Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục truyền thống đoàn kết dân tộc cho học sinh khi dạy học phần Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX Lớp 10 THPT

Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục truyền thống đoàn kết dân tộc cho học sinh khi dạy học phần Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX Lớp 10 THPT

Đây là một truyền thống có từ rất sớm, gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của những cư dân Việt cổ làm nghề nông nghiệp trồng lúa nước. Do lấy nghề nông làm gốc nên từ xa xưa người Việt đã biết cùng nhau đoàn kết bắt tay trị thủy, khai hoang mở rộng ruộng đồng phát triển nền kinh tế toàn diện của quốc gia.

 Để giáo dục cho học sinh truyền thống này chúng ta cần khai thác triệt để các kiến thức sau:

 + Thế kỉ X – XV là thời kì phong kiến độc lập, đồng thời đây cũng là thời kì đất nước được thống nhất, nhà nước có nhiều chính sách tiến bộ tạo điều kiện phát triển kinh tế, nhờ đó diện tích đất ngày càng mở rộng, thủy lợi được nhà nước quan tâm mở mang. Các triều đại Lí – Trần – Lê sơ đều quan tâm đến phát triển kinh tế nông nghiệp và coi trọng sức dân. Kinh tế công thương nghiệp cũng phát triển, nhiều làng nghề thủ công nghiệp ra đời.

 + Giai đoạn từ thế kỉ XVI – XVIII, giáo viên có thể khai thác những nội dung trong bài 22: “Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI - XVIII”, đây là giai đoạn đất nước có nhiều biến động lớn, tuy nhiên do nhiều điều kiện khác nhau nên nền kinh tế tiếp tục phát triển với những biểu hiện có ý nghĩa xã hội quan trọng. Trong nông nghiệp việc khai hoang mở rộng diện tích canh tác được tích cựu thực hiện. Cùng với quá trình khai hoang, lãnh thổ đất nước được mở rộng đến Tây Nam Bộ ngày nay. Thủ công nghiệp khá phát triển, xuất hiện nhiều nghề thủ công mới, nhiều làng nghề, buôn bán trong nước khá sầm uất, xuất hiện nhiều trung tâm buôn bán. Ngoại thương phát triển nhanh chóng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và hưng khởi các đô thị: Thăng Long, Phố Hiến, Hội An,

 

doc 30 trang Người đăng Hoài Minh Ngày đăng 15/08/2023 Lượt xem 536Lượt tải 6 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục truyền thống đoàn kết dân tộc cho học sinh khi dạy học phần Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX Lớp 10 THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g ta có thể khai thác mục (2): Tình hình kinh tế và chính sách của nhà Nguyễn trong bài 25: “Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn (Nửa đầu thế kỉ XIX)”. Đây là giai đoạn đất nước bình yên trở lại, có điều kiện thuận lợi nhưng nền kinh tế gặp không ít khó khăn. Nhà nước đưa ra nhiều chính sách khuyến khích khai hoang nhưng diện tích ruộng đất tăng lên không nhiều; nghề thủ công nghiệp tiếp tục phát triển nhưng chủ yếu chỉ phát triển bộ phận thủ công nghiệp nhà nước, còn thủ công nghiệp trong nhân dân bị hạn chế; buôn bán trong nước phát triển chậm chạp, nhà nước giữ độc quyền về ngoại thương. Nguyên nhân dẫn đến kinh tế thời kỳ này trì trệ chính là do chính sách của nhà nước, đó cũng là một trong những bài học để rút kinh nghiệm cho quá trình xây dựng truyền thống đoàn kết dân tộc.
	* Truyền thống đoàn kết dân tộc trong chống giặc ngoại xâm. 
 	Đây là một nội dung quan trọng cần phải giáo dục cho học sinh, nhất là hiện nay lớp trẻ không phải chịu đựng, chứng kiến các cuộc đấu tranh, các em được sống trong hoà bình và ấm no. Do đó, giáo dục truyền thống nói chung và truyền thống đoàn kết dân tộc nói riêng sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về những trang sử vẻ vang của dân tộc, đánh giá được tầm quan trọng của truyền thống đoàn kết dân tộc trong lịch sử, từ đó, hình thành trong các em ý thức phải giữ gìn và phát huy truyền thống của dân tộc mình. Giáo viên có thể khai thác kiến thức trong sách giáo khoa để giáo dục truyền thống đoàn kết dân tộc về chủ đề này qua các nội dung:
	- Trong bài 19: “Những cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm ở các thế kỉ X - XV” là thời kì đầu của nước Đại Việt phong kiến độc lập, với các cuộc đấu tranh anh dũng, kiên cường của dân tộc ta chống giặc ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc, ghi vào lịch sử những thắng lợi oanh liệt.
	+ Mục (I): “Các cuộc đấu tranh chống quân xâm lược Tống”. Giáo viên có thể khai thác kiến thức về hai lần kháng chiến chống giặc Tống của nhà Tiền Lê và nhà Lý. Thời Tiền Lê, nhân lúc triều đình nhà Đinh gặp khó khăn, vua Tống cử quân sang xâm lược nước ta, quân và dân đại Việt đã chiến đấu anh dũng. Giáo viên đi sâu vào chi tiết nhà Tiền Lê tổ chức cuộc kháng chiến chống quân Tống: Trước nguy cơ xâm lược, thái hậu Dương Vân Nga đã đặt quyền lợi của đất nước lên trên quyền lợi của dòng họ, tôn thập đạo tướng quân Lê Hoàn lên làm vua để lãnh đạo cuộc kháng chiến. Lê Hoàn cùng các tướng huy động quân sĩ cùng nhân dân khẩn trương chuẩn bị kháng chiến chống giặc. 
Đến cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý, giáo viên khai thác nội dung ra quân trước của Lý Thường Kiệt. Với sự kiện này, giáo viên phân tích cho học sinh về lực lượng tham gia cuộc kháng chiến. Đặc biệt, giáo viên nhấn mạnh cho học sinh sự tham gia của các tù trưởng dân tộc ít người ở phía Bắc. Sự tham gia đó chính là kết quả của chính sách đoàn kết dân tộc của nhà Lý. Các vua nhà lý đã biết quan tâm đến chính sách đoàn kết các dân tộc ít người, dùng chính sách ràng buộc tầng lớp thống trị miền núi với triều đình bằng con đường hôn nhân. 
+ Mục (II): “Các cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông – Nguyên”. Giáo viên tóm tắt về sự phát triển và chính sách bành trướng của đế quốc Mông – Nguyên, giúp học sinh thấy được sự nguy hiếm của kẻ thù mà nhân ta đang phải đối mặt, từ đó khắc sâu cho học sinh thấy chiến thắng huy hoàng mà nhân dân ta giành được. Giáo viên giúp các em hiểu rằng, thắng lợi đạt được không chỉ do triều đình nhà Trần biết bỏ qua những ích kỉ cá nhân, đoàn kết cùng nhau kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên, mà còn nhờ sự hưởng ứng, đoàn kết trong nhân dân. Do đó, khi triều đình đưa ra mệnh lệnh: nếu có giặc ngoài đến phải liều chết mà đánh, nếu sức không địch nổi thì cho phép lẩn tránh vào rừng núi, không được đầu hàng, nhân dân đã một lòng nghe theo, làm thất bại âm mưu của giặc, góp phần thành công vào thắng lợi của cuộc kháng chiến.
	+ Mục (III): “Phong trào đấu tranh chống quân xâm lược Minh và khởi nghĩa Lam Sơn”. Giáo viên có thể tập trung khai thác hai nội dung kiến thức để học sinh thấy: Tại sao cuộc kháng chiến của nhà Hồ thất bại, còn cuộc khởi nghĩa do Lê Lợi lãnh đạo lại thành công. Nguyên nhân là do nhà Hồ không đoàn kết được sức dân, không được nhân dân hưởng ứng, giúp sức nên đã bị thất bại, khiến cho nước ta rơi vào ách đô hộ của nhà Minh. Ngược lại, Lê Lợi lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn biết được thiên thời, địa lợi, nhân hoà đã giành được sự ủng hộ nhiệt liệt của nhân dân, nghĩa quân đi đến đâu cũng được nhân dân bao bọc, giúp sức, vì vậy đã giành được thắng lợi đánh đuổi quân Minh xâm lược.
	- Trong bài 23: “Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc”, giáo viên khai thác nội dung kiến thức về phong trào kháng chiến chống quân Xiêm và cuộc kháng chiến chống quân Thanh, về nghệ thuật tổ chức kháng chiến của Nguyễn Huệ. Đồng thời, giáo viên cho học sinh đánh giá công lao của phong trào Tây Sơn và Nguyễn Huệ trong giai đoạn lịch sử Việt Nam cuối thế kỉ XVIII, từ đó lí giải cho các em về nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của những chiến thắng này.
Qua những nội dung trên, giáo viên tiến hành giáo dục cho học sinh truyền thống dân tộc nói chung, truyền thống đoàn kết dân tộc nói riêng. Giáo viên giúp các em hiểu được những giá trị tốt đẹp về truyền thống dân tộc. Từ đó, giáo dục lòng tự hào, biết ơn những thế hệ đi trước, sự kính trọng đối với quần chúng nhân dân, ý thức được bản thân mình cần gìn giữ và phát huy truyền thống ấy. 
2.3. Phương pháp giáo dục truyền thống đoàn kết dân tộc cho học sinh trong dạy học phần lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX ở lớp 10 THPT.
	Giáo dục truyền thống dân tộc nói chung, truyền thống đoàn kết dân tộc nói riêng trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông là thực hiện các chức năng giáo dục của bộ môn. Ở phần trên, tác giả đã trình bày những nội dung kiến thức cơ bản của chương trình lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX cần khai thác để giáo dục truyền thống đoàn kết dân tộc cho học sinh. Tuy nhiên, để học sinh nắm vững được các nội dung cơ bản trong sách giáo khoa và mở rộng thêm sự hiểu biết từ bên ngoài, đòi hỏi trong quá trình dạy học giáo viên phải có những phương pháp tổ chức phù hợp. Trong thực tế, không có phương pháp nào là vạn năng, duy nhất, mà các phương pháp sư phạm thường kết hợp đan xen, hỗ trợ nhau tạo thành một hệ thống phương pháp liên hoàn. Đồng thời, giáo viên phải căn cứ vào nội dung kiến thức, yêu cầu cụ thể của từng bài mà đưa ra phương pháp giáo dục phù hợp. Điều quan trọng là trong từng phương pháp cần chú ý việc phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong quá trình nhận thức. 
	Xuất phát từ cơ sở lí luận, thực tiễn và căn cứ vào nội dung chương trình lịch sử Việt Nam lớp 10 giai đoạn từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX, tác giả đề xuất một số hình thức và biện pháp sư phạm giáo dục truyền thống đoàn kết dân tộc cho học sinh như sau:
	* Sử dụng các phương pháp trình bày miệng sinh động, gây xúc cảm lịch sử, qua đó giáo dục truyền thống đoàn kết dân tộc cho học sinh.
