Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú học môn Ngữ văn 8 cho học sinh

Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú học môn Ngữ văn 8 cho học sinh

1.1. Lí do chọn đề tài

Như chúng ta đã biết môn Ngữ văn trong nhà trường giữ vai trò quan

trọng vì “Văn học là nhân học”, “Văn là đời và đời là văn”. Là một môn học

thuộc nhóm khoa học xã hội, mục tiêu của môn Ngữ văn là giáo dục quan

điểm tư tưởng, tình cảm cho học sinh, góp phần hình thành những con người

có trình độ học vấn phổ thông cơ sở, chuẩn bị hành trang cho các em ra đời

hoặc tiếp tục cho các em học lên bậc cao hơn. Đồng thời môn Ngữ văn dạy

cho các em cái hay, cái đẹp, cái cao cả, Đó là những con người biết rèn

luyện để có tính tự lập, có tư duy sáng tạo, bước đầu có năng lực cảm thụ cái

đẹp, cảm thụ các giá trị chân, thiện, mỹ trong nghệ thuật; có năng lực thực

hành và sử dụng Tiếng Việt như một công cụ để tư duy, giao tiếp. Tất cả

những điều đó được thể hiện qua thế giới ngôn từ. Vậy muốn hiểu được ý

nghĩa sâu xa của thế giới ngôn từ ấy đòi hỏi các em phải hiểu từ, ngữ và hiểu

ý nghĩa những từ ngữ để các em sẽ sử dụng nó một cách linh hoạt, sâu sắc

trong cuộc sống. Nhà nghiên cứu văn học Đặng Thai Mai đã từng viết: “Tiếng

Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng hay, một thứ tiếng đẹp, “Tiếng Việt

có đầy đủ khẳ năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam”. Vậy

mà ngày nay người Việt lại ngại học Tiếng Việt, và cho rằng mình là người

Việt ắt sẽ hiểu tiếng Việt, nói và viết tiếng mẹ đẻ một cách trôi chảy. Nhưng

qua quá trình đọc bài văn các em viết thì tôi nhận thấy một điều vốn từ và

cách diễn đạt của các em còn rất hạn chế. Sự hạn chế này phải chăng là do các

em hay là trong đó có một phần do những người đang trực tiếp đứng trên bục

giảng? Chính từ sự trăn trở đó nên tôi mạnh dạn đưa ra đề tài “Tạo hứng thú

học môn Ngữ văn 8 cho học sinh” nhằm đóng góp một phần nào đó để các

em bớt thờ ơ, lạnh nhạt với bộ môn văn, giúp các em có hứng thú hơn trong

mỗi tiết học.

pdf 27 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 05/03/2022 Lượt xem 2313Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú học môn Ngữ văn 8 cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ớn đến giờ 
học. Đặc biệt, địa bàn tập trung chủ yếu là con em nông dân nên gia đình 
chưa quan tâm đên việc học của con em mình. 
Chúng ta phải thừa nhận rằng trong thực tế hiện nay của một số không ít 
giáo viên là cảm xúc khô cứng, thiếu phương pháp kỹ năng, thậm chí thiếu cả 
kiến thức thực tế. Phương pháp truyền thụ theo tinh thần đổi mới đòi hỏi giáo 
viên phải linh hoạt, cần phối hợp các hình thức khác nhau trong bài giảng chứ 
không chỉ dừng lại ở việc thuyết giảng. Ví dụ như chúng ta có thể cho học 
sinh nhập vai, đọc diễn cảm, trao đổi, thảo luận, tranh luận... để tự tìm ra 
những thông điệp mà văn bản muốn gửi gắm. Để từ đấy các em tự rút ra bài 
học chứ không phải giáo viên làm thay, học sinh chỉ ngồi nghe rồi ghi chép 
lại những gì giáo viên thể hiện. Như thế, người học không thể tự mình chủ 
động tiếp cận vấn đề được. 
 Như chúng ta đã biết đồ dùng dạy học, đặc biệt là tranh ảnh trực quan 
của môn Ngữ Văn ở mỗi trường thường rất ít hoặc không có, nên dù giáo viên 
6 
và học sinh muốn tham khảo cũng rất khó khăn; học sinh khó hình dung được 
đoạn trích tác phẩm. Bên cạnh đó nhiều giáo viên giảng dạy kiểu đọc – chép 
khiến cho học sinh không hiểu bài sâu, học hời hợt và không hiểu gì. Cho đến 
khi thi, học sinh lao vào học thuộc lòng, chép văn mẫu nhằm cho qua môn. 
2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 
2.3.1. Đa dạng hóa cách giới thiệu bài 
 Đa dạng hóa hình thức giới thiệu bài trong học tập môn ngữ văn ở 
trường THCS nhằm tạo nên sự hứng thú, cũng như huy động tính tích cực tự 
học của học sinh ở mức tối đa, đạt hiệu quả học tập cao nhất là việc làm quan 
trọng và cần thiết. Vì vậy giáo viên nên áp dụng nhiều hình thức mở bài trong 
dạy học. 
 Giới thiệu bài học không phải là một vấn đề mới, song một số thầy, cô 
giáo dường như còn xem nhẹ và chưa coi đó là một hoat động thường xuyên, 
hoặc quan niệm phần này chỉ dành cho phân môn văn bản, còn Tiếng Việt và 
tập làm văn thường ít chú ý. Theo tôi quan niệm như thế là không đúng vì 
cách giới thiệu bài có ý nghĩa và tác dụng khá lý thú. Giới thiệu bài hấp dẫn 
sẽ tạo một “tâm thế” trong giờ học Ngữ văn. Đó là việc xác định những tình 
huống dạy học, sự tác động tâm lý tạo ra tiền đề nhận thức có tính sư phạm để 
học sinh hướng sự chú ý tích cực vào mục đích học tập. Môn Ngữ Văn với 
đặc trưng vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật cho nên việc đa dạng hóa hình 
thức vào bài là rất có ý nghĩa. Bài học được giới thiệu càng hấp dẫn, mới mẻ 
và sáng tạo càng có khả năng nhanh chóng xác định tâm thế sư phạm cho học 
sinh tập trung chú ý vào bài học. Nếu vào bài rời rạc hoặc hình thức qua loa, 
chiếu lệ dễ dẫn tới tình trạng khi giờ học đã bắt đầu nhưng học sinh vẫn 
không chú ý hoặc hoàn toàn ở ngoài thế giới của tiết học. 
Về phía giáo viên, nếu không giới thiệu bài hoặc giới thiệu bài mới một 
cách đơn điệu thì khó có được cảm xúc, cảm hứng để đi vào bài dạy. Mở bài 
tốt sẽ là khúc dạo đầu đầy phấn chấn. Những giây phút không nhiều này sẽ 
tạo ra tình cảm giữa giáo viên và học sinh, tạo nên không gian rộng mở, say 
sưa ru mình vào kho tàng kiến thức, vào bài học Ngữ văn. Mỗi giáo viên hãy 
7 
tự tìm cho mình một cách vào bài làm sao để nó là chất xúc tác, cầu nối tinh 
thần quan trọng giữa thầy và trò, giữa bài học và người học. Có thể thấy sơ đồ 
tác động của cách giới thiệu một bài học như sau: 
 Chú ý: 
 Cách giới thiệu bài cần được đặt trong mối quan hệ tương tác lẫn nhau: 
Quan hệ thầy – trò, quan hệ trò – trò, quan hệ trò – thầy Sau mỗi tiết học, 
mỗi lớp học, mỗi năm học giáo viên tự đánh giá hiệu quả của hình thức mở 
bài nhằm rút kinh nghiệm, điều chỉnh cách mở bài. Giáo viên không nên lặp 
đi lặp lại một kiểu giới thiệu cứng nhắc. Cần phải linh hoạt, đa dạng và sáng 
tạo. 
 Khi giới thiệu bài cần phải chú ý một số nhân tố ngữ cảnh liên quan 
đến nội dung bài học – hướng ngoại: Đối tượng giao tiếp (học sinh); hoàn 
cảnh giao tiếp (nhà trường). Đây là hai nhân tố ngữ cảnh giúp giáo viên định 
hướng nội dung và phương pháp dạy học để lựa chọn cách giới thiệu bài sao 
cho phù hợp nhất. 
 Giới thiệu bài có nhiệm vụ định hướng nội dung khái quát bài học và 
đưa ra hướng giải quyết trong phạm vi bài học. Do đó nội dung mở bài cần 
ngắn gọn, súc tích, nêu được vấn đề. Lời giới thiệu quá dài dòng dễ gây phân 
tán sự chú ý hoặc học sinh khó xác định trọng tâm và phương hướng nhận 
thức. 
 Còn hoạt động vào bài thì người giáo viên cần dựa vào đặc điểm bài học 
để có thể linh hoạt, sáng tạo thực hiện các kiểu vào bài. Theo tôi giáo viên có 
thể giới thiệu bài bằng các cách: 
 Nêu xuất xứ, theo cách này giáo viên có thể dựa vào phần chú thích (*) 
trong sách giáo khoa. Bên cạnh nghiên cứu kĩ bài học, tài liệu tham khảo 
GV 
HS 
Bài học Giới thiệu bài 
8 
(nhất là tài liệu tham khảo được các tác giả sách giáo khoa giới thiệu), giáo 
viên cần triệt để khai thác mục “những điều cần lưu ý” trong sách giáo viên. 
 Có thể bắt đầu bằng một vài nhận định tiêu biểu, các ý kiến tranh luận 
hoặc bằng những cảm nhận chủ quan, bằng một vài so sánh tương đồng hay 
đối lập nội dung bài học; dùng thủ pháp đòn bẩy; xem băng đĩa, tranh ảnh, tư 
liệu, bài hát  
 Ngoài ra, chúng ta cũng cần giới thiệu bài xuất phát từ đặc điểm của 
phương pháp dạy học tích cực: Sử dụng trực quan nêu vấn đề, gợi dẫn hiện 
tượng, nhớ lại; chốt lại vấn đề, chuyển tiếp sang bài mới. 
 Một số ví dụ về cách giới thiệu bài học 
 Ví dụ 1: Bài văn bản “ Tôi đi học”, Ngữ văn 8, tập 1: Giáo viên cho 
cả lớp hát bài: “Ngày đầu tiên đi học”. Khi học sinh hát xong giáo viên sẽ gọi 
một em trả lời câu hỏi: Lời bài hát nói về điều gì? Tâm trạng của em ngày đầu 
đi học như thế nào? Từ đó giáo viên dẫn vào bài: Trong cuộc đời của mỗi con 
người thì những kỷ niệm của thời cắp sách đến trường thường là những kỷ 
niệm đẹp nhất, đó là những kỷ niệm khó quên thường được lưu giữ bền lâu 
trong trí nhớ, đặc biệt là buổi đến trường đầu tiên. 
 “Ngày đầu tiên đi học 
 Em mắt ướt nhạt nhòa 
 Em vừa đi vùa khóc 
 ... Mẹ dỗ dành yêu thương” (Viễn Phương). 
Những kỷ niệm mơn man, bâng khuâng một thời ấy đã được nhà văn Thanh 
Tịnh thể hiện trong truyện ngắn “ Tôi đi học”. 
 Ví dụ 2: Mở bài “ Chiếc lá cuối cùng”, Ngữ văn 8, tập 1: Theo tiến sĩ 
Nguyễn Văn Đường thì: Trên đời hiếm gì nghịch lý oái oăm! Có sự thật làm 
người ta đau đớn, héo mòn rồi chết lụi. Nhưng lại có cái giả an ủi, nâng đỡ 
tâm hồn như một một liều thuốc thập toàn đại bổ có thể cứu dỗi tất cả. Truyện 
ngắn “ Chiếc lá cuối cùng” của nhà văn O.Hen-ri với hình ảnh chiếc lá thường 
xuân là một trong những liều thuốc thập toàn đại bổ ấy. Ở đây con người 
được hồi sinh, đã thoát được ác bệnh bởi nhờ tình yêu thương và một xác tín 
9 
mãnh liệt vào một chiếc lá. Chiếc lá đó như thế nào mà lại có sức mạnh đến 
như vậy? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta lí giải điều bí ẩn đó.( Giáo viên 
ghi tựa đề lên bảng). 
 Ví dụ 3: Mở bài “Câu nghi vấn” (tiếp theo), Ngữ văn 8, tập 2: Giáo 
viên cho học sinh đọc đoạn thơ trong bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ 
 “ Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối 
 Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan? 
 ......................................................... 
 Than ôi thời oanh liệt nay còn đâu?” 
 Em hãy xác định những câu nào trong bài thơ là câu nghi vấn? 
 Câu nghi vấn trong đoạn thơ này có phải dùng để hỏi không? 
(Hướng trả lời: Các câu nghi vấn trong đoạn thơ ấy không phải được dùng để 
hỏi mà được dùng để phủ định, bộc lộ cảm xúc. Như vậy, tùy theo tình huống, 
hoàn cảnh giao tiếp mà ta dùng câu nghi vấn cho phù hợp và tiết học hôm nay 
sẽ giúp các em tìm hiểu rõ hơn về các chức năng khác của câu nghi vấn. Giáo 
viên ghi nhan đề bài học lên bảng). 
 Ví dụ 4: Mở bài: “Hành động nói”, Ngữ văn 8, tập 2: Giáo viên 
hướng đến một học sinh (Chú ý không đến quá gần): 
 Thầy mời X đứng dậy. Sau khi học sinh X đứng dậy, giáo viên nói 
tiếp: 
 Thầy mời X ngồi xuống. (Trên thực tế học sinh thường cười sau hành 
động này của giáo viên) 
 Giáo viên hỏi cả lớp: 
 Các em thấy thầy dùng cách nói để điều khiển X đứng lên và ngồi 
xuống hay dùng hành động bằng tay để điều khiển X? 
 Câu trả lời chắc chắn sẽ là “Thầy dùng cách nói”. 
 Giáo viên kết luận: Đó chính là thầy đã thực hiện một hành động nói và 
bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu về các kiểu hành động nói đó. 
(Lưu ý: Giáo viên nhớ xin lỗi X vì đã dùng X làm ví dụ. Điều này rất cần cho 
việc giáo dục nhân cách) 
10 
Ví dụ 6: Mở bài “Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000”, Ngữ văn 8, tập 1 
Quan sát 
trên màn 
hình, em 
có suy 
nghĩ gì về 
những bức 
ảnh đó ?
 Giáo viên cho học sinh quan sát các bức ảnh trên máy chiếu và nêu câu 
hỏi: Em có suy nghĩ gì khi xem các hình ảnh này? 
 Học sinh trả lời theo sự cảm nhận riêng. Sau đó giáo viên khái quát và 
dẫn vào bài mới: Bảo vệ môi trường sống quanh ta, rộng hơn là bảo vệ Trái 
đất– ngôi nhà chung của mọi người– đang bị ô nhiễm nặng nề là một nhiệm 
vụ khoa học, xã hội, văn hoá vô cùng quan trọng đối với nhân loại trên toàn 
thế giới và đó cũng là nhiệm vụ của mỗi chúng ta. Hạn chế thấp nhất đến mức 
không sử dụng bao bì ni lông là một việc làm cụ thể và cần thiết hằng ngày. 
Vì sao vậy: Văn bản “ thông tin về ngày trái đất năm 2000” sẽ giải thích, 
thuyết minh giúp chúng ta hiểu( Giáo viên ghi đầu bài lên bảng). 
 Tóm lại, giáo viên lựa chọn biện pháp và hình thức dẫn dắt học sinh 
vào bài mới sao cho thật nhẹ nhàng, hấp dẫn, hiệu quả, không cầu kì hoặc kéo 
dài thời gian. Mỗi giáo viên tùy theo từng điều kiện, hoàn cảnh và đối tượng 
học sinh cụ thể mà lựa chọn và xác định lời dẫn nhập cần thiết, hợp lý nhất. 
Đa dạng hóa cách giới thiệu bài với thời gian chỉ ít phút chắc chắn sẽ làm cho 
11 
giờ dạy Ngữ văn thêm sinh động, rực rỡ sắc màu hơn, các em học sinh sẽ 
thích học hơn và say mê đi vào khám phá bầu trời môn Ngữ văn. 
 2.3.1.1. Giải ô chữ 
 2.3.1.1.1. Lựa chọn nội dung để tổ chức trò chơi 
 Đây là trò chơi mang tính chất củng cố kiến thức của một bài hoặc một 
tuần. Dạng trò chơi này có ưu điểm là thực hiện được nguyên tắc tích hợp 
được cả ba phân môn. Tuy nhiên đòi hỏi giáo viên phải đầu tư, sáng tạo và 
cần có sự chu đáo từ phía học sinh. Nếu không sẽ mất thời gian mà lại không 
đạt hiệu quả. Trò chơi giải ô chữ có ba dạng phổ biến : 
 Dạng 1: Lấy kiến thức Tiếng Việt để củng cố, khắc sâu kiến thức văn 
bản. Dạng này câu hỏi ô chữ hàng ngang là kiến thức Tiếng Việt, ô chữ hàng 
dọc là kiến thức văn bản(Thường là tên nhân vật chính trong tác phẩm, tên tác 
phẩm, hoặc tên một giai đoạn văn học) 
 Dạng 2: Lấy kiến thức trong văn bản để củng cố, khắc sâu kiến thức 
Tiếng Việt. Dạng này câu hỏi ô chữ hàng ngang là kiến thức văn bản, câu hỏi 
ô chữ hàng dọc là kiến thức Tiếng Việt. 
 Dạng 3: Lấy kiến thức văn bản để củng cố, khắc sâu phần nội dung, 
nghệ thuật. 
 2.3.1.1.2. Đối tượng tham gia trò chơi 
Tất cả học sinh đều được tham gia, nếu không được chơi trong tiết này 
thì tiết khác sẽ được tham gia. 
Sẽ có những học sinh yếu, chậm chạp, không tự tin khi làm bài. Với đối 
tượng này đòi hỏi giáo viên phải lưu ý cho các em tham gia vào những trò 
chơi dễ để tạo cơ hội cho các em hoàn thành được nhiệm vụ của mình. Từ đó 
khích lệ được tinh thần học tập của các em, giúp các em tự tin, mạnh dạn hơn 
trong học tập. 
 2.3.1.1.3. Chuẩn bị trò chơi 
Học sinh chuẩn bị phấn và bảng phụ. 
12 
Giáo viên chuẩn bị hệ thống câu hỏi ô chữ hàng ngang, hàng dọc và 
đáp án, bảng ô chữ và phấn, hoặc giáo án điện tử 
Lưu ý: Muốn trò chơi đỡ mất thời gian và thành công hơn, trong khi giáo 
viên hướng dẫn về nhà cần thông báo các bài tập sẽ tổ chức trò chơi trong tiết 
học sau để cho học sinh chuẩn bị dụng cụ. 
2.3.1.1.4. Thời gian và cách thức tổ chức 
 Thời gian: Tổ chức vào cuối tiết học hoặc tiết ôn tập, ngoại khóa văn 
học trong lớp, trong khối hoặc sinh hoạt ngoài giờ lên lớp. 
 Cách thức tổ chức: Tổ chức theo hình thức vấn đáp. 
Tiến hành: 
 Giáo viên đọc lần lượt từng câu hỏi để học sinh xung phong giải ô chữ 
hàng ngang. Nếu trả lời đúng thì ghi hàng chữ đó lên bảng ô chữ. 
Cho trả lời hàng dọc và nêu bổ sung một số kiến thức có liên quan về ô 
chữ hàng dọc. 
 Ví dụ 1: Bài “Từ tượng hình, từ tượng thanh”, Ngữ văn 8 tập 1 
Hệ thống câu hỏi nên soạn theo thứ tự xuất hiện của các từ tượng hình, 
tượng thanh trong tác phẩm và phải tránh để từ hàng dọc xuất hiện lần lượt, 
học sinh dễ đoán, trò chơi sẽ không hấp dẫn. 
Bảng chữ này là dạng lấy kiến thức Tiếng việt để củng cố khắc sâu kiến 
thức phần văn bản. 
Ô chữ hàng số 1: (gồm 7 chữ cái): Đó là từ tượng hình gợi tả dáng vẻ của 
tên người nhà lý trưởng khi cai lệ bảo trói anh Dậu lại? 
Ô chữ hàng số 2: (gồm 8 chữ cái): Đó là từ tượng hình gợi tả dáng vẻ của 
“anh chàng nghiện” trong cuộc đánh nhau với chị Dậu? 
Ô chữ hàng số 3: (gồm 4 chữ cái): Đó là từ tượng thanh mô phỏng âm 
thanh cú đấm của cai lệ vào ngực chị Dậu? 
Ô chữ hàng số 4: (gồm 5 chữ cái): Đó là từ tượng hình còn thiếu trong 
câu văn: “hai người giằng co nhau, nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp 
vào vật nhau.”? 
13 
Ô chữ hàng số 5: (gồm 6 chữ cái): Đó là từ tượng hình gợi tả dáng vẻ của 
bà lão láng giềng khi ở nhà chị Dậu về? 
Ô chữ hàng số 6: (gồm 9 chữ cái): Đó là từ tượng hình gợi tả dáng vẻ của 
cai lệ khi chị Dậu xô ngã ra cửa? 
Ô chữ hàng dọc: Đó là tên của một nhân vật trong tiểu thuyết: “Tắt đèn” 
của Ngô Tất Tố? Em hãy nêu cảm nhận của mình về nhân vật đó? 
N G Ơ N G Á C 
 L Ẻ O K H O Ẻ O 
 B Ị C H 
 D U Đ Ẩ Y 
 L Ậ T Đ Ậ T 
C H Ỏ N G Q U È O 
 Ví dụ 2: Bài “Ôn dịch, thuốc lá” Ngữ văn 8 tập 1 
 Câu 1: (có 8 chữ cái): Bên cạnh việc đầu độc, người lớn còn làmcho 
trẻ em noi theo. 
 Câu 2: (có 5 chữ cái): Để chống lại và ngăn ngừa nạn dịch hút thuốc lá 
chủ yếu dựa vào điều gì? 
 Câu 3: (có 10 chữ cái): Khi lẫn vào đất bao bì nilon đã làm cản trở quá 
trình này của các loại thực vật 
 Câu 4: (có 7 chữ cái): Một trong hai điều mà ôn dịch thuốc lá đe dọa trực 
tiếp đến con người. 
 Câu 5: (có 8 chữ cái): Từ 1 điếu thuốc lá dẫn đến nghiện ma túy và sẽ 
dẫn đến con đường này. 
 Câu 6: (có 8 chữ cái): Một trong những ảnh hưởng khi chúng ta hít phải 
khói thuốc. 
 Câu 7: (có 7 chữ cái): Khi hút thuốc lá, chất gì của thuốc làm các động 
mạch co thắt? 
 Câu 8: (có 6 chữ cái): Một trong những chất độc hại sinh ra trong quá 
trình đốt bao nilon 
14 
Câu hỏi từ chìa khóa: (có 10 chữ cái): Một căn bệnh nguy hiểm phổ biến 
mà nguyên nhân là do hút thuốc lá? UNG THƯ PHỔI 
 G Ư Ơ N G X Ấ U 
 Ý T H Ứ C 
 S I N H T R Ư Ở N G 
 S Ứ C K H O Ẻ 
 P H Ạ M P H Á P 
N H I Ễ M Đ Ộ C 
 N I C Ô T I N 
 Đ I Ô X I N 
 Ví dụ 3: Bài “Ông Đồ”, Ngữ văn 8 tập 2. 
 Câu 1: (có 3 chữ cái): Ông Đồ viết chữ bằng loại mực gì? 
Câu 2: (có 10 chữ cái): Công việc của ông Đồ trên hè phố? 
Câu 3: (có 9 chữ cái): Thái độ của mọi người đối với ông Đồ như thế nào 
ở khổ và 2? 
Câu 4: (có 6 chữ cái): Ông Đồ theo cách giải thích nghĩa của từ thì ông 
làm nghề gì? 
Câu 5: (có 3 chữ cái): Ở khổ 1 tác giả gọi ông Đồ già, ở khổ cuối gọi như 
thế nào? 
Câu 6: (có 4 chữ cái): Thái độ của mọi người với ông Đồ như thế nào ở 
khổ 3 và 4? 
Câu 7: (có 6 chữ cái): Bài thơ thuộc thể thơ nào? 
Câu 8: (có 3 chữ cái): Đọc khổ một và khổ cuối, nhận xét kết cấu của bài 
thơ đầu cuối như thế nào? 
Câu 9: (có 8 chữ cái): Ông Đồ xuất hiện ở khổ thơ ba và bốn trong khung 
cảnh như thế nào? 
Câu 10: (có 6 chữ cái): Ngôn ngữ của bài thơ được sử dụng như thế nào? 
Câu 11: (có 6 chữ cái): Ông Đồ viết câu đố bằng kiểu chữ gì? 
 Câu 12: (có 6 chữ cái): Nỗi niềm của tác giả ở khổ cuối là gì? 
15 
Kết thúc trò chơi: 
 Giá viên đánh giá chung, có thể cho điểm 
 Giáo viên tổng kết, bình giảng, khái quát và nêu vấn đề mở để học sinh 
khá, giỏi tiếp tục suy nghĩ và tự nghiên cứu để nâng cao kiến thức 
 2.3.2. Tổ chức trò chơi: Ai nhanh hơn? Ai giỏi hơn? 
 2.3.2.1. Lựa chọn nội dung để tổ chức trò chơi 
 Tổ chức trò chơi: Ai nhanh hơn? Ai giỏi hơn? Sẽ áp dụng với phần lấy 
ví dụ và các dạng bài tập: Tìm từ, lựa chọn, đặt câuĐây là những phần cần 
phải sử dụng một lượng từ hoặc câu tương đối nhiều. Do vậy, nếu huy động 
sự hợp tác của tập thể sẽ đạt hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, trong quá trình lấy ví 
dụ và giải bài tập sẽ tạo được sự hào hứng, tích cực và chủ động, sáng tạo, 
giúp học sinh đua tranh hoàn thành nhanh bài học mà không lo cháy giáo án. 
 2.3.2.2. Đối tượng tham gia trò chơi 
Tất cả học sinh đều được tham gia, nếu không được chơi trong tiết này 
thì tiết khác sẽ được tham gia. 
 T À U 
 V I Ế T C Â U Đ Ố I 
 T R Ọ N G V Ọ N G 
 D Ạ Y H Ọ C 
 X Ư A 
 T H Ờ Ơ 
 N Ă M C H Ữ 
 T Ư Ơ N G Ứ N G 
 T H Ê L Ư Ơ N G 
B Ì N H D Ị 
 C H Ữ N H O 
 H O À I C Ổ 
16 
Sẽ có những học sinh yếu, chậm, không tự tin khi làm bài. Với đối 
tượng này đòi hỏi giáo viên phải lưu ý cho các em tham gia vào những trò 
chơi dễ để tạo cơ hội cho các em hoàn thành được nhiệm vụ của mình. Từ đó 
khích lệ được tinh thần học tập của các em, giúp các em tự tin, mạnh dạn hơn 
trong học tập. 
2.3.2.3. Chuẩn bị trò chơi 
Học sinh chuẩn bị phấn và bảng phụ. 
Giáo viên lấy các ví dụ và hệ thống bài tập trong sách giáo khoa. 
2.3.2.4. Thời gian và cách thức tổ chức 
 Thời gian: Tổ chức theo đúng trình tự từ lấy ví dụ ở phần bài học và 
bài tập. Vì sách giáo khoa đã sắp xếp bài tập từ dễ đến khó, từ đơn giản đến 
phức tạp, từ nhận biết đến vận dụng. 
 Cách thức tổ chức: Tổ chức cho nhóm thi theo kiểu tiếp sức. 
Ví dụ 1: Bài “Cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ”, Bài tập 2 (SGK 
trang 11) Hỏi: Tìm những từ ngữ có nghĩa rộng so với nghĩa của các từ 
ngữ ở mỗi nhóm sau đây? 
a/ Xăng, dầu hỏa, (khí) ga, ma dút, củi, than. 
b/ Hội họa, âm nhạc, điêu khắc, văn học. 
c/ Canh, nem, rau xào, thịt luộc, tôm rang, cá rán. 
d/ Liếc, ngắm, nhìn, ngó. 
đ/ Đấm, đá, thụi, bịch, át. 
 Giáo viên chuẩn bị bảng phụ kẻ sẵn và che khuất phần đáp án 
NHÓM 1 NHÓM 2 ĐÁP ÁN 
A A a Chất đốt 
B B b Nghệ thuật 
C C c Thức ăn 
D D d Nhìn 
E E e Đánh 
17 
 Sau khi 5 học sinh của mỗi nhóm hoàn thành phần tìm từ ngữ nghĩa 
rộng, giáo viên cho học sinh xem đáp án và chấm điểm hoặc khích lệ bằng 
tràng pháo tay, hoặc phê, khen vào sổ đầu bài 
Ví dụ 2: Bài “Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội” 
 Sau khi phân tích ngữ liệu trong sách giáo khoa và hình thành kiến 
thức về từ ngữ địa phương xong, giáo viên yêu cầu học sinh lấy ví dụ ở địa 
phương em hoặc địa phương khác có từ toàn dân tương ứng. 
 Giáo viên chia lớp thành hai đội A và B với hai phần bảng lần lượt 
từng học sinh của mỗi đội lên lấy ví dụ sau đó về chỗ trao phấn cho bạn thứ 
hai lên đặt câu tiếp theo. Cứ như vậy đến hết thời gian quy định hoặc làm 
xong yêu cầu bài tập. 
 Đội nào đạt được số lượng từ nhiều hơn trong khoảng thời gian đã cho, 
đúng chính tả, từ không trùng lặp và đúng nghĩa, chữ viết đẹp sẽ được thưởng 
bằng điểm hoặc khích lệ các em bằng tràng pháo tay hoặc phê, khen vào sổ 
đầu bài 
2.3.3. Sử dụng hình ảnh trực quan trong dạy các văn bản Nhật 
dụng 
Căn cứ vào đặc điểm, tính chất của văn bản nhật dụng nói chung và văn 
bản nhật dụng ở lớp 8 thì “khái niệm về văn bản nhật dụng không phải là khái 
niệm thể loại cũng không phải kiểu văn bản mà nó chỉ đề cập đến chức năng, 
đề tài và tính cập nhật của nội dung văn bản mà thôi. Đối với văn bản Nhật 
dụng cần nhấn mạnh vào hai khía cạnh chính: Cung cấp kiến thức, trau dồi tư 
tưởng, tình cảm, thái độ cho học sinh. Nghĩa là qua văn bản, cung cấp và mở 
rộng hiểu biết cho học sinh về những vấn đề gần gũi, bức thiết đang diễn ra 
trong đời sống xã hội hiện đại, từ đó tăng cường ý thức công dân đối với cộng 
đồng. 
GV không chỉ xác định đúng mục tiêu kiến thức của văn bản mà còn 
phải trang bị thêm cho mình những kiến thức mở rộng, hỗ trợ cho bài giảng 
như thu thập các tư liệu có liên quan đến bài giảng trong thực tế cuộc sống 
18 
hay trên các phương tiện thông tin đại chúng( truyền hình, phát thanh, báo 
chí, mặng Internet...). 
 Nếu chỉ dùng các phươn

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_tao_hung_thu_hoc_mon_ngu_van_8_cho_hoc.pdf