Sáng kiến kinh nghiệm Soạn đề kiểm tra định kì theo thông tư 22/2016 môn toán năm học 2017-2018 cấp tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Soạn đề kiểm tra định kì theo thông tư 22/2016 môn toán năm học 2017-2018 cấp tiểu học

Mức 1: Nhớ, thuộc lòng, nhận biết
 Mức 2: Nắm, hiểu, giải thích, diễn giải
 Mức 3: Vận dụng trực tiếp, áp dụng các quy tắc, phương pháp, khái niệm
 Mức 4: Vận dụng nâng cao, tình huống phản hồi, vấn đề mới  Chuẩn KTKN
(Không lấy bài nâng cao)

ppt 29 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 21/03/2024 Lượt xem 876Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Soạn đề kiểm tra định kì theo thông tư 22/2016 môn toán năm học 2017-2018 cấp tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ 
SOẠN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ 
THEO THÔNG TƯ 22/2016 
MÔN TOÁN 
NĂM HỌC 2017 - 2018 
CẤP TIỂU HỌC 
Tân Bình, ngày 12 tháng 10 năm 2017 
UBND QUẬN TÂN BÌNH  PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
NỘI DUNG 
PHẦN 1 
NHẬN ĐỊNH RA ĐỀ KTĐK 
CUỐI NĂM NH 2016-2017 
THEO TT22/2016 
MÔN TOÁN LỚP 4, 5. 
MÔN TOÁN 
Mục đích: 
- Hướng dẫn giáo viên cách thức ra đề KTĐK 
Hiểu biết, biên soạn được hệ thống câu hỏi; bài tập theo chuẩn kiến thức kĩ năng. 
- 4 mức độ nhận thức 
 Mức 1: 40%; Mức 2: 30%; Mức 3: 20%; Mức 4: 10% 
4 MỨC ĐỘ 
TT 22/2016 sửa đổi, bổ sung Điều 10 như sau: 
“ Điều 10. Đánh giá định kì 
 	Đề kiểm tra định kì phù hợp chuẩn kiến thức, kĩ năng và định hướng phát triển năng lực, gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo các mức như sau: 
- Mức 1: nhận biết , nhắc lại được kiến thức, kĩ năng đã học; 
- Mức 2: hiểu kiến thức, kĩ năng đã học, trình bày , giải thích được kiến thức theo cách hiểu của cá nhân; 
4 MỨC ĐỘ 
- Mức 3: biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống; 
- Mức 4: vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề mới hoặc đưa ra những phản hồi hợp lý trong học tập, cuộc sống một cách linh hoạt; 
4 MỨC ĐỘ 
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ 
THIẾT KẾ BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ THEO THÔNG TƯ 22 
PGS.TS. Nguyễn Công Khanh 
Giám đốc Trung tâm ĐBCL&KT, 
Trường ĐHSPHN 
4 MỨC ĐỘ 
2.1.2. Mô tả về đánh giá các mức độ nhận thức 
Mức độ 1 : (nhận biết ) được định nghĩa là sự nhớ , thuộc lòng , nhận biết được và có thể tái hiện lại các dữ liệu, các sự việc đã biết hoặc đã học được trước đây. Điều đó có nghĩa là một học sinh có thể nhớ, nhắc lại một loạt dữ liệu (từ các sự kiện đơn giản đến các khái niệm lí thuyết), tái hiện trong trí nhớ những thông tin cần thiết. Đây là mức độ thấp nhất đạt được trong lĩnh vực nhận thức. 
Mức độ 2: (thông hiểu) được định nghĩa là khả năng nắm bắt được ý nghĩa của tài liệu. Học sinh hiểu được các khái niệm cơ bản, có khả năng giải thích , diễn đạt được kiến thức đã học theo ý hiểu của mình, nêu câu hỏi và trả lời được các câu hỏi tương tự hoặc gần với các ví dụ đã được học trên lớp. Điều đó có thể được thể hiện bằng việc chuyển tài liệu từ dạng này sang dạng khác (từ các ngôn từ sang số liệu), bằng cách giải thích được tài liệu (giải nghĩa hoặc tóm tắt), mô tả theo ngôn từ của cá nhân. Mức độ hiểu cao hơn so với mức độ nhận biết. 
Mức độ 3: là biết vận dụng kiến thức kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc tương tự trong học tập, cuộc sống . Học sinh vượt qua cấp độ hiểu đơn thuần và có thể sử dụng, xử lý các khái niệm của chủ đề trong các tình huống tương tự hoặc gần giống như tình huống đã gặp trên lớp. Điều đó có thể bao gồm việc áp dụng các quy tắc, phương pháp, khái niệm đã học vào xử lí các vấn đề trong học tập, trong đời sống thường ngày. Mức độ này cao hơn so với mức độ nhận biết và thông hiểu. 
Mức độ 4: là vận dụng các kiến thức kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề mới hoặc sắp xếp cấu trúc lại các bộ phận để hình thành một tổng thể mới. Học sinh có khả năng sử dụng các khái niệm cơ bản để giải quyết một vấn đề mới hoặc không quen thuộc chưa từng được học hoặc trải nghiệm trước đây . Điều đó có thể bao gồm việc tạo ra một chủ đề hoặc bài phát biểu, một kế hoạch hành động, hoặc một sơ đồ mạng lưới các quan hệ trừu tượng ( sơ đồ để phân lớp thông tin ). Mức độ này cao hơn so với các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng thông thường. Nó nhấn mạnh các yếu tố linh hoạt, sáng tạo, đặc biệt tập trung vào việc hình thành các mô hình hoặc cấu trúc mới. 
4 MỨC ĐỘ 
4 MỨC ĐỘ  Mức 1: Nhớ, thuộc lòng, nhận biết Mức 2: Nắm, hiểu, giải thích, diễn giải Mức 3: Vận dụng trực tiếp, áp dụng các quy tắc, phương pháp, khái niệm Mức 4: Vận dụng nâng cao, tình huống phản hồi, vấn đề mới  Chuẩn KTKN(Không lấy bài nâng cao) 
MÔN TOÁN LỚP 4, 5 – CUỐI NĂM 
1. HÌNH THỨC: 
2. CẤU TRÚC ĐỀ 
3. MỨC ĐỘ 
4. NỘI DUNG CÁC MẠCH KIẾN THỨC TOÁN 
- Số và số học. 
- Đại lượng và đo đại lượng. 
- Yếu tố hình học. 
- giải toán có lời văn. 
5. CĂN CỨ PHÁP LÝ: 
- QĐ 16/2006/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học (ngày 05/5/2006) 
- Chuẩn kiến thức kỹ năng lớp 1, 2, 3, 4, 5. 
- Công văn 9832/2006– BGDĐT hướng dẫn thực hiện chương trình các môn học lớp 1, 2, 3, 4, 5 (ngày 01/9/2006). 
MÔN TOÁN LỚP 5 – CUỐI NĂM 1617 
 - 32 trường Tiểu học: 27 công lập và 5 ngoài công lập. 
- Theo lịch KTĐK cuối năm 2016-2017; QĐ giám sát, chấm phúc tra nghiệm thu chất lượng giáo dục cuối năm. 
- Môn Toán: 32 đề KTĐK chính, có Hội đồng duyệt đề. Khối thức hiện đề KTĐK chung theo chỉ đạo các cấp. 
- Nhận định chung: xem bản Word. 
MÔN TOÁN LỚP 4 – CUỐI NĂM 1617 
 - 32 trường Tiểu học: 27 công lập và 5 ngoài công lập. 
- Theo lịch KTĐK cuối năm 2016-2017; QĐ KTĐK của trường, chấm phúc tra, thẩm định 10% nghiệm thu chất lượng giáo dục cuối năm. 
- Môn Toán: 32 đề KTĐK chính, có Hội đồng duyệt đề. Khối thức hiện đề KTĐK chung theo chỉ đạo các cấp. 
- Nhận định chung: xem bản Word. 
? THẢO LUẬN, CHIA SẺ, THẮC MẮC 
1. Xem lại đề KTĐK của trường. 
2. Điều chỉnh các mức độ. 
3. Thuận lợi, khó khăn, thực trạng khi soạn đề KTĐK? 
4. Đề xuất ý kiến? 
CHỈ ĐẠO, THỐNG NHẤT! 
* KTĐK GIỮA HKI: Tuần 10 (Từ 23/10 đến 27/10/2017) 
- Lập kế hoạch, lịch KTĐK giữa HKI (thông báo cho HS, cha mạ HS qua sổ liên lạc). 
+ Gởi về Tổ Tiểu học hạn chót 19/10/2017. 
+ Gửi 1 đề in KTĐK trước 1 tuần KTĐK và file đề (gửi sau KT). Đề, đáp án, ma trận. 
- Thực hiện soạn đề KTĐK, đảm bảo các yêu cầu chuyên đề đã triển khai: 
1. Cấu trúc: Trắc nghiệm 3đ – Tự luận 7đ. 
2. Đảm bảo 4 mức độ: 40% - 30% - 20% - 10%. 
3. Đảm bảo chuẩn KTKN, chú ý không sử dụng toán nâng cao, vượt chuẩn 
4. Đảm bảo 4 mạch kiến thức Toán. 
CHỈ ĐẠO, THỐNG NHẤT! 
Đặt tính: Mức độ 1 
Tính nhẩm: Mức độ 1 
Tính thuận tiện: Mức độ 3. (Hỏi ý kiến xem M 2 hay M 3 ??? ) 
Có nhầm lẫn giữa “bài” và 
“câu ”: Bài 1: Đặt tính rồi tính 
 a) 38,506 + 57,249  câu a 
 b) 81,51 – 67,32  câu b 
Ví dụ: 
 M.1 (Biết) 
 - Đưa ra một bảng gồm nhiều hình tam giác khác nhau (vị trí, kích thước) và một số hình vuông, Hình tròn. Yêu cầu HS đánh dấu, hoặc tô màu các hình tam giác có trong bảng. 
 M.2 (Hiểu) Nối các điểm hoặc xếp các que để được hình tam giác. 
 M.3 (Vận dụng trực tiếp) 
 - Đếm số hình tam giác có trong hình vẽ bên  
 M.4 (Vận dụng thực tiễn) 
 - Tìm những đồ vật ở lớp học/ ở nhà có hình dạng là 
hình tam giác 
Minh họa các mức độ nhận thức của học sinh: Khối lớp 5   1. Tính tỉ số phần trăm của hai số 37 và 42.  2. Một lớp học có 25 học sinh nam và 24 học sinh nữ. Hỏi số học sinh nữ chiếm bao nhiêu phần trăm so với số học sinh nam của lớp đó?  3. Khối lớp năm có 125 em, trong đó số học sinh nữ là 50 em. Hỏi số em nam chiếm bao nhiêu phần trăm so với số học sinh cả khối?  4. Tìm một số biết 30% của số đó là 72.  
CÁCH THỨC THIẾT KẾ MA TRẬN ĐỀ VÀ ĐỀ KTĐK1. Lập bảng ma trận hai chiều: một chiều là nộidung, chủ đề hay mạch kiến thức chính cần đánhgiá; một chiều là các mức độ nhận thức của hs.• Trong mỗi ô là chuẩn kiến thức, kĩ năng của chươngtrình môn học cần đánh giá, tỉ lệ % số điểm, số lượngcâu hỏi và tổng số điểm của các câu hỏi.• Số lượng câu hỏi của từng ô phụ thuộc vào mức độquan trọng của mỗi chuẩn kiến thức, kĩ năng cần đánhgiá, thời lượng và số điểm quy định cho từng mạchkiến thức, từng cấp độ nhận thức. 
CÁCH THỨC THIẾT KẾ MA TRẬN ĐỀ VÀ ĐỀ KTĐK Bước 1: Liệt kê các nội dung/ chủ đề/ mạch kiến thức và kĩ năng cần kiểm tra; Bước 2: Viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi mức độnhận thức; Bước 3: Xác định tỉ lệ %, số điểm, số câu cho mỗi nội dung,chủ đề, mạch kiến thức tương ứng với tỉ lệ %; Bước 4: Tính tổng số điểm và tổng số câu hỏi cho mỗi cột và kiểm tra tỉ lệ % tổng số điểm phân phối cho mỗi cột; Bước 5: Rà soát lại ma trận và chỉnh sửa nếu thấy cần thiết. 
