Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng bản đồ tư duy và công nghệ thông tin trong dạy học địa lí 10 – phần địa lí Dân cư

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng bản đồ tư duy và công nghệ thông tin trong dạy học địa lí 10 – phần địa lí Dân cư

Viết vẽ bản đồ tư duy không giống như cách viết thông thường. Bản đồ tư duy không xuất phát từ trái sang phải từ trên xuống dưới theo kiểu truyền thống.

Thay vào đó, bản đồ tư duy được vẽ, viết và học theo hướng bắt nguồn từ trung tâm di chuyển ra phía ngoài và sau đó là theo chiều kim đồng hồ. Do đó, học sinh sẽ thấy các từ ngữ nằm bên trái bản đồ tư duy được đọc từ phải sang trái (bắt đầu từ phía trong di chuyển ra ngoài). Các mũi tên xung quanh bản đồ tư duy bên dưới chỉ ra cách đọc thông tin trong bản đồ, các số thứ tự cũng là một cách hướng dẫn khác.

Bốn kết cấu chính I, II, III, IV trong bản đồ tư duy trong hình vẽ trên được gọi là phân nhánh chính. Bản đồ tư duy này có 4 nhánh chính vì nó có 4 tiêu đề phụ. Số tiêu đề phụ là số nhánh chính. Đồng thời, các nhánh chính của bản đồ tư duy được đọc theo chiều kim đồng hồ, bắt nguồn từ nhánh I tới nhánh II, rồi nhánh II, và cuối cùng là nhánh IV. GV hướng dẫn học sinh tham khảo các mũi tên màu đen trong hình vẽ.

 

doc 21 trang Người đăng Hoài Minh Ngày đăng 16/08/2023 Lượt xem 468Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng bản đồ tư duy và công nghệ thông tin trong dạy học địa lí 10 – phần địa lí Dân cư", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh thời sự.
- Phương pháp dạy học phát huy tính tích cực chủ động của học sinh.
 - Phương pháp thực hành, rút ra kinh nghiệm qua những tiết dạy học địa lí ở các lớp khối 10 tại đơn vị đang công tác (Trường THPTsố 1 huyện Bảo Yên).
3. Giới hạn của đề tài
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: học sinh ở bậc trung học phổ thông
	- Phạm vi nghiên cứu: Trường THPT số 1 huyện Bảo Yên
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng vấn đề hiểu biết, vấn đề học tập và nhận thức về Địa lí dân cư – Địa lí 10 (Ban cơ bản) của học sinh.
- Nguyên nhân của thực trạng tiếp thu chưa được tốt những nội dung kiến thức về dân số và thiếu tính liên hệ thực tế của học sinh hiện nay.
- Tìm biện pháp khắc phục những hạn chế của thực trạng trên.
3.3 Nội dung của đề tài
	Có nhiều nội dung trong chương trình Địa lí ở bậc trung học phổ thông có thể sử dụng được các bản đồ tư duy cùng với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Tuy nhiên, trong một phạm vi nhỏ tôi đã lựa chọn chương trình Địa lí 10 – Ban cơ bản, phần Địa lí dân cư làm nội dung nghiên cứu và ứng dụng đề tài của mình. Nội dung cụ thể:
- Sử dụng bản đồ tư duy có ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học các bài 22, 23 và 24 – Địa lí 10 – Ban cơ bản.
	- Đánh giá hiệu quả của việc tiếp thu kiến thức của học sinh từ việc học tập trên cơ sở thiết lập các bản đồ tư duy qua các bài học.
4. Kế hoạch thực hiện
Tháng 9, 10/2013: + Điều tra cơ bản học sinh khối 10.
+ Điều tra tình hình học tập bộ môn.
+ Sưu tầm tài liệu.
Tháng 11, 12/2013: Áp dụng thực hiện đề tài. 
Tháng 01/2014: Kiểm tra kết quả thực hiện đề tài ở các lớp thực nghiệm, so sánh với kết quả khảo sát chất lượng học tập tại các lớp đối chứng.
Tháng 2, 3/2014: Trao đổi với đồng nghiệp về kết quả của đề tài, xin ý kiến đóng góp. Kiểm tra kết quả thực hiện đề tài. Rút kinh nghiệm và cáo đề tài.
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề
1. Cơ sở lí luận
1.1 Bản đồ tư duy
Bản đồ tư duy hay còn gọi là sơ đồ tư duy, lược đồ tư duy là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức, bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực. Đặc biệt đây là một sơ đồ mở, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết chặt chẽ như bản đồ địa lí, có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi người vẽ một kiểu khác nhau, dùng màu sắc, hình ảnh, các cụm từ diễn đạt khác nhau, cùng một chủ đề nhưng mỗi người có thể “thể hiện” nó dưới dạng bản đồ tư duy theo một cách riêng, do đó việc lập bản đồ tư duy phát huy được tối đa khả năng sáng tạo của mỗi người.
Địa lí là một môn học với nhiều lượng thông tin, các vấn đề Địa lí cần sâu chuỗi một cách lôgic nhằm giúp học sinh nhận biết được quy luật Địa lí (tự nhiên và kinh tế - xã hội), thì việc áp dụng Bản đồ tư duy góp phần giúp học sinh học được phương pháp học, giúp học sinh học tập một cách tích cực, giúp học sinh ghi chép có hiệu quả, tránh được sự nhàm chán trong cách dạy Địa lí hiện nay. 
Nhận thấy vai trò của áp dụng Bản đồ tư duy trong dạy học Địa lí như vậy, đặt ra yêu cầu đối với giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học cần tích cực, chủ động áp dụng bản đồ tư duy trong quá trình dạy và học. 
1.2 Ứng dụng công nghệ thông tin
Hiện nay việc giảng dạy vẫn chủ yếu là lên lớp theo phương pháp truyền thống với phấn và bảng, với việc thầy chép lên bảng, trò chép vào vở, thầy thuyết giảng một chiều, độc thoạiPhương pháp này có một số nhược điểm và kém hiệu quả trên các phương diện: 
- Thời gian, lãng phí vì mất nhiều thời gian chép bai cả thầy và trò, đặc biệt là mỗi khi có hình vẽ phức tạp; 
- Hiệu quả truyền đạt thông tin bài giảng không cao, lượng thông tin qua viết bảng còn ít; 
- Kém sinh động vì ít có hình vẽ minh hoạ, thiếu cụ thể,vì hình vẽ không diễn tả hết nội dung muôn hình muôn vẻ của thiên nhiên. 
Vì vậy, để giảng dạy môn học Địa lí nói riêng và các môn học nói chung chúng ta nên có và nên chuẩn bị cả phần truyền thống và phần công nghệ mới, đó là:
Phần truyền thống, bao gồm: bài giảng, sách giáo khoa và tài liệu tham khảo, các bài tập, bài thực hành
Phần công nghệ mới, gồm: phim chiếu để giảng với đèn chiếu Overhead, phần mềm hỗ trợ bài giảng, phần mềm giúp học sinh tự học, công nghệ kiểm tra đánh giá bằng trắc nghiệm trên máy vi tính, máy chiếu đa năng, tìm thông tin tham khảo trên mạng Internet
Việc ứng dụng công nghệ thông tin để thành lập các bản đồ tư duy trong dạy học phần Địa lí dân cư – Địa lí 10 là một việc làm hết sức cần thiết để nâng cao chất lượng học tập bộ môn qua các hình ảnh tư duy sinh động hơn.
2. Cơ sở thực tiễn
Đề tài nghiên cứu việc khai thác và vận dụng bản đồ tư duy cùng với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin sẽ góp phần thay đổi không khí của lớp học, làm cho học sinh hứng thú hơn trong học tập môn Địa lí, nắm được kiến thức một cách tích cực hơn, chủ động hơn. Qua nghiên cứu và thực hiện đề tài bản thân thấy vấn đề này có ý nghĩa rất thiết thực trong việc giảng dạy học tập đối với đồng nghiệp và học sinh nhằm bồi dưỡng kiến thức kỹ thuật dạy học bộ môn Địa li cho cả thầy và trò ở trường phổ thông.
II. Thực trạng của vấn đề
Qua nghiên cứu cho thấy, việc học tập các bài 22, 23 và 24 – Địa lí dân cư lớp 10 nói riêng và chương trình Địa lí THPT nói chung, nhiều học sinh chưa biết cách học, cách ghi kiến thức vào bộ não mà chỉ học thuộc lòng, học vẹt, thuộc một cách máy móc, học sinh học thuộc bài nhưng không có sự liên hệ với các vấn đề trong đời sống, không nắm được “sự kiện nổi bật” trong tài liệu đó, hoặc không biết liên tưởng, liên kết các kiến thức có liên quan với nhau. 
Đề tài “Sử dụng bản đồ tư duy và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học địa lí dân cư – Địa lí 10” chưa được nghiên cứu nhiều trong phạm vi các trường phổ thông và ngành GD-ĐT Hải Lào Cai.
Giáo viên và học sinh chưa chú trọng, chưa đặt đúng yêu cầu sử dụng bản đồ tư duy trong giảng dạy và học tập môn Địa lí.
Giáo viên ngại khó, ngại tốn thời gian chuẩn bị, ngại học sinh tiếp thu ghi chép bài giảng khó, không kịp, học sinh thiếu tích cực làm việc độc lập. Chính vì vậy, để đảm bảo thời gian học tập giảng dạy trên lớp một cách an toàn giáo viên thường chọn hình thức tổ chức dạy học nhẹ nhàng là trình bày lý thuyết theo phương pháp truyền thống thuyết giảng và kết hợp minh họa qua lược đồ, Atlat, còn vận dụng sơ đồ tư duy thì học sinh chưa khai thác hết sự kiện, số liệu, vấn đề để làm bài.
Nguyên nhân của thực trạng này, có cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan:
- Về phía học sinh: Học sinh học nhiều môn, khối lượng kiến thức nhiều, thời lượng học chính khóa thì ít, chưa tích cực nghiên cứu khai thác vận dụng sơ đồ tư duy; hơn nữa khai thác sơ đồ tư duy là yêu cầu tương đối khó với học sinh khi thực hiện nếu không có sự hướng dẫn chu đáo của thầy cô giáo. 
- Về phía thầy cô giáo: Nhận thức chưa thật đúng mức việc vận dụng kinh nghiệm trong hướng dẫn học sinh khai thác vận dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy bộ môn. Cách tổ chức dạy học nhằm phát huy tính tích cực, độc lập suy nghĩ cho học sinh chưa chuyển biến mạnh mẽ trong từng giáo viên.
III. Các biện pháp giải quyết vấn đề
1. Tích cực đổi mới kỹ thuật dạy học Địa lý theo hướng vận dụng bản đồ tư duy
1.1 Các bước vẽ bản đồ tư duy
Để vẽ được bản đồ tư duy một cách tốt nhất cần tiến hành và hướng dẫn học sinh thực hiện lần lượt từng bước và các quy tắc trong cách vẽ.
* Cách thứ nhất: hướng dẫn học sinh vẽ trên giấy khổ A0.
Ví dụ: Muốn vẽ một bản đồ tư duy về Vấn đề gia tăng dân số trên thế giới thì chủ đề của bản đồ tư duy là “Gia tăng dân số”
Bước 1: Vẽ chủ đề ở trung tâm
Bước đầu tiên trong việc tạo ra một bản đồ tư duy là vẽ chủ đề ở trung tâm trên một mảnh giấy (đặt nằm ngang).
Quy tắc vẽ chủ đề:
1/. Học sinh cần phải vẽ chủ đề ở trung tâm để từ đó phát triển ra các ý khác.
2/. Học sinh có thể sử dụng tất cả màu sắc mà các em thích.
3/. Khi vẽ không nên đóng khung hoặc che chắn mất hình vẽ chủ đề vì chủ đề cần được làm nổi bật dễ nhớ.
4/. Học sinh có thể bổ sung từ ngữ vào hình vẽ chủ đề nếu chủ đề không rõ ràng.
5/. Một bí quyết vẽ chủ đề là nên được vẽ to cỡ hai đồng xu loại 5.000 đồng (Đường kính khoảng 1,5-2cm)
Nếu chủ đề ví dụ là Vấn đề gia tăng dân số thì vẽ Quả địa cầu và con người trên quả địa cầu
Bước 2: Bước tiếp theo là vẽ thêm các tiêu đề phụ vào chủ đề trung tâm.
Quy tắc vẽ tiêu đề phụ:
1/. Tiêu đề phụ GV hướng dẫn học sinh nên viết bằng chữ in hoa nằm trên các nhánh khổ nét lớn, đậm để làm nổi bật.
2/. Tiêu đề phụ nên được vẽ gắn liền với trung tâm.
3/. Tiêu đề phụ nên được vẽ theo hướng chéo góc (chứ không nằm ngang) mục đích tạo không gian rộng để nhiều nhánh phụ khác có thể được vẽ tỏa ra một cách dễ dàng.
Ví dụ: Về vấn đề Gia tăng dân số, GV hướng dẫn học sinh vẽ thêm các tiêu đề phụ như “Gia tăng dân số tự nhiên”, “Gia tăng cơ học”, “Gia tăng dân số”.
Bước 3: Trong từng tiêu đề phụ, vẽ thêm các ý chính và các chi tiết hỗ trợ.
Quy tắc vẽ ý chính và chi tiết hỗ trợ.
1/. Chỉ nên tận dụng các từ khóa và hình ảnh
2/. Thường xuyên dùng những biểu tượng, cách viết tắt để tiết kiệm không gian vẽ và thời gian. Mọi người ai cũng có cách viết tắt riêng cho những từ thông dụng. GV khuyến khích học sinh phát huy và sáng tạo thêm nhiều cách viết tắt cho riêng mình. Dưới đây là một số cách viết tắt phổ biến thường xuyên sử dụng.
Không có khả năng
Gây ra 	=>
Tăng lên/giảm xuống 	á/â
Lớn hơn/nhỏ hơn	>/<
Thay đổi	 r
3/. Mỗi từ khóa/hình ảnh được vẽ trên một đoạn gấp khúc riêng trên nhánh. Trên mỗi khúc nên chỉ có tối đa một từ khóa.
Việc này giúp cho nhiều từ khóa mới và những ý khác được nối thêm vào các từ khóa sẵn có một cách dễ dàng (bằng cách vẽ nối ra từ một khúc khác).
4/. Tất cả các nhánh của một ý nên tỏa ra từ một điểm
5/.Tất cả các nhánh tỏa ra từ một điểm (thuộc cùng một ý) nên có cùng một màu.
6/. Thay đổi màu sắc khi đi từ một ý chính ra đến các ý phụ cụ thể hơn.
Điều quan trọng cần nhớ là bản đồ tư duy không phải dùng để tóm tắt một chương sách. Bản đồ tư duy không chỉ bao hàm những ý chính mà còn chứa đựng tất cả những chi tiết hỗ trợ quan trọng khác.
Đọc bản đồ tư duy: Bản đồ tư duy được phát triển theo hướng đọc từ trong ra ngoài. Nói cách khác, các ý tưởng được phân tán từ trung tâm. Theo cách này, có ý tưởng và từ khóa nằm bên trái của bản đồ tư duy được viết và đọc từ phải sang trái.
Bước 4: Ở bước cuối cùng này, hãy để trí tưởng tượng của học sinh bay bổng. Học sinh có thể thêm nhiều hình ảnh nhằm giúp các ý quan trọng thêm nổi bật, cũng như giúp chúng vào trí nhớ của học sinh tốt hơn.
 * Cách thứ hai: vẽ bản đồ tư duy với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Qua các phần mềm được các nhà sản xuất thiết kế chuyên dùng để vẽ bản đồ tư duy như: Buzan's iMindMap V4, Mindjet MindManager, iMindMap, EdrawMindMap, MindGenius, FreeMind, ConceptDraw MindMap, VisualMind, NovaMind, MindMapper Pro, BrainMind, Trong đó, Buzan's iMindMap V4 là phần mềm đơn giản và dễ sử dụng. 
Các bước và cách làm cụ thể như sau:
- Download Buzan's iMindMap V4 về và cài đặt sử dụng tại trang 
- Sau khi cài đặt xong phần mềm, thực hiện theo các bước sau:
1/. Đầu tiên mở phần mềm đã cài đặt bằng cách click chuột phải vào biểu tượng của phần mềm và chọn open.
2/ Màn hình khởi động hiện ra như sau:
3/ Ta chọn một biểu tượng để làm nền cho chủ đề chính và gõ dòng chữ cho chủ đề chính, xong nhấn create:
Ví dụ: Đối với vấn đề Phân bố dân cư ta chọn biểu tượng hình thứ hai theo chiều từ trái sang dòng thứ ba ở hình vẽ dưới đây làm chủ đề chính và gõ dòng chữ cho chủ đề chính là “Phân bố dân cư”
4/ Muốn vẽ nhánh ta chỉ cần ấn chuột trái tại nút đỏ tại chủ đề chính
5/ Để viết được chữ theo nhánh ta di chuyển chuột đế gần cuối nhánh đó sao cho thấy vòng tròn nhỏ hiện lên ta ấn chuột trái để thấy hình biểu tượng cây viết như thế ta chỉ cần gõ chữ vào và ấn enter.
6/ Ta cũng có thể điều chỉnh cở chữ trên thanh công cụ
7/ Ngoài ra ta cũng có thể chèn chữ bằng nút lệnh Insert trên thanh công cụ
8/ Ta cũng có thể chèn dòng chữ bằng lệnh Insert khác.
9/ Mặt khác ta cũng có thể vẽ bản đồ tư duy bằng cách vẽ nhánh tự động theo lệnh Mode và chọn thẻ text
10/ Mỗi khi muốn thêm nhánh ta chỉ cần chọn nút lệnh như hình vẽ 
11/ Ngoài ra để cho hình vẽ được sinh động ta có thể gọi chèn hình bằng nút lệnh View:
12/ Sau khi soạn xong ta có thể xuất ra thành những file khác bằng cách chọn như hình vẽ:
1.2 Cấu trúc bản đồ tư duy
Bản đồ tư duy có cấu trúc như sau:
1.3 Dòng chảy thông tin
Viết vẽ bản đồ tư duy không giống như cách viết thông thường. Bản đồ tư duy không xuất phát từ trái sang phải từ trên xuống dưới theo kiểu truyền thống.
Thay vào đó, bản đồ tư duy được vẽ, viết và học theo hướng bắt nguồn từ trung tâm di chuyển ra phía ngoài và sau đó là theo chiều kim đồng hồ. Do đó, học sinh sẽ thấy các từ ngữ nằm bên trái bản đồ tư duy được đọc từ phải sang trái (bắt đầu từ phía trong di chuyển ra ngoài). Các mũi tên xung quanh bản đồ tư duy bên dưới chỉ ra cách đọc thông tin trong bản đồ, các số thứ tự cũng là một cách hướng dẫn khác.
Bốn kết cấu chính I, II, III, IV trong bản đồ tư duy trong hình vẽ trên được gọi là phân nhánh chính. Bản đồ tư duy này có 4 nhánh chính vì nó có 4 tiêu đề phụ. Số tiêu đề phụ là số nhánh chính. Đồng thời, các nhánh chính của bản đồ tư duy được đọc theo chiều kim đồng hồ, bắt nguồn từ nhánh I tới nhánh II, rồi nhánh II, và cuối cùng là nhánh IV. GV hướng dẫn học sinh tham khảo các mũi tên màu đen trong hình vẽ.
Tuy nhiên, các từ khóa được viết và đọc theo hướng từ trên xuống dưới trong cùng một nhánh chính. Hướng dẫn học sinh tham khảo các mũi tên màu xanh trong hình vẽ.
1.4 Hiệu quả của bản đồ tư duy
Bản đồ tư duy có tác dụng rất lớn trong việc giúp giáo viên và học sinh tiết kiệm được thời gian, nhớ bài và hiểu bài hiệu quả cao hơn trong giảng dạy và học tập.
Hiệu quả của việc lập bản đồ tư duy trong dạy và học có sự khác biệt như thế nào so với việc học từ cách ghi chú theo kiểu truyền thống:
- Bản đồ tư duy giúp GV và học sinh tiết kiệm được thời gian.
- Bản đồ tư duy giúp GV và học sinh nhớ bài.
2. Sử dụng bản đồ tư duy với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin vào dạy học Địa lí dân cư – Địa lí 10
2.1 Bài 22 – Địa lí 10 – Ban cơ bản
Tên bài: DÂN SỐ VÀ SỰ GIA TĂNG DÂN SỐ
* Xác định mục tiêu của bài
Sau bài học, học sinh cần:
1/. Kiến thức
 	+ Hiểu được dân số thế giới luôn luôn biến động, nguyên nhân chính là do sinh đẻ và tử vong.
 	+ Phân biệt được các tỉ suất sinh, tử, gia tăng cơ học và gia tăng thực tế.
 	+ Biết cách tính tỉ suất sinh, tỉ suất tử và tỉ suất gia tăng tự nhiên.
 	2/. Kĩ năng
 	+ Rèn luyện lĩ năng nhận xét, phân tích biểu đồ, lược đồ, bảng số liệu về tỉ suất sinh, tỉ suất tử và tỉ suất gia tăng tự nhiên.
 	+ Nâng cao kĩ năng thảo luận, hợp tác theo nhóm.
 3/. Nội dung tích hợp
Có nhận thức đúng đắn về các vấn đề dân số, ủng hộ và tuyên truyền, vận động mọi người thực hiện các biện pháp, chính sách dân số của quốc gia và địa phương.
* Nội dung chính của bài gồm 2 phần lớn: I/. Dân số và tình hình phát triển dân số thế giới; II/. Gia tăng dân số.
* Trên cơ sở xác định mục tiêu chủ yếu và các nội dung kiến thức trọng tâm của bài tôi tiến hành tổ chức các hoạt động dạy học phù hợp và có hiệu quả cao. Trong bài 22, tôi ứng dụng bản đồ tư duy vào nội dung II/. Gia tăng dân số. Trong phần II/. tôi đã sử dụng các bản đồ tư duy sau để trao đổi và củng cố kiến thức giúp học sinh nắm nội dung bài học hiệu quả nhất.
Mục 1/. Gia tăng tự nhiên:
a/. Tỉ suất sinh thô
b/. Tỉ suất tử thô
	d/. Ảnh hưởng của tình hình tăng dân số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
Sơ đồ tiểu kết mục 1/. Gia tăng tự nhiên:
2.2 Bài 23 – Địa lí 10 – Ban cơ bản
Tên bài: CƠ CẤU DÂN SỐ
* Mục tiêu của bài:
1. Kiến thức
 + Hiểu và phân biệt được các loại cơ cấu dân số: cơ cấu dân số theo tuổi và giới; cơ cấu dân số theo lao động, khu vực kinh tế và trình độ văn hóa.
 + Nhận biết được ảnh hưởng của cơ cấu dân số đến sự phát triển dân số và phát triển kinh tế - xã hội.
 	2. Kĩ năng
 + Biết cách phân chia dân số theo nhóm tuổi và cách biểu hiện.
 + Nhận xét, phân tích bảng số kiệu về cơ cấu dân số theo tuổi, theo trình độ văn hóa; nhận xét và phân tích tháp tuổi; nhận xét và vẽ biểu đồ cơ cấu dân số theo khu vực.
 	3. Nội dung tích hợp
 HS nhận thức được dân số nước ta trẻ, nhu cầu về giáo dục và việc làm ngày càng lớn. Ý thức được vai trò của giới trẻ đối với dân số, giáo dục, lao động và việc làm.
* Các nội dung chính của bài: Gồm 2 phần
	I. Cơ cấu sinh học
	1. Cơ cấu dân số theo giới
	2. Cơ cấu dân số theo tuổi
	II. Cơ cấu xã hội
	1. Cơ cấu dân số theo lao động
	2. Cơ cấu lao động theo trình độ văn hóa
	* Áp dụng:
	Trước tiên tôi sử dụng sơ đồ sau đây để giới thiệu cho học sinh các nội dung kiến thức của bài và nhấn mạnh các mục tiêu cần đạt.
	Tiếp theo tùy theo từng hoạt động dạy học, tôi lựa chọn và sử dụng các sơ đồ sau đây:
	Phần I. Cơ cấu sinh học
	Mục 1/. Cơ cấu dân số theo giới
	Mục 2/. Cơ cấu dân số theo tuổi
	Phần II. Cơ cấu xã hội
Tương tự như vậy với nội dung của bài 23 – PHÂN BỐ DÂN CƯ. CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ VÀ ĐÔ THỊ HÓA có thể xây dựng và sử dụng rất nhiều bản đồ tư duy trong dạy học nội dung của bài. 
Ví dụ trong phần III. Đô thị hóa, có thể sử dụng bản đồ tư duy sau đây và yêu cầu học sinh dựa vào nội dung sách giáo khoa, những kiến thức đã học và hiểu biết của mình để điền vào lược đồ sau đây:
Ngoài việc sử dụng bản đồ tư duy trong quá trình dạy học trên lớp giáo viên còn có thể sử dụng các bản đồ tư duy này trong các giờ thực hành, kiểm tra đánh giá và ôn tập hệ thống kiến thức cho học sinh được sâu hơn.
IV. Hiệu quả áp dụng
1. Tổ chức dạy thực nghiệm
Với những bản đồ tư duy được thiết kế bằng phần mềm Buzan's iMindMap V4, tôi đã sử dụng như là một đồ dùng dạy học được sử dụng trong việc thiết kế các bài giảng điện tử và giảng dạy chương trình Địa lí THPT. Để đánh giá kết quả của đề tài, tôi đã tiến hành tổ chức dạy thực nghiệm các bài 22, 23 và 24 – Địa lí 10 – Ban cơ bản, tại các lớp 10A3 và 10A9 tại trường THPT số 1 Bảo Yên bằng giáo án có sử dụng những bản đồ tư duy trong đề tài. Đồng thời chọn các lớp 10A7, 10A8 làm lớp dạy đối chứng bằng các giáo án soạn không có các bản đồ tư duy. Kế hoạch cụ thể như sau:
Lớp
Loại
Giáo viên dạy
Bài
Sĩ số
10A3
Thực nghiêm
Nguyễn Anh Tuân
22 – Địa lí 10
37
10A9
Thực nghiệm
Nguyễn Anh Tuân
23 – Địa lí 10
38
10A7
Đối chứng
Nguyễn Anh Tuân
22 – Địa lí 10
35
10A8
Đối chứng
Nguyễn Anh Tuân
22 – Địa lí 10
35
2. Kết quả thực nghiệm
	Sau mỗi tiết dạy chúng tôi yêu cầu học sinh các lớp làm bài kiểm tra đánh giá hiệu quả của giờ học. Cụ thể như sau:
BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ CÁC BÀI KIỂM TRA SAU CÁC TIẾT DẠY THỰC NGHIỆM VÀ ĐỐI CHỨNG
Lớp
Loại
Bài
Kết quả bài kiểm tra
Yếu
TB
Khá
Giỏi
10A3
TN
22 – Địa lí 10
0
10 (23,2%)
26 (60,5%)
7 (16,3%)
10A9
TN
23 – Địa lí 10
0
12 (27,9%)
24 (67,4%)
7 (4,7%)
10A7
ĐC
22 – Địa lí 10
0
23 (53,5%)
19 (44,2%)
1 (2,3%)
10A8
ĐC
23 - Địa lí 10
1
24 (55,8%)
18 (41,9%)
1 (2,3%)
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN KẾT QUẢ HỌC TẬP CÁC BÀI 22, 23 – ĐỊA LÍ 10 CỦA HỌC SINH CÁC LỚP THỰC NGHIỆM VÀ ĐỐI CHỨNG
	Như vậy, thông qua kết quả thực nghiệm thu được, có thể thấy rằng việc sử dụng các bản đồ tư duy vào dạy học chương trình Địa lí ở THPT đã mang lại hiệu quả giảng dạy và học tập tích cực. Phần lớn học sinh hiểu bài và khắc sâu được nội dung kiến thức qua cách thể hiện và hoàn thành các bản đồ tư duy. 
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Ý nghĩa của đề tài đối với công tác
Sử dụng thành thạo và hiệu quả bản đồ tư duy trong dạy học sẽ mang lại nhiều kết quả tốt và đáng khích lệ trong phương thức học tập của học sinh và phương pháp giảng dạy của giáo viên. 
Học sinh sẽ học được phương pháp học tập, tăng tính chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy. Giáo viên sẽ tiết kiệm được thời gian, tăng sự linh hoạt trong bài giảng, và quan trọng nhất sẽ giúp học sinh nắm được kiến thức thông qua một “sơ đồ” thể hiện các liên kết chặt chẽ của tri thức.
Việc sử dụng các phần mềm Buzan's iMindMap V4 sẽ làm cho công việc lập

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_ban_do_tu_duy_va_cong_nghe_tho.doc
  • docbao cac tom tat SKKN.doc