Trong dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng, lời nói giữ vai trò chủ đạo. Nó có ý nghĩa to lớn không chỉ với những thông tin giúp học sinh tái hiện lịch sử, mà còn để nhận thức bản chất các sự kiện, thể hiện kết quả tìm tòi nghiên cứu của học sinh. Trình bày miệng sử dụng ngôn ngữ trong sáng giàu hình ảnh, kết hợp với tường thuật, miêu tả, giải thích,của giáo viên giúp học sinh hiểu rõ quá khứ, tạo biểu tượng lịch sử chân xác, làm cơ sở hình thành khái niệm, tìm ra bản chất sự kiện, rút ra quy luật bài học lịch sử. Đây là phương pháp có ưu thế lớn trong việc giáo dục học sinh, bởi lẽ lời nói xúc cảm, giàu hình ảnh của giáo viên tác đông trực tiếp đến tư tưởng, tình cảm của các em, góp phần giáo dục truyền thống dân tộc và phát triển nhân cách tốt cho học sinh. Trong dạy học lịch sử, lời nói bao giờ cũng gắn liền với tư cách, đạo đức, tư tưởng của người giáo viên. Không thể nhiệt tình ca ngợi những hành động anh hùng của nhân dân trong chiến đấu nếu giáo viên không rung cảm trước hành động ấy; không thể giáo dục cho học sinh căm thù giai cấp thống trị, quân xâm lược nếu giáo viên không thực sự căm thù chúng. Lời nói nhiệt tâm, chân thành tăng thêm tác dụng giáo dục; lời nói lạnh nhạt, hững hờ làm giảm nhẹ hoặc gây phản tác dụng giáo dục. Do đó, trình bày miệng sinh động, gây cảm xúc là một trong những phương pháp mang lại hiệu quả cao trong việc giáo dục truyền thống đoàn kết dân tộc cho học sinh. Chúng ta có thể sử dụng các hình thức cơ bản của trình bày miệng sinh động, gây cảm xúc trong dạy học lịch sử như tường thuật, nêu đặc điểm, giải thích, kể chuyện
- Thứ nhất, sử dụng phương pháp Tường thuật.
Tường thuật là một cách trình bày miệng quan trọng, nhằm tái hiện ở học sinh những biến cố lịch sử quan trọng với đầy đủ tính cụ thể và gợi cảm của nó. Tuy nhiên, trong thực tế, không ít giáo viên chưa nhận thức được đầy đủ nội dung và vị trí của tường thuật trong việc giảng dạy và học tập lịch sử ở truờng phổ thông. Tường thuật bao giờ cũng có chủ đề, có tình tiết nhất định nhằm kích thích trí tưởng tượng tái tạo của học sinh về những hình ảnh của quá khứ. Những đặc điểm nổi bật của tường thuật có chủ đề là tính chất sinh động về các hoạt động của nhân vật, quá trình diễn biến của sự kiện, tính cụ thể, chính xác của tài liệu sử dụng. Tường thuật có tác dụng khơi dậy óc tưởng tượng, tái tạo của học sinh trong học tập lịch sử. 
Ví dụ, khi dạy học bài 23: “Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc cuối thế kỉ XVIII”, giáo viên có thể xây dựng và sử dụng đoạn tường thuật về cuộc kháng chiến chống quân Xiêm (1785) của nghĩa quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của Nguyễn Huệ với trận Rạch Gầm – Xoài Mút đánh tan quân xâm lược như sau: 
“Sau nhiều lần thất bại, Nguyễn Ánh đã sang cầu cứu vua Xiêm, giữa năm 1784, năm vạn quân Xiêm kéo vào Gia Định theo hai đường: Hai vạn quân đổ bộ lên Kiên Giang, ba vạn quân đổ bộ vào Cần Thơ. Cuối năm đó, quân Xiêm đã chiếm miền Tây Gia Định (các tỉnh miền Tây Nam Bộ), chúng mặc sức đốt phá, giết người, cướp của. Tội ác của chúng làm tăng thêm lòng căm thù của nhân dân. Trước tình hình đó, tháng 1 năm 1985, Nguyễn Huệ tiến công vào Gia Định, đặt đại bản doanh tại Mĩ Tho. Sau khi nghiên cứu kĩ địa hình, ông đã chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận địa quyết chiến với giặc
Mờ sáng ngày 19 tháng 1 năm 1785, Nguyễn Huệ dùng mưu nhử địch vào trận địa mai phục, Quân Xiêm có ưu thế về quân số nên tướng địch rất chủ quan, chúng huy động tất cả quân thuỷ, bộ từ phía Trà Lọt tiến xuống Mĩ Tho đuổi theo quân Tây Sơn. Khi quân địch lọt hoàn toàn vào trận địa mai phục, thuỷ quân của ta ở hai bên bờ sông Thới Sơn bất ngờ xông ra. Địch bị tấn công bất ngờ và mãnh liệt, tất cả các chiến thuyền của quân Xiêm bị đánh tan tác, gần 4 vạn quân bị giết tại trận, chỉ có vài nghìn quân sống sót vượt qua Chân Lạp về nước. Từ đó, quân Xiêm “sợ quân Tây Sơn như sợ cọp”, Nguyễn Ánh thoát chết phải trốn sang Xiêm lưu vong”. 
Sau khi tường thuật xong, giáo viên kết hợp đưa ra câu hỏi để học sinh hiểu rõ nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Xiêm (1785) không chỉ đơn thuần do sự chỉ huy tài tình của Nguyễn Huệ mà đó còn là thắng lợi của cả một tập thể biết đồng lòng, hợp sức, biết đoàn kết quyết tâm đánh đuổi quân thù. Giáo viên giúp học sinh hiểu rằng thắng lợi ở trận Rạch Gầm – Xoài Mút tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành nhiệm vụ thống nhất đất nước, bảo vệ độc lập dân tộc. Với thắng lợi này phong trào Tây Sơn trở thành phong trào quật khởi của cả dân tộc, kết hợp chặt chẽ trong mục tiêu, tinh thần đấu tranh và tổ chức lực lượng, tính chất ác liệt của cuộc đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc. Qua đó giúp học sinh nắm được kiến thức cơ bản của bài học, giúp các em tự hào về truyền thống đoàn kết dân tộc, sự kính trọng đối với quần chúng nhân dân lao động - người sáng tạo ra lịch sử, tạo niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và sức mạnh đoàn kết dân tộc. Đồng thời, rèn luyện cho các em nhiều kĩ năng: Quan sát, cách xây dựng một đoạn tường thuật. Tường thuật dùng để trình bày một biến cố lịch sử quan trọng có ý nghĩa giáo dưỡng, giáo dục cao, để lại cho học sinh nhiều ấn tượng sâu sắc.
	- Thứ hai, sử dụng phương pháp nêu đặc điểm.
Nêu đặc điểm là một dạng của miêu tả, nhằm làm sáng tỏ những nét bản chất, đặc trưng trong mối liên hệ bên trong của các sự kiện hiện tượng, nhân vật lịch sử. Nêu đặc điểm có thể ngắn gọn hay chi tiết, tuỳ theo tính chất, nội dung của sự kiện và trình độ yêu cầu của việc học tập. Nêu đặc điểm không những làm cho học sinh ghi nhớ sự kiện, nhân vật một cách cụ thể, có hình tượng trên cơ sở những tài liệu được thông báo mà còn khái quát hoá với những nét đặc trưng nhất của sự kiện, nhân vật. Thông qua phương pháp nêu đặc điểm, giáo viên giúp các em đánh giá sự kiện và có thái độ đối với sự kiện hay nhân vật lịch sử ấy. 
	Việc sử dụng phương pháp nêu đặc điểm được tiến hành trong những trường hợp sau:
	+ Thứ nhất, dùng xen vào tường thuật nhằm cụ thể hoá một hiện tượng, một nhân vật lịch sử.
	Ví dụ, ở bài 23 “Phong trào Tây Sơn và sự nhiệp thống nhất, bảo vệ Tổ quốc”, khi dạy mục (II): Các cuộc kháng chiến cuối thế kỷ XVIII, với phần (2): Kháng chiến chống quân Thanh (1789). Để tạo biểu tượng về người anh hùng áo vải Quang Trung giáo viên sử dụng tư liệu trong cuốn Kiến thức lịch sử lớp 10 để miêu tả hình ảnh Quang Trung khi tiến vào Thăng Long: Quang Trung trên mình voi chiến, với chiếc áo chiến bào đen sạm khói súng qua những ngày đêm chiến đấu ác liệt, dẫn đầu đoàn quân chiến thắng.
	Hình ảnh này giúp học sinh nhận thức được tính chất ác liệt của cuộc kháng chiến chống quân Thanh, sự gan dạ, anh hùng của Quang Trung trong cuộc kháng chiến. Đồng thời, giáo viên giúp học sinh nắm được kiến thức cơ bản. Trên cơ sở đó, giáo viên giáo dục cho học sinh lòng biết ơn, kính trọng nhân dân lao động, giúp các em nhận thức được tầm quan trọng của truyền thống đoàn kết dân tộc, anh dũng của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc.
	+ Thứ hai, dùng để khái quát tính chất hiện tượng lịch sử dưới dạng một hình ảnh tượng trưng, nhằm giúp học sinh dễ tiếp thu nội dung, bản chất hiện tượng.
	Ví dụ, khi dạy bài 19 “Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỷ X - XV”, khi dạy mục (III): Phong trào đấu tranh chống quân xâm lược Minh và khởi nghĩa Lam Sơn. Để giảng giải cho học sinh về nguyên nhân dẫn tới các phong trào đấu tranh trong giai đoạn này, giáo viên có thể sử dụng tư liệu văn học trong dạy học lịch sử, sử dụng hai câu thơ trong bài Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi: 
“Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”.
	Với mục đích, giúp học sinh nhận thức được tội ác tàn bạo, dã man của quân Minh đối với nhân dân ta, chính lòng căm thù đối với quân xâm lược đã làm bùng lên khởi nghĩa Lam Sơn. Việc sử dụng tư liệu văn học để miêu tả tội ác của giặc giúp học sinh nắm được kiến thức cơ bản về nguyên nhân dẫn đến khởi nghĩa Lam Sơn. Từ kiến thức cơ bản đó, giáo viên bồi dưỡng lòng yêu nước, căm thù giặc, ý thức độc lập và truyền thống đoàn kết dân tộc của nhân dân cho học sinh. Trên cơ sở đó, các em phát huy khả năng tư duy, tưởng tượng, rút ra nhận xét của bản thân và rèn luyện cho các em kỹ năng sử dụng tư liệu văn học vào học tập lịch sử. 
	- Thứ ba, sử dụng phương pháp kể chuyện lịch sử.
	Trong thời đại hiện nay, mặc dù có rất nhiều phương pháp tiến bộ, thậm chí còn sử dụng khoa học công nghệ vào trong dạy học. Tuy nhiên, phương pháp sử dụng lời nói trong dạy học của giáo viên, đặc biệt là phương pháp kể chuyện lịch sử có vai trò vô cùng quan trọng. Trong phương pháp này, giáo viên sử dụng lời nói của mình để truyền tải đến học sinh nội dung câu chuyện, có liên hệ đến bài học góp phần giáo dục truyền thống đoàn kết dân tộc cho học sinh. Những câu chuyện lịch sử do giáo viên kể xen lẫn vào bài giảng có tác dụng tạo ra sự chú ý, tập trung và gây hứng thú học tập đối với học sinh. Do đó, giáo viên cần phải có ngôn ngữ chính xác, trong sáng về ngữ pháp, khả năng diễn đạt tốt, mang tính truyền cảm, không sáo rỗng.
	Ví dụ, để giúp học sinh hiểu rằng, đất nước muốn vững mạnh thì các triều vua bên cạnh việc quan tâm đến cuộc sống của người dân, còn cần chú ý đến vấn đề đoàn kết dân tộc. Đoàn kết dân tộc không đơn thuần là sự đoàn kết trong nhân dân, mà đó phải là sự đoàn kết ngay trong triều đình, giữa các quan lại với nhau, cùng nhau xây dựng đất nước cường thịnh. Giáo viên có thể kể cho học sinh nghe câu truyện Quốc Công Trần Hưng Đạo tắm gội cho Thượng tướng Trần Quang Khải, khi dạy mục (II), bài 19, Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X – XV như sau: Vua Trần Thánh Tông đi đánh giặc, Trần Quang Khải đi theo nhà vua. Ghế Thượng tướng bỏ trống. Khi ấy, vừa gặp lúc sứ thần phương Bắc sang, Thượng hoàng là Trần Thái Tông gọi Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đến mà bảo rằng Thượng tướng đi theo hầu nhà vua, hiện đang vắng mặt, Trẫm muốn khanh làm chức Tư đồ để tiếp ứng sứ thần phương Bắc. Quốc Tuấn trả lời, việc ứng tiếp sứ thần phương Bắc thì thần không dám từ chối, còn việc cho thần làm chức Tư đồ thì thần không dám vâng theo chiếu chỉ của Thượng hoàng. Huống chi đương lúc quan gia đi đánh giặc xa, Quang Khải đi theo hầu mà Thượng Hoàng lại phong cho thần chức ấy thì tình sợ có chỗ chưa thoả đáng, không được thỏa lòng Quan gia và Quang Khải. Vậy đợi khi Quan gia về sẽ nhận chức cũng chưa muộn gì.
	Đến khi Thánh Tông về thì việc ấy lại bỏ đấy, vì Quang Khải và Trần Quốc Tuấn hai nguời vốn không ưa nhau. 
	Một hôm Quốc Tuấn từ Vạn Kiếp đến Thăng Long. Quang Khải xuống thuyền đánh cờ chơi vui suốt ngày rồi mới về nhà. Tính Quang Khải lười tắm gội. Quốc Tuấn thì thích xông và tắm. Quốc Tuấn nói đùa với Quang Khải rằng: Thân thể ngài cáu bẩn, xin được tắm giùm. Rồi Quốc Tuấn cởi áo Quang Khải ra, lấy nước thơm để tắm gội và nói: Hôm nay tôi được tắm gội cho Thượng tướng. Quang Khải cũng nói: Hôm nay tôi được Quốc công tắm gội cho.
	Từ đấy hai người vui vẻ giao du với nhau, tình thân càng mặn mà, làm tướng văn và tướng võ để phò giúp nhà vua
	- Thứ tư, sử dụng phương pháp Giải thích.
	Giải thích được sử dụng để tìm hiểu sâu hơn bản chất, ý nghĩa của những hiện tượng phức tạp, nắm vững những khái niệm, các quy luật, nhằm làm cho học sinh có quan điểm khoa học về sự phát triển của xã hội loài người, về những mối liên hệ nhân quả giữa các hiện tượng. Giải thích phù hợp với trình độ và yêu cầu học tập lịch sử ở trường PTTH, góp phần vào phát triển tư duy lí luận của các em. Vì vậy, trong mỗi bài giảng, giáo viên cần xác định rõ những vấn đề nào cần giải thích, như sự thay đổi của một chế độ xã hội này bằng một chế độ xã hội khác, vai trò của quần chúng nhân dân trong một sự kiện lịch sử cụ thể.
	Chẳng hạn như: Giáo viên muốn giáo dục cho học sinh hiểu được quy luật: Khi nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì chúng ta sẽ giành được thắng lợi, còn khi nào không tập hợp được sức mạnh của toàn dân thì không thể tránh khỏi thất bại. Giáo viên có thể giải thích nội dung này cho học sinh như sau: 
	Trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm nhân dân luôn phải đương đầu với kẻ thù hùng mạnh và tàn bạo. Vì luôn phải lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh, lấy tinh thần để chiến thắng vật chất trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, dân tộc ta phải phát huy đến cao độ trí tuệ biết đánh và biết thắng để chống lại mọi kẻ thù. Điển hình như trong cuộc đấu tranh chống quân xâm lược Tống, Lí Thường Kiệt đã vừa đấu lực, vừa đấu trí với quân thù. Biết địch đang có âm mưu xâm lược nước ta, Lí Thường Kiệt đã chủ động tập hợp quần chúng nhân dân, tấn công vào lãnh thổ địch, mục đích làm cho hậu phương địch xao động, ý chí xâm lược của quân địch lung lay, rồi rút về phòng thủ đất nước, cuối cùng đã chiến thắng. Đồng thời, ông tổ chức phân tán chia cắt địch ra đánh, làm cho chúng trong ngoài không tiếp ứng được cho nhau. Địch âm mưu chia rẽ, mua chuộc bọn bù nhìn bán nước, ta lấy đoàn kết toàn dân làm chỗ dựa để đánh địch và giành được thắng lợi.
	Nói đến đoàn kết sức dân không thể không kể đến nhà Trần với ba lần chiến thắng quân Mông Nguyên. T

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_truyen_thong_doan_ket_dan_toc.doc
  • docBßo cßo t=m t_t hi_u qu_ SK.doc