Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp dạy học tích cực để dạy về Quang hợp SGK Sinh học 11 cơ bản

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp dạy học tích cực để dạy về Quang hợp SGK Sinh học 11 cơ bản

Trong chương trình sinh học 11 cơ bản có hai tiết về là Quang hợp, Quang hợp ở thực vật C3, C4 và CAM ; trong đó bài Quang hợp ở thực vật C3, C4 và CAM có nội dung khá trừu tượng bao gồm các quá trình sinh học phức tạp, HS nắm bắt đuợc kiến thức chỉ thông qua những kênh hình vẽ minh hoạ.

 Việc hướng dẫn học sinh tự nghiên cứu và tự lĩnh hội kiến thức từ sách giáo khoa chính là việc rèn luyện cho học sinh khả năng tự học. Giáo viên là người điều hành, chuyển các đơn vị kiến thức thành các nội dung hoạt động để học sinh thông qua việc thực hiện các hoạt động đó có thể lĩnh hội được kiến thức.

 Học sinh ở những vùng khó khăn khả năng nhận thức của các em còn nhiều hạn chế, những nội dung trừu tượng nếu giáo viên cứ dạy theo cách truyền thống học sinh sẽ rất khó lĩnh hội.

 Nếu việc soạn giảng của giáo viên còn nặng về phương pháp dạy truyền thống thì học sinh sẽ rất nhàm chán khi học nội dung chương này. Nhiều GV cũng đề cập đến phương pháp hoạt động nhóm trong giờ học nhưng nếu không có tính sáng tạo thì cũng không tạo được sự hứng thú cho học sinh.

 Từ những vấn đề trên, trong quá trình giảng dạy tôi đã tìm ra được giải pháp để nâng cao hiệu quả giảng dạy các bài đã nêu trên

 

doc 11 trang Người đăng Hoài Minh Ngày đăng 16/08/2023 Lượt xem 569Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp dạy học tích cực để dạy về Quang hợp SGK Sinh học 11 cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Đặt vấn đề ........................................................................................................... 3
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 4
Cơ sở lí luận và thực tiễn .................................................................................... 4
Cơ sơ lí luận .................................................................................................. 4
Cơ sở thực tiễn ...............................................................................................5
Biện pháp tiến hành ....................................................................................... 5
Bài Quang hợp ở thực vật ...............................................................................5
Bài Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4 và CAM.................................... 7
Hiệu quả của sáng kiến .................................................................................. 9
4. Kết luận ...............................................................................................................10
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
GV: Giáo viên
HS: Học sinh
SGK: Sách giáo khoa
PTTQ: Phương trình tổng quát
TTPU: Trung tâm phản ứng.
ATP: Adenozin triphotphat
ADP: Adenozin diphotphat
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tiến hành đổi mới toàn diện về giáo dục ở các cấp học. Trong đó, có cấp trung học phổ thông nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo.
Công cuộc đổi mới này liên quan nhiều lĩnh vực như đổi mới chương trình, đổi mới sách giáo khoa, đổi mới thiết bị dạy và học, đổi mới phương pháp dạy và học, đổi mới quan niệm và cách thức kiểm tra đánh giá, đổi mới quản líTrong đó việc đổi mới phương pháp dạy học được coi là vấn đề then chốt.
Tuy nhiên, những đổi mới này có đem lại hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào người giáo viên, những người trực tiếp thể hiện tinh thần đổi mới nói trên trong từng tiết học.
Trong những năm gần nay đã có nhiều chương trình nghiên cứu và ứng dụng các biện pháp khác nhau nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục, một trong những biện pháp đó là phương pháp dạy học tích cực. “Phương pháp dạy học tích cực (PPDH tích cực) là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy”
Phương pháp dạy học tích cực với các đặc trưng sau:
- Dạy và học không qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh.
- Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học.
- Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác.
- Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò.	
Trong tình hình đổi mới phương pháp dạy học hiện nay ở các trường phổ thông đã có những tiến bộ đáng kể. Phương pháp dạy học truyền thống “giáo viên làm trung tâm”, học sinh thụ động ghi chép là chính đã từng bước thay thế bởi phương pháp dạy học “lấy học sinh làm trung tâm”, giáo viên đóng vai trò chỉ đạo định hướng quá trình nhận thức của học sinh. Song việc đổi mới phương pháp dạy học còn gặp nhiều khó khăn do nhiều lí do (nhận thức của giáo viên, phương tiện dạy học, nôi dung chương trình sách giáo khoa, cơ sở vật chất.) còn nhiều điều bất cập. 
Trong dạy học, việc lựa chọn phương pháp dạy học cho phù hợp với nội dung của bài dạy và phù hợp với đối tượng học sinh là một vấn đề hết sức cần thiết. Nhiều giáo viên trong quá trình giảng dạy cũng đã tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm nhưng hình thức tổ chức hoạt động nhóm thường nghèo nàn nên gây sự nhàm chán đối với học sinh. 
Trong chương trình Sinh học 11 cơ bản, có hai bài liên quan đến quang hợp với một số nội dung khá trừu tượng, HS khó nắm bắt nội dung bài học và nếu không có phương pháp dạy để tạo hứng thú cho HS thì HS sẽ rất nhàm chán....
Xuất phát từ vấn đề trên, bản thân tôi đã tìm ra cho mình một phương pháp dạy riêng nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy đó là Sử dụng phương pháp tích cực để dạy về Quang hợp SGK 11 Cơ bản, mong rằng phương pháp này được các bạn đồng nghiệp tham khảo.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 11 ban cơ bản.
2.2. Phạm vi nghiên cứu: Phương pháp giảng dạy bài Quang hợp và Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4 và CAM.
3. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
3.1. Cơ sở lí luận:
Thực hiện chương trình dạy học theo quan điểm dạy học Lấy học sinh làm trung tâm. Dạy học lấy học sinh làm trung tâm là dạy học tập trung vào học sinh, hướng vào học sinh, căn cứ vào học sinh, là kiểu dạy học mà toàn bộ quá trình dạy học đều hướng vào nhu cầu, kỹ năng, hứng thú của học sinh, nhằm mục đích phát triển ở học sinh năng lực độc lập học tập và giải quyết các vấn đề. 
Trong phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm thì hoạt động của giáo viên và học sinh tương ứng như sau:
* Học sinh khai phá tri thức – Giáo viên chỉ hướng dẫn và cung cấp thông tin.
* Học sinh tự trả lời thắc mắc do chính mình đặt ra, tự kiểm tra mình – Giáo viên là trọng tài.
* Học sinh tự hành động, tự kiểm tra, tự điều chỉnh – Giáo viên làm cố vấn
Trong dạy học Lấy học sinh làm trung tâm vai trò của người giáo viên không thể bị mờ nhạt mà trái lại còn rõ nét hơn, giáo viên vẫn là "linh hồn" của giờ học nhưng phải làm cho giờ học sinh động và sáng tạo. 
Giáo viên là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động độc lập hay theo nhóm nhỏ để học sinh tự lực chiếm lĩnh tri thức mới, hình thành các kỹ năng, thái độ mới. Giáo viên phải nắm vững bản chất và các quy luật của quá trình dạy học để có thể tìm ra hoặc ứng dụng những phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng của mình nhất.
Vai trò hoạt động của học sinh trong mỗi giờ học là hết sức quan trọng. Học sinh tham gia chủ động vào quá trình nhận thức, thông qua:
+ Học sinh có nhu cầu nhận thức, khao khát tìm hiểu kiến thức mới trong mỗi bài học.
+ Tự giác chủ động thực hiện các hoạt động học tập nhằm tìm tòi, phát hiện tri thức và học được cách tìm ra tri thức mới.
+ Bộc lộ khả năng tự nhận thức.
+ Tham gia vào hoạt động hợp tác, theo nhóm, giúp nhau , cùng nhau tìm tòi, phát hiện kiến thức.
+ Tham gia thảo luận, tranh luận, góp ý kiến với bạn và bảo vệ ý kiến của cá nhân.
+ Khuyến khích nêu thắc mắc, phát hiện vấn đề và tham gia giải đáp.
+ Tự đánh giá và tham gia nhận xét đánh giá lẫn nhau.
+ Tự bổ sung và hoàn thiện kiến thức.
Trong hoạt động dạy học, dạy học theo kiểu hoạt động nhóm được xem là phổ biến. Hoạt động tập thể sẽ giúp giải quyết những vấn đề gay cấn nhanh hơn. Hình thức này cũng giúp cho các em quen dần và sớm thích ứng với đời sống xã hội nhất là trong giai đoạn hiện nay.
3.2. Cơ sở thực tiễn
	Trong chương trình sinh học 11 cơ bản có hai tiết về là Quang hợp, Quang hợp ở thực vật C3, C4 và CAM ; trong đó bài Quang hợp ở thực vật C3, C4 và CAM có nội dung khá trừu tượng bao gồm các quá trình sinh học phức tạp, HS nắm bắt đuợc kiến thức chỉ thông qua những kênh hình vẽ minh hoạ. 
	Việc hướng dẫn học sinh tự nghiên cứu và tự lĩnh hội kiến thức từ sách giáo khoa chính là việc rèn luyện cho học sinh khả năng tự học. Giáo viên là người điều hành, chuyển các đơn vị kiến thức thành các nội dung hoạt động để học sinh thông qua việc thực hiện các hoạt động đó có thể lĩnh hội được kiến thức.
	Học sinh ở những vùng khó khăn khả năng nhận thức của các em còn nhiều hạn chế, những nội dung trừu tượng nếu giáo viên cứ dạy theo cách truyền thống học sinh sẽ rất khó lĩnh hội.
	Nếu việc soạn giảng của giáo viên còn nặng về phương pháp dạy truyền thống thì học sinh sẽ rất nhàm chán khi học nội dung chương này. Nhiều GV cũng đề cập đến phương pháp hoạt động nhóm trong giờ học nhưng nếu không có tính sáng tạo thì cũng không tạo được sự hứng thú cho học sinh.
	Từ những vấn đề trên, trong quá trình giảng dạy tôi đã tìm ra được giải pháp để nâng cao hiệu quả giảng dạy các bài đã nêu trên
3.3. Biện pháp đã tiến hành
3.3.1. Bài Quang hợp ở thực vật
* Khái quát về quang hợp
GV: Vấn đáp HS, giúp HS chủ động phát hiện ra kiến thức
+ Yêu cầu Hs quan sát hình 8.1 trang 36 SGK nêu nguyên liệu và sản phẩm của quang hợp
 + Từ đó yêu cầu viết PTTQ của quang hợp
 + Suy ra khái niệm quang hợp
 + Điều gì xảy ra nếu không có quang hợp ( không có oxi, không có thực phẩm....). Con người cần làm gì để thực vật có thể thực hiện tốt vai trò quang hợp của mình?
 + Từ đó yêu cầu HS nêu vai trò của quang hợp
GV: + Yêu cầu HS kể tên các cơ quan của thực vật
 + Cơ quan nào làm chức năng quang hợp?
* Lá là cơ quan quang hợp
GV: + Yêu cầu HS thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập
Tìm hiểu về cấu tạo của lá phù hợp với chức năng quang hợp (7p)
1. Trong lớp biểu bì có khí khổng
A. Dẫn nước và khoáng đến từng tế bào lá và dẫn các sản phẩm của quang hợp ra khỏi lá
2. Diện tích bề mặt lá lớn	
B. Giúp CO2 khuếch tán vào cung cấp cho quang hợp
3. Hệ gân lá bao gồm mạch gỗ và mạch rây
C. Là bào quan quang hợp
4. Nhiều tế bào trong lá có chứa lục lạp
D. Giúp hấp thụ được nhiều tia sáng
Đáp án: 1B; 2D; 3A; 4C
+ Sau khi các nhóm đã làm việc xong, giáo viên yêu cầu một nhóm treo bảng phụ, các nhóm còn lại nhận xét bổ sung
- GV yêu cầu HS quan sát hình 8.3 trang 37 SGK kết hợp với kiến thức đã học ở lớp 10, nêu cấu tạo của lục lạp phù hợp với chức năng quang hợp (Chất nền chứa enzim pha tối, hệ thống tilacoit chứa enzim pha sáng quang hợp)
+ Treo tranh và yêu cầu học sinh nêu lại cấu tạo của lục lạp?
