Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú cho học sinh thông qua trò chơi trong dạy học môn Ngữ văn THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú cho học sinh thông qua trò chơi trong dạy học môn Ngữ văn THCS

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lí do chọn đề tài:

1.1 Cơ sở lí luận:

Ngữ văn là một môn học có sự tích hợp nhiều nhất: Từ sự hợp lực của ba

phân môn, từ kiến thức của các môn học khác, từ kiến thức trong cuộc sống xã

hội, từ các tri thức kỹ năng, phƣơng pháp giảng dạy, từ kinh nghiệm của thực

tiễn.

Hơn thế nữa việc đổi mới phƣơng pháp dạy và học phù hợp với xu thế

phát triển của xã hội. Dạy học theo hƣớng “Tích cực hoá” lấy hoạt động học tập

của học sinh làm trung tâm, vai trò của ngƣời thầy là ngƣời tổ chức – chủ đạo,

học trò là ngƣời chủ động khám phá – lĩnh hội kiến thức.

Vấn đề tích hợp là nội dung quan trọng không thể thiếu trong việc đổi mới

thay sách, đổi mới phƣơng pháp giảng dạy trong nhà trƣờng hiện nay. Vì vậy

đòi hỏi ngƣời dạy phải linh hoạt vận dụng nhiều biện pháp, thao tác, kỹ năng để

giảng dạy tốt hơn. Song vấn đề tích hợp quá còn mới mẻ, còn khó khăn của giáo

viên trong sự đổi mới phƣơng pháp giảng dạy tích cực hoá hoạt động học tập

của học sinh nhằm nâng cao giáo dục toàn diện cho học sinh.