 Các nguyên tắc viết câu hỏi (item) trắc nghiệm đ ã lựa chọn  
* Mỗi câu hỏi (item) chỉ tập trung vào một vấn đề cụ thể;  - Mỗi câu hỏi có tính độc lập, không gợi ý câu trả lời cho câu hỏi khác;  - Phát biểu câu dẫn ở dạng câu hỏi thay vì ở dạng mệnh đề bỏ lửng;  - Câu dẫn phải rõ ràng và từ ngữ đơn giản, giúp HS biết chính xác mình  được yêu cầu làm gì;  - Câu hỏi nên dùng ở thể khẳng định, tránh ở thể phủ định;  - Mỗi câu hỏi chỉ có một câu trả lời đúng hay tốt nhất, trừ phi hướng  dẫn nói khác.  - Tránh các phương án: “không có điều gì ở trên”; “tất cả những  điều ở trên”.  - Các phương án trả lời có tính độc lập, không trùng lặp nhau .  
PHẦN 2: THỰC HÀNH Thiết kế 4 mức độ 
KHỐI 1 
 * Nhóm 1A: LVS, NTT, BG, HVT, TSN, PVH, BĐ, CL, ĐĐA, TBDương, Thanh Bình. 
 * Nhóm 1B: BVT, LAX, TVO, LTK, NH, PTH, LTHG, NVT, LLQ, Lương Thế Vinh, Quốc Tế Á Châu. 
 * Nhóm 1C: CMT8, NK, TQTu, YT, SC, TNT, TQTo, TT, NVK, Rạng Đông, Việt Mỹ. 
PHẦN II: THỰC HÀNH 
KHỐI 2 
 * Nhóm 2A: LVS, NTT, BG, HVT, TSN, PVH, BĐ, CL, ĐĐA, TBDương, Thanh Bình. 
 * Nhóm 2B: BVT, LAX, TVO, LTK, NH, PTH, LTHG, NVT, LLQ, Lương Thế Vinh, Quốc Tế Á Châu 
 * Nhóm 2C: CMT8, NK, TQTu, YT, SC, TNT, TQTo, TT, NVK, Rạng Đông, Việt Mỹ. 
PHẦN II: THỰC HÀNH 
KHỐI 3 
 * Nhóm 3A: LVS, NTT, BG, HVT, TSN, PVH, BĐ, CL, ĐĐA, TBDương, Thanh Bình. 
 * Nhóm 3B: BVT, LAX, TVO, LTK, NH, PTH, LTHG, NVT, LLQ, Lương Thế Vinh, Quốc Tế Á Châu 
 * Nhóm 3C: CMT8, NK, TQTu, YT, SC, TNT, TQTo, TT, NVK, Rạng Đông, Việt Mỹ. 
NỘI DUNG THẢO LUẬN 
Thiết kế theo 4 mức độ theo chủ đề: 
KHỐI 1, 2, 3: G iải Toán có lời văn, hình tứ giác . 
KHỐI 4 và 5: 
* Nhóm 1: Tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó. 
* Nhóm 2: Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ của hai số đó. 
* Nhóm 3: Diện tích hình chữ nhật, hình vuông. 
* Nhóm 4: Diện tích hình tam giác, hình thang. 
* Nhóm 5: Toán chuyển động đều. 
PHẦN 3: CÁC NHÓM TRÌNH BÀY 
Tài nguyên: 
thtoantanbinh2017@gmail.com 
Pass: 18022017 
Các GV chia thành 6 nhóm để thực hiện các chủ điểm môn toán tự chọn. Sau đó từng nhóm lên trình bày bài soạn theo 4 mức độ của nhóm mình- các nhóm khác nhận xét . Minh họa các mức độ nhận thức của học sinh  Nếu bài nào thuộc dạng giảm tải hoặc toán nâng cao thì thay thế bài khác phù hợp  
THỐNG NHẤT 
 - Triển khai tập huấn cho giáo viên. 
 - Sử dụng các văn bản chỉ đạo CM: 
 1) Quyết định 16/2005 của BGD&ĐT 
 2) Chuẩn kiến thức kĩ năng 
 3) VB 5842 về giảm tải 
 4) Thông tư 22/2016/BGD&ĐT 
 5) VB 364/GDĐT-TH ngày 13/02/2017 của Sở GD&ĐT về hướng dẫn ra đề kiểm tra định kì cấp Tiểu học. 
THỐNG NHẤT 

Tài liệu đính kèm:

  • pptsang_kien_kinh_nghiem_soan_de_kiem_tra_dinh_ki_theo_thong_tu.ppt