+ Đặc điểm nào của lục lạp phù hợp với chức năng quang hợp? (Chất nền chứa enzim pha tối, hệ thống tilacoit chứa enzim pha sáng quang hợp)
+ Các HS khác nhận xét và bổ sung
* Hệ sắc tố quang hợp
- GV yêu cầu HS hoạt động theo cặp tìm hiểu mục 3 SGK trang 38 và vẽ sơ đồ phân loại các loại sắc tố quang hợp ở cây xanh.
+ Yêu cầu hai học sinh lên bảng trình bày
+ Các HS khác so sánh hai kết quả, nhận xét và kết luận
 Diệp lục a
 Diệp lục
 Diệp lục b
Sắc tố quang hợp
 Caroten
 Carotenoit
 Xantophyl
- GV yêu cầu tiếp tục tìm hiểu mục 3 SGK trang 37 và vẽ sơ đồ quá trình hấp thụ, truyền và chuyển hóa năng lượng của sắc tố quang hợp bằng cách: Sử dụng các tấm bìa có nội dung (Ánh sáng, Diệp lục a , Diệp lục a ở TTPU , Carotenoit , Diệp lục b ATP và NADPH) ghép lại với nhau thành sơ đồ
+ Yêu cầu học sinh lên bảng ghép
+ Các HS khác so sánh hai kết quả, nhận xét và kết luận
Ánh sáng → Carotenoit → Diệp lục b → Diệp lục a → Diệp lục a ở TTPU → ATP và NADPH
3.3.2 Bài Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4 và CAM
* Pha sáng
- GV: + Nhấn mạnh 3 loại thực vật trên chỉ khác nhau về không gian và thời gian của quá trình quang hợp.
+ Yêu cầu HS quan sát hình 9.1 SGK trang 40 thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập
+ Sau khi các nhóm đã làm việc xong, giáo viên yêu cầu một nhóm treo bảng phụ, các nhóm còn lại nhận xét bổ sung
Tìm hiểu về hai pha của quang hợp
Nội dung
Pha sáng
Pha tối
Nơi xảy ra
Hệ thống tilacoit của lục lạp
Chất nền stroma ở lục lạp
Nguyên liệu
Ánh sáng, nước, ADP, NADP+
 ATP, NADPH
Sản phẩm
O2, ATP, NADPH
ADP, NADP+, cacbohydrat
- GV: Vậy oxi có nguồn gốc từ đây và được tạo ra từ quá trình nào?
 Dựa vào quá trình quang phân li nước HS sẽ trả lời được 
 Quá trình quang phân li nước: 2H2O + A/s (diệp lục) → 4H+ + 4e- + O2 
* Pha tối 
- Thực vật C3: GV yêu cầu HS quan sát hình 9.2 SGK trang 41, thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập
Tìm hiểu về thực vật C3
+ Đại diện:...............................................................
+ Chất nhận CO2 đầu tiên:..................
+ Sản phẩm đầu tiên ổn định chu trình:...................
+ Các giai đoạn của chu trình:.....................
+ Tại sao gọi là chu trình C3?...............................................................................
Yêu cầu HS quan sát hình 9.1 SGK trang 40 thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập
 Sau khi các nhóm đã làm việc xong, giáo viên yêu cầu một nhóm treo bảng phụ, các nhóm còn lại nhận xét bổ sung
- Thực vật C4 và CAM
Thực vật C4
Thực vật CAM
GV: Chiếu hai sơ đồ trên yêu cầu HS quan sát sơ đồ trên, thảo luận nêu điểm giống và khác nhau của chu trình C3, C4 và CAM. Trong đó điểm khác nhau được thực hiện bằng cách hoàn thành phiếu học tập sau:
Điểm so sánh
C3
C4
CAM
Đại diện
 Đa số cây gỗ lớn trong rừng
Mía, ngô, cao lương ....... 
Loài mọng nước sống nơi khô hạn: dứa, thanh long, xương rồng...
Hình thái giải phẫu lá
- Lá bình thướng
- Có 1 loại lục lạp ở mô giậu
- Lá bình thường
- Có hai loại lục lạp: ở tế bào mô giậu và tế bào bao bó mạch
- Lá mọng nước
- Có 1 loại lục lạp ở mô giậu
Chất nhận CO2 đầu tiên
Ribulozo 1,5 đi photphat
Axit oxaloaxetic ( AOA)
Axit oxaloaxetic ( AOA)
Cường độ quang hợp
Trung bình
Cao
Thấp
Sản phẩm đầu tiên ổn định chu trình
Axitphotphoglyxeric
( APG)
Photphoenolpiruvat
(PEP)
Photphoenolpiruvat
(PEP)
Hô hấp sáng
Có
Không
Không
Năng suất sinh học
Trung bình
Cao
Thấp
GV: + Tại sao lại gọi là thực vật C4?
 + Tại sao ở thực vật CAM khí khổng của chúng lại đóng vào ban ngày, mở vào ban đêm?
 + Tại sao ở miền núi như địa phương chúng ta nếu trồng thanh long năng suất sẽ rất thấp? 
3.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Đề tài đã được nghiên cứu và đã được áp dụng dạy ở các lớp ban cơ bản. Qua các tiết dạy ở lớp, tôi nhận thấy đã tạo được sự hứng thú, sôi nổi cho các tiết học, nhờ đó các em được chủ động lĩnh hội kiến thức, nắm vững kiến thức và nhớ lâu hơn, đồng thời học sinh đã có thói quen tự học thông qua sách giáo khoa, từ đó học sinh đã có nhiều tiến bộ hơn. 
Qua năm học 2012 – 2013 và 2013 – 2014 bản thân giảng dạy ở hai lớp A5, lực học của học sinh hai lớp là như nhau. Sau khi học xong hai bài trên học sinh được làm một bài kiểm tra 15 phút, kết quả thu được như sau:
Loại điểm
Năm học 2012 – 2013 (sử dụng các phương pháp truyền thống)
Năm học 2013 – 2014 (sử dụng phương pháp tích cực)
Điểm giỏi
5/37 = 13,5%
10/40 = 25%
Điểm khá
15/37 = 40,5%
20/40 = 50%
Điểm trung bình
10/37 = 27%
8/40 = 20%
Điểm yếu
7/37 = 19%
2/40 = 5%
Điểm kém
Không
Không
4. Kết luận 
 Trên đây là một số kỹ thuật tổ chức hoạt động trong giờ lên lớp mà tôi thường xuyên áp dụng trong công tác giảng dạy đối với học sinh lớp 11 nói riêng và học sinh THPT nói chung; khi chia các nội dung của một tiết học thành những hoạt động riêng biệt để học sinh tự tìm ra kiến thức sẽ giúp học sinh ghi nhớ kiến thức tốt hơn .Nhưng sự vận dụng hình thức nào, tổ chức hoạt động nhóm như thế nào còn phụ thuộc vào nội dung từng bài, từng đối tượng học sinh cụ thể, tuỳ điều kiện của mỗi giáo viên.
 Việc lựa chọn đúng đắn, kết hợp hài hòa các kỹ thuật dạy học nhằm đạt hiệu quả cao phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, vào khả năng sư phạm và lòng yêu nghề của mỗi thầy cô giáo. Không thể có một khuôn mẫu sẵn cho một bài cụ thể, một đơn vị kiến thức cụ thể mà hoàn toàn phụ thuộc vào mỗi thầy cô giáo. 
 Vì vậy tôi nghĩ rằng trên đây chỉ là đôi chút kinh nghiệm của một phần kiến thức nhỏ rút ra từ thực tế giảng dạy của tôi, xin viết ra để chia sẻ với các đồng nghiệp.
 Do thời gian và năng lực có hạn chắc chắn nội dung tôi trình bày ở trên có nhiều thiếu sót. Rất mong sự cảm thông của các đồng nghiệp và góp thêm nhiều ý kiến để tôi hoàn thiện nội dung trên.
	Người thực hiện
 Nguyễn Thị Ngọt
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách giáo Sinh học 11 Cơ bản, Nhà xuất bản Giáo dục
Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn sinh học lớp 11, Nhà xuất bản Giáo dục
Hóa sinh học, Phạm Thị Trân Châu, Nhà xuất bản giáo dục
Phương pháp dạy học tích cực, PGS.TS Vũ Hồng Tiến , Nguồn tin: Dạy học intel.net 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_phuong_phap_day_hoc_tich_cuc_d.doc
  • docđơn sáng kiến.doc