 
1.2.1. Cơ sở 1: nghiên cứu công văn về việc xây dựng môi trường học tập 
cho học sinh. 
Căn cứ công văn số 282/BGĐT –CTHSSV về việc đẩy mạnh xây dựng môi 
trường văn hóa trong học tập, ban hành ngày 25 tháng 1 năm 2017. 
Nội dung cần quan tâm: “Thời gian qua, hầu hết các sở giáo dục và đào tạo, các 
cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm (sau đây gọi tắt là 
các cơ sở đào tạo) đã thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo 
(GD&ĐT) về xây dựng môi trường văn hóa trong trường học, góp phần nâng 
cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Bên cạnh việc triển khai các hoạt động giáo 
dục, các nhà trường đã chú trọng tổ chức hiệu quả các hoạt động văn hóa, văn 
nghệ; từng bước xây dựng, hoàn thiện và triển khai bộ quy tắc ứng xử văn hóa, 
góp phần xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện, giúp học sinh, 
sinh viên phát huy tính tích cực trong học tập, chủ động tham gia các hoạt động 
xã hội, rèn luyện kỹ năng sống và định hướng nghề nghiệp; hệ thống các khẩu 
hiệu trong khuôn viên nhà trường được sử dụng nhìn chung phù hợp và phát huy 
hiệu quả giáo dục; khuôn viên nhà trường ngày càng xanh, sạch, đẹp, cơ sở vật 
chất, trang thiết bị dạy học, hệ thống thư viện, hạ tầng công nghệ thông tin và 
các phương tiện dạy học hiện đại từng bước được đầu tư, đáp ứng yêu cầu ngày 
càng cao của môi trường giáo dục; đội ngũ cán bộ quản lí, nhà giáo tích cực học 
tập, nâng cao trình độ, đổi mới phương pháp quản lý, phương pháp dạy học, 
giáo dục. Môi trường văn hóa học đường, bao gồm cả môi trường vật chất và 
môi trường tinh thần có nhiều chuyển biến tích cực. 
Tuy nhiên, ở một số nhà trường chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò của việc 
giáo dục HSSV thông qua việc tổ chức các hoạt động văn hóa; nội dung, hình 
thức tổ chức hoạt động chưa phù hợp, một số hoạt động văn hóa còn mang tính 
 10 
hình thức, thiếu sáng tạo và ít đem lại hiệu quả giáo dục, thậm chí gây quá tải, 
khó khăn cho người học. Việc xây dựng và tổ chức thực hiện quy tắc ứng xử văn 
hóa ở một số cơ sở giáo dục còn nặng về hình thức, chưa có sự đầu tư đúng 
mức, nội dung chưa cụ thể, giáo điều, chưa phù hợp với các bậc học.... Ở một số 
nhà trường, quan hệ ứng xử giữa các thành viên chưa chuẩn mực, chưa theo 
đúng tinh thần “Tôn sư trọng đạo”. Việc sử dụng khẩu hiệu vẫn còn tình trạng 
lạm dụng số lượng, nội dung chưa phù hợp lứa tuổi, điều kiện văn hóa các vùng 
miền... 
Để xây dựng mỗi trường học trở thành một trung tâm văn hóa, giáo dục rèn 
luyện con người về lý tưởng, phẩm chất, nhân cách, lối sống, Bộ Giáo dục và 
Đào tạo đề nghị các sở giáo dục và đào tạo, cơ sở đào tạo triển khai các nhiệm 
vụ sau: 
1. Tăng cường tổ chức các hoạt động văn hóa 
- Các nhà trường cần tăng cường tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ bằng 
nội dung và hình thức phù hợp với tình hình chính trị, văn hóa, xã hội, đối tượng 
tham gia và điều kiện thực tế của địa phương. 
- Mỗi cơ sở giáo dục cần xây dựng hệ giá trị, văn hóa đạo đức cốt lõi làm chuẩn 
mực, để mọi thành viên đồng thuận lấy đó làm mục tiêu phấn đấu. 
