Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy và học lịch sử ở trường THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy và học lịch sử ở trường THCS

Hiện nay bộ môn lịch sử ở Trường THCS thường bị xem nhẹ, việc xem nhẹ bộ môn lịch sử nó có nhiều nguyên nhân

Thứ nhất: Về phía nhà trường nhiều giáo viên được đào tạo hai môn đó là Văn – Sử hoặc Địa – Sử nên trong quá trình đi học giáo viên chỉ được học phần lịch sử vài chục tiết, còn học văn là chính. Cho nên khi được phân công giảng dạy họ gặp rất nhiều khó khăn.

Thư hai: Nhiều giáo viên còn ngại khi dạy một tiết học có sử dụng đồ dùng dạy học, có bài đồ dùng quá nhiều nên công tác chuẩn bị tốn rất nhiều thời gian.

Thứ ba: Trong quá trình dạy học, việc sử dụng đồ dùng dạy học trong một tiết học còn gặp một số khó khăn. Hiện chưa có một sách nào viết và hướng dẫn cụ thể từng kênh hình trong sách giáo khoa. Giáo viên một số vẫn chưa biết khai thác một cách hợp lý đồ dùng trực quan, chưa hiểu hết nội dung của đồ dùng trong giờ dạy nên ảnh hưởng đến chất lượng bộ môn. Nhiều học sinh cảm thấy không hứng thú với bộ môn.

Thứ tư: Thực trạng hiện nay đại đa số phụ huynh chưa nhận thức đúng về bộ môn lịch sử, họ chỉ khuyến khích động viên con em họ đi học các môn Toán, Lý, Hóa, Anh văn và Văn, còn môn lịch sử thường bị xem nhẹ. Đã có những phụ huynh nói rằng: Học lịch sử để làm gì? Nếu có vào được Đại học thì sau này ra trường đi xin việc rất khó khăn Chính vì vậy việc dạy học lịch sử của giáo viên gặp nhiều khó khăn, giữa giáo viên và học sinh chưa có tiếng nói chung.

 

docx 14 trang Người đăng Hoài Minh Ngày đăng 15/08/2023 Lượt xem 1500Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy và học lịch sử ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 trực quan thường gặp trong dạy - học các khoá trình Lịch sử ở trường THCS	8
Xây dựng và bảo quản đồ dùng trực quan	8
Yêu cầu chung khi sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy - hoc Lịch sử	10
Cách sử dụng đồ dùng trược quan trong dạy học Lịch sử ở trường THCS	10
KẾT LUẬN	13
Ý nghĩa của đề tài	13
Kiến nghị đề xuất	13
Đối với Sở giáo dục và phòng Giáo dục Đào tạo	13
Đối với phụ huynh	14
Nguyeãn thò lyù	trö øng thcs soá 1 nam lyù
SÖÛ DUÏNG ÑOÀ DUØNG TRÖÏC QUAN TRONG DAÏY & HOÏC LÒCH SÖÛ	Û TRÖ ØNG THCS
PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Năm học 2012 - 2013 có ý nghĩa thật đặc biệt năm học với chủ đề: Đổi mới công tác quản lý – Nâng cao chất lượng giáo dục. Thực hiện cuộc vận động hai không với bốn nội dung – Xây dựng trường học thân thiện – Nghìn sáng kiến đổi mới trong giáo dục đã mở ra một bước ngoặt mới với ngành giáo dục. Đặc biệt là việc thực hiện thực hiện nghị quyết số 40/2000 QH10, chỉ thị số 14/2001/ CT-TTG của Thủ tướng chính phủ về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông chỉ thị 40 CT/TW ngày 15 - 6 - 2004 của Ban bí thư trung ương Đảng về việc xây dựng nâng cao chất lương đội ngũ nhà giáo Đặc biệt công cuộc cải cách giáo dục đang triển khai mạnh mẽ ở trường THCS - Nghị quyết lần thứ tư của Ban CHTW đảng cộng sản Việt Nam khoá VII ( tháng 1-1993). Đã khẳng định giáo dục là “quốc sách hàng đầu”, càng thể hiện ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đào tạo thế hệ trẻ đối với đất nước và thực hiện di chúc của Chủ Tịch Hồ Chí Minh về việc “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”.
3
Cải cách giáo dục đồng thời tiến hành trên ba mặt: Cải cách về hệ thống giáo dục, về nội dung và phương pháp dạy học. Trong thực tế, việc đổi mới phương pháp sử dụng đồ dùng dạy học chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới về nội dung. Đây cũng là một trong nhưng nguyên nhân cơ bản của việc giám sát chất lượng giáo dục về môn Lịch sử. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này trong đó có ý thức, sự hiểu biết của giáo viên về việc sử dụng đồ dùng dạy học, chính vì vậy mà chất lượng giảng dạy còn thấp. Một số giáo viên chưa nhận thức đúng rằng phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học là một khoa học, cũng chưa có ý thức sử dụng đồ dùng trực quan, còn dạy chay, chưa cố gắng trau dồi nâng cao tay nghề của mình mà chỉ dựa vào kinh nghiệm sử dụng chứ không nghiên cứu lý luận về việc sử dụng đồ dùng trực quan một cách khoa học và vận dụng sáng tạo.
Nguyeãn thò lyù	trö øng thcs soá 1 nam lyù
4
SÖÛ DUÏNG ÑOÀ DUØNG TRÖÏC QUAN TRONG DAÏY & HOÏC LÒCH SÖÛ	Û TRÖ ØNG THCS
Hiện nay, việc sử dụng và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học đã được các giáo viên ở các trường THCS sử dụng một cách thích hợp vào việc dạy học Lịch sử. Nhưng nhiều năm qua, lý luận cũng như thực tiển đã chứng minh có những tiết dạy ứng dụng công nghệ thông tin thì đạt được chất lượng cao, nhưng để có một phòng học riêng để ứng dụng công nghệ thông tin thiì hoàn toàn không có, tron một tiết dạy nếu cần phải đi mượn phòng học để dạy thì rất bị động. Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học Lịch sử là một khoa học. Nó có chức năng, nhiệm vụ, có nội dung và phương pháp nghiên cứu riêng, nó góp phần vào việc cải tiến dạy học ở trường THCS.
Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của bộ môn, nhiệm vụ của người giáo viên là cung cấp những kiến thức về Lịch sử. Đặc biệt là rất cần thiết cho việc giáo dưỡng, giáo dục và phát triển học sinh qua môn học, chính vì vậy mà tôi mạnh dạn đưa ra một vài kinh nghiệm về việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học Lịch sử ở trường THCS.
Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được áp dụng vào trong giảng dạy môn Lichj sử Học sinh lớp 6,7,8,9 Trường THCS Số 1 Nam Lý.
Nguyeãn thò lyù	trö øng thcs soá 1 nam lyù
5
SÖÛ DUÏNG ÑOÀ DUØNG TRÖÏC QUAN TRONG DAÏY & HOÏC LÒCH SÖÛ	Û TRÖ ØNG THCS
PHẦN NỘI DUNG
Thực trạng nội dung cần nghiên cứu
Hiện nay bộ môn lịch sử ở Trường THCS thường bị xem nhẹ, việc xem nhẹ bộ môn lịch sử nó có nhiều nguyên nhân
Thứ nhất: Về phía nhà trường nhiều giáo viên được đào tạo hai môn đó là Văn – Sử hoặc Địa – Sử nên trong quá trình đi học giáo viên chỉ được học phần lịch sử vài chục tiết, còn học văn là chính. Cho nên khi được phân công giảng dạy họ gặp rất nhiều khó khăn.
Thư hai: Nhiều giáo viên còn ngại khi dạy một tiết học có sử dụng đồ dùng dạy học, có bài đồ dùng quá nhiều nên công tác chuẩn bị tốn rất nhiều thời gian.
Thứ ba: Trong quá trình dạy học, việc sử dụng đồ dùng dạy học trong một tiết học còn gặp một số khó khăn. Hiện chưa có một sách nào viết và hướng dẫn cụ thể từng kênh hình trong sách giáo khoa. Giáo viên một số vẫn chưa biết khai thác một cách hợp lý đồ dùng trực quan, chưa hiểu hết nội dung của đồ dùng trong giờ dạy nên ảnh hưởng đến chất lượng bộ môn. Nhiều học sinh cảm thấy không hứng thú với bộ môn.
