Sáng kiến kinh nghiệm Sưu tầm, viết lời mới cho một số bài đồng dao để đồng dao trở thành món ăn tinh thần cho trẻ Mầm Non

Sáng kiến kinh nghiệm Sưu tầm, viết lời mới cho một số bài đồng dao để đồng dao trở thành món ăn tinh thần cho trẻ Mầm Non

* Mục đích giáo dục:

Trẻ được làm quen với nhịp điệu của bài thơ ca dân gian và luyện cách đọc rõ ràng, chậm rãi

Luyện tập cho trẻ có tính phản xạ, cử động nhanh nhẹn.

Cung cấp thêm kiến thức về thế giới động vật cho trẻ.

Phát triển ngôn ngữ và thoả mãn nhu cầu vui chơi của trẻ.

 * Cách chơi:

Khoảng 3- 4 trẻ trở lên một nhóm đứng hoạc ngồi thành vòng tròn. Một trẻ làm “cái” xoè bàn tay ra cho các trẻ khác đặt ngón tay trỏ vào lòng bàn tay trẻ làm “cái”. Tất cả đọc lời đồng dao, vừa đánh nhịp đều đặn ngón tay trỏ suống lòng bàn tay của bạn. Câu cuối cùng đọc chậm đến tiếng cuối cùng thì tất cả phải rút tay ra thật nhanh, ai chậm bị bạn nắm được ngón tay thì phải xòe bàn tay ra cho các bạn đặt ngón tay vào, trò chơi lại

 

docx 22 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 5714Lượt tải 7 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sưu tầm, viết lời mới cho một số bài đồng dao để đồng dao trở thành món ăn tinh thần cho trẻ Mầm Non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đánh đáo... thì chơi quanh năm. Thực tế cho thấy trò chơi dân gian rất phù hợp với môi trường sống và điều kiện sinh hoạt của trẻ em. Những vật dùng để chơi dễ kiếm, dễ tìm hay do chính tay các em làm. Chơi chuyền chỉ cần một quả cà, quả bưởi rụng và một bàn que gồm 10 que tre nhỏ, chơi chong chóng chỉ cần một chiếc lá dừa, chơi ô ăn quan là 52 viên sỏi, chơi nhảy dây chỉ cần một chiếc dây thừng hoặc dây nịt nối lại. Một số trò chơi cần phải dùng đến tiền để mua thì chẳng hề đắt nhưng cái làm cho trò chơi dân gian thú vị chính là được chơi những thứ do mình tự tạo ra. Phụ thuộc vào thời tiết mà có thể chọn trò chơi cho phù hợp. Vào tiết trời mưa, không gian bị thu hẹp, có thể chơi trò đơn giản và không cần nhiều người tham gia như: chi chi, chành chành, cờ tướng, ô ăn quan... Những hôm trời khô ráo có thể chơi những trò chơi mang tính tập thể như: trốn tìm, nhảy dây, mèo đuổi chuột, đánh trận giả...
Đồng do có tác dụng thõa mãn nhu cầu vui chơi và học tập cho trẻ có một số tri thức để bước vào đời. Cả kho tàng phong phú ấy là phương tiện giáo dục trí, đức, thể, mỹ cho các em, giúp trẻ phát triển toàn diện. thật vậy đó là ngôn ngữ đặc thù, đồng dao đã góp phần trong việc bồi dưỡng, rèn luyện tiếng nói cho trẻ thơ. Trước hết là tập cho trẻ phát âm chính xác. Trẻ học về số đếm, vui vẻ,nhẹ nhàng, không nặng nề. Có thể thấy việc học văn hóa cơ bản qua đồng dao và trò chơi nhưng trẻ vẫn có thể đếm, thể đọc. thật là một cách giáo dục có ý nghĩa. Có thể nói đồng dao là một cuốn từ điể sống, chứa đựng kho từ vựng phong phú.
=> Vì vậy! Đây chính là cơ sở để tôi tìm đến nghiên cứu, sưu tầm, viết lời mới và tổ chức cho trẻ chơi đồng dao, để đồng dao trở thành món ăn tinh thần cho trẻ mầm non. Vừa đưa đồng dao đến với trẻ, vừa thực hiện được mục tiêu giáo dục cho trẻ Mầm Non.
II. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng skkn:
Năm học 2015 - 2016 tôi được nhà trường phân công đứng lớp 5-6 tuổi ở khu lẻ của trường Mầm non Yên Lâm. Trong quá trình thực hiện đề tài này tôi gặp những thuận lợi và khó khăn sau.
Thuận lợi.
Luôn được sự quan tâm hướng dẫn và chỉ đạo sát sao về chuyên môn của phòng giáo dục huyện, ban giám hiệu nhà trường.
Được sự quan tâm, tạo điều kiện về cơ sở vật chất của ban giám hiệu nhà trường.
Giáo viên trong lớp đoàn kết biết tìm tòi, sáng tạo và sưu tầm nhiều trò chơi dân gian để tổ chức cho trẻ.
Bản thân tôi được sinh ra ở vùng nông thôn chính vì vậy những trò chơi dân gan đã gắn bó trong suốt tuổi thơ của tôi. Tôi rất thích các bài đông dao và sưu tầm đươc rất nhiều bài thú vị và đặc sắc, phù hợp với lứa tuổi mầm non. Bên cạnh đó bản thân có nhiều năm dạy lớp 5 tuổi, có tinh thần trách nhiệm, luôn quan sát nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý, thói quen của từng trẻ trong lớp. Là một giáo viên tâm huyết với nghề, có lòng yêu thương trẻ, tận tình với công việc. Luôn có ý thức phấn đấu vươn lên, thường xuyên tìm tòi, nghiên cứu tài liệu tạp chí, thông tin trên mạng có liên quan đến việc chăm sóc giáo dục trẻ để áp dụng vào việc chăm sóc giáo dục trẻ hằng ngày nhất là việc sưu tầm và tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ.
Trẻ mẫu giáo mạnh dạn, tự tin, thông minh, thích đọc đồng dao và tham gia các trò chơi
Một số phụ huynh nhiệt tình chia sẻ với giáo viên ở lớp về tình hình của trẻ ở nhà và luôn quan tâm đến trẻ, thường xuyên dành thời gian trao đổi với cô giáo để cùng chăm sóc và giáo dục trẻ.
2. Khó khăn.
Khu lẻ của trường chưa được kiên cố, phòng học còn thiếu, nhóm trẻ chật hẹp dẫn đến không đủ lớp cho trẻ học theo đúng độ tuổi, còn phải học chung; Nhà bếp chưa đảm bảo theo yêu cầu bếp một chiều gây khó khăn cho công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. Môi trường bên ngoài của trẻ chưa có: sân bãi thì đá ghồ ghề, chưa có đồ chơi ngoài trời, chưa có khu vui chơi cho trẻ, khi tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian đa số là tổ chức trong lớp.
Nhìn chung vốn kiến thức về đồng dao - trò chơi dân gian của giáo viên rất nghèo, nhiều giáo viên không thuộc các bài đồng dao, không nắm được cách chơi, cách tổ chức cho trẻ chơi chưa linh hoạt, chưa sáng tạo. nhiều giáo viên rất lúng túng khi làm người quản trò. Nên việc học hỏi ở đồng nghiệp đang còn nhiều hạn chế. 
Một số trò chơi bị mai một không còn ai nhớ đến, cách chơi các trò chơi dân gian ít nhiều bị biến tấu.
Thời gian để tổ chức các trò chơi dân gian còn ít, phần lớn dành nhiều thời gian cho việc học các môn học khác. Đa số chỉ tổ chức ở các tiết hoạt động n
Thời gian để tổ chức các trò chơi dân gian còn ít, phần lớn dành nhiều thời gian cho việc học các môn học khác. Đa số chỉ tổ chức ở các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp. Một trò chơi không thể diễn ra trong suốt cả một hoạt động của trẻ mà chỉ chủ yếu là lồng ghép, tích hợp vào các hoạt động thôi.
Học sinh còn bỡ ngỡ, lạ lẫm với cách chơi, nhiều học sinh còn rụt rè, nhút nhát khi chơi.
Phụ huynh học sinh còn nặng nề về việc học của con em. Chưa thực sự thấy được ích lợi và tác dụng của trò chơi dân gian. Đồng thời gia đình các em đa số là nông thôn và công nhân nên đang còn quá bận rộn với việc mưu sinh nên không có thời gian hướng dẫn cho trẻ chơi
3. Thực trạng của vấn đề.
Trước khi thực hiện đề tài, tôi đã tổ chức cho trẻ được làm quen và chơi một số bài đồng dao - trò chơi dân gian, tôi nhận thấy trẻ không chú ý vào nội dung cô hướng, không tích cực thamgia các hoạt động, chưa nắm được nội dung chơi và chưa thuộc bài dồng dao, chưa có kỹ năng chơi các trò chơi dân gian. Kết quả cụ thể được tôi tổng hợp trong bảng sau:
Nội dung khảo sát
Kết quả khảo sát
Loại tốt, Khá
Loại TB
Loại Yếu
Số trẻ
Tỉ lệ %
Số trẻ
Tỉ lệ %
Số trẻ
Tỉ lệ %
Số lượng trẻ: 22
1. Trẻ yêu thích trò chơi dân gian
5
22,7
13
59,1
4
18,2
2. Trẻ mạnh dạn, tự tin, chơi đoàn kết với nhau
4
18,2
12
54,5
6
27,3
3. Trẻ biết cách chơi và sáng tạo khi chơi.
3
13,6
11
50
8
36,4
4. Kết quả chung
4
18,2
12
54,5
6
27,3
Bảng 1: Kết quả khảo sát thực trạng của trẻ
Từ bảng khảo sát ta thấy: Số trẻ đạt loại tốt, khá chiếm tỉ lệ rất thấp. Cụ thể có 4 trẻ đạt loại tốt, khá, chiếm có 18,2 % tổng số trẻ của lớp. Trong khi đó, số trẻ đạt loại yếu chiếm tỉ lệ rất cao 6 trẻ chiếm 27,3 % tổng số trẻ của lớp. 
Từ tình hình thực tế kết quả như vậy, tôi luôn băn khoăn suy nghĩ tìm ra những biện để giúp trẻ thuộc các bài đồng dao, nắm được các kỹ năng chơi trò chơi.
Dựa vào vốn kiến thức đã học và được bồi dưỡng chuyên môn, nhờ sự giúp đỡ của ban giám hiệu, đồng nghiệp, cùng với việc nắm rõ tình hình của lớp chủ nhiệm, tôi mạnh dạn thử nghiệm một số biện pháp sau:
III. Biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
Giáo dục trẻ mầm non theo chương trình hiện nay được phân theo từng chủ điểm rất rõ ràng, điều đó đã gợi mở cho tôi lựa chọn ý tưởng “Tìm hiểu, lựa chọn, sưu tầm viết lời mới” thêm các bài đồng dao sao cho phù hợp theo từng chủ đề, chủ điểm.
Tôi đã căn cứ vào kế hoạch của năm học 2015 - 2016 của lớp mình có 10 chủ điểm mỗi chủ điểm tôi tìm hiểu, lựa chon, viết lời mới cho ít nhất một bài đồng dao và tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian ở mọi lúc mọi nơi như: thời điểm đón trẻ, hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều Ngoài ra tôi còn trao đổi với phụ huynh để về nhà phụ huynh về nhà hướng dẫn thêm cho con em mình chơi trò chơi dân gian. để đồng dao dần dần trở thành món ăn tinh thần cho trẻ mầm non. Cụ thể từng bài của từng chủ điểm như sau:
	Chủ điểm 1: Trường mầm non thân yêu của bé	
 Bài: Rồng rắn lên mây
Lời 1: Rồng rắn lên mây
Rồng rắn đi chơi
Vừa hát vừa cười
Đến thăm thầy thuốc
Đếm chân mà bước
Thong thả mà đi
Tay chống chân quỳ
Hỏi cho thật lớn
Thầy thuốc có nhà hay không?
 (Sưu tầm
Lời 2: Rồng rắn lên mây
Trước khi vào lớp
Ta xếp thẳng hàng
Sau nhìn bạn trước
Chân bước nhịp nhàng
Nghe lời cô giáo
Học hành chăm ngoan
Cô yêu cô quý
Cô thưởng trò chơi
Rồng rồng rắn rắn
Các bạn cùng chơi
Tới thăm thầy thuốc
Có nhà hay đi đau
 ( Lời mới)
* Mục đích giáo dục: 
Củng cố vận động chạyvà rèn luyện khả năng định hướng trong không gian cho trẻ.
Luyện tập đếm trong phạm vi 10 cho trẻ.
Phát triển ngôn ngữ và thoả mãn nhu cầu vui chơi của trẻ.
* Cách chơi: 
Một trẻ làm "thầy thuốc" đứng đối diện (hoặc ngồi) với những người làm "rồng rắn". Các trẻ khác túm đuôi áo nhau (hoặc tay ôm lưng nhau) thành " rồng rắn", Tư thế này giúp trẻ cảm nhận các hướng của người khác. Trẻ đứng đầu chọn cháu lớn nhất, khoẻ nhất trong nhóm, " rồng rắn" đi lượn vòng?
Đến câu cuối cùng thì dừng lại trước mặt thay thuốc". "Rồng rắn" và "thầy thuốc" đối thoại nhau:
- Thầy thuốc: Có, mẹ con rồng rắn đi đâu?
- Rồng rắn: rồng rắn đi lấy thuốc cho con
- Thầy thuốc: con lên mấy?
- Rồng rắn: con lên một
- Thầy thuốc: thuốc chẳng ngon
- Rồng rắn: con lên hai
- Thầy thuốc: thuốc chẳng ngon
 ( cứ hỏi như vậy cho đến lên 10)
- Rồng rắn: con lên mười
- Thầy thuốc: thuốc ngon vậy, xin khúc đầu
- Rồng rắn: cùng xương cùng xẩu.
- Thầy thuốc: xin khúc giữa
- Rồng rắn: cùng máu cùng me. Hình 1: Bé chơi rồng rắn lên mây
- Thầy thuốc: xin khúc đuôi
- Rồng rắn: tha hồ mà đuổi Thầy thuốc" đuổi bắt "rồng rắn", trẻ đứng đầu dang tay cản "thầy thuốc", " Thầy thuốc" tìm mọi cách để bắt được " khúc đuôi" (trẻ cuối cùng). Nếu thầy thuốc bắt được khúc đuôi thì bạn khúc đuôi bị loại khỏi cuộc chơi. Trò chơi lại bắt đầu từ đầu nhưng lúc này rồng rắn chỉ còn 7 bạn chơi, cứ chơi như thế đến khi rồng rắn ngắn dần vì mất bạn chơi. Nếu " rồng rắn" bị đứt khuc hoặc bị ngã thì cũng bị thua
Chủ điểm 2: Bản thân
Bài: Nu na nu nống
Lời 1: Nu na nu nống
Nu na nu nống
Cái cống nằm trong
Cái ong nằm ngoài
Củ khoai chấm mật
Phật ngồi phật khóc
Con cóc nhảy ra
Con gà ú ụ
Nhà mụ thổi xôi
Nhà tôi nấu chè
Te he cống rụt.
 (Sưu tầm)
Lời 3: Nu na nu nống
Thằng công cái cạc
Đá xỉa đá xoi
Đá đầu con voi
Đá lên đá xuống
Đá ruộng bồ câu
Đá râu ông già
Đá ra đường cá
Gặp gái đi đường
Có phường trống quân
Có chân thì rút
 (Sưu tầm)
Lời 2: Nu na nu nống
Nu na nu nống 
Đánh trống phất cờ
Mở cuộc thi đua
Chân ai sạch sẽ
Gót đỏ hồng hào
Không bẩn tí nào
Được vào đánh trống.
 ( sưu tầm)
Lời 4: Nu na nu nống
Tay đẹp tay xinh
Phải luôn sạch sẽ
Chân bé đẹp đẽ
Sạch sẽ hồng hào
Chân dép đâu nào
Hãy đi vào nhé
Mỗi khi đi nắng
Đội mũ, che ô
Đi học chào cô
Bé ngoan bé giỏi.
 (Lời mới)
* Mục đích giáo dục:
Cho trẻ làm quen với giai điệu du dương của đồng dao, giúp trẻ sau này biết yêu mến ngôn ngữ của Việt Nam
Phát triển ngôn ngữ, giúp trẻ giãi trí, thư giãn, thỏa mãn nhu cầu vui chơi cho trẻ
* Cách chơi : 
 	Cho các cháu ngồi xếp hàng ngang, duỗi chân ra, người điều khiển trò chơi đọc bài đồng dao. Mỗi từ đập nhẹ vào một chân, đập từ đầu theo thứ tự đến cuối cùng rồi lại quay ngược lại cho đến chữ "rụt", chân nào trúng từ "rụt" thì co lại. Cứ thế cho đến khi các chân co lại hết, lại bắt đầu từ đầu.
 Hình 2,3: Bé cùng chơi nu na nu nống 
Chủ điểm 3: Gia đình thân yêu của bé
Bài: Kéo cưa lừa kít
Lời 1: Kéo cưa lừa xẻ
(Ở Miền Bắc)
Kéo cưa lừa xẻ
Ông thợ nào khỏe
Thì ăn cơm vua
Ông thợ nào thua
Về bú tí mẹ.
Mẹ không cho bú
Chú không cho ăn
 Nằm lăn ra khóc
Con cóc nằm ngoài
Củ khoai chấm mật.
 (Sưu tầm)
Lời 2: Kéo cưa lừa kít
(Ở Miền Nam)
Kéo cưa kéo kít
Làm ít ăn nhiều
Đụng đâu ngủ đó
Nỡ lấy mất cưa
Lấy gì mà kéo.
 (Sưu tầm)
Lời 3: Kéo cưa lừa xẻ
Gia đình của bé
Có ông có bà
Có ba có mẹ
Có chị có anh
Cùng chơi lừa xẻ
Mẹ bảo muốn khỏe
Chăm tập thể thao
Nếu muốn thông minh
Thì ăn đủ chất
 ( lời mới)
* Mục đích giáo dục: 
Rèn cho trẻ kỹ năng đọc lời ca và làm động tác đẩy kéo tay
- Giúp trẻ hiểu biết về hoạt động cưa xẽ của bác thợ mộc. Giáo dục trẻ đức tính chăm chỉ
- Phát triển ngôn ngữ và thoả mãn nhu cầu vui chơi của trẻ. 
* Cách chơi: 
Hai người chơi một nhóm, ngồi đối diện nhau, 4 tay đan vào nhau hoạc túm tay nhau. Vừa hát vừa kéo tay và đẩy qua đẩy trông như đang cưa một khúc gỗ ở giữa hai người.
Mỗi lần hát một từ thì lại đẩy hoặc kéo về một lần.
 Hình 4: Bé cùng chơi kéo cưa lừa sẽ
Chủ đề 4: Nghề nghiệp
 Bài: Tùm nụm, tùm nịu 
Lời 1: Tùm nụm, tùm nịu 
Tùm nụm, tùm nịu 
Tay tí tay tiên
Đồng tiền, chiếc đũa
Hột lúa ba bông
An trộm, ăn cắp trứng gà
Bù xa, bù xít
Con rắn, con rít trên trời
Ai mời mày xuống?
Bỏ ruộng ai coi:
Bỏ voi ai giữ?
Bỏ chữ ai đọc?
Đánh trống nhà rông
Tay nào có?
Tay nào không?
Hông ông thì bà
Trái mít rụng.
(Sưu tầm)
Lời 2: Tùm nụm, tùm nịu 
Tay đẹp tay xinh
Làm nghề xây dựng
Xây nên ngôi nhà
Cho mọi người ở
Làm nghề thầy thuốc
Chữa bệnh mọi người
Khỏe mạnh nhanh nhanh
Làm nghề nhà giáo
Dạy cho các con
Học hành chăm ngoan
Yêu yêu lắm đấy
 ( lời mới)
* Mục đích giáo dục: 
Trẻ được làm quen với nhịp điệu của bài đồng dao và luyện cách đọc rõ ràng, chậm rãi
Rèn cho trẻ sự nhanh tay, nhanh mắt, sự phán đoán cho trẻ
Phát triển ngôn ngữ và thoả mãn nhu cầu vui chơi của trẻ.
* Cách chơi: Cách 1: Căn cứ vào 2 câu “Tay nào có ? Tay nào không?” đây là một trò đố. Người đọc nắm một vật nào đó trong 1 tay và chìa hai nắm tay. Người còn lại sẽ chọn 1 trong 2 nắm tay. Mở tay ra có hay không, đúng hay sai biết liền
Cách 2: Mỗi người một tay nắm lại đặt chồng lên nhau. Một người đọc bài đồng dao. Mỗi tiếng chỉ vào một tay, đến tiếng cuôi cùng “bậu”, “ rụng” trúng vào tay ai, người đó xẽ bị loại, rồi tiếp tục chơi cho đến khi còn 1 người duy nhất, đó là người chiến thắng. những người bị loại sẽ bị phạt tùy vào giao ước ban đầu
 Hình 5: các bé chơi tùm nụm tùm nịu
Chủ điểm 5: Động vật 
Bài : Thả đỉa ba ba 
Lời 1: Thả đỉa ba ba
 Thả đỉaba ba
         Chớ bắt đàn bà
         Phải tội đàn ông
         Cơm trắng như bông
         Gạo tiền như nước
         Đổ mắm đổ muối
         Đổ chuối hạt tiêu
         Đổ niêu nước chè
         Đổ phải nhà nào
         Nhà đấy phải chịu
 ( Sưu tầm)
Lời 2: Thả đỉa ba ba 
Cá sống dưới ao 
Ngôi sao trên trời 
Con chó trông nhà 
Con mèo trông bếp
Con chim bói cá
Nó đậu bờ ao
Có con cào cào 
Nó chuyên phá lúa
Con chim tu hú
Chim nhảy cành chanh
Có con chim oanh 
Nó đậu cành bưởi.
 ( Lời mới)
* Mục đích giáo dục:
 	Góp phần giáo dục kỹ năng chạy, đuổi, dịch chuyển nhanh theo nhiều phương hướng khác nhau.
Tố chất nhanh, khéo léo. Sự can đảm, quyết đoán, ý thức tổ chức và sự giúp đỡ bảo vệ lẫn nhau. Hiểu biết về tự nhiên môi trường.
 Phát triển ngôn ngữ, thõa mãn nhu cầu vui chơi cho trẻ
* Cách chơi: 
Tất cả các thành viên tham gia trò chơi đứng thành vòng tròn giữa sân. Một em thủ lĩnh (người đề xướng ra cuộc chơi ) chọn 1 bạn làm "đỉa". vào trong vòng tròn vừa đi vừa đọc bài đồng dao:
  Cứ mỗi tiếng hát lại đập nhẹ vào vai một bạn.Tiếng cuối cùng rơi vào ai thì bạn đó phải làm đỉa.
 “Đỉa” đứng vào giữa sông,người chơi tìm cách lội qua sông, vừa lội vừa hát: “Đỉa ra xa tha hồ tắm mát.” Đỉa phải chạy đuổi bắt người qua sông.Nếu chạm được vào ai (bạn chưa lên bờ) thì coi như bị chết, phải làm đĩa thay, trò chơi lại tiếp tục 
Chủ đề 6: Thực vật
Bài: Chi chi chành chành
Lời 1: Chi chi chành chành
Chi chi chành chành 
Cái đanh thổi lửa
Con ngựa đứt cương
Ba vương lập đế
Chấp chế thượng hạ
Ba chạ đi tìm
Ú tim bắt ập
	(Sưu tầm)
Lời 3: Chi chi chành chành
Chi chi chành chành
Một người làm cái
Các bạn đặt vào
Cùng nhau chơi nhé
Ngón trỏ bỏ vào
Bốn ngón cụp lại
Tay rút cho nhanh
Cùng chơi ù ập
(Lời mới)
Lời 2: Chi chi chành chành
Chi chi chành chành
Chim oanh học nói
Khỉ già múa rối
Chó sói đuổi bò
Rùa nhảy khỏi hồ
Bắt cò ăn thịt
Sáo nằm gốc mít
Khóc mẹ hu hu!
 (Sưu tầm)
Lời 4: Chi chi chành chành
Chi chi chít chít
Quả mít nhiều gai
Chùm nho nhiều quả
Khi ăn bóc vỏ
Bỏ cho đúng nơi
Không nên bỏ rơi
Khắp nơi bạn nhé
 ( Lời mới)
* Mục đích giáo dục:
Trẻ được làm quen với nhịp điệu của bài thơ ca dân gian và luyện cách đọc rõ ràng, chậm rãi
Luyện tập cho trẻ có tính phản xạ, cử động nhanh nhẹn.
Cung cấp thêm kiến thức về thế giới động vật cho trẻ.
Phát triển ngôn ngữ và thoả mãn nhu cầu vui chơi của trẻ.
 * Cách chơi:
Khoảng 3- 4 trẻ trở lên một nhóm đứng hoạc ngồi thành vòng tròn. Một trẻ làm “cái” xoè bàn tay ra cho các trẻ khác đặt ngón tay trỏ vào lòng bàn tay trẻ làm “cái”. Tất cả đọc lời đồng dao, vừa đánh nhịp đều đặn ngón tay trỏ suống lòng bàn tay của bạn. Câu cuối cùng đọc chậm đến tiếng cuối cùng thì tất cả phải rút tay ra thật nhanh, ai chậm bị bạn nắm được ngón tay thì phải xòe bàn tay ra cho các bạn đặt ngón tay vào, trò chơi lại
Hình 6: Bé cùng chơi nu na nu nống
Chủ đề 7: Giao Thông
Bài: Dung dăng dung dẻ
Lời 1: Dung dăng dung dẻ
Dung dăng dung dẻ
Dắt trẻ đi chơi
Đến cửa nhà trời
Lạy cậu lạy mợ
Cho cháu về quê
Cho dê đi học
Cho cóc ở nhà
Cho gà bới bếp
Ù à ù ập
Ngồi xập xuống đây
 (sưu tầm)
Lời 2: Dung dăng dung dẻ
Xúc xắc xúc xẻ
Nhà nào còn đèn còn lửa
Mở cửa cho anh em chúng tôi vào?
Bước lên giường cao
Thấy đôi rồng thấp
Bước xuống giường thấp
Thấy đôi rồng chầu
 (sưu tầm)
Lời : 3: Dung dăng dung dẻ
Dắt trẻ đi chơi
Đến ngã tư đường
 Chú ý quan sát
 Các tín hiệu đèn
Đèn đỏ bật lên
Dừng lại bé nhé
Đèn xanh bật rồi
 Chúng mình đi thôi
Dung dăng dung dẻ
Dắt trẻ đi chơi
Khi muốn sang đường
Nắm tay người lớn
Đi trên đường trằng
Của người đi bộ
Xe cộ đi lại
Coi chừng bé nhé
Nhìn trái nhìn phải
Qua đường chậm thôi
( Lời mới)
* Mục đích giáo dục:
 	Phát triển ngôn ngữ, mở rộng vốn từ và củng cố vận động đi cho trẻ.
Dạy trẻ biết một số luật lệ giao thông “ đèn đỏ dừng lại, đèn xanh được phép đi, khi đi sang đường phải có người lớn dắt và đi vào vạch kẽ trắng.
Giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên.
Thoả mãn nhu cầu vui chơi của trẻ.
* Cách chơi:
 	 Cách 1: Một người lớn đứng giữa, các cháu nhỏ đứng hai bên, tất cả nắm tay nhau vừa đi vừa đung đưa ra phía trước rồi ra sau theo nhịp bài đồng dao:
Đến câu “Ngồi xập xuống đây” , “lâu lâu lại ngồi” , “ qua đường chậm thôi” thì tất cả cùng ngồi xổm một lát, rồi đứng dậy vừa đi vừa hát tiếp
Cách 2: Quản trò vẽ sẵn các vòng tròn nhỏ trên đất,số lượng vòng tròn ít hơn số người chơi là 1. Khi chơi các bạn nắm áo tạo thành 1 hàng đi quanh các vòng tròn và cùng đọc bài đồng dao khi đọc đến câu cuối cùng thì các bạn chơi nhanh chóng tìm 1 vòng tròn và ngồi xếp xuống. sẽ có ít nhất một bạn không có vòng tròn để ngồi, bạn đó sẽ phải ra ngoài cuộc chơi. Tiếp tục xóa 1 vòng tròn và chơi như trên, lại có một bạn không có. Trò chơi tiếp tục khi chỉ còn 2 người
Hình 7, 8 : Cô và cháu cùng chơi “dung dăng dung dẻ”.
 Chủ đề 8: Nước và hiện tượng tự nhiên
Bài: Lộn cầu vồng
 Lời 1: Lộn cầu vồng
Lộn cầu vồng
Nước trong nước chảy
Có cô mười bảy
Có chị mười ba
Hai chị em ta
Ra lộn cầu vồng
( Sưu tầm)
Lời 2: Lộn cầu vồng
Nước sông đã cạn
Nắng hạn đã lâu
Gặp cơn mưa rào
Cây xanh cây tốt
Cốt cho con người
Sống vui sống khỏe 
Chị em vui vẻ
Rủ nhau cùng lộn.
 ( Lời mới)
* Mục đích: 
Giúp trẻ luyện sự khéo léo khi thực hiện động tác xoay người,
Phát triển ngôn ngữ, mở rộng vốn từ 
Thoả mãn nhu cầu vui chơi của trẻ.
 * Cách chơi:
 Hai bé đứng đối mặt nhau nắm tay nhau cùng lắc tay theo nhịp của bài bài đồng dao: Lộn cầu vồng nước trong nước chảy Có cô mười bảy Có chị mười ba Hai chị em ta cùng lộn cầu vồng Hát đến “cùng lộn cầu vồng” hai bạn cùng xoay người và lộn đầu qua tay của bạn kia. Sau câu hát hai bé sẽ đứng quay lưng vào nhau. Tiếp tục hát bài đồng dao rồi quay trở lại vị trí cũ. Luật chơi: Khi đọc đến tiếng cuối cùng của bài đồng dao thì cả hai trẻ cùng xoay nửa vòng tròn để lộn cầu vòng 
 Hình 9: Bé chơi lộn cầu vồng
Chủ đề 9: Quê hương đất nước Bác Hồ
Bài: Chơi chuyền 
Lời 1: Chơi chuyền
Cái mốt, cái mai
Con trai, con hến
Con nhện chăng tơ
Quả mơ, quả mận
Cái cận, lên bàn đôi
Đôi chúng tôi
Đôi chúng nó
Đôi con chó
Đôi con mèo
Hai chèo ba
Ba đi xa
Ba về gần
Ba luống cần
Một lên tư
Tư củ từ
 Tư củ tỏi
Hai hỏi năm
Năm em nằm
Năm lên sáu
Sáu lẻ tư
Tư lên bảy
Bảy lẻ ba
Ba lên tám
Tám lẻ dôi
Đôi lên chín
Chín lẻ một
Mốt lên mười.
Chuyền chuyền một, một đôi... (Sưu tầm)
Thủ đô, Hà nội
Hồ gươm, xanh ngắt
Cụ rùa, trăm năm
Tháp rùa, ở giữa
Mở cửa đền ngọc sơn
Đôi hàng cây
Đôi ghế đá
Đôi quán kem
Đôi hàng nước 
Hai chèo ba
Lời 2: Chơi Chuyền
Ba đi x

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn.docx