Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng giải toán có lời văn ở học sinh Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng giải toán có lời văn ở học sinh Lớp 1

Giai đoạn 3:

Giới thiệu bài toán có lời văn bằng cách cho học sinh tiếp cận với một đề bài toán chưa hoàn chỉnh kèm theo hình vẽ và yêu cầu hoàn thiện bài toán, HS từ quan sát hình ảnh phát triển thành ngôn ngữ, thành chữ viết. Giải toán có lời văn ban đầu được thực hiện bằng phép tính cộng là phù hợp với tư duy của HS.

Để hình thành cách giải bài toán có lời văn, sách giáo khoa đã nêu một bài toán , phần tóm tắt đề toán và giải bài toán hoàn chỉnh để học sinh làm quen.

Giáo viên cần cho học sinh nắm vững bài toán, thông qua việc tóm tắt bài toán. Biết tóm tắt đề toán là yêu cầu đầu tiên dể giải bài toán có lời văn.

 Bài giải gồm 3 phần : câu lời giải, phép tính và đáp số.

 Chú ý rằng tóm tắt không nằm trong lời giải của bài toán, nhưng phần tóm tắt cần được luyện kỹ để học sinh nắm được bài toán đầy đủ, chính xác. Câu lời giải trong bài giải không yêu cầu mọi học sinh phải theo mẫu như nhau, tạo diều

kiện cho HS diễn đạt câu trả lời theo ý hiểu của mình. Quy ước viết đơn vị của phép tính trong bài giải học sinh cần nhớ để thực hiện khi trình bày bài giải.

Bài toán giải bằng phép tính trừ được giới thiệu khi học sinh đã thành thạo giải bài toán có lời văn bằng phép tính cộng. GV chỉ hướng dẫn cách làm tương tự, thay thế phép tính cho phù hợp với bài toán. ở lớp 1, học sinh chỉ giải toán về thêm, bớt với 1 phép tính cộng hoặc trừ, mọi HS bình thường đều có thể hoàn thành nhiệm vụ học tập một cách nhẹ nhàng nếu được giáo viên hướng dẫn cụ thể.

Từ tuần 21 (Tiết 84) đến hết chương trình học của lớp 1. Ở giai đoạn này bắt

đầu bước sang bài toán có lời văn và giải bài toán có lời văn.

- Ở tiết 84 là bước đầu của phần bài toán có lời văn. Phần này có 2 nội dung

- Bài 1,2: Viết số thích hợp vào dấu chấm để cho hoàn thiện 1 bài toán, học sinh quan sát tranh và điền số, sau đó yêu cầu học sinh đọc kỹ bài toán.

- Bài 3,4: Viết tiếp câu hỏi để có bài toán: ( Dựa vào bài toán ở trên các em đã đọc thì với bài này còn thiếu nội dung gì? Để bài toán tiếp tục hoàn thiện ) học sinh

tiếp tục quan sát tranh, sau khi học sinh đã tìm ra được nội dung yêu cầu của bài toán thì tôi lại hướng dẫn học sinh dặt câu hỏi và cũng đọc kỹ bài toán.

Dạy dạng toán này tôi phải xác định làm thế nào để các em điền đầy đủ các thông tin dự kiện còn thiếu của bài toán để các em hiểu được bài toán có lời văn là phải có đầy đủ các dự kiện. Từ đó học sinh xác định được phần còn thiếu trong bài toán 1.