Thứ tư: Thực trạng hiện nay đại đa số phụ huynh chưa nhận thức đúng về bộ môn lịch sử, họ chỉ khuyến khích động viên con em họ đi học các mônToán, Lý, Hóa, Anh văn và Văn, còn môn lịch sử thường bị xem nhẹ. Đã có những phụ huynh nói rằng: Học lịch sử để làm gì? Nếu có vào được Đại học thì sau này ra trường đi xin việc rất khó khăn Chính vì vậy việc dạy học lịch sử của giáo viên gặp nhiều khó khăn, giữa giáo viên và học sinh chưa có tiếng nói chung.
Nguyeãn thò lyù	trö øng thcs soá 1 nam lyù
SÖÛ DUÏNG ÑOÀ DUØNG TRÖÏC QUAN TRONG DAÏY & HOÏC LÒCH SÖÛ	Û TRÖ ØNG THCS
Các giải pháp
Những vấn đề chung cần quán triệt khi sử dụng phương pháp trực quan trong dạy - học Lịch sử ở trường THCS.
Các loại đồ dùng trực quan trong dạy học Lịch sử
Trong thực tiển giảng dạy, giáo viên Lịch sử dùng nhiều loại đồ dùng trực quan khác nhau. Để giúp cho giáo viên lựa chọn, sử dụng dễ dàng trong quá trình dạy học cần phân biệt các loại đồ dùng trực quan. Về cơ bản chúng ta có thể phân chia các loại đồ dùng trực quan trong dạy học Lịch sử thành 3 nhóm lớn.
Nhóm thứ nhất: Đồ dùng trực quan hiện vật bao gồm những di tích Lịch sử về cách mạng đã được Bộ văn hoá xếp hạng ( như thành nhà Hồ, hang Pắc Bó, đình Tân Trào), hoặc chưa xếp hạng như những di vật khảo cổ gồm các di vật thuộc các thời đại Lịch sử( như công cụ đồ đá ở núi Đọ, tróng đồng Đông Sơn, hình vẽ trên vách hang của người đương thời) đây là một tài liệu góc rất có giá trị, có ý nghĩa to lớn về mặt nhận thức.
Thông qua việc tiếp xúc với những di tích hay những dấu vết còn lại của quá khứ, bằng chứng hiển nhiên về sự tồn tại thực của một thời kỳ Lịch sử, học sinh sẽ có những hình ảnh cụ thể, chân thực về quá khứ, và từ đó có tư duy lcịh sử đúng đắn. Tuy nhiên, việc sử dụng đồ dùng trực quan bằng hiện vật Lịch sử bị hạn chế do nó không có sẵn trong trường mà được giữ gìn trong các viện bảo tàng ở trung ương hoặc địa phương. Để khắc phục vấn đề này giáo viên có thể sử dụng phiên bản ( như trống đồng Ngọc Lũ, rìu tay Núi Đọ) và tổ chức giảng dạy ngay trong các nhà bảo tàng hoặc ngay các địa điểm diển ra sự kiện trên quê hương.
6
Nhóm thứ hai: Đồ dùng trực quan tạo hình ảnh bao gồm các loại mô hình, sa bàn, hình vẽ, phim ảnh Lịch sử, tranh ảnh có chủ đề Lịch sử. Loại đồ dùng trực quan này có nhiều ở trường phổ thông, dễ sưu tầm và dễ sử dụng. Tuy nhiên phải biết lựa chọn cho hợp lý phù hợp với chủ đề Lịch sử.
Nguyeãn thò lyù	trö øng thcs soá 1 nam lyù
SÖÛ DUÏNG ÑOÀ DUØNG TRÖÏC QUAN TRONG DAÏY & HOÏC LÒCH SÖÛ	Û TRÖ ØNG THCS
Nhóm thứ ba: Các loại đồ dùng trực quan quy ước bao gồm: Bản đồ Lịch sử, sơ đồ, đồ thị niên biểu. Loại đồ dùng trực quan này tạo cho học sinh những hình ảnh tượng trưng, khi phản ánh những mặt chất lượng và số lượng của quá trình Lịch sử, đặc trưng khuynh hướng phát triển của hiện tượng kinh tế, chính trị , xã hội của đời sống.
Nếu hai loại đồ dùng trực quan hiện vật và đồ dùng trực quan tạo hình đem lại cho học sinh những hình ảnh cụ thể, chính xác, thì loại đồ dùng trực quan quy ước chủ yếu góp phần hình thành khái niệm, giúp học sinh đi sâu vào bản chất sự vật, nêu các mối liên hệ Lịch sử, hợp quy luật và cụ thể hoá những kiến thức Lịch sử trừu tượng. Do tính chất phức tạp của nó, nên ở trường THCS, đồ dùng trực quan quy ước ít được sử dụng, ngoài bản đồ, sơ đồ, niên biểu.