- Các cơ sở đào tạo cần xây dựng và tổ chức hoạt động các câu lạc bộ văn nghệ, 
thể thao để tập hợp thu hút và giáo dục toàn diện đối với người học, góp phần 
xây dựng môi trường học đường an toàn, lành mạnh, thân thiện. 
- Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục và xây 
dựng môi trường văn hóa trường học. Tăng cường kiểm tra đôn đốc; kịp thời 
biểu dương, khen thưởng đối với những cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc. 
2. Xây dựng và triển khai bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học 
Quy tắc ứng xử trong trường học là những chuẩn mực, giá trị và hành vi ứng xử 
văn hóa thông qua các hoạt động giao tiếp, sinh hoạt, làm việc, học tập, nhằm 
điều chỉnh cách thức ứng xử của mọi thành viên trong nhà trường theo thuần 
phong mỹ tục; tạo môi trường làm việc, học tập thân thiện, hợp tác, trách nhiệm, 
cởi mở, trung thực, văn minh trong nhà trường” 
 11 
1.2.2. Cơ sở 2: Nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THCS. 
 a. Đặc điểm hoạt động học tập ở nhà trường THCS. 
Động cơ học tập của học sinh THCS rất phong phú đa dạng, nhưng chưa 
bền vững, nhiều khi còn thể hiện sự mâu thuẩn của nó. 
 Thái độ đối với học tập của học sinh THCS cũng rất khác nhau. Tất cả các 
em đều ý thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của học tập, nhưng thái độ sự 
biểu hiện rất khác nhau, được thể hiện như sau: 
 - Trong thái độ học tập: từ thái độ rất tích cực, có trách nhiệm, đến thái độ 
lười biếng, thơ ơ thiếu trách nhiệm trong học tập. 
 - Trong sự hiểu biết chung: từ mức độ phát triển cao và sự ham hiểu biết 
nhiều lĩnh vực tri thức khác nhau ở một số em, nhưng ở một số em khác thì mức 
độ phát triển rất yếu, tầm hiểu biết rất hạn chế. 
 - Trong phương thức lĩnh hội tài liệu học tập: từ chỗ có kỹ năng học tập 
độc lập, có nhiều cách học đến mức hoàn toàn chưa có kỹ năng học tập độc lập, 
chỉ biết học thuộc lòng từng bài, từng câu, từng chữ. 
 - Trong hứng thú học tập: từ hứng thú biểu hiện rõ rệt đối với một lĩnh 
vực tri thức nào đó và có những việc làm có nội dung cho đến mức độ hoàn toàn 
không có hứng thú nhận thức, cho việc học hoàn toàn gò ép, bắt buộc. 
 Nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra, để giúp các em có thái độ đúng 
đắn với việc học tập thì phải: 
 - Tài liệu học tập phải súc tích về nội dung khoa học. 
 - Tài liệu học tập phải gắn với cuộc sống của các em, làm cho các em hiểu 
rõ ý nghĩa của tài liệu học. 
 - Tài liệu phải gợi cảm, gây cho học sinh hứng thú học tập. 
 - Trình bày tài liệu, phải gợi cho học sinh có nhu cầu tìm hiểu tài liệu đó. 
 - Phải giúp đỡ các em biết cách học, có phương pháp học tập phù hợp. 
 12 
 2. Sự phát triển trí tuệ của học sinh THCS. 
 - Học sinh THCS có khả năng phân tích, tổng hợp phức tạp hơn khi tri 
giác các sự vật, hiện tượng. Khối lượng tri giác tăng lên, tri giác trở nên có kế 
hoạch, có trình tự và hoàn thiện hơn. 