 

doc 33 trang Người đăng thuquynh91 Lượt xem 1373Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng giải toán có lời văn ở học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 viên cần vận dụng tốt các phương pháp dạy học. Hướng dẫn cho các em tính tích cực chủ động, thao tác các phương tiện trực quan. Sử dụng đồ dùng đúng mức. Nắm chắc các kiến thức môn toán. Từ đó tôi đã đúc rút ra được các bước giải toán có lời văn. 
2. NỘI DUNG VÀ CÁCH THỰC HIỆN GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP
 a. GIẢI PHÁP
 - Tìm hiểu để biết rõ số học sinh trong lớp đi học mẫu giáo và số học sinh không đi học mẫu giáo, hoặc đi học không đều. Tìm hiểu nguyên nhân, lý do vì sao học sinh đó không đi học mẫu giáo.
 - Kiểm tra sự nắm bắt, mức độ nắm các số và sự thông hiểu của các em đã học ở mẫu giáo. Yêu cầu phụ huynh thường xuyên nhắc nhở việc học bài ở nhà của con em mình, đồng thời hướng dẫn phụ huynh, khi hỏi học sinh hoặc học sinh trả lời thì phải đầy đủ nội dung để dễ thực hiện cách học của phần giải toán có lời văn dễ dàng hơn, để phụ huynh nắm rõ cách dạy học hỗ trợ giáo viên kèm cặp con em mình ở nhà.
Tham mưu với nhà trường để giáo viên có đủ tài liệu tham khảo, đồ dùng dạy học, tự làm thêm tranh ảnh mô hình, sưu tầm thêm những mô hình vật thật để tiết dạy vui, sinh động. Đồng thời tăng cường vận dụng ứng dụng công nghệ thông tin 
trong dạy học, qua những hình ảnh động cũng góp phần gây hứng thú giúp các em hưng phấn trong học tập.
Xây dựng đôi bạn cùng tiến giúp nhau trong học tập lúc ở trường cũng như ở nhà. Giáo viên sắp xếp chỗ ngồi hợp lý cho học sinh có thể cho học sinh chậm tiến bộ, đọc, viết đang còn chậm ngồi gần với học sinh học tốt đọc giỏi. Bạn giỏi sẽ giúp bạn yếu khi học bài, và giúp bạn trong thao tác và các bước giải toán.
Bồi dưỡng, luyện tập cho học sinh sau khi phân loại học sinh ngay từ đầu năm giáo viên nên nắm vững trình độ học sinh trong lớp mình theo các mức học tốt, học khá, Đối với các học sinh còn chậm về toán.
Để chuẩn bị tốt cho phần học bài toán có lời văn học sinh phải trải qua các bước sau:
+ Bước 1: Tìm hiểu nội dung bài toán 
Tìm hiểu nội dung bài toán thường thông qua việc đọc đề toán. Dù bài toán dưới dạng bài văn hoàn chỉnh, hoặc bằng dạng tóm tắt sơ đồ thì học sinh cũng phải đọc kỹ, hiểu rõ bài toán cho biết gì? cho điều kiện gì? Bài toán hỏi gì? Khi đọc bài toán học sinh phải hiểu được tình huống thông thường như “Thêm vào”, “nhảy vào” “bán đi”, “cho đi”, “bớt đi”, “lấy ra.”v v. Nếu trong bài toán, học sinh mà chưa hiểu rõ tôi phải hướng dẫn kỹ để học sinh hiểu rõ nội dung và ý nghĩa các từ trong bài toán như bài toán hỏi “tất cả”, bài toán hỏi “còn lại” Sau đó học sinh thuật lại vắn tắt bằng lời mà không cần đọc lại bài toán.
+ Bước 2: Tìm cách giải toán 
Muốn giải được bài toán thì các em phải nắm chắc được môn tiếng việt tức các em phải đọc thông, viết thạo, đọc hiểu được nội dung của bài toán
Muốn tìm được cách giải bài toán thì trước hết phải hướng dẫn học sinh phân tích dữ liệu, điều kiện và câu hỏi của bài toán, nhằm xác định được mối quan hệ giữa chúng và tìm được các phép tính thích hợp dựa trên câu hỏi của bài toán.
+ Bước 3: Thực hiện các bước giải toán và kiểm tra cách giải toán
Trong chương trình toán 1 giai đoạn đầu học sinh đang còn học chữ nên đọc chưa thông, viết chưa thạo các con chữ và vần. Bước vào tuần 21 học sinh mới học “bài toán có lời văn”. Với yêu cầu bước đầu hình thành nhận biết về bài toán có lời văn và phải đến tuần 22 trở đi học sinh mới chính thức học cách giải “ Giải bài toán có lời văn”. Song để giúp các em học tốt phần này thì ngay từ đầu năm tôi đã 
thực hiện các biện pháp giảng dạy theo từng giai đoạn nâng cao dần mục đích cuối cùng để các em giải được các bài toán có lời văn dễ dàng.
b. BIỆN PHÁP
Từ những thực trạng, nguyên nhân và trên cơ sở lý luận đã đưa ra, bản thân tôi đã cố gắng cải tiến, áp dụng các phương pháp giảng dạy của mình với mục tiêu rèn cho học sinh đọc thông, viết đúng, tính toán nhanh và giải nhanh được các bài toán. Qua quá trình nghiên cứu tôi đã tìm ra một số biện pháp rèn học sinh biết cách để vận dụng vào giải các bài toán tốt hơn và thực tế hơn
 Để chuẩn bị tốt cho phần học bài toán có lời văn học sinh phải trải qua các giai đoạn sau:
 * giai đoạn 1 
a. Ở giai đoạn này hình thành tốt cho học sinh kỹ năng: 
- Quan sát tranh vẽ: Nêu bài toán; + Điền phép tính thích hợp với tình huống trong tranh
 Mục tiêu của giai đoạn này : Ở học kỳ I học sinh được làm quen với các dạng bài toán nhìn hình vẽ - viết phép tính. Tôi hướng dẫn cho học sinh hiểu bài toán qua hình vẽ, suy nghĩ chọn phép tính thích hợp. Giai đoạn này là cho học sinh hình thành các phép cộng và trừ trong các phạm vi từ 2 đến 10
- Vậy qua giai đoạn này học sinh phải hình thành tốt kỹ năng khi làm dạng bài tập ở giai đoạn này như: + Xem tranh vẽ; + Điền phép tính thích hợp với tình huống trong tranh; + Nêu bài toán bằng lời; + Trả lời câu hỏi phải đầy đủ nội dung để khi bước vào giải bài toán dễ dàng hơn.	
Sau mỗi phép tính ở phần luyện tập có một hình vẽ gồm 5 ô vuông cho học sinh chọn ghi phép tính và kết quả phù hợp với hình vẽ. Để giúp học sinh dễ dàng thực hiện các phép tính, giáo viên sẽ cho học quan sát các hình vẽ từ đó đưa ra các phép tính phù hợp.
 VD: Bài 1 trang 45 ( Tiết Luyện tập) 
2
+
1
=
3
 Sau khi học sinh viết được phép tính giáo viên mới nêu câu hỏi gợi mở để học sinh trả lời “ ví dụ: em làm thế nào mà viết được phép tính như thế này? Giáo viên cho nhiều học sinh trả lời theo cách của minh nhưng phải phù hợp với bức tranh.
1
+
2
=
3
Nếu có học sinh khác viết được phép tính như 
thế này thì giáo viên lại yêu cầu học sinh 
cũng nêu lại bài theo cách của em khi em đã viết được phép tính khác bạn của mình. Từ đó giáo viên nhấn mạnh vào từ “có, thêm, có tất cả” để học sinh dần hiểu được rằng “ thêm” “ có tất cả” có nghĩa là cộng. Nhưng qua đó tôi cũng không áp đặt cho học sinh phải viết thế này, thế kia để theo ý của minh mà sau khi học sinh viết được phép tính như vậy thì giáo viên phải yêu cầu học sinh hiểu được nội dung của mình viết. 
Ví dụ: Bài 4 trang 55 Viết phép tính thích hợp:
2
-
1
=
1
 	Tôi tiếp tục cho học sinh quan sát tiếp bức tranh và sau đó các em viết phép tính của mình vào bảng con và sau đó cũng yêu cầu các em nói lên nội dung của mình vừa viết và quan trọng nhất ở đây là những em đang còn rụt rè và chậm tiến bộ nếu các em nói chưa đúng ý hoặc còn ấp úng thì tôi có thể bổ sung thêm để các em hoàn hảo hơn phép tính bức tranh của mình đã viết là
“Như có 2 con gấu đang cùng đùa với nhau, 1 con gấu đã bỏ đi. Vậy còn lại 1 con gấu nữa”
 	Như vậy với từ khi “bớt, lấy đi, cho, hay bỏ đi”Thì ta phải viết phép tính đó là phép trừ để phù hợp với tình huống của bức tranh.
 	Tương tự như vậy tất cả các tiết học của phép cộng và phép trừ trong các phạm vi, bản thân tôi đều phải lấy ra từng ví dụ hợp lý để yêu cầu học sinh viết phép tính sau đó nêu lại bài toán mà để đạt được yêu cầu và phù hợp với bài toán.. và sau mỗi lần thực hiện để hoàn thành phép cộng hoặc phép trừ tôi đều gọi học sinh khá giỏi nêu lên và sau đó tôi lại yêu cầu những học sinh mà nắm còn chậm chưa nắm được nhắc lại để các em có thể khắc sâu được hơn và cứ như vậy ở các tiết luyện tập, luyện tập chung tôi đều hướng dẫn các em được hình thành và thực hành nhiều hơn.
Giai đoạn 2: Khi học sinh đã làm quen với lời thay cho hình vẽ, dần dần các em thoát ly khỏi hình ảnh trực quan từng bước tiếp cận đề giải bài toán. Yêu cầu học sinh phải đọc và hiểu được bài toán, biết diễn đạt bài toán bằng lời, chọn phép tính thích hợp nhưng chưa cần viết lời giải.
Ở giai đoạn này tuy tôi không yêu cầu cao với học sinh, nhưng tôi có thể động viên học sinh khá giỏi làm nhiều cách, có nhiều cách diễn đạt từ một hình vẽ hay một tình huống sách giáo khoa. 
Bắt đầu từ tuần 16 tiết 62: Ở giai đoạn này học sinh không quan sát tranh mà đọc phần tóm tắt của bài toán để dựa vào tóm tắt đó mà viết phép tính thích hợp với bài toán. Giai đoạn 2 có cao hơn giai đoạn 1 nhưng các em cũng đã có phần nắm và hiểu được hơn.
Ví dụ 1: Bài 5 trang 89: Viết phép tính thích hợp
5
+
3
=
8
(a) Có : 5 quả cam 
 Thêm : 3 quả cam
 Có tất cả .... .quả cam?
Ví dụ 2:
10
-
3
=
7
(b) Có : 7 viên bi 
 Bớt : 3 viên bi
 Còn : ........viên bi ?
 Với lần này tôi cho học sinh đọc kỹ phần tóm tắt ở trên và sau đó tôi lại nhấn mạnh ở chỗ: Đầu tiên ta “có” từng đó, sau đó “ thêm “ hay “cho đi” hay “ bớt”và câu kết là “ Có tất cả” hay là “còn” để học sinh hiểu được mà thực hiện 1 phép tính “cộng” hay “ trừ “ để ghi vào ô trống. 
 Khi học sinh đã ghi được phép tính thì tôi lại yêu cầu học sinh nêu lại cách mà mình viết được 1 phép tính như vậy để học sinh làm quen với cách đọc kỹ tóm tắt và nêu bài toán, câu trả lời bằng miệng để cho học sinh bước vào giai đoạn học bài toán có lời văn dễ dàng hơn.
Ở giai đoạn 1 và giai đoạn 2 giáo viên cần động viên các em diễn đạt đầy đủ, trình bày miệng ghi đúng phép tính.
 Nói chung giai đoạn này tư duy toán học được hình thành trên cơ sở tư duy ngôn ngữ của học sinh.
Giai đoạn 3: 
Giới thiệu bài toán có lời văn bằng cách cho học sinh tiếp cận với một đề bài toán chưa hoàn chỉnh kèm theo hình vẽ và yêu cầu hoàn thiện bài toán, HS từ quan sát hình ảnh phát triển thành ngôn ngữ, thành chữ viết. Giải toán có lời văn ban đầu được thực hiện bằng phép tính cộng là phù hợp với tư duy của HS.
Để hình thành cách giải bài toán có lời văn, sách giáo khoa đã nêu một bài toán , phần tóm tắt đề toán và giải bài toán hoàn chỉnh để học sinh làm quen.
Giáo viên cần cho học sinh nắm vững bài toán, thông qua việc tóm tắt bài toán. Biết tóm tắt đề toán là yêu cầu đầu tiên dể giải bài toán có lời văn.
 Bài giải gồm 3 phần : câu lời giải, phép tính và đáp số.
 Chú ý rằng tóm tắt không nằm trong lời giải của bài toán, nhưng phần tóm tắt cần được luyện kỹ để học sinh nắm được bài toán đầy đủ, chính xác. Câu lời giải trong bài giải không yêu cầu mọi học sinh phải theo mẫu như nhau, tạo diều 
kiện cho HS diễn đạt câu trả lời theo ý hiểu của mình. Quy ước viết đơn vị của phép tính trong bài giải học sinh cần nhớ để thực hiện khi trình bày bài giải. 
Bài toán giải bằng phép tính trừ được giới thiệu khi học sinh đã thành thạo giải bài toán có lời văn bằng phép tính cộng. GV chỉ hướng dẫn cách làm tương tự, thay thế phép tính cho phù hợp với bài toán. ở lớp 1, học sinh chỉ giải toán về thêm, bớt với 1 phép tính cộng hoặc trừ, mọi HS bình thường đều có thể hoàn thành nhiệm vụ học tập một cách nhẹ nhàng nếu được giáo viên hướng dẫn cụ thể.
Từ tuần 21 (Tiết 84) đến hết chương trình học của lớp 1. Ở giai đoạn này bắt
đầu bước sang bài toán có lời văn và giải bài toán có lời văn.
- Ở tiết 84 là bước đầu của phần bài toán có lời văn. Phần này có 2 nội dung 
- Bài 1,2: Viết số thích hợp vào dấu chấm để cho hoàn thiện 1 bài toán, học sinh quan sát tranh và điền số, sau đó yêu cầu học sinh đọc kỹ bài toán. 
- Bài 3,4: Viết tiếp câu hỏi để có bài toán: ( Dựa vào bài toán ở trên các em đã đọc thì với bài này còn thiếu nội dung gì? Để bài toán tiếp tục hoàn thiện ) học sinh 
tiếp tục quan sát tranh, sau khi học sinh đã tìm ra được nội dung yêu cầu của bài toán thì tôi lại hướng dẫn học sinh dặt câu hỏi và cũng đọc kỹ bài toán. 
Dạy dạng toán này tôi phải xác định làm thế nào để các em điền đầy đủ các thông tin dự kiện còn thiếu của bài toán để các em hiểu được bài toán có lời văn là phải có đầy đủ các dự kiện. Từ đó học sinh xác định được phần còn thiếu trong bài toán 1.
- Một là: Bài toán 1: Có......bạn, có thêm ......bạn đang đi tới. Hỏi có tất cả bao nhiêu bạn
- Giáo viên cho học sinh quan sát tranh điền số còn thiếu vào dấu chấm. Sau đó giáo viên nhấn mạnh rằng phần này là phần mà bài toán đã cho chúng ta biết, và yêu cầu học sinh đọc lại bài toán 1 và 2 Như: 
 Có...3...bạn, có thêm ...1...bạn đang đi tới. Hỏi có tất cả bao nhiêu bạn
Hai là: Bài toán 3: Có 1 con gà mẹ và 7 con gà con. Hỏi..................................
 Giáo viên tiếp tục cho học sinh quan sát tiếp bức tranh của bài tập 3, 4 và lần này tôi lại nêu câu hỏi dựa vào bài tập 1,2 thì các em thấy bài này còn thiếu nội dung gì? Sau đó yêu cầu học sinh nêu lên rồi tôi đã lựa câu hợp lý hơn để điền vào
Có 1 con gà mẹ và 7 con gà con. Hỏi có tất cả bao nhiêu con gà?
Sau khi đã hoàn thiện xong 4 bài toán thì tôi phải xác định để giúp các em hiểu được 1 bài toán có lời văn là phải đầy đủ các dữ kiện thông tin gồm có 2 phần ( cái đã cho và cái cần tìm) và đâu là cái đã cho và đâu là cái cần tìm. Vậy cái đã cho tức là mình đã biết các số ở bài tập 1 và 2 cái cần tìm đó là câu hỏi mà chúng ta phải tìm là bài tập 3 và 4. Đó chính gọi là dạng toán có lòi văn.
Sau khi thực hiện xong 4 bài toán tôi yêu cầu học sinh đọc kỹ bài toán và tiếp đến quy trình giải toán có lời văn là: Đọc kỹ bài toán để tìm hiểu bài
 Tóm tắt bài toán
 Giải bài toán
Trong phần giải bài toán có 3 phần ( Câu lời giải, Phép tính. Đáp số )
* Ba là: Giải bài toán có lời văn
* Bài toán 1: ( Trang 117) Nhà An có 5 con gà, mẹ mua thêm 4 con gà. Hỏi nhà An có tất cả mấy con gà?
a: Tìm hiểu bài toán để tóm tắt bài toán
Tôi yêu cầu học sinh đọc đi đọc lại đề toán sau đó tôi hướng dẫn cách tóm tắt bài toán, Khi hướng dẫn cách tóm tắt tôi nêu câu hỏi để học sinh trả lời: 
GV: - Bài toán đã cho ta biết gì? HS: Nhà an có 5 con gà (Cho học sinh nhắc đi, nhắc lại nhiều lần
- Bài toán còn cho biết gì nữa? HS: Mẹ mua thêm 4 con gà nữa
- Bài toán hỏi chúng ta điều gì? HS : Nhà An có tất cả mấy con gà?
Sau khi tôi nêu câu hỏi học sinh đã trả lời xong thì tôi bắt đầu hướng dẫn học sinh cách viết tóm tắt của bài toán. Để hoàn thiện 1 tóm tắt của bài toán thì các em cần chú ý đến câu trả lời của mình. Mỗi lần học sinh trả lời thì tôi đều gạch chân ở dưới những từ đó và tôi cũng nhắc nhở học sinh thêm rằng khi đặt dấu hai chấm là các em dặt giữa các con số để học sinh dễ viết và nắm được bài tốt hơn. 
Tóm tắt của bài toán 1: Nhà An có: 5 con gà 
 Thêm: 4 con gà
 Có tất cả : .......con gà?
Sau khi tóm tắt xong bài toán tôi yêu cầu học sinh đọc lại phần tóm tắt của bài toán
* Bài toán 2: (Trang 148) : Nhà An có 9 con gà, mẹ đem bán đi 5 con gà. Hỏi nhà an còn lại bao nhiêu con gà? 
Trước hết ta cũng đi tìm hiểu dự kiện của bài toán. Bài toán cho biết những gì? Và bài toán hỏi gì? 
Tóm tắt của bài toán 2: Có: 9 con gà
 Bán đi: 5 con gà
 Còn lại: ......... con gà?
 Vậy khi viết tóm tắt các em cũng phải viết 3 dòng. Đầu tiên bài toán cho biết gì, sau đó cho thêm hay bớt cái gì, và cuối cùng là bài toán hỏi gì?
b. Giải bài toán: 
Khi giải bài toán các em cũng có 3 bước 
Đầu tiên câu lời giải của bài toán: Câu lời giải là viết phần câu hỏi của bài toán. Nhưng ta cần phải bỏ đi một số thông tin trong câu hỏi đó để câu lời giải tốt hơn
Ví dụ: - Hỏi nhà An có tất cả mấy con gà? Ta sẽ bỏ tiếng hỏi, tiếng mấy. Nhưng thay cho tiếng mấy là tiếng số và thay cho dấu chấm hỏi ở cuối tiếng là và thêm hai chậm ở cuối câu
Khi học sinh đã biết viết lời giải của bài toán thì tôi tiếp tục hướng dẫn học sinh viết tiếp phép tính Thì giáo viên tiếp tục đặt câu hỏi hỏi học sinh
Muốn biết nhà An nuôi được tất cả bao nhiêu con gà ta phải làm phép tinh gì? Làm phép tính cộng. Cho học sinh viết phép tính vào bảng con, 5 + 4 = 9 khi học sinh viết phép tính vào bảng con thì tôi lại hỏi tiếp có 5 cái gì và thêm 4 cái gì và đơn vị đứng sau số 4 và số 5 đó là gì? HS là con gà, vậy ta viết sau số 9 là con gà mở ngoặc ( và đóng ngoặc ) 
Phần cuối cũng ta ghi lại phần kết quả của phép tính đó ta gọi là đáp số 
c. Hướng dẫn trình bày giải bài toán có lời văn
Khi học sinh đã hiểu và nắm rõ được giải bài toán có lời văn tôi hướng dẫn các em cách trình bày 
 Ví dụ 1 Bài giải: 
Nhà An có tất cả số con gà là: Hoặc Số con gà nhà An có là:
 5 + 4 + 9 ( con gà )
 Đáp số: 9 con gà
Ví dụ 2: Bài giải
 Nhà An còn lại số con gà là:
 9 – 5 = 4 ( con gà )
 Đáp số: 4 con gà 
Muốn học sinh nắm được bài chắc và tốt hơn tôi đưa ra nhiều hình thức cách tóm tắt bài toán và giải bài toán 
Ví dụ 3: Bài 3 (Trang 151 ): Một sợi dây dài 15 cm. Đã cắt đi 4 cm. Hỏi sợi dây còn lại bao nhiêu cm?
 Với bài toán này tôi nâng cao hơn một chút hướng dẫn các em tóm tắt làm quen bằng sơ đồ đoạn thẳng. Tương tự tôi cũng nêu câu hỏi để học sinh trả lời sau đó dẫn dắt các em vào tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng.
 ? cm 4cm
 15cm
Đây là 1 bài toán của phần luyện tập tôi cũng yêu cầu học sinh đọc kỹ đề toán dựa vào tóm tắt của bài để giải bài toán tuy tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng nhưng cách giải cũng tương tự như những bài khác:
Khi các em nhìn vào sơ đồ giáo viên yêu cầu các em nêu lại được bài toán và phải nắm được trong sơ đoạn thẳng cho chúng ta biết đầu tiên ta phải biết sợi dây đó dài bao nhiêu? dài tất cả là 15 cm và đã cắt đi bao nhiêu? Đã cắt 4 cm. Và sợi dây đó còn lại bao nhiêu? Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát kỹ vào sơ đồ và cách hỏi gợi mở của giáo viên thì các em có thể giải được bài toán dễ dàng hơn. Sau khi giảng xong tôi lại cho học sinh làm bài và kiểm tra việc làm của các em để chỉnh sửa tại chỗ.
Bài giải:
 Sợi dây còn lại số cm là:
 15 – 4 = 11 ( cm )
 Đáp số: 11 cm 
Ví dụ 3: Bài 3 (trang 162)
Hà có 35 que tính, Lan có 43 que tính. Hỏi hai bạn có tất cả bao nhiêu que
tính?.
Cũng tương tự như những bài toán trước tôi cũng yêu cầu học sinh đọc kỹ đề
toán, sau d91 tôi nêu câu hỏi để học sinh trả lời như: 
- Bài toán cho biết những gì? Học sinh cũng trả lời
Hà có 35 que tính, Lan có 43 que tinh 
- Bài toán hỏi gì? Học sinh trả lời 
Cả hai bạn có tất cả :.........que tính?
- Sau khi học sinh trả lơi tôi hướng dẫn các em tóm tắt bằng cách tổng hợp
Ví dụ: Tóm tắt
Hà có: 35 que tính ? que tính
Lan có: 43 que tính
Khi tôi hướng dẫn cách tóm tắt như vậy là tôi muốn học sinh nắm được nhiều dạng tóm tắt và sau này có vấp phải những bài toán có tóm tắt như vậy thì các em cũng làm toán đơn giản. Vậy muốn các em giải và viết lời giải đúng và tốt thì ta phải làm gì? Ta phải nhấn mạnh cho học sinh hiểu rằng dấu móc ở bên phải của Hà và của Lan là tượng trưng cho từ tất cả của hai bạn Hà và Lan. Để dưa vào cách cô hướng dẫn thì các em sẽ viết tốt lời giải của mình tốt hơn.
Khi học sinh đã làm xong thì tôi kiểm tra kết quả của các em làm như thế nào để tuyên dương, khuyến khích kịp thời.
- Có 12 em viết lời giải giống nhau
Ví dụ: Số que tính của Hà và Lan có tất cả là:
	 35 + 43 =78 (que tính)
	Đáp số: 78 que tính
 	- Có 15 em viết được lời giải 
Hà và Lan có tất cả số que tính là:
 35 + 43 =78 (que tính)
	Đáp số: 78 que tính
- Có 3 em viết lời giải là
Cả hai bạn có tất cả số que tính là:
	 35 + 43 =78 (que tính)
	Đáp số: 78 que tính
- Còn lại 1 em thì viết được lời giải
 Có tất cả là
 35 + 43 =78 (que tính)
	Đáp số: 78 que tính
Như vậy tôi tin chắc rằng lớp tôi chủ nhiệm đã thực hiện tương đối tốt về cách tóm tắt và giải bài toán có lời văn.
Trên đây là giải toán có lời văn ở lớp 1.Tôi đã đưa ra phương pháp dạy từ dễ đến khó để HS có thể giải toán mà không gặp khó khăn ở bước viết tóm tắt bài toán và câu lời giải. Tối thiểu HS có lực học tiếp thu còn chậm cũng có thể chọn cho mình 1 cách viết đơn giản nhất bằng cụm từ: Có tất cả là: Hoặc : Còn lại là:
 Còn HS khá giỏi các em có thể chọn cho mình được nhiều câu lời giải khác nhau nâng dần độ khó thì lời giải càng hay và sát với câu hỏi hơn.
Không chỉ thực hiện theo những giải pháp trên tôi nhận thấy học sinh học đã có nhiều tiến bộ song hiện nay với sự phát triển của đất nước và công nghệ thông tin không thể thiếu trong mọi lĩnh vực và ngày ngày đang phát triển mạnh mẽ trong đó có nghành giáo dục. Cụ thể là là đưa công nghệ thông tin vào trong giảng dạy trong trường học, đã và đang từng bước đổi mới cách thức giảng dạy bằng giáo án điện tử, giáo án EleNin được phổ biến rộng rãi trong nghành, khuyến khích và động viên giáo viên soạn giảng. Riêng trường tiểu học Lê Lợi nói chung bản thân tôi nói riêng cũng và đang thực hành giảng dạy ngay trên lớp của mình chủ nhiệm. Trong trường mỗi một giáo viên đã sử dụng 3 đến 4 tiết/ 1 năm. Với hình thức này học sinh nắm bài chắc và mạnh dạn hơn so với những năm trước. Còn đối với học sinh nhà trường đang còn động viên các em tham gia tốt sân chơi giải toán trên mạng 
 Nói chung là giáo viên lớp một tôi cảm thấy vô vàn khó khăn. Nhưng mu

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_ky_nang_giai_toan_co_loi_van_o_hoc.doc
  • docbáo cáo sang kiên kinh nghiêm.2016-2017 lam nam.doc