Cơ sở lựa chọn và sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học Lịch sử
*) Lựa chọn một cách thận trọng các đồ dùng trực quan sao cho phù hợp với mục đích và nhiệm vụ dạy học của bài, xem trong trường hợp nào thì dùng tranh ảnh sơ đồ, trường hợp nào thì dùng mô hình, bản đồ, trường hợp nào thì dùng hỗn hợp các loại đồ dùng trực quan khác nhau.
*) Xác định rỏ ràng mục đích trình bày trực quan và trình bày các phương pháp trực quan theo một trình tự nhất định tuỳ theo yêu cầu nội dung từng sự kiện hay vấn đề Lịch sử. Khi sử dụng một đồ dùng trực quan nào thì đưa ra một cách khéo léo, dùng xong lại cất ngay, nhằm tránh sự phân tán chú ý của học sinh.
*) Đảm bảo cho tất cả học sinh quan sát đồ dùng trực quan được rõ ràng đầy đủ. Chú ý phát triển óc quan sát, năng lực quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hoá của học sinh. Giáo viên hướng dẫn các em tự rút ra những nhận xét Lịch sử khi quan sát đồ dùng trực quan.
7
*) Đảm bảo kết hợp việc trình bày đồ dùng trực quan với việc sử dụng phương pháp dạy học dùng lời nói sự kết hợp đó được biểu hiện ở những hình thức sau:
Nguyeãn thò lyù	trö øng thcs soá 1 nam lyù
SÖÛ DUÏNG ÑOÀ DUØNG TRÖÏC QUAN TRONG DAÏY & HOÏC LÒCH SÖÛ	Û TRÖ ØNG THCS
Giáo viên hướng dẫn tổ chức, gợi mở học sinh tự quan sát. Trong quá trình quan sát đồ dùng trực quan, học sinh rút ra những nhận xét, nên mối quan hệ giữa bài giảng của thầy với nội dung của đồ dùng trực quan.
Trên cơ sở học sinh quan sát và có những nhận xét ban đầu, giáo viên dẫn dắt các em suy nghĩ, giúp các em hát hiện ra những nội dung Lịch sử mới mà trong quá trình quan sát, học sinh không thể nhận biết được.
Xuất phát từ sự quan sát đồ dùng trực quan của học sinh, giáo viên thông báo về các mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng mà học sinh không thể trực tiếp tri giác được, nhằm giúp các em tự rút ra kết luận, khái quát những dữ liệu riêng biệt.
Từ lời giảng của giáo viên, học sinh tiếp thu đươc những tri thức. Có quan hệ với phương tiện trực quan, các phương tiện trực quan giúp khẳng định và cụ thể hoá lời giảng.
Thực hiện giảng dạy chứng tỏ rằng, việc kết hợp hình thức sử dụng đồ dùng trực quan thứ nhất với hình thức thứ hai là có hiệu quả hơn cả đối với các lớp cuối trung học cơ sở (lớp 8,9) còn hình thức thứ tư phù hợp với các lớp đầu cấp (lớp 6,7)
Phương pháp sử dụng một số đồ dùng trực quan thường gặp trong dạy - hqc các khoá trình Lịch sử ở trường THCS
Xây dựng và bảo quản đồ dùng trực quan
8
Hiện nay việc sử dụng đồ dùng trực quan của các giáo viên Lịch sử dựa vào hai nguồn cung cấp chủ yếu: thứ nhất là đồ dùng trực quan do nhà nước sản xuất và cung cấp, gồm một số bản đồ treo tường, tranh ảnh Lịch sử, một vài đồ phục chế về công cụ lao động. Nguồn cung cấp này hiện nay còn nghèo nàn, một số bản đồ do công ty thiết bị đồ dùng dạy học của bộ giáo dục và đào tạo cung cấp, trong nhiều trường phổ thông cũng không có. Vì vậy hầu hết giáo viên thường chỉ sử dụng các tài liệu trực quan (tranh,ảnh, minh hoạ, bản đồ), trong sách giáo khoa Lịch sử. Nhìn chung phần kênh hình trong sách giáo khoa hiện nay khá phong phú về nội dung, in rõ ràng, chính xác phù hợp với nội dung bài
Nguyeãn thò lyù	trö øng thcs soá 1 nam lyù
SÖÛ DUÏNG ÑOÀ DUØNG TRÖÏC QUAN TRONG DAÏY & HOÏC LÒCH SÖÛ	Û TRÖ ØNG THCS
viết và trình độ tiếp thu của học sinh. Phần trực quan trong sách giáo khoa, về cơ bản, gồm các loại chủ yếu sau:
Ảnh chụp (hiện vật, nhân vật, đời sống, sinh hoạt xã hội).
Minh họa (tranh, ảnh)
Bản đồ Lịch sử
Hiện nay hầu hết các học sinh được trang bị đầy đủ sách giáo khoa vì vậy cần khai thác triệt để việc sử dụng tốt nguồn kiến thức này. Muốn vậy phải hiểu rõ xuất xứ, nội dung, ý nghĩa của các loai đồ vật trực quan trong sách giáo khoa.
Nguồn cung cấp thứ hai, chiếm vị trí quan trong là đồ dùng trực quan do giáo viên và học sinh sưu tầm và tự tạo. Do đồ dùng trực quan của nhà nước cung cấp hiện nay quá nghèo nàn nên nguồn tài liệu trực quan do giáo viên sưu tầm và tự tạo có ý nghĩa hết sức quan trọng. Những loại đồ dùng trực quan sưu tầm được trong các di chỉ khảo cổ, trong nhân dân địa phương, trong tài liệu tranh, ảnh, sách báo là nguồn tài liệu quý báu. Sưu tầm loại tài liệu này không những sẽ góp phần vào công tác nghiên cứu khoa học nói chung, công tác nghiên cứu Lịch sử địa phương nói riêng mà còn làm cho “vốn” đồ dùng trực quan hiện vật của gió viên được phong phú.
Trong các báo cáo hàng ngày, tạp chí, tập san, hoạ báo có nhiều tài liệu trực quan có giá trị để giảng dạy Lịch sử, nhất là Lịch sử hiện đại.
9
Đồ dùng trực quan tự tạo bao gồm mô hình, sa bàn, đồ thị, bản đồ, sơ đồ việc xậy dựng những đồ vật trực quan này đòi hỏi giáo viên và học sinh không chỉ có sự hiểu biết đúng về kiến thức Lịch sử, biết tổ chức, có trang bị tốt mà còn đòi hỏi cả trình độ kỷ thuật nhất định. Trong điều kiện hiện nay, giáo viên nên tập trung chủ yếu vào vẽ bản đồ, đồ dùng trực quan quy ước, lập các hồ sơ tài liệu trực quan và mô hình, sa bàn đơn giản.
Nguyeãn thò lyù	trö øng thcs soá 1 nam lyù
SÖÛ DUÏNG ÑOÀ DUØNG TRÖÏC QUAN TRONG DAÏY & HOÏC LÒCH SÖÛ	Û TRÖ ØNG THCS
Tất cả các loại đồ dùng trực quan được cung cấp, sưu tầm tự tạo cần được bảo quản tốt và sử dụng có hiệu quả. Một hình thức tổ chức và bảo quản đồ dùng trực quan hiện nay là xây dựng: “ Phòng học Lịch sử ở trường phổ thông”
Yêu cầu chung khi sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy - hoc Lịch sử
Việc sử dụng đồ dùng trực quan là một bộ phần hửu cơ của toàn bộ hoạt động giáo dục của thầy và trò trên lớp. Nó phải được kết hợp chạt chẽ với các phương pháp dạy học khác. Khi sử dụng đồ dùng trực quan, giáo viên hướng dẫn học sinh cách quan sát, nghiên cứu, làm cho các em hiểu rằng đồ dùng trực quan không chỉ là hình ảnh, tranh ảnh, mô hình. Mà sự thể hiện của đồ dùng trực quan phản ánh những sự kiện Lịch sử đã qua. Học sinh cần phải biết rút ra từ đồ dùng trực quan những điểm cơ bản đẻ bổ xung cho bài học.
Vì vậy khi sử dụng bất cứ đồ dùng trực quan nào trên lớp giáo viên phải kết hợp với tài liệu tham khảo và các cách trình bày miệng, miêu tả, tường thuật, nêu đặc điểm.
Như vậy, nhờ sự phối hợp đồng bộ phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan mà đã huy động tối đa khả năng làm việc của học sinh trên lớp: Tai nghe, mắt thấy, óc phân tích, so sánh tổng hợp.
Cách sử dụng đồ dùng trược quan trong dạy học Lịch sử ở trường THCS
Trong dạy học Lịch sử chúng ta thường sử dụng đồ dùng trực quan sau:
Sử dụng chung cho cả lớp như Bản đồ, tranh, ảnh treo tường, các loại mô hình.
Sử dụng đồ dùng trực quan cở nhỏ, đặt trên bàn học sinh như tranh trong sách giáo khoa, tranh, ảnh.
Sử dụng những hình ảnh, đồ họa trên bảng đen do giáo viên vẽ, hay học sinh đã vẽ sẵn ở trên giấy.
10
Sử dụng đồ dùng trực quan chiếu trên màn ảnh: Phim tài liệu, phim truyện, đèn chiếu.
Nguyeãn thò lyù	trö øng thcs soá 1 nam lyù
SÖÛ DUÏNG ÑOÀ DUØNG TRÖÏC QUAN TRONG DAÏY & HOÏC LÒCH SÖÛ	Û TRÖ ØNG THCS
Sử dụng đồ dùng trực quan hiện vật trưng bày ở viện bảo tàng, hay phòng truyền thống ở địa phương.
Trong quá trình giảng dạy Lịch sử lớp 6, 7, 8, 9 tôi đã sử dụng có hiệu quả đồ dùng trực quan trong rất nhiều bài dạy:
Ví dụ: Trong bài: Những biến đổi trong sản xuất.
Giáo viên sau khi đã giới thiệu người nguyên thuỷ trên đất nước ta đã trải qua một chặng đường Lịch sử hàng chục năm. Đó là chặng đường đấu tranh gian khổ vật lộn với thiên nhiên, với sự tồn tại phát triển để hình thành dân tộc Việt. Công cụ lao động với những kỷ thuật chế tác từ đơn giản đến phức tạp là bằng chứng sinh động giúp học sinh nhận biết được quá trình phát triển đó. Giáo viên sử dụng bộ phục chế để học sinh quan sát, nhận biết.
Đây là những tài liệu trực quan chủ yếu nhằm tạo cho học sinh biểu tượngvề những công cụ đó: Lưỡi cày, lưỡi liềm và lưỡi câu đồng. Lưỡi cày đồng có hình tam giác cân, người ta thường gọi là lưõi cày hình bướm vì hai tai lưõi cày xoè ra như hai cánh bướm. Mũi cày nhọn, lỗ để tra mõm cày khá rộng, chứng tỏ cày có lực xới đất rất khoẻ.
Lưõi liềm đồng dài khoảng 13cm, bề ngang rộng khoảng gần 4 cm, lưỡi liềm có họng hình ống, giữa có lỗ tra chốt hãm, từ họng đến gần mũi có dáng thon dần. Lưỡi cày và lưỡi liềm đồng ta thấy có hình gần giống với lưỡi cày, lưỡi hái sắt ngày nay.
Về lưỡi câu đồng trong bộ phục chế, giáo viên có thể nêu câu hỏi cho học sinh “hãy quan sát lưỡi câu đồng và so sánh với lưỡi câu ngày nay”. Khi so sánh với hai loại lưỡi ấy học sinh nhận thấy kỹ thuật làm lưỡi câu của người xưa, cách chúng ta mấy nghìn năm. Điều này chứng tỏ sự phát triển của nghề đánh cá ở nước ta.
Đối với bài: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài ( 1919 1925).
11
Đồ dùng trực quan dạy học bài này ngoài bức ảnh “Nguyễn Ái Quốc tại Đại hội Đảng xã hộ Pháp họp ở Tua”. Giáo viên cần dùng bản đồ Bác Hồ đi tìm đường cứu nước. Bản
Nguyeãn thò lyù	trö øng thcs soá 1 nam lyù
12
SÖÛ DUÏNG ÑOÀ DUØNG TRÖÏC QUAN TRONG DAÏY & HOÏC LÒCH SÖÛ	Û TRÖ ØNG THCS
đồ này đã được xuất bản năm 1990 nêu rõ năm tháng, đường đi, những nơi Bác đến trong thời gian 1911 – 1941. Trong trường hợp không có bản đồ này, giáo viên dùng bản đồ thế giới để chỉ cho học sinh con đường đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Aí Quốc từ ( 5.6.1911) ở cảng nhà Rồng, đến cảng Xanh-Ga-Po, cảng Cô-Lôm-Bô (14.6.1911), đến Ai Cập (30.6) rồi đến cảng Mác-Xây của Pháp, sau một tháng vượt biển. Rồi từ Pháp giáo viên chỉ bản đồ đi tiếp Nguyễn Ái Quốc đi vòng quanh châu Phi qua Tây Ban Nha, An- Giê-Ri, Tuy-Ni-Di, Xê-Nê-Gan. Nhờ chuyến đi thần kỳ này mà Nguyễn Ái Quốc đã rút ra những kết luận quan trọng đầu tiên trên đường đi cứu nước. Giáo viên đọc cho học sinh nhận thức của Nguyễn Aí Quốc “Những người Pháp ở Pháp phần nhiều là tốt. Song những người Pháp thực dân rất hung ác, vô nhân đạo, ở đâu chúng nó cũng thế. Ở ta, tôi cũng thấy chuyện như thế xảy ra ở Phan-Rang. Đối với bọn thực dân tính mạng của người thuộc địa, da vàng hay da đen cũng không đáng một xu”.
Sau khi đã dẫn dắt học sinh đi theo con đường Nguyễn Ái Quốc đã trải qua và những hoạt động của người, giáo viên nêu câu hỏi “ Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 đến 1925 có ý nghĩa quan trọng như thế nào đối với phong trào giải phóng dân tộc của Việt Nam?”.
Qua các bài giảng có đồ dùng trực quan thì đại đa số các em yêu thích bộ môn Lịch sử hơn, nhiều em đã dày công nghiên cứu, tìm hiểu tranh ảnh, bản đồ khi giáo viên ra bài tập về nhà, các em đã đào sâu suy nghĩ, tích cực học tập nên qua nhiều năm chất lượng bộ môn Lịch sử đã được nâng cao. Đặc biệt là trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh về bộ môn Lịch sử của thành phố Đồng Hới đều được giải nhất toàn đoàn.
Nguyeãn thò lyù	trö øng thcs soá 1 nam lyù
SÖÛ DUÏNG ÑOÀ DUØNG TRÖÏC QUAN TRONG DAÏY & HOÏC LÒCH SÖÛ	Û TRÖ ØNG THCS
KẾT LUẬN
Ý nghĩa của đề tài
Hiện nay việc sử dụng đồ dùng trực quan ở trường THCS đã trãi qua nhiều năm, trong nhiều năm đó việc sử dụng đồ dùng trực quan vào những bài dạy Lịch sử đã có nhiều tác dụng rất lớn đối với học sinh. Qua các bài giảng nhờ có đồ dùng trực quan mà bài học sinh động, không khô khan, nhàm chán.
Qua các bài giảng Lịch sử các em chăm chú nghe giảng hơn, hiểu bài hơn và kiến thức được khắc sâu hơn. Để được như vậy, tôi luôn luôn giành một thời gian thích hợp để nghiên cứu và đưa vào bài giảng những đồ dùng có hiệu quả nhất. Có nhiều bài giảng có nhiều đồ dùng trực quang, sau khi giảng xong đã để lại một dấu ấn không phai mờ trong tâm trí của các em từ đó đã bồi dưỡng được nhân cách, đạo đức cho các em. Bồi dưỡng lòng yêu quê hương đất nước, sẵn sàng bảo vệ tổ quốc khi có kẻ thù xâm lược.
Kiến nghị đề xuất
Đối với Sở giáo dục và phòng Giáo dục Đào tạo
13
Tuy nhiên hiện nay đồ dùng dạy học về môn Lịch sử ở các trường THCS còn ít nhất là ở phòng thiết bị chỉ có bản đồ, một số tranh ảnh, bộ phục chế chưa đáp ứng cho việc giảng day có hiệu quả nên giáo viên cũng không nâng cao được tay nghề. Việc mua đồ dùng phục vụ cho việc giảng dạy đối với giáo viên thì kinh phí còn hạn hẹp chưa đáp ứng được cho việc đổi mới hoàn toàn phương pháp dạy hoc Lịch sử. Phòng học để phục vụ riêng cho bộ môn lịch sử để dạy ứng

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_do_dung_truc_quan_trong_day_va.docx