 - Ở lứa tuổi này trí nhớ thay đổi về chất. Trí nhớ dần dần mang tính chất 
của những quá trình được điều khiển, điều chỉnh và có tổ chức. Học sinh THCS 
có nhiều tiến bộ trong việc ghi nhớ tài liệu trừu tượng, từ ngữ, các em bắt đầu 
biết sử dụng những phương pháp đặc biệt để ghi nhớ và nhớ lại. Khi ghi nhớ các 
em đã biết tiến hành các thao tác như so sánh, hệ thống hoá, phân loại. Tốc độ 
ghi nhớ và khối lượng tài liệu được ghi nhớ tăng lên. Ghi nhớ máy móc ngày 
càng nhường chỗ cho ghi nhớ logic, ghi nhớ ý nghĩa. Hiệu quả của trí nhớ trở 
nên tốt hơn, các em không muốn thuộc lòng mà muốn tái hiện bằng lời nói của 
mình. Vì thế giáo viên cần phải: 
 + Dạy cho học sinh phương pháp đúng đắn của việc ghi nhớ logic. 
 + Cần giải thích cho các em rỏ sự cần thiết của ghi nhớ chính xác 
các định nghĩa, những quy luật không được thiếu hoặc sai một từ nào. 
 + Rèn luyện cho các em có kỹ năng trình bày chính xác nội dung 
bài học theo cách diễn đạt của mình. 
 + Khi tổ chức quá trình ghi nhớ, giáo viên cần làm rõ cho học sinh 
biết là hiệu quả của ghi nhớ không phải đo bằng sự nhận lại, mà bằng sự tái 
hiện. 
 - Sự phát triển chú ý của học sinh THCS diễn ra rất phức tạp, vừa có chú 
ý chủ định bền vững, vừa có sự chú ý không bền vững. Ở lứa tuổi này tính lựa 
chọn chú ý phụ thuộc rất nhiều vào tính chất của đối tượng học tập và mức độ 
hứng thú của các em với đối tượng đó. Vì thế trong giờ học này thì các em 
không tập trung chú ý, nhưng giờ học khác thì lại làm việc rất nghiêm túc, tập 
trung chú ý cao độ. 
 Biện pháp tốt nhất để tổ chức sự chú ý của học sinh THCS là tổ chức hoạt 
động học tập sao cho các em ít có thời gian nhàn rỗi như không có ý muốn và 
khả năng bị thu hút vào một đối tượng nào đó trong thời gian lâu dài. 
 13 
 - Hoạt động tư duy của học sinh THCS cũng có những biến đổi cơ bản, 
ngoài tư duy trực quan – hình tượng, các em cần đến sự phát triển tư duy trừu 
tượng. 
 3. Sự hình thành kiểu quan hệ mới. 
 Học sinh THCS có nhu cầu mở rộng quan hệ với người lớn và mong 
muốn người lớn quan hệ với nó một cách bình đẳng, không muốn người lớn coi 
nó như trẻ con mà phải tôn trọng nhân cách, phẩm giá, tin tưởng và mở rộng tính 
độc lập của các em. 
 Để duy trì sự thay đổi mối quan hệ giữa các em và người lớn, các em có 
những hình thức chống cự, không phục tùng. Tuy nhiên không phải mọi người 
lớn đều nhận thức được nhu cầu này của các em, nên điều này là nguyên nhân 
dẫn đến sự xung đột giữa các em với người lớn. 
 Tính độc lập và quyền bình đẳng trong quan hệ của các em với người lớn 
là vấn đề phức tạp và gay gắt nhất trong sự giao tiếp của các em với người lớn 
và trong sự giáo dục các em ở lứa tuổi này. 
 Những khó khăn đặc thù này có thể giải quyết, nếu người lớn và các em 
xây dựng được mối quan hệ bạn bè, hoặc quan hệ có hình thức hợp tác trên cơ 
sở tôn trọng, tin tưởng giúp đỡ lẫn nhau. Sự hợp tác này cho phép người lớn đặt 
các em vào vị trí mới – vị trí của người giúp việc và người bạn trong những 
công việc khác nhau, còn bản than người lớn trở thành người mẫu mực và người 
bạn tin cậy của các em. 
 4. Hoạt động giao tiếp của học sinh THCS với bạn bè. 
 Sự giao tiếp ở lứa tuổi học sinh THCS là một hoạt động đặc biệt, mà đối 
tượng của hoạt động này là người khác – người bạn, người đồng chí. Nội dung 
của hoạt động là sự xây dựng những quan hệ qua lại và những hành động trong 
quan hệ đó. Nhờ hoạt động giao tiếp mà các em nhận thức được người khác và 
bản than mình; đồng thời qua đó làm phát triển mộtsố kỹ năng như kỹ năng so 
sánh, phân tích, khái quát hành vi của bản thân và của bạn, làm phong phú thêm 
những biểu tượng về nhân cách của bạn và của bản thân. 
 14 
 Đó chính là ý nghĩa to lớn của sự giao tiếp ở lứa tuổi này đối với sự hình 
thành và phát triển nhân cách. Vì thế làm công tác giáo dục phải tạo điều kiện để 
các em giao tiếp với nhau, hướng dẫn và kiểm tra sự quan hệ của các em, tránh 
tình trạng ngăn cấm, hạn chế sự giao tiếp của lứa tuổi này. 
 Về đặc điểm quan hệ giữa các em trai và các em gái ở lứa tuổi này: Có sự 
thay đổi cơ bản so với lứa tuổi trước, các em đã bắt đầu quan tâm lẫn nhau, ưa 
thích nhau và do đó quan tâm đến bề ngoài của mình. Lúc đầu sự quan tâm tới 
giới khác, các em nam có tính chất tản mạn và biểu hiện còn trẻ con như xô đẩy, 
trêu chọc các em gái  Các em gái rất bực và không hài long. Về sau những 
quan hệ này được thay đổi, mất tính trực tiếp, xuất hiện tính ngượng ngùng, nhút 
nhát, e thẹn, ở một số em điều đó được bộc lộ trực tiếp còn số khác thì được che 
dấu bằng thái độ thơ ơ, giả tạo “khinh bỉ” đối với khác giới. Hành vi này mang 
tính chất hai mặt: sự quan tâm đến nhau cùng tồn tại với sự phân biệt nam nữ. 
 Có nhiều học sinh lớp 8.9, đặc biệt là em gái hay để ý đến vấn đề ai yêu 
ai, nhưng điều này rất bí mật, chỉ kể cho những người bạn rất thân thiết và tin 
cậy. 
 Ở học sinh lớp 6,7 tình bạn nam nữ ít nẩy sinh, nhưng các học sinh lớp 
8,9 thì nẩy sinh thường xuyên, sự gắn bó hai bên rất thân thiết và nó giữ một vị 
trí lớn trong cuộc sống của các em. Tất nhiên quan hệ nam nữ ở lứa tuổi này 
cũng có thể lệch lạc. Quan hệ về bạn khác giới không đúng mực, đưa đến chỗ 
đua đòi chơi bời, bỏ việc học tập và những công việc khác. Vì thế công tác giáo 
dục phải thấy được điều đó, để hướng dẫn, uốn nắn cho tình bạn giữa nam và nữ 
thật lành mạnh, trong sáng và nó là động lực để giúp nhau trong học tập, trong tu 
dưỡng. 
 5. Sự hình thành tự ý thức của học sinh THCS. 
 Học sinh THCS bắt đầu xuất hiện sự quan tâm đến bản thân, đến những 
phẩm chất nhân cách của mình, các em có biểu hiện nhu cầu tự đánh giá, nhu 
cầu so sánh mình với người khác. Các em bắt đầu xem xét mình, vạch cho mình 
một nhân cách tương lai, muốn hiểu biết mặt mạnh, mặt yếu trong nhân cách của 
mình. 
 15 
 Sự bắt đầu hình thành và phát triển tự ý thức đã gây nhiều ấn tượng sâu 
sắc đến toàn bộ đời sống tâm lý của lứa tuổi này, đến hoạt động học tập, đến sự 
hình thành quan hệ qua lại với mọi người. 
 Sự tự ý thức của lứa tuổi này được bắt đầu từ sự nhận thức hành vi của 
mình, từ những hành vi riêng lẻ, đến toàn bộ hành vi và cuối cùng là nhận thức 
về những phẩm chất đạo đức, tính cách và khả năng của mình. 
 Đặc điểm quan trọng về tự ý thức của lứa tuổi này là mâu thuẩn giữa nhu 
cầu tìm hiểu bản thân với kỹ năng chưa đầy đủ để phân tích đúng đắn sự biểu lộ 
của nhân cách. 
 Ý nghĩa quyết định để phát triển tự ý thức ở lứa tuổi học sinh THCS là 
cuộc sống tập thể của các em, nơi mà nhiều mối quan hệ giá trị đúng đắn, mối 
quan hệ này sẽ hình thành ở các em lòng tự tin và sự tự đánh giá của mình. 
 Như vậy trên cơ sở phát triển tự ý thức và thái độ nhận thức thực tế, trên 
cơ sở yêu cầu ngày càng cao đối với chúng, vị trí mới mẻ của các em trong tập 
thể, đã làm nẩy sinh khát vọng tự tu dưỡng nhằm mục đích phát triển cho bản 
than những nét tính cách tốt, khắc phục những nét tính cách lạc hậu, những 
khuyết điểm, sai lầm của mình. 
 6. Sự hình thành tình cảm ở lứa tuổi học sinh THCS. 
 Tình cảm các em học sinh THCS sâu sắc và phức tạp. Điểm nổi bật ở lứa 
tuổi này là dễ xúc động, dễ bị kích động, vui buồn chuyển hoá dễ dàng, tình cảm 
còn mang tính bồng bột. Đặc điểm này là do ảnh hưởng của sự phát dục và sự 
thay đổi một số cơ quan nội tạng gây nên.. Nhiều khi còn do hoạt động hệ thần 
kinh không cân bằng, thường thì quá trình hưng phấn mạnh hơn quá trình ức 
chế, đã khiến các em không tự kiềm chế được. Khi tham gia các hoạt động vui 
chơi, học tập, lao động các em đều thể hiện tình cảm rõ rệt và mạnh mẽ. Đặc 
biệt những lúc xem phim, xem kịch  các em có biểu hiện những xúc cảm rất 
đa dạng, khi thì hồi hộp cảm động, khi thì phấn khởi vui tươi, có khi lại om sòm 
la hét. Vì thế các nghệ sĩ cho rằng, các em lứa tuổi này là những khan giả ồn ào 
nhất và cũng đáng biết ơn nhất. 
 16 
 Tính dễ kích động dẫn đến các em xúc động rất mạnh mẽ như vui quá 
trớn, buồn ủ rủ, lúc thì quá hăng say, lúc thì quá chán nản. Nhiều em thay đổi rất 
nhanh chóng và dễ dàng, có lúc đang vui chỉ vì một cái gì đó lại sinh ra buồn 
ngay, hoặc đang buồn bực nhưng gặp một điều gì đó thích thú thì lại tươi cười 
ngay. Do sự thay đổi tình cảm dễ dàng, nên trong tình cảm của của các em đôi 
lúc mâu thuẫn. 
 Tóm lại, có thể nói tình cảm ở lứa tuổi này mang tính bồng bột, sôi nổi, dễ 
bị kích động, dễ thay đổi, đôi khi còn mâu thuẫn. Tuy vậy, tình cảm các em đã 
bắt đầu biết phục tùng lý trí, tình cảm đạo đức đã phát triển mạnh. Do vốn kinh 
nghiệm trong cuộc sống của các em ngày càng phong phú, do thực tế tiếp xúc 
hoạt động trong tập thể, trong xã hội, mà tính bộc phát trong tình cảm của các 
em dần bị mất đi, nhường chỗ cho tình cảm có ý thức phát triển. 
 Hoàn cảnh xã hội cũng đã ảnh hưởng lớn lao đến sự phát triển ting cảm 
của các em. Tình cảm bạn bè, tình đồng chí, tình tập thể ở lứa tuổi này cũng 
được phát triển mạnh. Tình bạn của các em được hình thành trên cơ sở cùng học 
tập, cùng sinh hoạt, cùng có hứng thú, sở thích như nhau. Các em đối với nhau 
chân thành, cởi mở, sẵn sàng giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn, cứu bạn lúc nguy 
hiểm. Các em tin tưởng nhau, kể cho nhau nghe những câu chuyện thầm kín của 
mình. Các em sống không thể xa bạn, thiếu bạn. Vì thế khi bị bạn phê bình, các 
em cảm thấy khổ tâm, buồn phiền, đặc biệt những em bị bạn bè không chơi, tẩy 
chay thì đó là một đòn tâm lý rất nặng, là một hình phạt rất nặng nề với các em. 
1.2.3. Cơ sở 3: Nghiên cứu đặc điểm tâm lí trẻ có cá tính mạnh. 
 Những đứa trẻ thông minh 
Chuyên gia tâm lý Ngô Xuân Điệp, Khoa Tâm lý Bệnh viện Nhi Đồng 2 
TPHCM, cho biết không phải trẻ em nào luôn vận động, “quậy phá”... cũng mắc 
bệnh hiếu động. Vì vậy, thầy cô giáo cần phân biệt giữa trẻ có tính hiếu động và 
trẻ mắc bệnh hiếu động (rối loạn tăng động). Trẻ có tính hiếu động thể hiện sự 
năng động, luôn vận động, tò mò, tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh. Khả 
năng tìm tòi, khám phá... được nhìn nhận là rất có lợi cho sự phát triển trí tuệ 
 17 
của trẻ. Trẻ có tính hiếu động còn được các chuyên gia nhận định là thông minh 
và tính hiếu động là khả năng tuyệt vời của trẻ. Ngược lại, trẻ có tính hiếu động 
mà bị thầy cô cho là xấu và cấm đoán, ngăn cản bằng nhiều hình thức như đe 
dọa, đánh, nhốt... để đừng “quậy” nữa sẽ ảnh hưởng xấu đến tâm lý của trẻ và vô 
tình cản trở sự phát triển tốt của trẻ. 
Bệnh hiếu động... 
Theo bác sĩ Thái Thanh Thủy, Trưởng Khoa Tâm lý BV Nhi Đồng 2, trẻ mắc 
bệnh hiếu động sẽ có biểu hiện thái quá về mặt vận động, trẻ thường không tập 
trung, không ngồi yên một chỗ. Bệnh hiếu động nếu được phát hiện sớm và can 
thiệp đúng mức sẽ giúp trẻ phát triển tốt. Ngược lại, nếu không được điều trị, trẻ 
càng lớn càng trở nên hung hăng. Với tính khí như vậy, trẻ sẽ trở thành gánh 
nặng cho gia đình và không được suôn sẻ trong đời sống xã hội. 
Trẻ mắc bệnh hiếu động ở tuổi chưa biết đi thường khóc suốt ngày và ngọ nguậy 
liên tục. Phần lớn trẻ bộc lộ hiếu động rõ hơn khi chúng bắt đầu biết đi (hơn 1 
tuổi). Lúc đó, trẻ có một số đặc điểm mà nếu chú ý cha mẹ sẽ dễ dàng nhận ra 
như trẻ mất khả năng tập trung, trẻ định làm một việc rồi lại quên mất. Ví dụ: 
Trẻ định đi xuống sân chơi bỗng nhiên lại quẹo vào phòng khách hoặc đã xuống 
sân mà không nhớ ra ý định ban đầu của trẻ. 
Trẻ thiếu khả năng suy nghĩ trước khi hành động hoặc không nghĩ đến hậu quả 
của hành động. Chẳng hạn, trái banh lăn ra ngoài đường, trẻ lập tức phóng theo 
mà không cần quan sát xem có xe cộ chạy hay vật cản gì không. Ở nhà cũng như 
trong trường học, trẻ thường phá ngang, phá bĩnh. Vì lẽ đó, trẻ thường gặp phải 
tai nạn. Sự hiếu động này xảy ra liên tục và “thái quá” so với lứa tuổi của trẻ. 
Thường 2-4 tuổi, trẻ cũng rất hiếu động nhưng là sự phát triển bình thường, còn 
ở trẻ mắc bệnh hiếu động, những hành động thường không có mục đích, trẻ bồn 
chồn và không lúc nào yên. So với những trẻ bình thường, chúng gia tăng về 
tính chất cũng như số lượng hành động. 
Vậy bản thân người dạy học phải xác định được đối tượng học của mình thuộc 
nhóm nào để có phương pháp tiếp cận và cách truyền đạt hay tạo cho môi 
trường học tập phù hợp với tính cách và nhận thức riêng. 
 18 
1.3. THỰC TRẠNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 
 1.3.1 Thực trạng dạy học ở trường trung học cơ sở 
 * Ưu điểm 
 Giáo viên thường xuyên tổ chức cho học sinh nhiều hình thức học tập 
thích hợp, điều khiển học sinh học tập tích cực chủ động, chiếm lĩnh tri thức. 
Chú trọng khâu củng cố, hướng dẫn bài tập về nhà, biết chú ý đến từng đối 
tượng học sinh, kèm cặp, giúp đỡ cho học sinh còn yếu kém tiếp thu bài còn 
chậm. 
 Ban Giám hiệu nhà trường luôn quan tâm đến công tác quản lí giáo dục 
học sinh của giáo viên, tạo điều kiện để các thầy cô giáo được có môi trường 
dạy học tốt nhất, nhằm nâng cao chất lượng dạy học cao nhất. Đối với nhóm 
học sinh nghịch ngợm, ban giám hiệu luôn phối hợp giúp đỡ cùng quan tâm 
nhắc nhở, kết hợp giải quyết các vấn đề nảy sinh. 
 Phòng GD luôn tạo điều kiện cho giáo viên có các buổi thảo luận, tập 
huấn, hướng dẫn, trao đổi tài liệu hay, các kinh nghiệm giáo dục các đối tượng 
học sinh của giaos viên chủ nhiệm giỏi thông qua hệ thống Email mở cho các 
giáo viên giữa các trường học hỏi trao đổi kinh nghiệm 
 * Tồn tại 
 Nếu có thể xây dựng được một môi trường học tập này cái khó khăn nhất 
đối với mô hình trường , lớp “chuyên tiếp nhận học sinh cá biệt” là trình độ học 
sinh không đồng đều, thường các em bị mất kiến thức cơ bản ở những lớp dưới, 
khả năng tự học, tư duy kém hơn các học sinh khác. 
Hơn nữa, hiện có tỉ lệ khá cao học sinh nhóm này là con nhà nghèo, khó khăn, 
trong đó có 3-4% học sinh chịu cảnh li tán. Đó là mặt trái của kinh tế thị trường, 
theo đó tỉ lệ học sinh thôi học cao hơn nhiều so với cac trường trong thành phố. 
 Thực chất hiện giờ có thể nói nghề giáo là một nghề nguy hiểm, nếu làm 
một phép so nhỏ với ngành Y: số học sinh mà mỗi giáo viên tiếp xúc

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_tao_moi_truong_hoc_tot_hon_cho_tre_co.pdf