1. Lý do chọn đề tài
a.Cơ sở lý luận:
Để đất nước Việt Nam có nền giáo dục sánh ngang tầm với các nước phát
triển trên thế giới thì Giáo dục và Đào tạo phải đổi mới về cả nội dung chương
trình sách giáo khoa và phương pháp dạy học. Bên cạnh đó, do sự phát triển như
vũ bão của khoa học kỹ thuật đòi hỏi ngành Giáo dục phải tạo ra những thế hệ
người thầy có đủ phẩm chất đạo đức và trình độ học vấn.
Chương trình bộ môn Sinh học nói chung và chương trình môn Sinh cấp
THCS nói riêng là cơ sở của ngành kỹ thật quan trọng, có mối quan hệ gắn bó
chặt chẽ, qua lại với các môn khác. Môn Sinh học là một môn khoa học thực
nghiệm về sự sống, có mối liên hệ chặt chẽ với môi trường, học sinh học không
chỉ để biết mà còn để hành động, đặc biệt trong tình hình vấn đề môi trường
đang bức thiết như hiện nay. Học sinh phổ thông nói chung, học sinh THCS nói
riêng, là lớp thế hệ tiếp ngay sau này, các em là người chịu tác động trực tiếp từ
môi trường, như vậy, trách nhiệm giữ gìn môi trường là thuộc về các em. Chúng
ta đã dạy cho các em biết yêu thiên nhiên, yêu sinh vật, biết tôn trọng và bảo vệ
chúng và để củng cố thêm thì phần II chương trình Sinh vật và Môi trường được
viết như là kiến thức sinh học phổ thông giúp các em có được hành trang tri thức
để bước vào đời. Nhưng vấn đề đặt ra là làm sao giúp học sinh tiếp thu kiến thức
thật d"ễ”, thật s"âu”, nhớ lâu, dễ áp dụng. Nếu chúng ta sử dụng phương pháp
“thầy đọc – trò chép”, tóm tắt sách giáo khoa để dạy học thì mục tiêu trên khó
có thể đạt được. Vì vậy, phương pháp sử dụng sơ đồ hoá trong dạy học phần
Sinh vật và Môi trường ra đời nhằm giải quyết tận gốc các vấn đề trên.
ật và môi trường. Học sinh lớp 9 ở lứa tuổi 14 và 15, ở giai đoạn này các em muốn tự khẳng định mình, ưa thích hoạt động tự quản, có năng lực tư duy, phân tích, tổng hợp, có tính năng động sáng tạo trong học tập cũng như trong các lĩnh vực khác nếu được hướng dẫn tốt. Do đó trên cơ sở của bài giảng đã được nghiên cứu giáo viên có thể nâng cao vai trò của học sinh với những dự kiến có định hướng tạo điều kiện cho học sinh tham gia xây dựng bài, có như vậy hiệu quả giờ dạy mới cao. Phương pháp sơ đồ hoá sẽ giúp chúng ta nâng cao chất lượng và hiệu quả giờ học. - Khó khăn: Còn một bộ phận không nhỏ học sinh của chúng ta còn chưa được chăm học nên không nhớ kiến thức cũ ,cùng với việc lười suy nghĩ dẫn đến khó khăn trong việc tư duy logic khi xây dựng kiến thức trong các tiết học nói chung và các tiết học bộ môn Sinh học nói riêng. Đa số học sinh chưa biết cách lập sơ đồ hóa đối với môn Sinh học.Kiến thức thực tế đặc biệt là những kiến thức về môi trường là rất kém. Để sử dụng phương pháp sơ đồ hoá trong dạy học sinh học đạt hiệu quả cao các em cần phải có khả năng xây dựng sơ đồ và cách nhớ bài học theo ngôn ngữ sơ đồ ; đọc nội dung từ sơ đồ. Đây là một công việc khó khăn và yêu cầu phải nhớ sâu sắc bài học , nhờ đó mà khả năng tự học của các em ngày càng cao. Sử dụng sơ đồ hóa trong dạy học phần sinh vật và môi trường-Sinh học 9 4/19 Chính vì vậy nên tôi chọn đề tài : "Sử dụng sơ đồ hoá trong dạy học phần Sinh vật và môi trường-Sinh học 9” 2. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài: - Phương pháp dạy học bằng sơ đồ hoá luôn bám sát quá trình học từ việc: hình thành kiến thức mới, củng cố hoàn thiện kiến thức, kiểm tra đánh giá kiến thức sau mỗi bài, mỗi chương hay mỗi phần một cách sáng tạo, buộc học sinh luôn đặt tư duy trong hoạt động, vì vậy dạy học bằng sơ đồ cũng gián tiếp rèn luyện tư duy logic cho học sinh. - Phần Sinh vật và Môi trường cung cấp cho học sinh hệ thống tri thức khoa học vững chắc về môi trường, các thành tố của môi trường, sự tương tác, vận động phát triển và kết quả của chúng. Vì vậy các tri thức Sinh vật và Môi trường rất thuận lợi được diễn đạt bằng sơ đồ, trong đó có sơ đồ tĩnh giới thiệu các dữ kiện, liệt kê các yếu tố, diễn đạt nội dung các kiến thức một cách ngắn gọn, có logíc về mặt không gian, thể hiện mối quan hệ toàn thể bộ phận, giữa cái chung – cái riêng sơ đồ động mô tả diễn biến các cơ chế, các quá trình theo qui luật nhất định. Vì vậy giáo viên cần tăng cường sử dụng phương pháp sơ đồ hoá trong dạy học sinh học nói chung và dạy phần " Sinh vật và Môi trường- Sinh hoc 9 ” nói riêng để nâng cao chất lượng dạy và học. 3. Đối tượng nghiên cứu khảo sát,thực nghiệm: -Học sinh lớp khối 9-Trường THCS Phan Đình Giót-Thanh Xuân-Hà Nội 4. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu: - Sinh học lớp 9: Phần II " Sinh vật và Môi trường ” - Đề tài được thực hiện trong học kì II của năm học 2016- 2017 5. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp tổng kết giáo dục: + Tìm hiểu, thu thập thông tin trong quá trình dạy học + Bản thân tôi được tham gia trực tiếp giảng dạy môn sinh học 9 , tôi đã phối hợp nhiều phương pháp trong giảng dạy phân tích, gợi mở, dẫn dắt có đối chiếu, thực nghiệm so sánh giữa các lớp trong mỗi năm học, tự rút kinh nghiệm cho bản thân qua từng năm, có điều chỉnh cho phù hợp với các đối tượng. + Nghiên cứu SGK Sinh học lớp 9 và sách tham khảo. + Học hỏi và trao đổi ý kiến một số đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường. + Thực nghiệm sư phạm trong nhà trường. - Phương pháp điều tra: Khảo sát trước và sau khi sử dụng sáng kiến để tìm hiểu về tâm , sinh lý của học sinh, yêu thích hay không yêu thích bộ môn sinh học, điều kiện phục vụ học tập của học sinh, khả năng nhận thức của từng đối tượng học sinh. Sử dụng sơ đồ hóa trong dạy học phần sinh vật và môi trường-Sinh học 9 5/19 PHẦN THỨ HAI NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Nội dung lý luận: a. Bản chất và vai trò của sơ đồ hoá: *Bản chất của sơ đồ: Sơ đồ hoá là phương pháp diễn đạt nội dung dạy học bằng ngôn ngữ sơ đồ. Ngôn ngữ sơ đồ được thể hiện bằng các kí hiệu khác nhau như hình vẽ, lược đồ, đồ thị, bảng biểu. *Vai trò của sơ đồ: + Hiệu quả thông tin: Sinh học là một môn học nghiên cứu các đối tượng sống ( Cấu tạo, quá trình sinh lý, sinh hoá, mối quan hệ giữa các tổ chức sống với nhau và với môi trường) và sơ đồ hoá là một kênh truyền tải thông tin có ưu thế tuyệt đối bởi những ưu đểm sau: ngôn ngữ sơ đồ vừa cụ thể vừa trực quan, chi tiết vừa có tính khái quát, trừu tượng và hệ thống cao. Sơ đồ hoá cho phép tiếp cận với nội dung tri thức bằng con đường logic tổng hợp, phân tích, hệ thống, tức là vừa cùng một lúc phân tích đối tượng thành các sự kiện, các yếu tố cấu thành, vừa tổng hợp lại, hệ thống hoá các sự kiện, các yếu tố thành một chỉnh thể thống nhất thuận lợi cho việc khái quát hoá hình thành khái niệm khoa học- sản phẩm của tư duy lý thuyết. + Hiệu quả phát triển năng lực nhận thức: Hiệu quả này thể hiện rõ ở vai trò phát triển các thao tác tư duy ( phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hoá, khái quát hoá) và khả năng hình thành năng lực tự học cho học sinh. Hiệu quả này lớn nhất khi việc sơ đồ hoá nội dung tri thức do học sinh tiến hành. Học sinh sử dụng sơ đồ hoá sách giáo khoa và tài liệu được học. Đây là quá trình gia công chuyển hoá kiến thức, bằng phép gia công biến hoá này sẽ rèn luyện được năng lực tư duy logic cho học sinh. b.Nguyên tắc xây dựng sơ đồ: Theo giáo sư Nguyễn Ngọc Quang: Sơ đồ nội dung dạy học là sơ đồ phản ánh trực quan tập hợp những kiến thức then chốt ( Cơ bản cần và đủ) của một nội dung dạy học và logic phát triển bên trong của nó. Sơ đồ nội dung dạy học bao gồm sơ đồ cho một khái niệm, một bài học, một chương hay một phần. Lập sơ đồ dạy học gồm các bước cụ thể sau: -Bước 1: Tổ chức các đỉnh gồm các nội dung sau: + Chọn kiến thức cần và đủ + Mã hoá chúng cho thật xúc tích, có thể dùng kí hiệu qui ước. + Đặt chúng vào các đỉnh trên mặt phẳng ( có thứ tự hoặc không) - Bước 2: Thiết lập các cung thực chất là nối các đỉnh với nhau bằng các đoạn có hướng hoặc không để diễn tả mối quan hệ phụ thuộc giữa nội dung các đỉnh với nhau làm sao phản ánh được logic phát triển nội dung đó. Sử dụng sơ đồ hóa trong dạy học phần sinh vật và môi trường-Sinh học 9 6/19 - Bước 3: Hoàn thiện sơ đồ; khi hoàn thiện sơ đồ thì sơ đồ phải trung thành với nội dung được mô hình hoá, về cấu trúc logic giúp học sinh dễ dàng lĩnh hội nội dung đó và nó phải đảm bảo tính thẩm mĩ về mặt trình bày. Tóm lại, sơ đồ hoá nội dung cần tuân thủ cả về mặt khoa học, mặt sư phạm và hình thức trình bày bố cục. c. Cơ sở của lí luận: Vai trò của sơ đồ hoá trong dạy học là rất lớn song hiệu quả đạt được lớn hay nhỏ là tuỳ thuộc vào phương pháp và biện pháp sử dụng sơ đồ. Khi dạy học bằng phương pháp sơ đồ hoá ta có thể sử dựng được ở tất cả các khâu: hình thành kiến thức, củng cố và hoàn thiện kiến thức, kiểm tra đánh giá. Song, nội dung, hình thức và phương pháp sử dụng sơ đồ ở các khâu là khác nhau. Ở mức độ thấp nhất, sơ đồ hoá được sử dụng như là một phương tiện để giáo viên truyền đạt hay giải thích minh hạo kiến thức. Ở mức độ cao hơn, sơ đồ cho giáo viên được sử dụng như một phương tiện tổ chức hoạt động tự học cho học sinh. Giáo viên tổ chức cho học sinh tự lực nghiên cứu sách giáo khoa và yêu cầu học sinh sử dụng sơ đồ để diễn đạt nội dung học được. Ở mức độ cao nhất, sơ đồ hoá là sản phẩm của quá trình hoạt động tích cực sáng tạo của chính học sinh. Vì vậy, ở mức độ này hiệu quả phương pháp dạy học là lớn nhất. Khi sản phẩm của hoạt động tư duy kết tinh lại thành ngôn ngữ sơ đồ cũng là lúc hoạt động bên trong và hoạt động bên ngoài của học sinh được bộc lộ trong mối tác động qua lại với nhau. Quá trình này không chỉ tạo ra nguồn thông tin ngược xuôi phong phú, giúp điều khiển quá trình dạy học một cách linh hoạt, hiệu quả mà còn phát triển năng lực nhận thức của học sinh. Như vậy, hiệu quả sơ đồ được khai thác một cách triệt để, đặc biệt giá trị dạy học của sơ đồ có thể tăng lên rất nhiều khi sơ đồ tĩnh được chuyển thành sơ đồ động thông qua kỹ thuật vi tính. 3. Thực trạng Kiến thức phần " Sinh vật và môi trường” là kiến thức sinh thái học cấu trúc hệ thống chặt chẽ vì nghiên cứu các hệ thống sống ở các cấp độ khác nhau. Do đó nếu sử dụng phương pháp dạy học cũ là giảng giải, minh hoạ thì học sinh ghi nhớ kiến thức một cách máy móc, ít nghiên cứu sách giáo khoa, không sáng tạo trong giờ học, kiến thức thu được rời rạc, không có tính hệ thống, không biết vận dụng vào thực tế. Qua khảo sát chất lượng học sinh khối lớp 9 trường trung học cơ sở Phan Đình Giót tôi thấy: -Đa số học sinh chưa biết cách lập sơ đồ hóa đối với môn sinh học. -Kiến thức thực tế đặc biệt là những hiểu biết về môi trường còn ít. -Tỷ lệ học sinh đạt điểm khá giỏi còn chưa được cao so với mặt bằng chung của các bộ môn khác. Kết quả khảo sát đầu học kì II(Trước khi áp dụng phương pháp " Sử dụng sơ đồ hoá trong dạy học phần Sinh vật và môi trường-Sinh học 9”, như sau: Sử dụng sơ đồ hóa trong dạy học phần sinh vật và môi trường-Sinh học 9 7/19 Thang điểm Bài kiểm tra 0 4,5đ 5 < 6,5 6,5 < 8 8 10 Bài kiểm tra 15phút số 1 4 ( 9 %) 10 (22 %) 22 (47 %) 10 (22 %) Từ thực trạng trên tôi mạnh dạn sử dụng phương pháp “Sử dụng sơ đồ hoá trong dạy học phần Sinh vật và môi trường-Sinh học 9”. 3. Mô tả, phân tích nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp Tuỳ theo mức độ tổ chức chức xây dựng sơ đồ mà đối tượng xây dựng sơ đồ là thầy, trò hay sự hợp tác giữa thầy và trò. Song chủ thể xây dựng sơ đồ là ai đi nữa cũng rất cần sự suy ngẫm sâu sắc, xây dựng sơ đồ sao cho"vừa đúng bản chất, vừa bắt mắt”. Để tổ chức bài giảng theo phương pháp sơ đồ hoá đạt hiệu quả thật tốt, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh đi theo các bước sau: - Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu sách giáo khoa, nội dung bài học kênh hình (có thể có) để hoàn thành các nhiệm vụ được giao trong từng phần, từng mục. -Yêu cầu học sinh tự nghiên cứu sách giáo khoa để có nguồn thông tin, học sinh phải gia công để trả lời các câu hỏi. - Học sinh phân tích nội dung bài học xác định dạng sơ đồ. - Học sinh tự lập sơ đồ. - Học sinh thảo luận trước lớp về kết quả lập được. - Giáo viên chỉnh lí để có sơ đồ chính xác khoa học, có tính thẩm mỹ cao. - Ra bài tập bổ sung và củng cố. 3.1 Hệ thống các loại sơ đồ dùng để dạy học phần Sinh vật và Môi trường Khi sử dụng phương pháp sơ đồ trong dạy học ta có thể áp dụng để hình thành kiến thức mới hoặc có thể để củng cố và hoàn thiện kiến thức sau mỗi bài, mỗi phần hay mỗi chương cũng như ta dùng sơ đồ để kiểm tra đánh giá. Để sử dụng sơ đồvào các mục tiêu khác nhau trong dạy học ta có các dạng sơ đồ sau: Sử dụng sơ đồ hóa trong dạy học phần sinh vật và môi trường-Sinh học 9 8/19 a. Sơ đồ nhánh: Dạng sơ đồ này ta có thể sử dụng để diễn đạt loại kiến thức thể hiện giữa cái toàn thể và bộ phận, hay những kiến thức mục tiêu rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp, so sánh. -Ví dụ 1: Cấu trúc Hệ sinh thái: Chế độ khí hậu: Ánh sáng, độ ẩm.. Sinh cảnh Chất vô cơ Chất hữu cơ Hệ sinh thái Sinh vật sản xuất Quần xã sinh vật Sinh vật tiêu thụ Sinh vật phân hủy - Ví dụ 2: Các loại môi trường : Trong đất Mặn Môi trường Nước Lợ Trên mặt đất,không khí Ngọt Sinh vật Động vật Thực vật Con người b. Sơ đồ vòng: Dạng sơ đồ này dùng để thể hiện các quy luật có tính tuần hoàn. - Ví dụ: cân bằng sinh học Số lượng sâu tăng Số lượng chim sâu tăng Số lượng chim sâu giảm Số lượng sâu giảm - Ví dụ: Sự tuần hoàn vật chất trong Hệ sinh thái Chất vô cơ Sinh vật sản xuất (tạo ra chất hữu cơ) Sinh vật phân giải Sinh vật tiêu thụ (sử dụng chất hữu cơ) (phân huỷ chất hữu cơ) Sử dụng sơ đồ hóa trong dạy học phần sinh vật và môi trường-Sinh học 9 9/19 c. Sơ đồ dạng thẳng: Dạng sơ đồ này thường dùng để diễn đạt kiến thức thể hiện tính nguyên nhân và kết quả, hay những khái niệm có thể phân tích thành những kiến thức nhỏ hơn. - Ví dụ: Các chuỗi thức ăn: Cỏ Dê Hổ VSV Lá cây Sâu Chim sâu VSV Cỏ Châu chấu Ếch Rắn d. Sơ đồ dạng bảng biểu: Dạng sơ đồ này thường được dùng để rèn luyện kỹ năng so sánh hoặc phân loại. -Ví dụ: Phân biệt quần xã và quần thể: Đặc điểm so sánh Quần xã sinh vật Quần thể sinh vật - Thành phần loài -Tính chất - Các mối quan hệ -Phạm vi phân bố - Gồm nhiều cá thể khác loài - Độ đa dạng cao. - Mối quan hệ giữa các cá thể là quan hệ khác loài chủ yếu là quan hệ dinh dưỡng. - Phạm vi phân bố rộng - - Gồm nhiều cá thể cùng loài. - Độ đa dạng thấp - Mối quan hệ giữa các cá thể là quan hệ cùng loài chủ yếu là quan hệ sinh sản và di truyền. -Phạm vi phân bố hẹp. - - Ví dụ: Đặc điểm có ở quần thể người và quần thể sinh vật khác Đặc điểm Quần thể người Quần thể sinh vật Giới tính Lứa tuổi Mật độ Sinh sản .. Hôn nhân .. Sử dụng sơ đồ hóa trong dạy học phần sinh vật và môi trường-Sinh học 9 10/19 e. Sơ đồ dạng lưới: - Ví dụ 1: Lưới thức ăn trong một quần xã châu chấu ếch rắn cú mèo VSV phân giải Thực vật chuột sâu chim ăn sâu - Ví dụ 2: Lưới thức ăn trong một quần xã Dê Hổ Cỏ Thỏ Cáo Vi sinh vật Gà Mèo rừng f. Sơ đồ câm: - Ví dụ1 : Lưới thức ăn trong một quần xã (2) (5) (1) (3) (6) VSV (4) (7) - Ví dụ 2: Lưới thức ăn trong một quần xã (2) (5) (6) (8) (9) (1) (3) (4) (7) g. Mô hình hoá. - Ví dụ: Sơ đồ quần thể Sử dụng sơ đồ hóa trong dạy học phần sinh vật và môi trường-Sinh học 9 11/19 a1 a1 a2 a3 là các cá thể của quần thể Mts a2 a3 h.Sơ đồ khuyết thiếu: -Ví dụ: tài nguyên thiên nhiên ....... ........ Đất ........ Các dạng tài TN không tái sinh ........ nguyên thiên nhiên ........ Than đá ........ ....... ........ ........ 3.2. Mối liên hệ giữa giải pháp và biện pháp: a. Sử dụng sơ đồ để hình thành kiến thức mới. Trong nội dung này cần dùng sơ đồ để giới thiệu những kiến thức mới làm cho học sinh nắm được, ghi nhớ kiến thức một cách sâu sắc và có thể sử dụng kiến thức đó vào thực tiễn đời sống và sản xuất. Mặt khác học sinh phải biết móc xích kiến thức vừa học với kiến thức đã học ở các bài trước, vì vậy giáo viên phải nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy và trình độ học sinh để sử dụng phương pháp dạy học cho có hiệu quả. Ở nội dung này ta có thể sử dụng sơ đồ theo nhiều cách. * Cách 1: Đơn giản nhất là giáo viên lập sơ đồ lên bảng rồi dùng phương pháp giảng giải cho học sinh hiểu và nắm bắt kiến thức. Phương pháp này có thể dùng khi ta dạy những bài dầu tiên để học sinh làm quen với phương pháp sơ đồ hoá hoặc khi ta dạy với đối tượng học sinh trung bình. Nhược điểm của phương pháp này là hiệu quả không cao vì học sinh nắm kiến thức một cách máy móc không phát huy được tính sáng tạo và tư duy độc lập của học sinh. -Ví dụ: Khi dạy khái niệm quần thể: Sử dụng sơ đồ hóa trong dạy học phần sinh vật và môi trường-Sinh học 9 12/19 +Giáo viên lấy ví dụ các cá thể cùng loài như: Chim, voi, trâu,cừuthường tạo thành đàn, ở thực vật như: Đồi cọ, rừng thông Nếu các cá thể không sống chung với nhau sẽ gặp nhiều yếu tố bất lợi. + Giáo viên vẽ sơ đồ: a1 Mts a2 a3 + Sau đó giáo viên giải thích a1,a2,a3là các cá thể của quần thể( a1,a2,a3 cùng loài), chúngcùng sống trong một môi trường tạo thành quần thể. + Giáo viên yêu cầu học sinh phát biểu khái niệm quần thể. *Cách 2: Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời theo gợi ý và thầy trò cùng xây dựng sơ đồ. Với các câu trả lời của học sinh thầy có thể hình thành dần sơ đồ lên bảng. Phương pháp này có ưu điểm là phát huy được khả năng tự làm việc của học sinh, tạo cho học sinh những tình huống có vấn đề thông qua các câu hỏi hoặc các em suy nghĩ tìm tòi có thể vận dụng thực tiễn vào bài học, tạo cho các em cơ hội xây dựng bài khơi gợi trí tò mò và sự hứng thú học tập, học sinh đễ dàng tiếp thu và tiếp thu một cách tích cực khi thấy sơ đồ được hình thành dần dần trên bảng. Ví dụ :khi dạy bài 41 " Môi trường và các nhân tố sinh thái” Hoạt động 1: Môi trường sống của sinh vật Trước khi vào bài học bố trí học sinh ngồi theo 4 nhóm, phân công nhóm trưởng, thư kí cho từng nhóm. * Để hình thành khái niệm môi trường -GV viết sơ đồ lên bảng Thỏ rừng Hỏi: Thỏ sống trong rừng chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào? -HS: Thảo luận nhóm nội dung câu hỏi trong 2 phút (Nêu được: Nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, mưa, thức ăn, thú dữ vào mũi tên) -HS các nhóm trao đổi và nhận xét lẫn nhau. - GV tổng kết: Tất cả các yếu tố đó tạo nên môi trường sống của thỏ. - Môi trường sống là gì? - Từ sơ đồ HS khái quát thành khái niệm môi trường sống. *Để phân biệt các loại môi trường: - GV: Yêu cầu HS quan sát H 41.1, nhớ lại trong thiên nhiên và hoàn thành bảng 41.1. Sử dụng sơ đồ hóa trong dạy học phần sinh vật và môi trường-Sinh học 9 13/19 - HS quan sát H 41.1, hoạt động nhóm trong 3 phút và hoàn thành bảng 41.1 STT Tên sinh vật Môi trường sống 1 Cây hoa hồng Đất- không khí 2 Cá chép Nước 3 Sán lá gan Sinh vật 4 Giun Trong đất - GV: Yêu cầu HS các nhóm nhận xét kết quả - Có mấy loại môi trường ? Đó là những loại môi trường nào? -Học sinh : Có 4 loại môi trường chủ yếu và kể tên (Nêu được: Môi trường trong đất, nước, Sinh vật, Đất- không khí) -Sau đó giáo viên lập sơ đồ: Đất - không khí (môi trường trên cạn) Môi trường Nước Trong đất Sinh vật Hoạt động 2: Các nhân tố sinh thái (NTST) của môi trường - GV: Các yếu tố tác động lên con Thỏ gọi đó là nhân tố sinh thái ( NTST) - Giáo viên hỏi : Nhân tố sinh thái là gì? Có mấy nhóm nhân tố sinh thái? - Học sinh: + NTST là những yếu tố của môi trường tác động lên sinh vật. + Có 2 nhóm: nhân tố sinh thái vô sinh và nhân tố sinh thái hữu sinh. -Giáo viên vẽ sơ đồ theo học sinh và hỏi tiếp: - Kể tên các nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh? -Học sinh : Nhân tố vô sinh gồm: đất, nước, độ ẩm, ánh sáng.. Nhân tố hữu sinh gồm: Động vật, thực vật( sinh vật) và con người. -Giáo viên hoàn thiện sơ đồ: Đất Nước Nhân tố vô sinh Độ ẩm Ánh sáng Động vật Các nhân tố sinh thái Sinh vật Thực vật Nhân tố hữu sinh Con người Vi sinh vật Sử dụng sơ đồ hóa trong dạy học phần sinh vật và môi trường-Sinh học 9 14/19 -GV : Yêu cầu HS làm rõ hơn về 2 nhóm nhân tố này. -GV: Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và hoàn thành bảng 41.2 . -Phát phiếu học tập cho HS Nhân tố vô sinh Nhân tố hữu sinh Nhân tố con người Nhân tố các sinh vật khác - HS: Hoạt động nhóm trong 3 phút và hoàn thành bảng 41.2 - GV: Yêu cầu HS các nhóm nhận xét và kết luận b. Sử dụng sơ đồ để củng cố hoàn thiện kiến thức Thông thường sau khi học xong một phần, một bài hay một chương giáo viên phải củng cố kiến thức cho học sinh để các em hiểu và nắm chắc kiến thức đã học một cách hệ thống, như vậy học sinh sẽ dần dần hoàn thiện kiến thức trong nội dung chương trình. Ở phần này có thể sử dụng sơ đồ dạng nhánh, vòng, thẳng hoặc bảng biểu từ đó học sinh tự trao đổi để tìm ra kiến thức. Trong phần “ Sinh vật và môi trường” giáo viên cũng có thể củng cố hoàn thiện kiến thức cho học sinh bằng phương pháp sơ đồ hoá. -Ví dụ 1:Sau khi học xong bài: Quần xã giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập so sánh quần thể và quần xã theo bảng mẫu sau: Đặc điểm so sánh Quần thể Quần xã - Thành phần - Mối quan hệ - Tính chất - Phạm vi phân bố - Thời gian -Ví dụ 2: Bài :Tác động của con người đối với môi trường -Giáo viên: Yêu cầu học sinh thảo luận và làm bài tập : +Kể tên những việc làm ảnh hưởng xấu tới môi trường tự nhiện mà em biết? +Tác hại của những việc làm đó? +Những hành động cần làm để khắc phục ảnh hưởng xấu đó? Rồi liệt kê vào bả
Tài liệu đính kèm: