Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng phân tích và viết đoạn văn phân tích ý nghĩa nhan đề tác phẩm văn chương cho học sinh lớp 9

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng phân tích và viết đoạn văn phân tích ý nghĩa nhan đề tác phẩm văn chương cho học sinh lớp 9

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong các tiết học văn bản, trước mỗi một tác phẩm văn chương, các em

học sinh thường chú trọng đến việc phân tích nội dung tác phẩm, phân tích nhân

vật hoặc phân tích những đặc sắc nghệ thuật mà thường quên đi một bộ phận vô

cùng quan trọng trong cấu trúc của một tác phẩm hoàn chỉnh – đó là nhan đề tác

phẩm. Chính vì thế khi đứng trước một câu hỏi mang nội dung “Phân tích ý nghĩa

nhan đề của tác phẩm ” hoăc câu hỏi “Nhan đề tác phẩm có ý nghĩa gì?” Thì

đa phần các em học sinh bối rối không biết trả lời hoặc trả lời không đầy đủ, không

thấu đáo được ý nghĩa nội dung của nhan đề. Hơn nữa, việc không hiểu thấu đáo

nhan đề của tác phẩm đồng nghĩa với việc không thể hiểu và cảm thụ trọn vẹn nội

dung và tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Từ đó có thể dẫn đến việc không yêu thích

thậm chí là chán ghét tác phẩm hoặc không cần để ý đến tác phẩm đó.

Thêm vào đó, những câu hỏi về nhan đề (cấu tạo và ý nghĩa) đã từng xuất

hiện trong các đề thi Ngữ văn vào lớp 10 THPT của Sở GD-ĐT Hà Nội, những

câu hỏi ấy chiếm từ 1 đến 2 điểm trong đề thi. Nếu học sinh không hiểu hoặc

không có kĩ năng phân tích ý nghĩa nhan đề của một tác phẩm văn chương thì dễ

dàng bị mất điểm khi làm bài thi, gây ảnh hưởng lớn đến kết quả của kì thi.

Vì những lý do trên, để học sinh có cơ hội tìm hiểu thấu đáo và trọn vẹn

một tác phẩm văn chương, và để các em ôn tập tốt hơn cho kì thi vào lớp 10

THPT, trên cơ sở đã tích lũy được một vài kinh nghiệm cá nhân trong quá trình

giảng dạy tác phẩm văn chương lớp 9, tôi xin mạnh dạn đưa ra những kinh nghiệm

của mình với mong muốn được trao đổi kinh nghiệm chuyên môn với các bạn

đồng nghiệp thông qua đề tài: “ Rèn kĩ năng phân tích và viết đoạn văn phân

tích ý nghĩa nhan đề tác phẩm văn chương cho học sinh lớp 9”

pdf 24 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 04/03/2022 Lượt xem 688Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng phân tích và viết đoạn văn phân tích ý nghĩa nhan đề tác phẩm văn chương cho học sinh lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh ảnh ẩn dụ thông qua nghĩa đen. 
- Tư tưởng chủ để toát ra từ nhan đề đó. 
Trên cơ sở những nội dung trên, tùy thuộc vào khả năng diễn đạt của mình, 
học sinh có thể trình bày lần lượt từng ý. 
2. Những kiểu câu hỏi liên quan đến ý nghĩa nhan đề. 
Có nhiều cách hỏi khác nhau về ý nghĩa nhan đề, đơn giản nhất và cũng 
phổ biến nhất là dạng câu hỏi: “Phân tích ý nghĩa nhan đề?”; “Nhan đề tác 
phẩm có ý nghĩa như thế nào?” với những dạng câu hỏi như trên, về bản chất 
là giống nhau, chỉ khác nhau về cách diễn đạt, thế nên học sinh chỉ cần bám vào 
các yếu tố làm nên một nhan đề tác phẩm để trình bày lần lượt các ý cần thiết. 
Tuy nhiên, cũng có những cách hỏi khác đi về ý nghĩa nhan đề. Thường là 
những câu hỏi dạng đối chiếu, so sánh theo kiểu: “tại sao lại đặt tên là mà trong 
khi đó lại”. Tiêu biểu cho kiểu câu hỏi này là hỏi về nhan đề tác phẩm Làng 
(của Kim Lân) và tác phẩm Ánh trăng (của Nguyễn Duy). Ví dụ: 
- Trong tác phẩm của mình, Kim Lân kể về ông Hai với câu chuyện xoay 
quanh làng Chợ Dầu, tại sao tác giả không đặt tên cho tác phẩm của mình 
là “Làng Dầu” hay là “Làng chợ Dầu” mà lại chỉ đặt tên là “Làng”? 
Sáng kiến kinh nghiệm Ngữ Văn 9 
 7 
- Trong bài thơ “Ánh trăng”,tại sao từ đầu bài thơ, Nguyễn Duy thường sử 
dụng hình ảnh “vầng trăng” nhưng đến dòng thơ cuối và nhan đề của tác 
phẩm Nguyễn Duy lại viết là “ánh trăng”? 
Dù là hỏi theo những kiểu nào đi chăng nữa thì bản chất của vấn đề vẫn không 
thay đổi. Và khi trình bày nội dung về ý nghĩa nhan đề thì luôn phải đảm bảo đầy 
đủ những yếu tố góp phần tạo nên một ý nghĩa nhan đề như đã nêu ở trên. 
3. Dàn ý của một đoạn văn phân tích ý nghĩa nhan đề. 
a. Mở đoạn: 
Khẳng định khái quát ý nghĩa, vai trò của ý nghĩa nhan đề trong văn bản. 
Lưu ý, trong câu mở đoạn bắt buộc phải có thông tin tên tác phẩm và tác giả. 
Ví dụ: 
- Nhà thơ Chính Hữu đã đặt tên cho tác phẩm của mình là “Đồng chí” thật 
hay và giàu ý nghĩa. 
b. Thân đoạn: 
Triển khai cụ thể nội dung của các yếu tố tạo nên ý nghĩa nhan đề theo trình tự: 
1. Cấu tạo: các nhan đề thường được cấu tạo bằng một từ hoặc một cụm từ. 
Khi phân tích cấu tạo nhan đề cần chú ý: 
- Những phép tu từ được thể hiện trong nhan đề. 
Ví dụ như phép đảo ngữ trong nhan đề “Sang thu” hoặc “Lặng lẽ Sa 
Pa” . 
- Hoặc chú ý nhấn mạnh đến đặc điểm dài hay ngắn của nhan đề vì đặc điểm 
này cũng là một dụng ý nghệ thuật quan trọng mà tác giả gửi gắm trong đó. 
 Ví dụ những tác phẩm có nhan đề rất ngắn như “Làng”, “Đồng chí” 
hoặc nhan đề dài như “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. 
- Cấu tạo từ loại của nhan đề. 
 Ví dụ: nhan đề “Mùa xuân nho nhỏ”: danh từ “mùa xuân” kết hợp với 
tính từ “nho nhỏ”. 
1. Giải thích nghĩa đen của nhan đề: cần giải thích cụ thể, chính xác nghĩa 
đầu tiên được hiểu theo một cách thông thường và đơn giản nhất của 
nhan đề. Bất cứ nhan đề của tác phẩm nào ban đầu cũng được hiểu theo 
Sáng kiến kinh nghiệm Ngữ Văn 9 
 8 
nghĩa đen. Và cũng có một số lượng không nhỏ nhan đề các bài thơ chỉ 
cần phân tích nghĩa đen (Nói với con, Viếng lăng Bác, Sang thu) 
Ví dụ: 
- “Chiếc lược ngà”: là món quà ông Sáu đã tỉ mỉ làm để tặng cho bé Thu, là 
món quà đầu tiên và cùng là món quà cuối cùng. 
- “Làng”: là một đơn vị hành chính ở nông thôn. 
- “Đồng chí”: “Đồng” có nghĩa là cùng; “chí” có nghĩa là chí hướng. Đồng 
chí có nghĩa là chung chí hướng, cùng lí tưởng. 
2. Giải thích nghĩa bóng và phân tích ý nghĩa hình tượng. Có nghĩa là giải 
thích những nghĩa bóng bảy, trừu tượng được suy từ nghĩa đen mà ra. 
Ví dụ: 
- “Chiếc lược ngà”: đã trở thành biểu tượng bất diệt cho tình cảm cha con 
trong hoàn cảnh éo le của cuộc chiến đấu. 
- “Những ngôi sao xa xôi”: là hình ảnh, biểu tượng cho vẻ đẹp của những 
cô gái thanh niên xung phong 
Tuy nhiên cũng có không ít tác phẩm mà nhan đề của nó không cần hoặc không 
có nghĩa bóng, nghĩa biểu tượng (ví dụ: Viếng lăng Bác, Nói với con) 
3. Nêu và khẳng định ý nghĩa nhan đề góp phần quan trọng trong việc thể 
hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Để thể hiện được nội dung này, học sinh cần 
phải hiểu thấu đáo toàn bộ nội dung và tư tưởng chủ đề mà nhà văn muốn gửi gắm 
trong tác phẩm. Nội dung này đã được cô đúc một cách ngắn gọn và chính xác 
chuẩn mực trong phần ghi nhớ của sách giáo khoa sau phần đọc hiểu của mỗi văn 
bản. Học sinh cần phải ghi nhớ nội dung này. 
c. Kết đoạn: 
Khẳng định lại ý nghĩa và vai trò của ý nghĩa nhan đề 
4. Hệ thống nội dung cơ bản của những ý nghĩa nhan đề. 
TÁC 
PHẨM 
CẤU TẠO NGHĨA ĐEN NGHĨA BÓNG 
TƯ TƯỞNG 
CHỦ ĐỀ 
1.Đồng 
chí. 
- Ngắn gọn. - Đồng: cùng. 
-Khẳng định sức 
mạnh và vẻ đẹp 
Sáng kiến kinh nghiệm Ngữ Văn 9 
 9 
(Chính 
Hữu) 
- Chỉ bằng 
một danh từ 
- Chí: chí hướng, lý 
tưởng 
→là những người 
chung chí hướng, 
chung lý tưởng. 
Những người cùng 
trong một tổ chức 
chính trị, xã hội 
thường gọi nhau là 
đồng chí. 
 X tinh thần của 
người lính Cụ Hồ 
– những con 
người cùng chung 
cảnh ngộ,chung 
chí hướng,lý 
tưởng, gắn bó keo 
sơn trong chiến 
đấu gian khổ thời 
kì chống Pháp. 
2.Bài 
thơ về 
tiểu đội 
xe không 
kính 
(Phạm 
Tiến 
Duật) 
- Dài, có 
chỗ tưởng 
như thừa (là 
một bài thơ, 
nhưng nhan 
đề lại được 
bắt đầu 
bằng cụm 
từ “Bài thơ 
về”) 
- Làm nổi bật hình 
ảnh của toàn bài: 
những chiếc xe 
không kính. 
- Nói về những 
chiếc xe không 
kính là để làm 
nổi bật hình ảnh 
người lính lái xe 
– họ là chủ nhân 
của những chiếc 
xe đặc biệt ấy. 
- Qua đây nhà 
thơ muốn nhấn 
mạnh đến hiện 
thực khốc liệt 
của cuộc chiến 
tranh. 
Phạm Tiến Duật 
không chỉ viết về 
những chiếc xe 
không kính, viết 
về hiện thực khốc 
liệt của chiến 
tranh mà chủ yếu 
ông muốn khẳng 
định chất thơ toát 
lên từ hiện thực 
trần trụi ấy. Đó là 
chất thơ của thế 
hệ trẻ Việt Nam 
những năm chống 
Mỹ hiên ngang, 
dũng cảm, trẻ 
trung, sôi nổi, có 
một trái tim luôn 
đập vì miền Nam 
phía trước. 
3. Bếp 
lửa 
(Bằng 
Việt) 
- Ngắn gọn. 
- Chỉ bằng 
một danh từ 
- Là hình ảnh gần 
gũi, quen thuộc 
trong mỗi gia đình 
Việt Nam. 
Bếp lửa vốn là 
một hình ảnh 
quen thuộc trong 
mỗi gia đinh 
người Việt Nam 
-Qua hình ảnh 
bếp lửa, Bài thơ 
đã gợi lại những 
kỉ niệm đầy xúc 
động về người bà 
Sáng kiến kinh nghiệm Ngữ Văn 9 
 10 
- Là cái bếp lửa bà 
vẫn nhóm lên mỗi 
sớm. 
đã trở thành hình 
ảnh tượng trưng 
gợi kỉ niệm ấm 
áp của tình bà 
cháu. 
- Bếp lửa là nơi 
bà nhóm lên tình 
cảm khát vọng 
trở thành ngọn 
lửa của tình yêu, 
niềm tin. 
- Bếp lửa là kỉ 
niệm thiêng 
liêng nâng bước 
người cháu trên 
suốt hành trình 
dài rộng của 
cuộc đời. 
và tình bà cháu, 
đồng thời thể hiện 
lòng kính yêu trân 
trọng và biết ơn 
của người cháu 
đối với bà và 
cũng là đối với 
gia đình, quê 
hương, đất nước. 
4.Đoàn 
thuyền 
đánh cá 
(Huy 
Cận) 
- Cụm danh 
từ 
- Gợi hình ảnh của 
nhiều con thuyền 
chứ không phải 
một con thuyền đơn 
lẻ.. 
- Là hình ảnh trung 
tâm của toàn bài. 
- Nói đến đoàn 
thuyền đánh cá 
là nói đến những 
người dân chài 
lưới đang ngày 
đêm hang say 
lao động trên 
biển. 
- Thể hiện sự hài 
hòa giữa thiên 
nhiên và con 
người lao động, 
bộc lộ niềm vui 
và tự hào của nhà 
thơ trước con 
người và cuộc 
sống. 
5.Ánh 
trăng 
(Nguyễn 
Duy) 
- Ngắn gọn. 
-Bằng một 
danh từ 
- Ánh trăng là ánh 
sáng của vầng 
trăng. Chỉ có ánh 
sáng mới có khả 
năng soi rọi và 
chiếu sáng vạn vật 
-Là biểu hiện 
cho những gì 
tinh túy, đẹp đẽ 
nhất của nhân 
cách con người, 
của cuộc sống. 
Ánh sáng ấy đã 
-Là lời tự nhắc 
nhở về những 
năm tháng gian 
lao đã qua của 
cuộc đời người 
lính gắn bó với 
thiên nhiên đất 
Sáng kiến kinh nghiệm Ngữ Văn 9 
 11 
len lỏi vào 
những nơi khuất 
lấp trong tâm 
hồn con người 
để thức tỉnh họ 
nhận ra những 
điều sai trái, 
hướng con 
người ta đến với 
những giá trị 
đích thực của 
cuộc sống. 
- “Ánh trăng” đã 
thắp sáng lên 
một góc tối của 
con người, thức 
tỉnh sự ngủ quên 
của con người về 
nghĩa tình thủy 
chung với quá 
khứ, với những 
năm tháng gian 
lao nhưng rất 
hào hùng của 
cuộc đời người 
lính. 
nước bình dị và 
hiền hậu. Qua đó 
gợi nhắc và củng 
cố ở người đọc 
thái độ sống ân 
nghĩa, thủy chung 
cùng quá khứ. 
6.Làng 
(Kim 
Lân) 
- Ngắn gọn. 
- Chỉ bằng 
một danh từ 
đơn. 
- Là đơn vị hành 
chính ở nông thôn. 
- Đặt tên “Làng” 
mà không phải là 
“Làng chợ Dầu”vì 
vấn đề tác giả đề 
cập tới không chỉ 
 X 
Tình cảm yêu 
làng yêu nước 
không chỉ là tình 
cảm của riêng 
ông Hai mà còn là 
tình cảm chung 
của những người 
Sáng kiến kinh nghiệm Ngữ Văn 9 
 12 
nằm trong phạm vi 
nhỏ hẹp của một 
làng cụ thể. 
- Đặt tên là “Làng” 
vì truyện đã khai 
thác một tình cảm 
bao trùm, phổ biến 
trong con người 
thời kì kháng chiến 
chống Pháp: yêu 
quê hương ,yêu đất 
nước. 
- Làng ở đây cũng 
chính là cái làng 
Chợ Dầu mà ông 
Hai yêu như máu 
thịt của mình,nơi 
ấy với ông là niềm 
tin, là tình yêu và 
niềm tự hào vô bờ 
bến,là quê hương 
đất nước thu nhỏ. 
dân Việt Nam 
thời kì ấy. 
- Chủ đề của tác 
phẩm là viết về 
lòng yêu nước 
của người nông 
dân – làng, nơi 
gần gũi, gắn bó 
với người nông 
dân, người ta 
không thể yêu 
nước nếu không 
yêu làng. 
- Nhan đề Làng 
gợi hình ảnh 
người nông dân 
và nông thôn, 
7.Lặng 
lẽ Sa pa 
(Nguyễn 
Thành 
Long) 
- Cụm tính 
từ. 
- Tính từ 
“lặng lẽ” 
được đảo 
lên đầu để 
nhấn mạnh 
đến sự yên 
ả, tĩnh lặng 
đặc trưng 
của vùng 
- Diễn tả sự yên ả, 
tĩnh lặng đặc trưng 
của thiên nhiên và 
cuộc sống vùng núi 
Sa Pa 
- Là hình ảnh ẩn 
dụ cho những 
con người lao 
động nơi đây 
đang ngày đêm 
cống hiến, hi 
sinh âm thầm, 
lặng lẽ cho công 
cuộc bảo vệ và 
dựng xây đất 
nước. 
Thông qua việc 
viết về nơi nghỉ 
mát êm đêm, thơ 
mộng tác giả ca 
ngợi những con 
người hết lòng vì 
công việc, vì cuộc 
sống mới. Đó 
chính là anh 
thanh niên làm 
công tác khí 
tượng trên đỉnh 
Sáng kiến kinh nghiệm Ngữ Văn 9 
 13 
núi cao Sa 
Pa. 
- Nói lặng 
lẽ Sa Pa mà 
Sa Pa lại 
không hề 
lặng lẽ vì 
khí thế lao 
động khẩn 
chương, 
miệt mài 
của những 
con người 
nơi đây. 
Yên Sơn,ông kĩ 
sư dưới vườn rau 
Sa Pa, anh cán bộ 
nghiên cứu bản 
đồ sét. Tất cả 
đang cống hiến 
lặng lẽ, âm thầm. 
8. Chiếc 
lược ngà 
(Nguyễn 
Quang 
Sáng) 
- Cụm danh 
từ 
- Là món quà ông 
Sáu đã tỉ mẩn cố 
công mài dũa để 
tặng cho cô con gái. 
+ Với bé Thu, 
chiếc lược ngà là 
kỷ vật , là tình 
cảm yêu mến 
nhớ thương của 
người cha chiến 
sĩ. 
+ Với ông Sáu, 
chiếc lược ngà là 
một vật quý giá, 
thiêng liêng bởi 
nó chứa đựng 
tình yêu, nỗi nhớ 
thương của ông 
đối với đứa con 
gái và làm dịu đi 
nỗi day dứt, ân 
hận vì đã đánh 
con khi nóng 
giận 
-Là biểu tượng, 
ca ngợi tình cảm 
cha con bất diệt, 
tình cảm gia đình 
trong hoàn cảnh 
éo le của chiến 
tranh. 
Sáng kiến kinh nghiệm Ngữ Văn 9 
 14 
9.Mùa 
xuân 
nho nhỏ 
(Thanh 
Hải) 
- Cụm danh 
từ. 
- Danh từ 
“mùa xuân” 
kết hợp với 
tính từ “nho 
nhỏ” 
- Mùa xuân nho 
nhỏ. 
- Mùa xuân là 
biểu tượng cho 
vẻ đẹp, cho sức 
sống thanh tân 
tươi trẻ, cho 
những gì tinh 
khiết nhất của 
đất trời. 
- Từ láy "nho 
nhỏ" làm rõ hơn 
đặc điểm của 
mùa xuân rất 
khiêm nhường. 
-Thể hiện khát 
vọng khiêm 
nhường mà rất 
đỗi chân thành, 
tha thiết, cao đẹp 
: ước muốn làm 
mùa xuân nho 
nhỏ nghĩa là đem 
tất cả những gì tốt 
đẹp nhất, tinh túy 
nhất của mình, 
dẫu có nhỏ bé để 
hòa vào mùa xuân 
lớn của thiên 
nhiên, của đất 
nước. Nhan đề 
bài thơ cũng đã 
thể hiện một nhân 
sinh quan, thể 
hiện mối quan hệ 
giữa cá nhân và 
cộng đồng. 
10.Viếng 
lăng Bác 
(Viễn 
Phương) 
- Cụm động 
từ 
Diễn tả việc vào 
lăng viếng Bác với 
niềm xúc động, 
thành kính và biết 
ơn. 
 X 
-Thể hiện lòng 
thành kính và 
niềm xúc động 
sâu sắc của nhà 
thơ và mọi người 
đối với Bác Hồ 
khi vào lăng 
viếng Bác. 
11.Sang 
thu (Hữu 
Thỉnh) 
- Cụm động 
từ. 
- Sự vận động, dịch 
chuyển của thiên 
nhiên từ hạ sang 
thu. 
 X 
-là những cảm 
nhận tinh tế của 
nhà thơ trước vẻ 
đẹp của thiên 
Sáng kiến kinh nghiệm Ngữ Văn 9 
 15 
nhiên trong 
khoảnh khắc giao 
mùa từ hạ sang 
thu và bày tỏ 
những chiêm 
nghiệm về “mùa 
thu của cuộc đời 
con người”. 
12. Nói 
với con 
(Y 
Phương) 
- Cụm động 
từ 
- Lời người cha nói 
với con 
 X 
-Nhà thơ mượn 
lời của người cha 
nói với con để nói 
về cội nguồn sinh 
dưỡng của mỗi 
con người, ca 
ngợi những phẩm 
chất tốt đẹp của 
người đồng mình, 
bộc lộ niềm tự 
hào về sức sống 
bền bỉ của quê 
hương. Và từ đó 
người cha muốn 
con hãy kế thừa 
và phát huy 
những truyền 
thống tốt đẹp đó. 
13. 
Những 
ngôi sao 
xa 
xôi.(Lê 
Minh 
Khuê) 
- Cụm danh 
từ 
-Hình ảnh những 
ngôi sao chỉ là một 
chi tiết xuất hiện 
thoáng qua trong kí 
ức của nhân vật 
chính Phương Định 
khi bất chợt có cơn 
mưa đá, gợi cho cô 
-Gợi sự liên 
tưởng về vẻ đẹp 
tâm hồn, trẻ 
trung, mơ mộng, 
nhạy cảm cùng 
những phẩm 
chất anh hùng 
của ba cô gái. 
-Làm nổi bật tâm 
hồn trong sáng, 
mơ mộng, tinh 
thần dũng cảm, 
cuộc sống chiến 
đấu đầy gian khổ, 
hi sinh những rất 
hồn nhiên, lạc 
Sáng kiến kinh nghiệm Ngữ Văn 9 
 16 
nhớ đến những 
ngọn điện trên 
quảng trường lung 
linh như những 
ngôi sao trong câu 
chuyện cổ tích nói 
về xứ sở thần tiên. 
Họ là những 
ngôi sao xa xôi 
đã vượt lên khói 
bom, đạn 
lửa,vượt qua cái 
chết để lung 
linh, lấp lánh, 
tỏa sáng trên bầu 
trời Trường Sơn. 
quan của những 
cô gái thanh niên 
xung phong trên 
tuyến đường 
Trường Sơn. Đó 
chính là hình ảnh 
tuyệt đẹp của thế 
hệ trẻ Việt Nam 
thời kháng chiến 
chống Mỹ. 
5. Một vài ví dụ cụ thể về đoạn văn phân tích ý nghĩa nhan đề các tác phẩm. 
1. Ý NGHĨA NHAN ĐỀ BÀI THƠ “ĐỒNG CHÍ” CỦA CHÍNH HỮU. 
 Chính Hữu đặt tên cho tác phẩm của mình là ” Đồng chí “ thật hay và giàu ý 
nghĩa. Nhan đề chỉ được cấu tạo bằng một cụm danh từ duy nhất nhưng mang ý 
nghĩa sâu sắc. “Đồng” có nghĩa là cùng , “Chí” có nghĩa là chí hướng ,lí tưởng. 
“Đồng chí” có nghĩa là chung chí hướng, chung lý tưởng. Những người trong 
cùng một tổ chức đoàn thể chính trị thường gọi nhau là đồng chí. Nhan đề bài thơ 
đã làm nổi bật lên lên tư tưởng chủ đề của tác phẩm : Tình đồng chí đồng đội của 
những người lính được dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ, chung lí tưởng chiến 
đấu được thể hiện một cách tự nhiên, bình dị mà sâu sắc trong mọi hoàn cảnh, nó 
góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh và vẻ đẹp của người lính trong thời kì đầu 
của cuộc kháng chiến chống Pháp. Nhà thơ nhấn mạnh đến tình cảm gắn bó, keo 
sơn giữa những người lính, tình cảm ấy đã giúp họ vượt qua mọi khó khăn, luôn 
kề vai sát cánh bên nhau tạo nên một bức thành đồng vách sắt trước quân thù. Họ 
làm mờ đi mọi khó khăn, thiếu thốn của những năm tháng ở chiến trường. Qua đó 
một lần nữa ta có thể khẳng định nhan đề “Đồng chí” của Chính Hữu thật hay và 
giàu ý nghĩa . 
2. Ý NGHĨA NHAN ĐỀ BÀI THƠ “BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG 
KÍNH” CỦA PHẠM TIẾN DUẬT. 
Sáng kiến kinh nghiệm Ngữ Văn 9 
 17 
Phạm Tiến Duật đã đặt tên cho tác phẩm của mình là : “ Bài thơ về tiểu đội xe 
không kính ” thật hay và giàu ý nghĩa. Nhan đề của bài thơ dài tưởng chừng như 
có phần thừa nhưng nó lại thu hút người đọc bởi chính vẻ độc đáo đó. Hai chữ “ 
Bài thơ ” thêm vào đã cho thấy cái nhìn, cách khai thác hiện thực của Phạm Tiến 
Duật thật thú vị: Dù trong gian khổ, khó khăn, trong sự khốc liệt của chiến trường, 
trong cái thiếu thốn của chiến tranh, tác giả vẫn nhìn thấy sự bay bổng, lãng mạn, 
vẫn nhìn thấy được chất thơ một cách riêng biệt. Chất thơ ấy có được chính là từ 
sự hiên ngang, dũng cảm vượt lên mọi khó khăn, gian khổ, có được từ sự trẻ trung 
sôi nổi và thắm tình đồng chí đồng đội giữa những người lính. Nhan đề bài thơ 
còn góp phần thể hiện tư tưởng chủ đề tác phẩm, làm nổi bật lên hình ảnh độc đáo 
của những : “ Chiếc xe không kính ”. Qua đó, tác giả càng khắc họa thành công 
hơn về hình ảnh của những người lính – chủ nhân của những chiếc xe trên tuyến 
đường Trường Sơn với tư thế sẵn sàng, hiên ngang tinh thần lạc quan dũng cảm 
bất chấp mọi khó khăn nguy hiểm và một ý chí bền bỉ quyết tâm giải phóng miền 
Nam thống nhất đất nước . 
3. Ý NGHĨA NHAN ĐỀ BÀI THƠ “ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ” CỦA 
HUY CẬN. 
Huy Cận đặt tên cho tác phẩm của mình là “Đoàn thuyền đánh cá” thật hay và 
giàu ý nghĩa. Nhan đề bài thơ được cấu tạo bởi một cụm danh từ - là hình ảnh của 
nhiều con thuyền chứ không phải là một con thuyền nhỏ bé, đơn lẻ . Nhan đề bài 
thơ cũng góp phần làm nổi bật lên hình ảnh của toàn bài: Những con thuyền ra 
khơi đánh cá. Đồng thời cũng tô đậm vẻ đẹp của những người dân chài – chủ nhân 
của những con thuyền. Nhan đề bài thơ còn góp phần làm nổi bật lên tư tưởng chủ 
đề của tác phẩm: Là tiếng hát ca ngợi vẻ đẹp của con người lao động, thể hiện sự 
hài hòa giữa con người lao động và thiên nhiên, đồng thời còn bộc lộ niềm vui, 
niềm tự hào của tác giả trước đất nước, con người và cuộc sống. 
4. Ý NGHĨA NHAN ĐỀ BÀI THƠ “BẾP LỬA” CỦA BẰNG VIỆT. 
Bằng Việt đặt tên cho tác phẩm của mình là “Bếp lửa” thật hay và giàu ý nghĩa. 
Hình ảnh bếp lửa không chỉ quen thuộc với mỗi gia đình Việt Nam, mà còn là 
Sáng kiến kinh nghiệm Ngữ Văn 9 
 18 
một biểu tượng của một tình cảm rất đẹp và thiêng liêng – Tình bà cháu, gợi lại 
những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà và những suy nghĩ về cuộc đời, lẽ sống giản 
dị mà ân cần, yêu thương, cao quý của bà dành cho cháu. Tác phẩm cũng là nơi 
gửi gắm tình cảm, nỗi nhớ thương của người cháu dành cho bà. Hình ảnh bếp lửa 
không chỉ gợi về tình bà cháu đầy xúc động của tuổi thơ mà bếp lửa có ý nghĩa 
biểu tượng: về cội nguồn, người nhóm lửa, người giữ lửa và truyền lửa – ngọn lửa 
của nghĩa tình của niềm tin cho các thế hệ nối tiếp và lòng kính trọng biết ơn sâu 
sắc của người cháu với bà và cũng là với quê hương đất nước . 
5. Ý NGHĨA NHAN ĐỀ BÀI THƠ “ÁNH TRĂNG” CỦA NGUYỄN DUY. 
Nguyễn Duy đặt tên cho tác phẩm của mình là “Ánh trăng” thật hay và giàu ý 
nghĩa. Từ đầu, tác giả luôn sử dụng là hình ảnh: “vầng trăng” thế nhưng đến khổ 
cuối và nhan đề bài thơ tác giả lại sử dụng hình ảnh: “ánh trăng” đây quả là một 
dụng ý nghệ thuật độc đáo. “Ánh trăng” là ánh sáng của vầng trăng, là những gì 
đẹp đẽ và tinh túy nhất của vầng trăng. Chỉ có ánh sáng mới có thể chiếu rọi và 
soi sáng vạn vật và ý nghĩa hơn cả là ánh sáng đó đã chiếu sáng tới mọi góc khuất 
trong tâm hồn của nhà thơ để từ đó đánh thức lương tâm, đánh thức những con 
người đang chìm sâu vào trong sự bạc bẽo vô tình. Nhan đề bài thơ cũng góp phần 
thể hiện tư tưởng chủ để tác phẩm: Đó là lời gợi nhắc về những năm tháng gian 
lao đã qua của cuộc đời người lính, sống gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị, 
hiền hậu . Bài thơ có ý nghĩa to lớn về việc gợi nhắc, củng cố ở người đọc thái độ 
sống: “Uống nước nhớ nguồn” ân nghĩa thủy chung với quá khứ . 
6. Ý NGHĨA NHAN ĐỀ BÀI THƠ “SANG THU” CỦA HỮU THỈNH. 
Tác giả Hữu Thỉnh đặt tên cho tác phẩm của mình là “Sang thu” thật hay và giàu 
ý nghĩa. Nhan đề được cấu tạo bằng một cụm động từ, trong đó động từ “sang” 
đã nhấn mạnh đến sự dịch chuyển, vận động, di chuyển, đi tớimùa thu của thiên 
nhiên đất trời. Có lẽ vì lý do ấy mà nhà thơ đặt tên cho tác phẩm là “Sang thu” 
chứ không phải là “Thu sang”. Nếu đặt tên là “Thu sang” thì vạn vật, thiên nhiên 
đất trời đã và đang mang đầy đủ những đặc trưng điển hình của mùa thu. Tức là 
thiên nhiên đất trời đã vào thu chứ không còn ở trạng thái giao mùa. Nhan đề bài 
thơ cũng góp phần thể hiện rõ tư tưởng chủ đề của tác phẩm: thể hiện cảm nhận 
Sáng kiến kinh nghiệm Ngữ Văn 9 
 19 
và rung động tinh tế của nhà thơ trước những tín hiệu giao mùa từ hạ sang thu của 
thiên nhiên đất trời, qua đó cũng bày tỏ những chiêm nghiệm, triết lý của nhà thơ 
về “mùa thu của cuộc đời con người”. 
7. Ý NGHĨA NHA

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_ren_ki_nang_phan_tich_va_viet_doan_van.pdf