pdf 15 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 03/03/2022 Lượt xem 5343Lượt tải 9 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú cho học sinh thông qua trò chơi trong dạy học môn Ngữ văn THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 viết, học sinh gặp rất nhiều khó khăn. 
Qua phân tích những nguyên nhân trên, tôi thấy rằng phƣơng pháp dạy 
học có vai trò rất lớn trong việc truyền thụ kiến thức cũng nhƣ hình thành cho 
học sinh kỹ năng và phong cách hoạt động để nắm tri thức một cách chủ động, 
sáng tạo. 
Từ kết quả đạt đƣợc cũng nhƣ từ yêu cầu thực tiễn, tôi mạnh dạn nghiên 
cứu đề tài sáng kiến kinh nghiệm “ Tạo hứng thú cho học sinh thông qua trò 
chơi trong dạy học môn Ngữ văn THCS” của mình để chia sẻ với đồng 
nghiệp, đặc biệt là những giáo viên đang trực tiếp giảng dạy bộ môn Ngữ văn ở 
trƣờng THCS. Mong sao đƣợc sự tiếp nhận và áp dụng của các đồng nghiệp để 
cùng nâng cao chất lƣợng giáo dục học sinh cũng nhƣ để thực hiện tốt nhiệm vụ 
của năm học. 
2. Mục đích nghiên cứu: 
Khi chọn hƣớng nghiên cứu “ Tạo hứng thú cho học sinh thông qua trò 
chơi trong dạy học môn Ngữ văn THCS”, tôi muốn cung cấp cho học sinh 
một con đƣờng dễ dàng, hấp dẫn hơn để tiếp cận với các kiến thức trong môn 
Ngữ Văn và rèn luyện một số kĩ năng phục vụ cho hoạt động học tập của các 
em. Đồng thời, đề tài này cũng giúp cho bản thân tôi trau dồi thêm về khả năng 
tự học, tự tìm tòi của bản thân giúp bài dạy của mình sinh động, hấp dẫn hơn. 
Bên cạnh đó, tôi còn hƣớng tới mục đích để trao đổi với đồng nghiệp để cùng 
nhau bổ khuyết, xây dựng cho giải pháp càng hoàn thiện hơn trong quá trình 
giảng dạy. 
Tạo hứng thú cho học sinh thông qua trò chơi trong dạy học môn Ngữ văn THCS 
3 
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 
3.1. Lí luận: 
- Đổi mới phƣơng pháp dạy học. 
- Phƣơng pháp tổ chức các trò chơi trong dạy học môn Ngữ văn. 
3.2. Thực tiễn: 
Nghiên cứu qua các bài học ở khối lớp 6,8,9 
Tạo hứng thú cho học sinh thông qua trò chơi trong dạy học môn Ngữ văn THCS 
4 
II. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI 
1. Cơ s í u n c a vấn đề: 
Nhƣ chúng ta đã biết, ngày 24/01/2002, Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào 
tạo đã ký và cho ban hành Quyết định số 03/2002/QĐ-BGD&ĐT. Môn Ngữ văn 
đƣợc triển khai dạy học theo nguyên tắc tích hợp (Văn học - Tiếng Việt - Tập 
làm văn) nhằm phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh. Trong những năm 
gần đây, vấn đề này lại càng đƣợc chú trọng. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 của 
BCH TW Đảng khoá VIII nêu rõ: “Đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, 
khắc phục lối truyền thụ một chiều rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của 
người học”, “phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực tự giác, chủ 
động, sáng tạo của người học, bồi dưỡng lòng say mê học tập và ý chí vươn 
lên”. 
Bên cạnh đó nhƣ tôi đã trình bày ở phần trên: Giáo viên tuy có ý thức đổi 
mới phƣơng pháp dạy học nhƣng nhìn chung vẫn còn chịu nhiều ảnh hƣởng của 
phƣơng pháp dạy học truyền thống. Điều này gây tác động không nhỏ đến việc 
tiếp nhận tri thức một cách thụ động của học sinh. Học sinh nhƣ trở thành một 
cỗ máy tiếp nhận chứ không chủ động, sáng tạo. Trong khi việc dạy Ngữ văn 
hiệu quả lại có những đòi hỏi cao. Dạy văn không chỉ là truyền thụ kiến thức mà 
còn phải hay, phải lôi cuốn học sinh, làm cho học sinh thích thú, say mê học tập. 
Đây là môn học kết tinh nhiều giá trị văn hoá của dân tộc cũng nhƣ của nhân 
loại, là môn học có ý nghĩa trong việc hình thành phát triển nhân cách cho học 
sinh và rèn luyện những kỹ năng cơ bản cần thiết cho các em. Mặt khác đây là 
môn học nghệ thuật kích thích trí tƣởng tƣợng bay bổng, sáng tạo của các em 
học sinh. Điều này lại làm cho việc giảng dạy môn Ngữ văn càng khó hơn. 
2. Thực trạng vấn đề: 
Thực tế chúng ta thấy rằng, càng ngày số lƣợng học sinh học giỏi bộ môn 
Ngữ văn càng ít bởi lẽ các em vẫn còn thấy chƣa hứng thú với việc học bộ môn 
này. Các em thấy rằng việc học Ngữ văn là quá nặng nề vì phải học thuộc lòng 
nhiều, phải ghi nhiều trong quá trình học tập. Chính điều này đòi hỏi phải có 
những phƣơng pháp cải tiến trong việc dạy và học Ngữ văn. Đây là yêu cầu bức 
thiết đƣợc đặt ra đối với những giáo viên giảng dạy bộ môn này. 
Trƣớc thực trạng đó, tôi rất băn khoăn và trăn trở là làm sao cho học sinh 
của mình học tập tiến bộ môn Ngữ văn hơn? Làm sao cho các em yêu thích môn 
học này hơn? Để giải quyết đƣợc điều này, tôi đã phân tích, nghiên cứu và sáng 
Tạo hứng thú cho học sinh thông qua trò chơi trong dạy học môn Ngữ văn THCS 
5 
tạo trong việc vận dụng phƣơng pháp vào giảng dạy, tạo cho mỗi tiết dạy Ngữ 
văn trở thành những tiết học mà học sinh mong đợi. 
 Trong những năm giảng dạy vừa qua, tôi cũng đã tiến hành áp dụng một số 
phƣơng pháp vào việc giảng dạy bộ môn Ngữ văn trong đó việc tổ chức, vận 
dụng trò chơi trong dạy học đã đạt đƣợc kết quả nhƣ mong đợi. Đó là học sinh 
càng yêu thích môn học này hơn và kết quả học tập càng cao hơn. 
Từ những thực tế đó, tôi đã rút ra đƣợc những kinh nghiệm nho nhỏ đó là 
sử dụng phƣơng pháp “tổ chức trò chơi trong dạy học môn Ngữ văn THCS” sẽ 
tạo cho học sinh có hứng thú trong tiết học, các em sẽ tiếp thu bài học một cách 
chủ động và dễ dàng hơn. Mong rằng kinh nghiệm của tôi đƣợc sự đón nhận của 
đồng nghiệp. Mong sao kinh nghiệm đó cũng sẽ giúp chất lƣợng giáo dục ngày 
càng đạt hiệu quả cao hơn. 
3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: 
Từ thực trạng học tập môn Ngữ văn chƣa đạt hiệu quả cao, tôi đã tiến 
hành phƣơng pháp hoạt động nhóm và tổ chức trò chơi trong quá trình giảng 
dạy. Tuy nhiên để làm đƣợc điều này, đòi hỏi ngƣời giáo viên phải nghiên cứu 
kỹ các tiết dạy để từ đó có định hƣớng lựa chọn các hình thức tổ chức hoạt động 
trò chơi cho thích hợp. Nhƣng về cơ bản, việc tổ chức trò chơi trong dạy học 
môn Ngữ văn đƣợc thực hiện nhƣ sau: 
 3.1. Chuẩn bị: 
 - Giáo viên: Đọc và tìm hiểu nội dung bài học để lựa chọn trò chơi cho phù 
hợp với tiết dạy. Hƣớng dẫn thể lệ, cách thực hiện trò chơi (tuỳ thuộc vào từng 
trò chơi để đƣa ra luật chơi). 
 - Học sinh: Nắm chắc thể lệ trò chơi do giáo viên đƣa ra để tuân thủ thực hiện 
một cách nghiêm ngặt và đúng quy tắc. Nếu là trò chơi mang tính chất tập thể 
thì đòi hỏi mỗi thành viên phải có tinh thần trách nhiệm và ý thức cao khi tham 
gia chơi. 
3.2. Tiến hành: 
Tùy thuộc vào từng trò chơi để có cách thức tiến hành phù hợp nhƣng 
nhìn chung học sinh sẽ là ngƣời chủ động chơi và trong quá trình chơi giáo viên 
sẽ là ngƣời cố vấn để các em vừa chơi vừa tiếp thu hoặc củng cố đƣợc kiến 
thức. 
Tất cả những vấn đề tôi đã trình bày trên cũng chỉ là lý thuyết. Để thấy 
đƣợc kết quả cụ thể, bản thân tôi đã tiến hành thực hiện cụ thể nhiều tiết dạy có 
sử dụng trò chơi để tạo hứng thú cho học sinh trong tiết dạy. 
3.2.1. Trò chơi điền bảng (kết hợp với hoạt động nhóm): 
 * Đặc điểm: 
Tạo hứng thú cho học sinh thông qua trò chơi trong dạy học môn Ngữ văn THCS 
6 
Trò chơi này dùng trong những giờ ôn tập. Thay bằng việc cho học sinh 
lập bảng thống kê kiến thức bình thƣờng, ta có thể làm thành những thẻ (tờ 
phiếu) kiến thức, sau đó phát cho nhóm và yêu cầu các nhóm học sinh dùng thẻ 
này để điền vào ô trống trên bảng thống kê. Mục tiêu cuối cùng là giúp học sinh 
thống kê đƣợc kiến thức. Cách này nhẹ nhàng mà huy động đƣợc sự tham gia 
của cả lớp. 
* Chuẩn bị: 
 Giáo viên làm một bảng tổng kết trong đó chỉ có đề mục và các tiêu chí thống 
kê. Phần nội dung các ô trong bảng sẽ đƣợc chuyển thành các thẻ, các thẻ này 
phát cho các nhóm. 
* Ví dụ: 
 Tiết 38: ÔN TẬP TRUYỆN KÝ VIỆT NAM (Ngữ văn 8) 
 - Trong phần lập bảng thống kê các văn bản truyện ký Việt Nam, ta giữ lại các 
ô: 
Tên các tác phẩm, thứ tự, tác giả, tác phẩm, thể loại, năm sáng tác, 
phƣơng thức biểu đạt, nội dung chủ yếu, đặc điểm nghệ thuật. Các ô nội dung 
khác bỏ trống để học sinh dán thẻ kiến thức. 
TT 
Tác phẩm, 
tác giả 
T.loại 
Năm 
sáng 
tác 
PTBĐ Nội dung 
chủ yếu 
Đặc sắc 
nghệ 
thuật 
1 Tôi đi học 
(Thanh Tịnh) 
2 Trong lòng mẹ 
(Nguyên Hồng) 
3 Tức nƣớc vỡ bờ 
(Ngô Tất Tố) 
4 Lão Hạc 
 ( Nam Cao) 
- Các nhóm học sinh nhận thẻ kiến thức và tiến hành trao đổi thảo luận để tìm và 
đƣa ra những thẻ kiến thức phù hợp với các ô trống. 
- Đại diện các nhóm học sinh lên trình bày và dán phiếu vào bảng tổng kết. 
- Nhóm nào dán đúng thì tất cả thành viên sẽ đƣợc khen. 
Tạo hứng thú cho học sinh thông qua trò chơi trong dạy học môn Ngữ văn THCS 
7 
TT 
Tác phẩm, 
tác giả 
T.loại 
Năm 
sáng 
tác 
PTBĐ Nội dung 
chủ yếu 
Đặc sắc 
nghệ thuật 
1 Tôi đi học 
(Thanh 
Tịnh) 
Truyện 
ngắn 
1941 Tự sự, 
biểu 
cảm 
Những kỷ niệm 
trong sáng về 
ngày đầu tiên 
đến 
trƣờng. 
Tự sự kết hợp 
với trữ tình; kể 
chuyện kết hợp 
miêu tả và biểu 
cảm, đánh giá; 
những hình ảnh 
so sánh mới mẻ 
và gợi cảm. 
2 Trong 
lòng mẹ 
(Nguyên 
Hồng) 
Hồi kí 
(trích) 
1940 Tự sự, 
biểu 
cảm 
Nỗi đau của chú 
bé mồ côi và 
tình yêu thƣơng 
mẹ của chú bé. 
Văn hồi ký chân 
thực, trữ tình 
thiết tha 
3 Tức nƣớc 
vỡ bờ 
(Ngô Tất 
Tố) 
Tiểu 
thuyết 
(trích) 
1939 Tự sự Phê phán chế độ 
tàn ác bất nhân 
và ca ngợi vẻ 
đẹp tâm hồn, sức 
sống tiềm tàng 
của ngƣời phụ 
nữ nông thôn. 
Khắc hoạ nhân 
vật và miêu tả 
hiện thực một 
cách chân thực, 
sinh động. 
4 Lão Hạc 
 ( Nam 
Cao) 
Truyện 
ngắn 
(trích) 
1943 Tự sự, 
biểu 
cảm 
Số phận bi thảm 
của ngƣời nông 
dân cùng khổ và 
nhân phẩm cao 
đẹp của họ. 
Nhân vật đƣợc 
đào sâu tâm lý, 
cách kể chuyện 
tự nhiên, linh 
hoạt, vừa chân 
thực vừa đậm 
chất triết lý và 
trữ tình. 
3.2.2. Trò chơi: Đọc thơ (hoạt động cá nhân): 
 * Đặc điểm: 
Học sinh thƣờng sợ đọc thuộc lòng các bài thơ hay đoạn thơ. Nhƣng với trò chơi 
này sẽ giúp học sinh hứng thú hơn và thuộc thơ nhanh hơn. Hoạt động này nên 
sử dụng sau những tiết học xong bài thơ hoặc ca dao. 
 * Chuẩn bị. 
Tạo hứng thú cho học sinh thông qua trò chơi trong dạy học môn Ngữ văn THCS 
8 
 - Sau khi học xong bài thơ, giáo viên cho học sinh nhẩm lại bài thơ. 
 - Học sinh nhẩm lại các câu thơ trong bài thơ vừa học xong. 
 * Ví dụ: 
TIẾT 117: VIẾNG LĂNG BÁC CỦA VIỄN PHƢƠNG (Ngữ văn 9) 
 - Sau khi học xong bài thơ này, giáo viên cho học sinh nhẩm lại và sau đó tiến 
hành thực hiện trò chơi. 
 - Giáo viên đọc trƣớc một câu: 
 “ Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”. 
 - Sau đó yêu cầu học sinh đọc câu thơ tiếp theo: 
 “Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát”. 
 - Học sinh vừa đọc xong thì có quyền chỉ định một bạn bất kỳ trong lớp đọc 
tiếp các câu còn lại của bài thơ . 
 - Tƣơng tự thực hiện cho đến khi hết bài thơ hoặc có yêu cầu dừng của giáo 
viên. 
 - Bạn nào đọc sai sẽ làm một hoạt động do lớp hoặc giáo viên yêu cầu. 
 3.2.3. Trò chơi: Thuyết minh biểu tượng (hoạt động nhóm): 
 * Đặc điểm: 
 Trò chơi này kích thích khả năng sáng tạo, trí tƣởng tƣợng và khả năng diễn 
đạt của học sinh. Nó cũng đơn giản, thích hợp với nhiều giờ học tập làm văn. 
Mục đích chủ yếu của trò chơi này là kỹ năng làm văn, đặc biệt là đối với văn 
thuyết minh. 
 * Cách tiến hành: 
 - Giáo viên chia học sinh thành các nhóm (4-10 học sinh, trong đó nên có một 
số học sinh có năng khiếu về hội hoạ). 
 - Mỗi nhóm sẽ vẽ một bức tranh biểu tƣợng trong khoảng thời gian quy định 
sau đó thuyết minh ý nghĩa của nó. 
 - Từng nhóm lên thuyết trình về biểu tƣợng của nhóm mình. 
 - Các nhóm khác đặt câu hỏi phản biện với nhóm thuyết trình. 
 - Giáo viên cần tìm ra một ban giám khảo: Giáo viên và một số học sinh trong 
lớp. 
 -> Lƣu ý: Trò chơi này do học sinh thực hiện theo ý tƣởng riêng của nhóm, cho 
nên ban giám khảo cần nhìn nhận và đánh giá cho phù hợp, không nên đánh giá 
theo ý kiến chủ quan. Với dạng trò chơi này thì cũng có thể áp dụng cho học 
sinh làm đồ vật sau đó thuyết trình. 
 * Ví dụ: 
 TIẾT 54 - LUYỆN NÓI: THUYẾT MINH VỀ MỘT THỨ ĐỒ DÙNG. 
(Ngữ văn 8) 
Tạo hứng thú cho học sinh thông qua trò chơi trong dạy học môn Ngữ văn THCS 
9 
 - Giáo viên chia học sinh thành các nhóm và yêu cầu mỗi nhóm vẽ một đồ vật 
bất kỳ trong gia đình và giới thiệu về đồ vật đó. 
 - Các nhóm sẽ vẽ đồ vật theo ý thích và thuyết trình về đặc điểm, công dụng 
của đồ vật đó trong gia đình. 
 - Khi trình bày, giáo viên nên cho học sinh treo tranh lên và giới thiệu. 
 3.2.4. Trò chơi: Ô chữ (hoạt động nhóm hoặc cá nhân): 
 * Đặc điểm: 
Trò chơi này khá quen thuộc và đã đƣợc áp dụng nhiều nhƣng nó lại đƣợc 
sự đón nhận rất nhiệt tình và hứng khởi của các em học sinh. Chính vì thế, nó 
mang lại hiệu quả cũng rất cao. Trò chơi này thích hợp với một giờ văn học hoặc 
tiếng Việt. 
 *Chuẩn bị: 
 - Giáo viên hoặc học sinh soạn ra một bảng ô chữ cùng các câu hỏi đi kèm 
tƣơng ứng với kiến thức của các ô hàng ngang cần thực hiện. Từ gợi ý của các ô 
hang ngang, học sinh dần dần tìm ra nội dung của ô hàng dọc – Đây là ô chính 
mà nội dung của nó có tầm quan trọng đối với bài học mà học sinh cần nắm 
chắc và ghi nhớ đƣợc. 
 - Bảng ô chữ này có thể chuẩn bị từ bảng phụ. Để trò chơi mới lạ hơn, giáo 
viên yêu cầu học sinh tự làm hoặc có thể áp dụng công nghệ thông tin để tạo ra 
phần mềm trò chơi. 
 * Ví dụ: 
TIẾT 26 - TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU (Ngữ văn 9) 
 - Dạy xong bài này, giáo viên cho học sinh tham gia vào trò chơi. Giáo viên 
chia ra nhóm hoặc cá nhân. 
 - Yêu cầu cầu của trò chơi: Học sinh nắm đƣợc những nội dung cơ bản về tác 
giả Nguyễn Du và tác phẩm truyện Kiều cũng nhƣ các nhân vật trong truyện. 
Đặc biệt, khi kết thúc trò chơi học sinh phải nắm đƣợc một trong hai giá trị lớn 
của Truyện Kiều đó là “giá trị nhân đạo”. 
 - Giáo viên treo bảng phụ và lần lƣợt nêu ra các câu hỏi cho các nhóm thực 
hiện, bắt đầu từ nhóm 1. Các nhóm có quyền lựa chọn ô hàng ngang. Nếu nhóm 
nào không trả lời đƣợc theo thời gian quy định thì phải nhƣờng lƣợt cho nhóm 
khác tiếp tục trò chơi. 
 - Nhóm nào tìm đƣợc kiến thức ở ô hàng ngang thì đƣợc cộng điểm, tìm đƣợc 
ô hàng dọc khi chƣa giải hết ô hàng ngang sẽ là đội thắng cuộc. 
 - Cụ thể: Bảng ô chữ, câu hỏi và đáp án nhƣ sau: 
+ Bảng ô chữ: 
Tạo hứng thú cho học sinh thông qua trò chơi trong dạy học môn Ngữ văn THCS 
10 
1 
2 
3 
4 
5 
6 
7 
8 
9 
10 
11 
12 
13 
+ Câu hỏi: 
Hàng ngang 1. Tác giả của “Truyện Kiều” là ai? 
Hàng ngang 2. Thuý Kiều phải làm gì khi gia đình bị vu oan, cha bị bắt. 
Hàng ngang 3. Từ Hải đã giúp Thuý Kiều làm gì? 
Hàng ngang 4. Em gái của Thuý Kiều tên là gì? 
Hàng ngang 5. Khi đi du xuân, Thuý Kiều đã gặp và phải lòng ai? 
Hàng ngang 6. Ai là ngƣời đến mua Thuý Kiều? 
Hàng ngang 7. Đây là quê hƣơng của tác giả Nguyễn Du. 
Hàng ngang 8. Nguyễn Du có tên hiệu là gì? 
Hàng ngang 9. Năm 1965, Nguyễn Du đƣợc công nhận là: 
Hàng ngang 10. Truyện Kiều đƣợc viết dựa trên tác phẩm nào? 
Hàng ngang 11. Nguyễn Du đƣợc coi là? 
Hàng ngang 12. Phần cuối trong phần tóm tắt của Truyện Kiều có tên là gì? 
Hàng ngang 13. Truyện Kiều còn có tên gọi khác là gì? 
+ Đáp án: 
1 N G U Y E N D U 
2 B A N M I N H 
3 B A O A N B A O O A N 
4 T H U Y V A N 
5 K I M T R O N G 
6 M A G I A M S I N H 
Tạo hứng thú cho học sinh thông qua trò chơi trong dạy học môn Ngữ văn THCS 
11 
7 H A T I N H 
8 T H A N H H I E N 
9 D A N H N H A N V A N H O A 
10 K I M V A N K I E U T R U Y E N 
11 D A T H I H A O 
12 D O A N T U 
13 D O A N T R U O N G T A M T H A N H 
3.2.5. Trò chơi: đóng vai ( hoạt động tập thể) 
* Đặc điểm: 
Trò chơi này luôn đƣợc học sinh đón nhân nhiệt tình và hứng khởi bởi các 
em đƣợc hóa thân vào các nhân vật trong các tác phẩm truyện và cảm nhận đƣợc 
diễn biến tâm lí của nhân vật một cách sâu sắc hơn và cũng tự nhiên tiếp nhận 
nội dung của văn bản một cách nhanh nhất nhƣng quan trọng hơn cả là phần sau 
đó khi các em đã đóng vai các nhân vật các em sẽ bày tỏ ý kiến về các nhân vật 
đó hoặc nội dung cốt truyện mà các em đã diễn lại. Chính từ điều này, trò chơi 
sắm vai mang lại hiệu quả cũng rất cao. Trò chơi này thích hợp với một giờ Văn 
học hoặc đôi khi có thể áp dụng trong giờ tiếng Việt ( ví dụ khi dạy chủ đề hội 
thoại trong chƣơng trình Ngữ văn lớp 8). 
 *Chuẩn bị: 
- Giáo viên hoặc học sinh chuyển thể văn bản văn học thành kịch bản có lời 
thoại, hoặc tự nghĩ ra những đoạn đối thoại sau đó nhẩm thuộc lời thoại và tiến 
hành các hành động phù hợp. 
- Giáo viên hoặc học sinh sẽ nghĩ ra những câu hỏi phù hợp với đoạn tiểu phẩm 
mà các bạn đã sắm vai. 
- Học sinh sẽ chuẩn bị tâm thế để trả lời những câu hỏi sau phần diễn của các 
bạn. 
 * Ví dụ: 
TIẾT 45: 
Ý NGHĨA CỦA NHỮNG BÀI HỌC NGỤ NGÔN TRONG CUỘC SỐNG 
( Ngữ văn 6) 
GV: Ở tiết trƣớc cô đã giao nhiệm vụ cho nhóm 2 xây dựng 1 tình huống liên 
quan đến một trong các truyện ngụ ngôn mà chúng ta đã đƣợc tìm hiểu ở tiết học 
trƣớc. Cô mời phần thể hiện của nhóm hai 
Nhóm hai đóng một vở kịch gồm 3 nhân vật. 
Nội dung: 
Bác Thắng là một ngƣời có tính tự cao tự đại, luôn luôn cho rằng việc gì mình 
cũng biết và chảng cần ai chỉ bảo. 
Tạo hứng thú cho học sinh thông qua trò chơi trong dạy học môn Ngữ văn THCS 
12 
Hai bạn nhỏ Lan và Mai là hai học sinh giỏi và cũng là hàng xóm, sát vách nhà 
bác Thắng. 
Một lần, hai bạn đang trừ sâu bệnh cho vƣờn nhà mình thì bác Thắng cũng đang 
làm vƣờn. 
Lan: Bác ơi! Bác có cần chúng cháu giúp gì không ạ? 
Bác Thắng: Xời, chúng mày thì biết gì mà giúp. Thôi, đi chỗ khác chơi cho rảnh 
tay tao còn đang bận diệt sâu cho cây đây. Dạo này sâu nhiều quá, nó cắn phá 
kinh khủng, cây chẳng lên nổi. Thôi, đi chỗ khác chơi, nhanh. 
Lan quay sang Mai: Chúng mình vừa học về các biện pháp diệt sâu tự nhiên mà 
không cần dùng thuốc đúng không? Hay mình bảo cho bác ấy. 
Mai: Bác ơi! Chúng cháu biết cách diệt sâu hại, chúng cháu đƣợc học rồi mà. 
Bác Thắng: Học đƣợc tí chữ ra vẻ ta đây. Tao làm vƣờn cả đời rồi mà còn không 
biết à! Không khiến, đi chỗ khác chơi. 
Hai bạn đành tiếp tục việc trong vƣờn nhà mình. 
Một tuần sau, sâu bệnh lây ra cả khu vƣờn và vụ mùa thất thu tỏng khi đó thấy 
vƣờn của nhà hai chị em Mai và Lan vẫn rất tƣơi tốt, bác Thắng thấy hối hận. 
Sau khi học sinh diễn xong, giáo viên hỏi: 
(?) Trong tình huống có những nhân vật nào? Em có nhận xét gì về các nhân vật 
trong tiểu phẩm mà các bạn vừa diễn? 
(?) Với những nét tính cách đó ông hàng xóm đã phải chịu hậu quả ntn? 
(?) Con thấy tính cách của nhận vật Thắng giống với tính cách của nhân vật nào 
trong truyện ngụ ngôn mà chúng ta đã học? 
(?) Theo em có cách nào để ông hàng xóm ấy tránh đƣợc hậu quả trên không? 
GV chốt 
 Các con ạ! Trong cuộc sống chúng ta không nên chủ quan, kiêu ngạo mà phải 
biết khiêm tốn học hỏi , mở mang tầm hiểu biết. Nếu chúng ta coi thƣờng những 
đối tƣợng xung quanh thì sẽ có lúc chúng ta chịu những hậu quả đáng tiếc nhƣ 
con ếch trong câu chuyện “Ếch ngồi đáy giếng” mà chúng ta đã đƣợc tìm hiểu. 
4. Hiệu quả c a sáng kiến kinh nghiệm: 
 Qua thời gian giảng dạy, đặc biệt là những tiết có sự vận dụng phƣơng pháp 
tổ chức trò chơi trong dạy học, tôi nhận thấy kết quả đạt đƣợc rất đáng khích lệ. 
Cụ thể: Qua quá trình áp dụng những trò chơi vào các tiết dạy học Ngữ văn ở 
THCS, tôi nhận thấy rằng: Trò chơi là một hoạt động bổ trợ cho việc dạy Ngữ 
văn. Hoạt động này thiên về chơi nên nó xoá đi sự nặng nề. Học sinh đƣợc tiếp 
nhận nhiều kiến thức, kỹ năng qua những hoạt động dễ dàng, gây hứng thú. 
Chính vì lẽ đó mà những học sinh đã đƣợc học qua những tiết dạy có áp dụng 
Tạo hứng thú cho học sinh thông qua trò chơi trong dạy học môn Ngữ văn THCS 
13 
trò chơi không chỉ có cơ hội tìm hiểu, ôn tập kiến thức mà còn thể nghiệm hành 
vi, rèn luyện kỹ năng, sự tƣ duy, phản ứng nhanh. Các em đƣợc rèn khả năng 
quyết định lựa chọn các phƣơng án đúng, cách giải quyết tình huống hợp lí. Đây 
là bài học thực tế trƣớc khi học sinh rút ra kết luận, lý thuyết trừu tƣợng. Trò 
chơi cũng là biện pháp tăng cƣờng sự phấn đấu tích cực trong từng cá nhân hoặc 
trong nhóm học sinh. Tổ chức trò chơi theo nhóm còn giúp tăng cƣờng hoạt 
động làm việc nhóm, từ đó phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh. 
Nhƣ vậy so với thời điểm mà tôi chƣa áp dụng phƣơng pháp hoạt động 
nhóm và tổ chức trò chơi trong giảng dạy môn Ngữ văn, tôi nhận thấy rằng: nếu 
nhƣ trƣớc đây các em học sinh có vẻ rất lo ngại mỗi khi đến tiết Ngữ văn thì b

Tài liệu đính kèm:

  • pdftao_hung_thu_cho_hoc_sinh_thong_qua_tro_choi_trong_day_hoc_m.pdf