Giáo viên: Phương châm về cách thức yêu cầu: tránh tối nghĩa, tránh lưỡng nghĩa, tránh dông dài, tránh lộn xộn.
H: Nêu ví dụ.
- Vậy, từ đây em hãy cho biết mẫu truyện cười “Lời cha dặn” ở phần Dẫn vào bài vi phạm phương châm hội thoại nào? Vì sao?
H: Vi phạm P/c cách thức, vì lời nói ngập ngừng, đứt quãng khiến vấn đề trở nên mơ hồ, khó hiểu.
Bài tập làm thêm: Đọc truyện cười sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
NÓI CÓ ĐẦU CÓ ĐUÔI
Một lão chủ dặn anh đầy tớ:
- Mày ăn nói cộc lốc, người ta cười cả tao. Từ này về sau, hễ nói gì thì phải nói có đầu có đuôi, nghe chưa!
Một hôm, lão ăn mặc chỉnh tề, ngồi hút thuốc. Anh đầy tớ chợt chắp tay, thưa:
- Bẩm ông
- Cái gì? – Lão chủ hỏi
- Bẩm ông, con tằm nó ăn lá dâu
- Nghĩa là làm sao?
- Bẩm ông, con tằm nó ăn lá dâu, nó nhã ra tơ. Người ta mang ra chợ bán. Người Trung Quốc mua tơ đem về kéo sợi, dệt thành the, rồi mang the sang bán cho ta. Ông mua the về may áo. Hôm nay, ông mặc áo vào, rồi ông ngồi hút thuốc
- Thế thì sao?
- Vâng con xin nói ngay đây ạ: Tàn thuốc rơi vào áo ông. Áo ông đang cháy đấy ạ!
Lão chủ giật mình nhìn xuống thì áo đã cháy một miếng to bằng bàn tay rồi.
m lịch sự trong hoạt động giao tiếp. - Nhận biết và phân tích cách sử dụng phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự trong một tình huống giao tiếp cụ thể. 3. Tư tưởng, thái độ: Có ý thức sử dụng phương châm hội thoại trong giao tiếp. 4. Định hướng hình thành, phát triển năng lực và phẩm chất: a. Phẩm chất: - Yêu nước: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. - Nhân ái: Nêu cao tinh thần học hỏi, giúp đỡ bạn bè trong vấn đề học tập. - Chăm chỉ: Chăm học, ham học, có tinh thần tự học; chăm làm, nhiệt tình tham gia các công việc trong lớp, trường, gia đình, cộng đồng, có ý thức vượt khó trong công việc. - Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong học tập và làm việc; tôn trọng lẽ phải; lên án sự gian lận. - Trách nhiệm: Bảo vệ bản thân, gia đình, xã hội, . b. Năng lực chung: - Năng lực tự học: HS nghiên cứu tài liệu: SGK, mạng, các kênh thông tin khác trong đời sống. - Năng lực giải quyết vấn đề: HS tiếp nhận được tình huống học tập và có phản ứng tích cực khi trả lời các câu hỏi vận dụng. - Năng lực tư duy sáng tạo: HS đặt ra được nhiều câu hỏi đối với bài học, ví dụ như: Phương châm quan hệ có yêu cầu như thế nào? Khi sử dụng phương châm này cần chú ý điều gì?, Hoặc sáng tác được mẫu chuyện, tình huống hội thoại liên quan các phương châm đã học. - Năng lực tự quản lý: HS biết phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong nhóm. - Năng lực giao tiếp: Biết lắng nghe và diễn đạt ý tưởng của mình một cách chủ động, tự tin. - Năng lực hợp tác: HS biết kết hợp với các thành viên trong nhóm để thực hiện quá trình học tập. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt trong giao tiếp phù hợp với từng nội dung học tập cụ thể do GV định hướng đặt ra. Năng lực chuyên biệt: - Năng lực đọc – hiểu văn bản: Hiểu được vấn đề mà văn bản hướng đến. - Năng lực thực hành: Vận dụng kiến thức lý thuyết để luyện tập đối với từng kiểu bài cụ thể. - Năng lực nghiên cứu khoa học: Quan sát câu chuyện để phân tích, nêu ý kiến. B.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1.Giáo viên: - Máy tính, máy chiếu, loa. - Sưu tầm mẫu truyện cười. - Tư liệu liên quan bài tập. 2. Học sinh: - Soạn bài theo hướng dẫn. C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 1. Ổn định. 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu yêu cầu của phương châm về lượng, phương châm về chất và nêu ví dụ minh họa. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN & HỌC SINH NỘI DUNG CẦN ĐẠT HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS khi bước vào bài học mới. Định hướng phát triển năng lực giao tiếp, giải quyết vấn đề. Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thuyết trình Kỹ thuật: Động não Hình thức tổ chức: làm việc cá nhân, đặt vấn đề Đọc mẫu chuyện sau và trả lời câu hỏi bên dưới: LỜI CHA DẶN Ở làng nọ có một người con xưa nay vốn vâng lời cha mẹ. Nhưng mọi người lấy làm lạ là sau khi người cha mất, người con ấy lại sinh ra nghiện ngập, uống rượu, đánh bạc, thậm chí còn ăn trộm nữa. Hỏi tại sao lại sinh ra đổ đốn như vậy, anh ta buồn rầu trả lời: - Trước khi mất, cha tôi có dặn: “Đừng uống chè. Uống rượu con nhé! Đừng ăn cắp. Ăn trộm con nhé! Đừng đánh cờ. Đánh bạc con nhé!” Thì ra lúc gần tắt hơi, lời trăng trối của người cha bị đứt quãng, làm cho người con hiểu ý theo sự tắt hơi ấy. Vốn lời dặn là: “Đừng uống chè, uống rượu con nhé! Đừng ăn cắp, ăn trộm con nhé! Đừng đánh cờ, đánh bạc con nhé!” GV hỏi: - Trong câu chuyện trên, vì sao người con hiểu sai ý của cha? HS: Lời nói ngập ngừng của cha trước khi mất vô tình làm con mơ hồ, khó hiểu và thực hiện sai lời cha dặn. Giáo viên: Vậy, cách nói của người cha liên quan đến phương châm hội thoại nào? Cô cùng các em sẽ tìm hiểu ở tiết học hôm nay. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Mục tiêu: Nắm được yêu cầu của phương châm quan hệ, cách thức và lịch sự. Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm, thuyết trình. Kỹ thuật: Động não. Định hướng phát triển năng lực tự học, giao tiếp, giải quyết các vấn đề, tự quản, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ. Hình thức tổ chức: Làm việc nhóm, làm việc cá nhân. H: Đọc ví dụ ở sgk. - Thành ngữ “Ông nói gà bà nói vịt” chỉ tình huống hội thoại như thế nào? Hậu quả của tình huống trên là gì? H: trình bày. - Điều gì sẽ xảy ra khi xuất hiện những tình huống hội thoại như vậy? H: Nếu xuất hiện những tình huống hội thoại như thế thì con người sẽ khó giao tiếp được và những hoạt động của xã hội sẽ trở lên rối loạn. - Vậy khi giao tiếp, ta cần chú ý điều gì? H: trình bày. Chốt , ghi bảng. H: Kể một số ví dụ liên quan phương châm trên. Giảng thêm: Nói vào đề là phương châm quan hệ, tức là nói về những gì hai bên hội thoại đang quan tâm. Đề là chủ đề của một cuộc thoại. Khi muốn từ chủ đề này sang chủ đề khác, người nói cần phải có sự thương lượng với người đối thoại, ít nhất là bằng những lời: À này..; Nhân thể cũng xin nói,..;còn việc này nữa.. Nếu không báo trước thì dễ bị nhắc nhở: Nói chuyện này cho xong đã hoặc đánh trống lảng.. Chuyển ý: Bên cạnh phương châm quan hệ thì trong giao tiếp phương châm cách thức yêu cầu như thế nào, chúng ta cùng sang phần tiếp theo. Thảo luận theo bàn : 3 phút. - Thành ngữ “ Dây cà ra dây muống” và “Lúng búng như ngậm hột thị” trên dùng để chỉ cách nói như thế nào? Hậu quả của cách nói đó? H: - Dây cà ra dây muống: nói dài dòng, rườm rà; Lúng búng như ngậm hột thị: nói ấp úng, không thành lời, không rành mạch.=> Người nghe khó hiểu, kết quả giao tiếp không đạt như mong muốn. - Từ đó, em hãy cho biết trong giao tiếp, ta cần chú ý điều gì? H: trình bày. Chốt , ghi bảng. Giáo viên: Phương châm về cách thức yêu cầu: tránh tối nghĩa, tránh lưỡng nghĩa, tránh dông dài, tránh lộn xộn. H: Nêu ví dụ. - Vậy, từ đây em hãy cho biết mẫu truyện cười “Lời cha dặn” ở phần Dẫn vào bài vi phạm phương châm hội thoại nào? Vì sao? H: Vi phạm P/c cách thức, vì lời nói ngập ngừng, đứt quãng khiến vấn đề trở nên mơ hồ, khó hiểu. Bài tập làm thêm: Đọc truyện cười sau và trả lời câu hỏi bên dưới: NÓI CÓ ĐẦU CÓ ĐUÔI Một lão chủ dặn anh đầy tớ: - Mày ăn nói cộc lốc, người ta cười cả tao. Từ này về sau, hễ nói gì thì phải nói có đầu có đuôi, nghe chưa! Một hôm, lão ăn mặc chỉnh tề, ngồi hút thuốc. Anh đầy tớ chợt chắp tay, thưa: - Bẩm ông - Cái gì? – Lão chủ hỏi - Bẩm ông, con tằm nó ăn lá dâu - Nghĩa là làm sao? - Bẩm ông, con tằm nó ăn lá dâu, nó nhã ra tơ. Người ta mang ra chợ bán. Người Trung Quốc mua tơ đem về kéo sợi, dệt thành the, rồi mang the sang bán cho ta. Ông mua the về may áo. Hôm nay, ông mặc áo vào, rồi ông ngồi hút thuốc - Thế thì sao? - Vâng con xin nói ngay đây ạ: Tàn thuốc rơi vào áo ông. Áo ông đang cháy đấy ạ! Lão chủ giật mình nhìn xuống thì áo đã cháy một miếng to bằng bàn tay rồi. ( Truyện cười) -Thành ngữ nói có đầu có đuôi liên quan đến phương châm hội thoại nào? Người đầy tớ có tuân thủ phương châm này không? Hậu quả của việc ấy ra sao? Trả lời: Phương châm cách thức. Tuân thủ quá mức -> áo ông chủ bị cháy. Lưu ý: Khi sử dụng phương châm hội thoại cần chú ý đến hoàn cảnh giao tiếp. Chuyển ý: Có câu : “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Trong giao tiếp, ta cần phải dùng cách nói như thế nào để “được mình, vừa người”. Để hiểu được điều đó, chúng ta sẽ tìm hiểu phần III. H: Đọc mẫu chuyện “Người ăn xin” ở SGK. - Trong câu chuyện trên, tại sao ông lão ăn xin và cậu bé đều cảm thấy như mình đã nhận được từ người kia một cái gì đó? H: Ông lão ăn xin và cậu bé đều cảm nhận cái gì đó tốt đẹp của nhau vì cả hai đều có sự tôn trọng, cảm thông cho nhau. - Có thể rút ra bài học gì từ mẫu chuyện trên? H: Trình bày. Chốt , ghi bảng. H: Ví dụ Giáo viên: Nói giảm, nói tránh là cơ sở để thiết lập phương châm lịch sự. Trong giao tiếp, dù ở bất cứ địa vị nào, hoàn cảnh nào, mình phải biết thể hiện sự tôn trọng, khiêm nhường, lịch sự trong lời nói. Chuyển ý: Để khắc sâu phần lí thuyết, chúng ta sang phần luyện tập. I. Phương châm quan hệ. 1. Ví dụ: - Thành ngữ “ ông nói gà , bà nói vịt ” chỉ tình huống hội thoại trong đó mỗi người nói 1 đằng, không khớp nhau, không hiểu nhau 2.Ghi nhớ - Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề. II. Phương châm cách thức. 1.Ví dụ : - Dây cà ra dây muống: nói dài dòng, rườm rà. - Lúng búng như ngậm hột thị: nói ấp úng, không thành lời, không rành mạch. => Người nghe khó hiểu, kết quả giao tiếp không đạt như mong muốn. 2. Ghi nhớ. - Trong giao tiếp, cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch; tránh cách nói mơ hồ. - Bài tập làm thêm: Mẫu truyện cười “Nói có đầu có đuôi”. + Phương châm cách thức. + Tuân thủ quá mức -> áo ông chủ bị cháy. III. Phương châm lịch sự. 1.Ví dụ : Tìm hiểu mẫu chuyện “Người ăn xin”. 2. Ghi nhớ. - Khi giao tiếp, cần tế nhị và tôn trọng người khác. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP - Mục tiêu: Làm các bài tập để khắc sâu kiến thức lý thuyết. - Phương pháp : Thực hành. - Kỹ thuật: Động não, trình bày ý kiến cá nhân. - Định hướng phát triển năng lực tự học, giao tiếp, giải quyết các vấn đề, tư duy, sử dụng ngôn ngữ. - Hình thức tổ chức: làm việc cá nhân. H: Làm tại lớp G: Nhận xét – sửa chữa. H: Làm tại lớp G: Nhận xét – sửa chữa. H: Làm tại lớp G: Nhận xét – sửa chữa. H: Làm tại lớp G: Nhận xét – sửa chữa. IV. Luyện tập. Bài tập1: Nhận biết ý nghĩa của câu ca dao Những câu ca dao, tục ngữ đó khẳng định vai trò ngôn ngữ trong đời sống và khuyên chúng ta trong giao tiếp phải dùng lời lẽ lịch sự, nhã nhặn. Ví dụ: -Chim khôn kêu tiếng rãnh rang/ Người khôn nói tiếng nhẹ nhàng dễ nghe. - Một câu nhịn, chín điều lành. - Chó ba quanh mới nằm Người ba năm mới nói - Vàng thì thử lửa, thử than Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời. - Chẳng được miếng thịt, miếng xôi/ Cũng được lời nói cho nguôi tấm lòng. Bài tập 2: Xác định phương châm hội thoại. Phép tu từ nói giảm, nói tránh có liên quan trực tiếp đến phương châm hội thoại lịch sự. Bài tập 3: Điền từ vào chỗ trống. a, Nói mát. b, Nói hớt. c, Nói móc. d, Nói leo. e, Nói ra đầu ra đũa. Bài tập 4: Giải thích các kiểu nói: a, Khi người nói chuẩn bị hỏi về một vấn đề không đúng đề tài mà hai người đang trao đổi" Tuân thủ phương châm quan hệ. b, Người đó muốn nói một điều mà sẽ làm tổn thương thể diện của người đối thoại, nên nói như vậy để giảm nhẹ ảnh hưởng " Tuân thủ phương châm lịch sự. c, Báo cho người đối thoại biết là họ đã tuân thủ phương châm lịch sự, phải chấm dứt cách đối thoại đó ngay. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG Mục tiêu: HS biết xây dựng một tình huống hội thoại hoặc mẫu chuyện ngắn có liên quan các phương châm hội thoại vừa học và biết sử dụng các phương châm hội thoại khi giao tiếp. Phương pháp: Thực hành. Kỹ thuật: Động não. Định hướng phát triển năng lực tư duy sáng tạo, hợp tác, tự quản, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ,.. Hình thức tổ chức: Làm việc theo nhóm. *Trò chơi “ Thử làm nhà văn”. Chuẩn bị: - Cả lớp chia thành 8 đội. - Mỗi đội cử nhóm trưởng: phải là người viết chữ đẹp, nhanh. - Các thành viên còn lại cần có giấy nháp. Luật chơi như sau: - Trong thời gian 5 phút, mỗi đội phải tự xây dựng được mẫu chuyện hoặc một tình huống hội thoại ngắn liên quan đến các phương châm hội thoại vừa học . - Sau 5 phút, đại diện các đội đứng lên trình bày, đội nào sáng tác mẫu chuyện hoặc tình huống hội thoại hay, có ý nghĩa và liên quan đến phương châm hội thoại vừa học thì đội đó được nhận huy hiệu “ Những nhà văn trong tương lai” và kèm theo phần thưởng là mỗi thành viên trong đội được hai điểm cộng. HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI VÀ MỞ RỘNG Mục tiêu: HS biết tìm tòi, và sưu tầm những ví dụ liên quan phương châm hội thoại. Phương pháp: Thực hành. Kỹ thuật: Động não, trình bày ý kiến cá nhân. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự học ( tự tìm tòi, nghiên cứu qua sách, báo, mạng,..) Hình thức tổ chức: Làm việc cá nhân - Sưu tầm những tình huống hội thoại, những mẫu chuyện cười liên quan phương châm hội thoại. - Tìm đọc quyển : IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ 1. Bài vừa học: - Nêu yêu cầu của 3 phương châm vừa học. - Làm các BT còn lại trong SGK. - Sưu tầm các mẫu chuyện liên quan đến 3 phương châm trên. 2. Bài sắp học: Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh. - Xác định phương thức chủ đạo trong văn bản ở sách giáo khoa. - Tìm yếu tố thuyết minh và miêu tả. Nêu vai trò của yếu tố miêu tả. ----------------------------------------------------------------------------------------- - Minh họa 2: Tiết 136: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG ( PHẦN TIẾNG VIỆT) A.MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức : - Mở rộng vốn từ ngữ địa phương. - Hiểu những tác dụng của từ ngữ địa phương. 2. Kĩ năng : - Nhận biết một số từ ngữ địa phương, biết chuyển chúng sang từ ngữ toàn dân và ngược lại. - Sử dụng từ địa phương trong khi nói và viết có hiệu quả. 3. Tư tưởng, thái độ : Có ý thức sử dụng từ địa phương trong khi nói và viết. 4. Định hướng hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực: a. Phẩm chất: - Yêu nước: giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. - Nhân ái: nêu cao tinh thần học hỏi, giúp đỡ bạn bè trong vấn đề học tập. - Chăm chỉ: Chăm học, ham học, có tinh thần tự học; chăm làm, nhiệt tình tham gia các công việc trong lớp, trường, gia đình, cộng đồng, có ý thức vượt khó trong công việc. - Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong học tập và làm việc; tôn trọng lẽ phải; lên án sự gian lận. - Trách nhiệm: bảo vệ bản thân, gia đình, xã hội, . b. Năng lực chung: - Năng lực tự học: HS nghiên cứu tài liệu: SGK, mạng, các kênh thông tin khác trong đời sống. - Năng lực giải quyết vấn đề: HS tiếp nhận được tình huống học tập và có phản ứng tích cực khi trả lời các câu hỏi vận dụng. - Năng lực tư duy sáng tạo: Tự sáng tác được mẫu chuyện, tình huống hội thoại có sử dụng từ ngữ địa phương. - Năng lực tự quản lý: HS biết phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong nhóm. - Năng lực giao tiếp: Biết lắng nghe và diễn đạt ý tưởng của mình một cách chủ động, tự tin. - Năng lực hợp tác: HS biết kết hợp với các thành viên trong nhóm để thực hiện quá trình học tập. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt trong giao tiếp phù hợp với từng nội dung học tập cụ thể do GV định hướng đặt ra. Năng lực chuyên biệt: - Năng lực đọc – hiểu văn bản: Hiểu được vấn đề mà văn bản hướng đến. - Năng lực thực hành: Vận dụng kiến thức lý thuyết để luyện tập đối với từng kiểu bài cụ thể. - Năng lực nghiên cứu khoa học: Quan sát câu chuyện, đoạn clipđể phân tích, nêu ý kiến B.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1.Giáo viên: - Máy tính, máy chiếu, loa. - Mẫu truyện cười; bài “Dân ca Phú Yên” - Tư liệu liên quan bài tập. 2. Học sinh: - Soạn bài theo hướng dẫn. C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 1. Ổn định. 2. Kiểm tra bài cũ: - Như thế nào được gọi là nghĩa tường minh và hàm ý ? Nêu ví dụ minh họa. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN & HỌC SINH NỘI DUNG CẦN ĐẠT HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS. Định hướng phát triển năng lực giao tiếp, giải quyết vấn đề. Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thuyết trình Kỹ thuật: Động não Hình thức tổ chức: làm việc cá nhân. Kể câu chuyện : BÒ QUA SÔNG TRÂU CHẾT RẦU Có anh chàng người miền Trung mới ra làm rể ở ngoài Bắc. Một hôm, anh lùa một đàn bò đi ăn, gặp lúc nước sông quá lớn, mấy con bò con bị nước cuốn trôi. Hốt hoảng, anh chạy về, hổn hển báo với bố vợ : - Ba ơi, ba ơi, ba. Bố vợ nóng ruột hỏi : - Có chuyện gì thế? Anh thốt lên : Ba ơi, bò qua sông trâu chết rầu. Bố vợ bực mình : - Anh thật lạ, nhà mình làm gì nuôi trâu mà chết. Anh cứ nói mãi nhưng bố vợ anh không hiểu. Bố vợ có vẻ bực bội lắm. Ngay lúc ấy, vợ của anh chàng rể tới giải thích : - Không phải trâu chết đâu bố ơi. Anh ấy muốn nói : Mấy con bò qua sông bị trôi chết rồi. Bố vợ giật mình giục các con : Trời ơi, hóa ra là vậy... Đi ngay thôi ! Giáo viên hỏi : Trong câu chuyện trên, vì sao bố vợ không hiểu lời của người con rể ? H : Vì chàng rể sử dụng từ ngữ địa phương nên khiến bố vợ- người miền Bắc, hiểu nhầm . Giáo viên dẫn vào bài : Việc anh chàng rể và bố vợ không hiểu nhau là do anh chàng rể dùng từ địa phương. Qua đây, ta biết rằng cùng một vấn đề nhưng mỗi vùng miền , mỗi địa phương có thể có cách phát âm khác nhau, tạo nên những sắc thái riêng trong cách phát âm của mỗi vùng miền.Chính những sắc thái ấy đã hình thành nên từ địa phương. Một lần nữa, để khắc sâu từ ngữ địa phương, cô trò mình cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Mục tiêu: Nắm lại khái niệm từ ngữ địa phương. Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình. Kỹ thuật: Động não. Định hướng phát triển năng lực tự học, giao tiếp, giải quyết các vấn đề. Hình thức tổ chức: Làm việc cá nhân. - Từ ngữ địa phương là gì? Nêu ví dụ minh họa. H: Từ ngữ địa phương: là những từ ngữ chỉ sử dụng ở một (hoặc một số) địa phương nhất định. I. Ôn tập khái niệm từ ngữ địa phương. - Từ ngữ địa phương là những từ ngữ chỉ sử dụng ở một (hoặc một số) địa phương nhất định. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP Mục tiêu: Làm các bài tập để khắc sâu kiến thức lý thuyết. Phương pháp: Thực hành. Kỹ thuật: Động não, trình bày ý kiến cá nhân. Định hướng phát triển năng lực tự học, giao tiếp, giải quyết các vấn đề, sử dụng ngôn ngữ,.. Hình thức tổ chức: Làm việc cá nhân. - Đối chiếu các câu sau, cho biết từ "kêu" ở câu nào là từ địa phương, từ "kêu" ở câu nào là từ toàn dân. Hãy dùng cách diễn đạt khác hoặc dùng từ đồng nghĩa để làm rõ sự khác nhau đó? Giáo viên bổ sung: Kêu ở câu a có thể tương ứng với kêu, kêu gọi, kêu cứu, kêu gào, kêu thét, kêu rên, - GV gọi học sinh nêu yêu cầu. - Trong hai câu đố sau, từ nào là từ địa phương: Những từ đó tương đương với những ngôn ngữ nào trong từ toàn dân? - Có nên để cho bé Thu dùng từ ngữ toàn dân không? H: Không nên để bé Thu dùng từ ngữ toàn dân vì bé Thu sinh ra tạ địa phương đó, bé còn nhỏ, chưa có điều kiện học tập nhiều và quan hệ xã hội chưa rộng rãi, do đó chưa có thể đủ vốn từ ngữ toàn dân cần thiết thay thế cho từ địa phương của mình. - Tại sao trong lời kể chuyện của tác giả cũng có những từ ngữ địa phương? H: Trong lời kể của tác giả có một số từ ngữ địa phương để tạo sắc thái địa phương cho câu chuyện. Tuy nhiên tác giả không dùng quá nhiều từ ngữ địa phương để khỏi gây khó hiểu cho người đọc (không phải người địa phương đó). GV hỏi thêm: Việc sử dụng từ địa phương có tác dụng gì? H: Tô đậm sắc thái địa phương, tô đậm sắc thái cá nhân. - Qua các câu chuyện trên, em hãy biết đối với những trường hợp nào thì ta hạn chế hoặc không dùng từ địa phương? H: Người ở địa phương khác, khách nước ngoài, khi làm văn, Giáo viên: Ta cần sử dụng từ vựng địa phương đúng lúc đúng chỗ, đúng đối tượng giao tiếp. Khi làm văn không nên dùng từ địa phương. Bài tập 6 a: Giáo viên kể truyện cười sau: Bố ở quê ra thăm con trai ở Hà Nội. Người con đi làm. Ở nhà buồn nên ông lang thang ra phố chơi. Đang đi bỗng bị một cô gái tông xe vào mông, ông quay lại hỏi: - Răng cô đâm vào mông tôi? Cô gái đang định nói xin lỗi nhưng nghe ông già nói vậy giận dữ không thèm xin lỗi mà trợn mắt quát lại ông: - Ông già mất nết sao răng tôi có thể đâm vào mông ông được chứ? Ông già chẳng hiểu mình sai điều gì, ông vừa bị đau còn bị chửi nên ấm ức. Tối về ông kể anh con trai nghe. Anh con trai hiểu ra, liền dặn bố: - Ra ngoài này phải bố phải nói là sao, đâu, kia... chứ không được nói là răng, mô, tê bố ạ. Mỗi vùng một khác mà. Ngày khác ông lại ra phố chơi chẳng may bị vấp té gãy mất một chiếc răng, tối về ông nói với con: - Hôm nay bố ra đường bị vấp ngã, gãy mất một chiếc sao. H: lắng nghe. - Tìm những từ ngữ địa phương trong đoạn nhạc. Giáo viên: Đoạn nhạc trên đã giúp chúng ta phần nào hình dung dung được sự mộc mạc, chân chất của Phú Yên- quê hương chúng ta. Như vậy, chính từ ngữ địa phương phần nào đã làm nên vẻ đẹp mộc mạc, chân chất ấy. Hay nói đúng hơn, chính từ ngữ địa phương đã phần nào làm nên vẻ đẹp văn hóa tinh thần của quê hương, xứ sở. IV. Luyện tập. II. Luyện tập: 1.Bài 1/97: Về nhà làm. 2. Bài 2. Đối chiếu từ kêu. a. Kêu: Từ toàn dân. - Có thể thay thế bằng nói to.
Tài liệu đính kèm: