Về giống lúa, theo ghi chép của Lê Quý Đôn thế kỷ XVIII: Vùng châu thổ sông Hồng có 8 giống lúa chiêm, 27 giống lúa mùa, 29 giống lúa nếp. Nông nghiệp Đàng Trong có 26 giống lúa nếp, 23 giống lúa tẻ.
"Tháng tư hàng năm lúa chín đầy đồng, gặt hái không kịp, mỗi mẫu thu hoạch từ 90 đến 120 gánh lúa."
Theo giáo sĩ Bo-ri: "Đất đai màu mỡ và sinh lợi.đến nỗi hàng năm họ gặt lúa 3 lần, thu hoạch được một lượng thóc phong phú đến mức không ai cần lao động thêm để kiếm sống.quanh năm họ có nhiều hoa quả, những thứ lạ như dưa bở, dưa chuột, dưa hấu, mít, sầu riêng, dừa, trầu cau, bắp cải, thuốc lá, mía.đồng ruộng của họ đầy những gà vịt nhà và gà rừng."
+ Thủ công nghiệp
Nghề thủ công cổ truyền:
Tơ: Năm 1644, người Hà Lan mua ở Đàng Ngoài 644 tạ tơ. 1645 mua 800 tạ tơ chở đi Nhật và 120 tạ tơ chở sang châu Âu. Hàng năm người Bồ Đào Nha cũng đặt hàng vạn lạng bạc cho chúa Trịnh để mua tơ.
Dệt: Một thương nhân nước ngoài hỏi người thợ dệt: "Tơ lụa được sản xuất với một số lượng lớn, bao gồm đủ loại như lụa trắng, lụa màu, the, lĩnh, nhiễu, đoạn.kỹ thuật dệt mềm mại, vừa đẹp, vừa tốt. chị có làm được không? " Người thợ dệt đáp:"Làm được"
ai họ ngừng chiến. - Tư liệu hình ảnh: + Khởi nghĩa nông dân nửa cuối thế kỷ XVI + Lãnh thổ sau cuộc chiến tranh Trịnh- Nguyễn b. Đối với bài 22: Tình hình kinh tế ở các thế kỷ XVI-XVIII. - Tư liệu thành văn + Nông nghiệp: Nhiều người nuớc ngoài có mặt thời đó đã rất ngợi ca sự trù phú của đất đai. Giáo sĩ Marini trong tập ký sự về Đường ngoài đã để hẳn một chương để mô tả "sự màu mỡ của Vương quốc" này ("Vương quốc xứ Đàng ngoài"). Marini viết: "Đất đai màu mỡ và không lúc nào nghỉ sản xuất. Nhân dân rất hiểu giá trị của ruộng đất nên không bỏ hoang và những người nội trợ giỏi, sau khi thu hoạch mùa màng xong, lập tức lại cày bừa ngay và gieo hạt. Và như vậy mỗi năm họ thường thu được 2, 3 vụ. Ở những nơi nào không trồng lúa được thì họ trồng cây ăn quả và thu hoạch lớn. Cây cối tươi tốt đến nỗi lúc nào cũng chỉ thấy một màu xanh tựa như một khu rừng với một mùa xuân vĩnh viễn". Về giống lúa, theo ghi chép của Lê Quý Đôn thế kỷ XVIII: Vùng châu thổ sông Hồng có 8 giống lúa chiêm, 27 giống lúa mùa, 29 giống lúa nếp. Nông nghiệp Đàng Trong có 26 giống lúa nếp, 23 giống lúa tẻ. "Tháng tư hàng năm lúa chín đầy đồng, gặt hái không kịp, mỗi mẫu thu hoạch từ 90 đến 120 gánh lúa." Theo giáo sĩ Bo-ri: "Đất đai màu mỡ và sinh lợi....đến nỗi hàng năm họ gặt lúa 3 lần, thu hoạch được một lượng thóc phong phú đến mức không ai cần lao động thêm để kiếm sống....quanh năm họ có nhiều hoa quả, những thứ lạ như dưa bở, dưa chuột, dưa hấu, mít, sầu riêng, dừa, trầu cau, bắp cải, thuốc lá, mía....đồng ruộng của họ đầy những gà vịt nhà và gà rừng." + Thủ công nghiệp Nghề thủ công cổ truyền: Tơ: Năm 1644, người Hà Lan mua ở Đàng Ngoài 644 tạ tơ. 1645 mua 800 tạ tơ chở đi Nhật và 120 tạ tơ chở sang châu Âu. Hàng năm người Bồ Đào Nha cũng đặt hàng vạn lạng bạc cho chúa Trịnh để mua tơ..... Dệt: Một thương nhân nước ngoài hỏi người thợ dệt: "Tơ lụa được sản xuất với một số lượng lớn, bao gồm đủ loại như lụa trắng, lụa màu, the, lĩnh, nhiễu, đoạn...kỹ thuật dệt mềm mại, vừa đẹp, vừa tốt... chị có làm được không? " Người thợ dệt đáp:"Làm được" + Nghề mới xuất hiện: Làm đường trắng: Lái buôn phương Tây khen đường của nước ta tốt nhất trong khu vực, là một mặt hàng bán rất chạy. "Đường trắng và mịn, đường phên tinh khiết, trong suốt, chất lượng tốt. Trước kia họ chỉ làm đủ dùng trong xứ, nhưng vì các lái buôn Trung Quốc đem lại cho họ nhiều nguồn tiêu thụ, nên họ đã tăng lò nấu đường lên đến mức có thể đủ hàng để chở 80 thuyền..." Nghề làm đồng hồ: Từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XVIII, các giáo sĩ phương Tây đã dùng đồng hồ làm món quà dâng các chúa. Một người ở xã Đại Hào huyện Đăng Xương (Thừa Thiên) tên là Nguyễn Văn Tú được sang Hà Lan hai năm, học được nghề làm đồng hồ. Ông không chỉ học được cách làm mà còn cải tiến được nó. Cả gia đình ông đều biết làm đồng hồ song vẫn không tạo ra được một phường chuyên để phát triển hơn nữa. Dù vậy ông vẫn được coi là người Việt Nam đầu tiên biết chế tạo đồng hồ máy. Có câu chuyện kể lại như sau: Theo Đại Nam thực lục (tiền biên) thì đời chúa Nguyễn Phúc Chu, những người thợ ở Đàng Trong đã chế được loại đồng hồ tự động đánh chuông gọi là Tự minh chung. Loại đồng hồ này có điểm đặc biệt là nó chia làm 24 giờ. Thời gian này, các cố đạo trên đường đi tìm nơi rao giảng đạo, họ đến nước ta và dĩ nhiên phải làm mọi cách để lấy lòng chính quyền nước sở tại. Một trong những cách lấy lòng ấy là họ đã tặng quà bằng những chiếc đồng hồ chạy bằng máy móc, gọn nhẹ và chính xác. Chiếc đồng hồ do cha cố tặng cho chúa Nguyễn Phúc Chu một ngày nọ bị hỏng hóc, chạy cà rịch cà tang, Chúa bực mình lắm, bèn giao cho một người thợ Tây (tên dịch là Từ Tâm Bá) và một người thợ Tàu là Tài Phú đem về sửa. Hai người này mày mò mãi mà vẫn không sửa được. Còn các quan lại của ta thì dĩ nhiên là bó tay “chào thua” trước chiếc đồng hồ sản xuất theo kỹ thuật tiên tiến của phương Tây. Cuối cùng những người dân ở vùng Thuận Hóa mới giới thiệu cho Chúa một cụ già 74 tuổi. Cụ tên là Nguyễn Văn Tú, người xã Đại Hòa, huyện Đăng Xương (nay là huyện Triệu Hải - Bình Trị Thiên). Đến gặp Chúa, cụ thưa: - Gia đình chúng tôi xin nhận sửa chiếc đồng hồ này. Có lẽ cũng không khó lắm. Chúa Nguyễn Phúc Chu ngạc nhiên: - Gia đình à? Sao lại là gia đình: Cụ Tú cúi đầu từ tốn đáp: - Bẩm Chúa, đúng như vậy ạ. Thế là cụ cầm chiếc đồng hồ mang về sửa. Chỉ hai ngày sau, công việc hoàn thành. Đem trả lại đồng hồ Chúa lúc bấy giờ là cả một đoàn người, có người em cụ là Nguyễn Văn Thi, người con là Nguyễn Văn Duy, người con rể là Lương Văn Dũng. Cụ trình với Chúa: - Tất cả gia đình chúng tôi đều biết sửa và chế tạo ra đồng hồ. Để chứng minh cho lời nói của mình, ngoài chiếc đồng hồ cũ của Chúa đã sửa hoàn chỉnh, cụ còn tặng thêm một chiếc đồng hồ mới. Đặc biệt chiếc đồng hồ do gia đình cụ chế tạo, ngoài việc đánh chuông báo giờ thì nó còn báo thức từng ngày trong tháng. Trong Phủ biên tạp lục, Lê Quý Đôn có nói rõ: "Hễ gặp ngày nào thì hai bên hiện ra chữ, hết vòng thì trở lại, thật là tuyệt diệu." + Thương nghiệp và sự hưng khởi của các đô thị Kẻ Chợ : Thương nhân Hà Lan Bê-rơn mô tả: "Thành phố Ca Cho (Kẻ Chợ) có thể so sánh với nhiều thành phố ở châu Á nhưng lại đông dân hơn. Nhất là những ngày mồng một và rằm âm lịch, là những ngày phiên chợ...các con đường rộng bấy giờ đều trở thành chật chội đến nỗi chen qua đám đông người độ 100 bước trong khoảng nửa tiếng đồng hồ là điều sung sướng. Tất cả hàng hóa trong thành phố, mỗi thứ bán ở một phố riêng và các chợ đó còn chia ra làm một hai hoặc nhiều khu là nơi mà những người trong khu mới được mở cửa hàng." 1736, sứ thần Trung Quốc đi chơi Kẻ Chợ đã hưng phấn làm nên 8 bài thơ với những câu như: Ngày dài thuyền chở xe dong Bán buôn lũ lượt trập trùng chen đua Phố Hiến, nhân dân có câu "Thứ nhất Kinh kì, thứ nhì Phố Hiến", theo giáo sĩ phương Tây mô tả, thế kỷ XVII Phố Hiến có trên 2000 nóc nhà. Hội An: Năm 1618, Giáo sĩ Bo-ri nhận xét: "Hải cảng đẹp nhất, nơi mà thương nhân ngoại quốc thường lui tới buôn bán là hải cảng thuộc tỉnh Caciam (Quảng Nam).... thành phố đó lớn lắm, đến nỗi người ta có thể nói nó có hai thị trấn: Một của người Trung Quốc, một của người Nhật Bản." - Tư liệu hình ảnh: + Hình ảnh cảnh Thăng Long-Kẻ Chợ những năm 1680 do Samuel Baron miêu tả sau chuyến đi đến Đàng Ngoài của ông. + Phố Hiến + Hội An c. Đối với bài 23: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ tổ quốc cuối thế kỷ XVIII. + Khai thác nguyên nhân bùng nổ của phong trào Tây Sơn bắt nguồn từ sự khủng hoảng của chế độ phong kiến Đàng Ngoài, Đàng Trong. Theo một giáo sĩ phương Tây, bấy giờ "gạo đắt như vàng, tình trạng đói khổ bày ra lắm cảnh thương tâm khó tả, xác chết chồng chất lên nhau.". Xúc động trước cảnh tượng đau lòng đó, dật sĩ Ngô Thế Lân đã viết lên mấy câu thơ: Than ôi. Lạ thay chim lợn kêu Năm canh gào thét gió vi vu Thái sơn nghiêng ngả ngày u ám Đất bằng sóng nổi mịt mù mây Hồng nhạn kêu buồn bay tan tác Sài lang ngang dọc giữa đường đi + Sử dụng tư liệu giải thích rõ tại sao trước đây nhân dân Gia Định ủng hộ chính quyền họ Nguyễn Phúc Khoát mà lúc này lại ủng hộ họ Nguyễn Tây Sơn. Lực lượng Tây Sơn không những đánh đâu thắng đó mà còn nổi tiếng vì bình đẳng, bình quyền, không tham ô của dân và lấy của người giàu chia cho người nghèo. Nghĩa quân đã từng nêu lên khẩu hiệu: "Lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo". Điều đó được các giáo sĩ Tây Ban Nha ghi lại như sau: "Họ tấn công và tước vũ khí viên quan do nhà vua sai vào thu thuế, họ thu lấy tất cả giấy tờ của viên quan này và đem đốt ở nơi công cộng.....Họ giết những xã trưởng phản động.....Họ đòi lấy hết những giấy tờ công và đem đốt....Ban ngày họ xuống các chợ, kẻ đeo gươm, người đeo cung tên, có người mang súng. Họ không hề làm thiệt hại đến người và của...họ vào nhà giàu, nếu đem nộp họ ít nhiều thì họ không gây tổn hại, nhưng nếu chống cự lại thì họ cướp lấy những của quý đem chia cho người ngèo, còn họ chỉ giữ lại gạo và lương thực mà thôi.... Họ muốn thực hiện công lý trong xã hội và giải phóng nhân dân khỏi ách chuyên chế của vua quan...người ta gọi họ là giặc nhân đức với người nghèo. + Sử dụng lược đồ Tây Sơn khởi nghĩa chống các thế lực phong kiến và chống quân xâm lược nước ngoài. Sử dụng lược đồ chiến thắng Rạch Gầm- Xoài Mút để làm rõ thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Xiêm và đưa ra nhận định: Chính các sứ thần triều Nguyễn cũng nhận thấy "Người Xiêm từ sau cuộc bại trận năm Giáp Thìn, miệng tuy nói khoác lác mà lòng thì sợ Tây Sơn như cọp." Sử dụng lược đồ cuộc kháng chiến chống Thanh để kết nối các sự kiện trong diễn biến, dừng lại phân tích lời hiểu dụ của Quang Trung và dẫn: Như lời mô tả của tác giả Lê Quý Kỷ sự " Huệ dứt lời, chư quân dạ ran như sấm, rung động cả hang núi, trời đất đổi màu. Rồi chiêng trống đồng thời khua vang, quân lính gấp rút lên đường ra Bắc". + Các chính sách của vương triều Tây Sơn: Dẫn Chiếu Cầu hiền của Ngô Thì Nhậm: Từng nghe nói rằng: Người hiền xuất hiện ở đời, thì như ngôi sao sáng trên trời cao. Sao sáng ắt chầu về ngôi Bắc Thần, người hiền ắt làm sứ giả cho Thiên tử. Nếu như che mất ánh sáng, giấu đi vẻ đẹp, có tài mà không được đời dùng, thì đó không phải là ý Trời sinh ra người tài vậy." Người hiền tài phải phục vụ đắc lực cho nhà vua. Nếu không làm như vậy là trái ý Trời. Hiền tài là tinh hoa của Trời Đất nên lẽ đương nhiên là họ phải đem hết tài đức phục vụ cho dân, cho nước. "Nay trẫm đang ghé chiếu lắng nghe, ngày đêm mong mỏi, nhưng những người tài cao học rộng chưa thấy có ai tìm đến. Hay trẫm ít đức không đáng để phò tá chăng? Hay đang thời đổ nát chưa thể ra phụng sự vương hầu chăng?" "Chiếu này ban xuống, các bậc quan lại lớn nhỏ, cùng với thứ dân trăm họ, người nào có tài năng học thuật, mưu hay hơn đời, cho phép được dâng sớ tâu bày sự việc. Lời nói nào có tể chọn dùng được thì cất nhắc không kể thứ bậc, chỗ nào không dùng được thì gác lại, không vì lời nói sơ suất vu khoát mà bắt tội. Còn người có nghề hay nghiệp giỏi, có thể cống hiến cho đời, thì hãy cho phép các quan văn quan võ được tiến cử, nhưng vẫn dẫn vào đợi ra mắt, tuỳ tài lục dụng. Hoặc người nào từ trước đến nay tài năng còn bị che kín, chưa được người đời biết đến thì cũng cho phép dâng sớ tự tiến cử..." d. Bài 24: Tình hình văn hóa ở các thế kỷ XVI-XVIII. - Về tư tưởng, tôn giáo: + Nho giáo: "Trong tay có sẵn đồng tiền Dầu lòng đổi trắng thay đen khó gì Còn bạc còn tiền còn đệ tử Hết cơm hết rượu hết ông tôi (Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm) + Đạo Thiên Chúa: Kể chuyện Alexandre de Rhodes (phiên âm tiếng Việt là A-Lịch-Sơn Đắc-Lộ hay Cha Đắc Lộ, A-lếc-xăng Đơ-rốt; 15 tháng 3 năm 1591 – 5 tháng 11 năm 1660) là một nhà truyền giáo và một nhà ngôn ngữ học. Ông đã góp phần quan trọng vào việc hình thành chữ quốc ngữ Việt Nam hiện đại bằng công trình Tự điển Việt-Bồ-La, hệ thống hóa cách ghi âm tiếng Việt bằng mẫu tự La tinh. Ông sinh tại Avignon, miền nam nước Pháp. Theo một số sử liệu, linh mục Alexandre de Rhodes (cha Đắc Lộ), sinh năm 1591, nhưng nhiều nguồn khác ghi ông sinh năm 1593. Ông gia nhập dòng Tên tại Roma ngày 24 tháng 4 năm 1612, thời kỳ công cuộc truyền giáo cho các dân tộc đang trên đà phát triển. Tuy nhiên, cùng với đà tiến này, Giáo hội Công giáo cũng gặp sức kháng cự vũ bão của chính quyền các dân tộc được rao giảng Tin Mừng. Vì thế, bên cạnh nhiệt tâm truyền giáo, còn phải kể ước muốn được đổ máu đào minh chứng cho Chúa Jesus của các vị thừa sai tiên khởi. Gia đình ông thuộc gốc Do Thái ở thành phố Rhodes (bán đảo Iberia)), tổ tiên sang tị nạn dưới bóng Giáo Hoàng vì thời ấy Avignon là đất của Giáo Hoàng, nên tên ông là Alexandre de Rhodes (A Lịch Sơn Đắc Lộ). Người Việt gọi Alexandre de Rhodes là Giáo sĩ Đắc Lộ. Đầu năm 1625, Alexandre cập bến Hội An, gần Đà Nẵng. Ông bắt đầu học tiếng Việt và chọn tên Việt là Đắc-Lộ. Thầy dạy tiếng Việt cho ông là một cậu bé khoảng 10, 12 tuổi. Ông viết: Chỉ trong vòng 3 tuần lễ, chú bé đã dạy tôi học biết tất cả các cung giọng khác nhau của tiếng Việt và cách thức phát âm của từng chữ. Cậu không hề có một kiến thức gì về ngôn ngữ Châu Âu, thế mà, cũng trong vòng 3 tuần lễ này, cậu đã có thể hiểu được tất cả những gì tôi muốn diễn tả và muốn nói với cậu. Đồng thời, cậu học đọc, học viết tiếng Latin và đã có thể giúp lễ. Tôi hết sức ngạc nhiên trước trí khôn minh mẫn và trí nhớ dẻo dai của cậu bé. Sau đó, cậu trở thành thày giảng giúp việc các cha truyền giáo và là một dụng cụ tông đồ hữu hiệu trong việc loan báo Tin Mừng nơi quê hương Việt Nam thân yêu của thầy và nơi Vương quốc Lào láng giềng. Từ đó, Việt Nam trở thành quê hương thứ hai của Alexandre de Rhodes, nhưng cuộc đời truyền giáo của ông ở đây rất bấp bênh và trôi nổi. Trong vòng 20 năm, ông bị trục xuất đến sáu lần. Nhưng sau cả sáu lần ấy, ông đều tìm cách trở lại Việt Nam khi cơ hội cho phép. Ông đến truyền giáo ở Đàng Trong vào năm 1625 dưới thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên và ở Đàng Ngoài vào năm 1626 dưới thời chúa Trịnh Tráng. Thời gian Alexandre de Rhodes giảng đạo tại Việt Nam cũng là thời kỳ các cha thừa sai dòng Tên hoạt động rất hăng say và hữu hiệu. Riêng Alexandre de Rhodes, ông đã truyền đạo từ Nam ra Bắc. Ông kể lại công cuộc truyền giáo tại Đàng Ngoài: Khi chúng tôi vừa đến kinh đô Bắc Kỳ, tức khắc nhà vua truyền lệnh cho tôi phải xây một nhà ở và một nhà thờ thật đẹp. Dân chúng tuốn đến nghe tôi giảng đạo đông đến nỗi, tôi phải giảng đến 4 hoặc 6 lần trong một ngày. Chị vua và 17 người thân trong gia đình vua xin lãnh nhận bí tích Rửa Tội. Nhiều tướng lãnh và binh sĩ cũng xin theo đạo. Nhưng điều làm tôi ngạc nhiên nhất là thấy các vị sư đã mau mắn từ bỏ bụt thần để theo đạo Công giáo. Tất cả đều dễ dàng chấp nhận khi tôi giải thích cho họ hiểu giáo lý đạo Công giáo rất phù hợp với lý trí và lương tâm con người. Các tín hữu Công giáo Việt Nam có Đức Tin vững chắc đến độ, không gì có thể rút Đức Tin ra khỏi lòng họ. Nhiều người phải đi bộ suốt 15 ngày đường để được xưng tội hoặc tham dự thánh lễ. Nhưng phải thành thật mà nói, tôi không thể chu toàn cách tốt đẹp mọi công tác truyền đạo này, nếu không có trợ giúp tuyệt vời của các thầy giảng. Vì nhận thấy mình là linh mục duy nhất giữa một cánh đồng truyền đạo bao la, nên tôi chọn trong số các tín hữu, những thanh niên không lập gia đình và có lòng đạo đức sâu xa cũng như có nhiệt tâm rao giảng Tin Mừng, để giúp tôi. Những người này công khai thề hứa sẽ dâng hiến cuộc đời để phụng sự Chúa, phục vụ Giáo hội, sẽ không lập gia đình và sẽ vâng lời các cha thừa sai đến Việt Nam truyền đạo. Hiện tại có tất cả 100 thầy giảng đang được thụ huấn trong chủng viện và được các tín hữu trang trải mọi phí tổn. Năm 1645, ông bị Chúa Nguyễn vĩnh viễn trục xuất khỏi Việt Nam. Ông mất ngày 5 tháng 11 năm 1660 ở Isfahan, Ba Tư, 15 năm sau lần cuối cùng bị trục xuất khỏi Việt Nam. + Chữ Quốc ngữ theo mẫu tự La tinh: Mô phỏng hình ảnh trang đầu sách: Phép giảng tám ngày. Song ngữ bằng tiếng La tinh (bên trái) và Tiếng Việt với chữ Quốc ngữ (bên phải). - Giáo dục: Sự sa sút của giáo dục so với giai đoạn trước: Nhà sử học Lê Quý Đôn đã thừa nhận "các bậc tiền bối đã soạn thành bài, lời lẽ cổ nhã, bọn hậu sinh đua nhau làm theo, khi vào trường chỉ xén bớt những chỗ quá dài dòng đi mà thôi". - Văn học: + Nguyễn Bỉnh Khiêm với bộ Quốc Âm thi tập + Tác phẩm Truyền Kỳ mạn lục phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội thế kỷ XVI. Trong Truyền kỳ mạn lục, có truyện vạch trần chế độ chính trị đen tối, hủ bại, đả kích hôn quân bạo chúa, tham quan lại nhũng, đồi phong bại tục, có truyện nói đến quyền sống của con người như tình yêu trai gái, hạnh phúc lứa đôi, tình nghĩa vợ chồng, có truyện thể hiện đời sống và lý tưởng của sĩ phu ẩn dật. Trong 20 truyện, truyện nào cũng thể hiện một quan điểm chính trị, một thái độ nhân sinh, một ý tưởng đạo đức của Nguyễn Dữ. Đó là những mong muốn của ông về một xã hội mọi người được sống yên bình trong nền đức trị, trong sự công bằng, trong tình cảm yêu thương nhân ái giữa con người với con người... Giá trị lớn của Truyền kỳ mạn lục chính là ở những nội dung nhân văn đó. + Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, sân khấu ca múa nhạc Chùa Thiên Mụ: hay còn gọi là chùa Linh Mụ là một ngôi chùa cổ nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5 km về phía tây. Chùa Thiên Mụ chính thức khởi lập năm Tân Sửu (1601), đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng -vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong. Truyền thuyết kể rằng, khi chúa Nguyễn Hoàng vào làm Trấn thủ xứ Thuận Hóa kiêm trấn thủ Quảng Nam, ông đã đích thân đi xem xét địa thế ở đây nhằm chuẩn bị cho mưu đồ mở mang cơ nghiệp, xây dựng giang sơn cho dòng họ Nguyễn sau này. Trong một lần rong ruổi vó ngựa dọc bờ sông Hương ngược lên đầu nguồn, ông bắt gặp một ngọn đồi nhỏ nhô lên bên dòng nước trong xanh uốn khúc, thế đất như hình một con rồng đang quay đầu nhìn lại, ngọn đồi này có tên là đồi Hà Khê. Người dân địa phương cho biết, nơi đây ban đêm thường có một bà lão mặc áo đỏ quần lục xuất hiện trên đồi, nói với mọi người: "Rồi đây sẽ có một vị chân chúa đến lập chùa để tụ linh khí, làm bền long mạch, cho nước Nam hùng mạnh". Vì thế, nơi đây còn được gọi là Thiên Mụ Sơn. Tư tưởng lớn của chúa Nguyễn Hoàng dường như cùng bắt nhịp được với ý nguyện của dân chúng. Nguyễn Hoàng cả mừng, vào năm 1601 đã cho dựng một ngôi chùa trên đồi, ngoảnh mặt ra sông Hương, đặt tên là "Thiên Mụ". Dựa theo huyền thoại, đồng thời căn cứ hình dạng Hán tự từng ghi trên bao tài liệu cấu tạo bằng nhiều chất liệu, đủ khẳng định rằng trong tên Thiên Mụ, ngữ tố "Thiên" có nghĩa là "trời". Năm 1862, dưới thời vua Tự Đức, để cầu mong có con nối dõi, nhà vua sợ chữ "Thiên" phạm đến Trời nên cho đổi từ "Thiên Mụ" thành "Linh Mụ" (hay "Bà mụ linh thiêng"). Sau đó, người dân thoải mái gọi hai tên: chùa Thiên Mụ và chùa Linh Mụ. Vì rằng từ "Linh" đồng nghĩa với "Thiêng", âm người Huế khi nói "Thiên" nghe tựa "Thiêng" nên khi người Huế nói "Linh Mụ", "Thiên Mụ" hay "Thiêng Mụ" thì người nghe đều hiểu là muốn nhắc đến ngôi chùa này. Với cảnh đẹp tự nhiên và quy mô được mở rộng ngay từ thời đó, chùa Thiên Mụ đã trở thành ngôi chùa đẹp nhất xứ Đàng Trong. Trải qua bao biến cố lịch sử, chùa Thiên Mụ đã từng được dùng làm đàn Tế Đất dưới triều Tây Sơn (khoảng năm 1788), rồi được trùng tu tái thiết nhiều lần dưới triều các vua nhà Nguyễn. Tượng phật bà quan âm nghìn mắt nghìn tay ở chùa Bút tháp: do nhà điêu khắc họ Trương tạc năm 1656. Tượng cao 3,7 m, ngang 2,1 m, dày 1,15 m. Cánh tay xa nhất có chiều dài là 200 cm. Tượng có 11 đầu, 42 tay lớn và 952 tay dài ngắn khác nhau. Tính từ đài sen lên, tượng cao 235 cm. Đầu rồng đội tòa sen cao 30 cm, bệ tượng cao 54 cm. Đây được coi là một kiệt tác độc nhất vô nhị về tượng Phật và nghệ thuật tạc tượng - nghệ thuật làm nổi bật triết lý nhà Phật bằng thứ ngôn ngữ tạo hình hàm súc. Phật ngồi trên toà sen hồng qua bệ tượng hình vuông được trang trí bằng những nét chạm khắc cổ với dáng hành đạo, thư thái, đôi mắt quảng đại như bao quát cả không gian vũ trụ. Ở đây có nhiều mô tip quen thuộc được trang trí ở chùa Việt Nam như hoa lá, cây cảnh cùng các con vật - trong đó có rồng - ngư với viên ngọc; lân với quả cầu; quạt hai vòng tròn, sóng nước, hoa sen,... Tượng Quan Âm hai tay chắp trước ngực, hai tay để trên đùi với những ngón tay đan chéo biểu tượng cho dáng hành đạo và nhập định; các chùm tay để trần từ sườn, vai, lưng, trên người; những tay được xếp vòng tròn từ lớn đến nhỏ hướng vào tâm (ngay sau gáy Phật) trong lòng mỗi bàn tay lại hiện lên một con mắt. Nhìn tổng thể tượng Quan âm nghìn mắt nghìn tay như những vòng hào quang toả ra từ tâm điểm. Tượng các vị La Hán chùa Tây Phương: Mười sáu vị tổ người đứng kẻ ngồi, pho thì ngước mặt lên trời chỉ vào mây khói, pho thì hững hờ với ngoại vật, tì cằm trên đầu gối nhếch môi cười một mình nửa tinh nghịch nửa mỉa mai, có pho vẻ mặt hân hoan tươi tắn, khổ người đầy đặn tròn trĩnh, pho khác có vẻ mặt đăm chiêu lạ thường, lại có pho như đang đắn đo phân bua hay đang thì thầm trò chuyện cùng ai. Tượng La Hầu La đúng là chân dung một cụ già Việt Nam, thân hình gầy gò, mặt dài, nhỏ, gò má cao, môi mỏng vừa
Tài liệu đính kèm: