Việc hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài cũng cần đáp ứng yêu cầu sau:
- Giáo viên cần dựa trên hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa, không tự ý thay đổi câu hỏi hoặc đảo lộn thứ tự câu hỏi để đưa ra một hệ thống câu hỏi hoàn toàn khác. Tuy nhiên cũng không nên hiểu máy móc là sử dụng y nguyên câu hỏi trong sách giáo khoa. để hướng dẫn tìm hiểu bài giáo viên có thể áp dụng một số biện pháp như thêm lời đẫn dắt, chia câu hỏi trong sách giáo khoa thành những câu hỏi nhỏ, bổ sung câu hỏi phụ, sử dụng từ ngữ gần gũi hơn với đối tượng học sinh lớp mình.
Tuy nhiên mọi sự linh hoạt đều phải dựa trên câu hỏi trong sách giáo khoa lấy đó làm chuẩn cần hướng dẫn cho học sinh đạt tới.
Rèn kỹ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 3 A) Đặt vấn đề: I. Lời mở đầu: Tiếng Việt là một bộ môn quan trọng chiếm ưu thế trong chương trình tiểu học. Nó không độc lập mà được coi trọng là nền tảng vững chắc để giúp học sinh lĩnh hội các kiến thức khoa học khác. Xuất phát từ thực tế dạy học phân môn tập đọc ở trường tiểu học. Để học sinh có kỹ năng đọc, đọc hiểu tốt thì giáo viên là người phải tự rèn luyện mình ( đó là tự học, tự tìm tòi, nghiêm cứu phối hợp và vận dụng đổi mới phương pháp dạy học, phải dạy học một cách có định hướng từ lớp 1 đến lớp 5. Đối với học sinh lớp 3 phai rtăng cường đọc hiểu. Điều quan trọng là phải rèn cho học sinh đọc đúng, đọc diễn cảm, đọc hiểu đúng - rõ - Sâu nội dung bài đọc. II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu: 1) Thực trạng: Bằng hình thức hỏi miệng, ra bài kiểm tra viết về kỹ năng đọc hiểu, tôi nhận thấy kỹ năng đọc hiểu của học sinh rất yếu. Về nội dung ý nghĩa của bài, học sinh thường hiểu văn bản theo 1 chiều. Có nghĩa là học sinh chỉ chú ý đến nghĩa biểu hiện bên ngoài của văn bản, ít chú ý đến nghĩa hàm ẩn mà tác giả thể hiện qua các biện pháp nghệ thuật. Do đó, giá trị của bài tập đọc không được khai thác hết. Khi đọc bài học sinh thường tập trung vài việc nhận ra mặt chữ để đọc thành tiếng, đọc sao cho trôi chảy mà chưa chú ý đến ý nghĩa của văn bản. Học sinh gặp nhiều khó khăn trong việc diễn đạt nhiều điều mình hiểu. Những câu nói, câu viết không mạch lạc, không có hệ thống mà thường mang tính liệt kê, nghèo hình ảnh. Tuy nhiên trình độ của từng học sinh trong một lớp không thể đồng đều, không phải học sinh nào cũng có thể đọc hiểu hoàn toàn nội dung văn bản và hiểu những điều mình đọc. Học sinh đọc chưa được như mong muốn, sau khi đọc xong các em chưa có được khả năng hữu hiệu để lĩnh hội tri thức, tư tưởng, tình cảm của người khác chứa đựng trong bản được đọc. Vậy làm thế nào để phối hợp đọc thành tiếng và đọc hiểu, làm thế nào để cho những gì đọc được tác động vào chính cuộc sống cảu các em. Đó là những trăn trở của giáo viên trong mỗi giờ tập đọc. Vì những lý do trên nên tôi chọn sáng kiến “ Rèn kỹ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 3” để nghiên cứu. Hy vọng chất lượng học sinh sẽ được nâng cao hơn khi chọn chủ đề nghiên cứu này. 2) Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên: Qua các tiết dạy trên lớp tôi thấy học sinh lớp 3A nói riêng và học sinh Thọ Tiến nói chung đều có những khuyết điểm sau: - Học sinh ở nông thôn có trình độ khác nhau, chênh lệch về sự tiếp thu kiến thức, hoàn cảnh gia đình khác nhau nên có ảnh hưởng lớn đến việc học tập. - Vốn ngôn ngữ ít, các em ít tiếp xúc với sách báo và rất ít được tham gia các sân chơi mang tính giáo dục cho trẻ như các cuộc thi, các cuộc giao lưu giửa học sinh các vùng. Môi trường giao tiếp của các em còn hạn hẹp cho nên các em chưa có sự tự tin, mạnh dạn. - Tư duy mang tính cụ thể, dựa vào dấu hiệu bên ngoài, trong khi đó ý nghĩa của văn chương lại ẩn trong ngôn ngữ và các biện pháp nghệ thuật. Để hiểu được nội dung bài học, học sinh cần hiểu được từ, ngữ, câu, đoạn, bài và không chỉ hiểu nội dung thông báo mà còn cần phải hiểu tình cảm, thái độ của tác giả qua cách sử dụng từ, các biện pháp nghệ thuật. Đây là 1 việc khó đối với học sinh. II. Giải quyết vấn đề I. Các giải pháp thực hiện: 1) Phát hiện ra từ mới và từ ngữ quan trọng của bài: Có thế nói việc tìm hiểu bài bắt đầu từ việc hiểu từ, nhưng như thế không có nghĩa là để hiểu nghĩa văn bản, chúng ta phải lần lượt giải thích nghĩa của tất cả các từ, học sinh phải có kỷ năng nhận ra từ nào cần tìm hiểu. Từ mới là những yếu tố của thôngthông tin mới thong văn bản, nhận ra các từ mới là người đọc đã chú ý đến thông tin mới trong vãn bản. Vì vậy xác định các từ mới để tìm nghĩa cảu chúng là kỷ năng đầu tiên ta cần dạy cho sinh. Để tìm từ mới trong giờ học giáo viên phải đặt vấn đề “ Hãy chỉ những từ em chưa hiểu nghĩa. Câu trả lời chính là việc chọn lựa từ nào để giải thích giáo viên phải có hiểu về từ địa phương cũng như vốn từ của mẹ đẻ vùng dân tộc mình dạy học để chọn từ thích hợp. Đồng thời giáo viên phải chuẩn bị sẵn sàng giải đáp cho học sinh bất cứ từ nào trong bài mà các em cần. Tuy nhiên không phải các từ mới đều có vai trò quan trọng như nhau. Trong văn bản có một số từ quan trọng nếu không hiểu chúng thì học sinhkhó làng hiểu đúngvăn bản do đó chúng ta cần sàng lọc để giữ lại những “ Từ chìa khóa”, những nhóm từ mạng ý nghĩa cơ bản giúp ta hiểu được nội dung của bài. - Cách tìn từ “Chìa khóa” trong các kiểu loại văn bản khác nhau có khác nhau. Ví dụ: Trong văn bản tự sự các từ chỉ thời gian như ngày xưa, trước tiên, sau tiếp đó, cuối cùng là những từ cần chú ý vì giúp chúng ta dựng được diễn biến câu chuyện theo trục thời gian. Trong thơ và văn miêu tả trữ tình các từ chìa khóa thường là những từ dùng đắt tạo nên gía trị nghệ thuật của bài. Cần có biện pháp để giúp học sinh phát hiện ra những từ cso tín hiệu nghệ thuật. Đó là những từ giàu màu sắc biểu cảm như từ láy, những từ đa nghĩa, những từ mạng nghĩa bóng. 2) Làm rõ nghĩa của từ: Việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa của từ ngữ thường phải được vận dụng linh hoạt tuỳ thuộc vào từ ngữ cụ thể và sự sáng tạo của giáo viên. Các biện pháp giải nghĩa từ có hiệu quả cao là: - Giải nghĩa bằng phương pháp trực quan ( Tranh ảnh - vật thật, mô hình) giúp học sinh hình dung cụ thể rõ nét hơn về nghĩa của từ. Cách giải nghĩa này thường được chọn để dạy các danh từ cụ thể. Ví dụ: Như khi dạy bài hát “Chú sẻ và bông hoa bằng lăng” giải nghĩa từ “Bằng lăng” dùng cành hoa bằng lăng thật để giới thiệu cho học sinh biết, giải nghĩa từ “chúc” dùng tranh ở sách giáo khoa hoặc từ “hoa mười giờ” trong bài “Người lính dũng cảm”: Giáo viên đem đến lớp bông hoa mười giờ để giới thiệu hoặc giải nghĩa từ “ ô quả trám” cho học sinh quan sát tranh sách giáo khoa. Dùng lời nói miêu tả sự vật, đặc điểm được biểu thị ở từ ngữ cần giải nghĩa (có thể phối hợp với động tác, cử chỉ). Ví dụ: Giáo viên giảng từ “khoan thai” trong bài cô giáo tí hon. “Dúi, hũ”trong bài Hũ bạc của người cha. - Giải nghĩa bằng từ ngữ cảnh là đặt từ vào trong cụm từ, câu để suy ra nghĩa hoặc giải nghĩa bằng cách nêu cả cụm từ, câu chứa từ giải nghĩa các từ này thường dùng các từ để giải nghĩa các từ láy. - Giải nghĩa bằng đồng nghĩa; Trái nghĩa, đặt câu với từ cần giải nghĩa. Ví dụ: Tìm từ trái nghĩa với từ “ Dũng cảm” trong bài người lính dũng cảm. Tuy nhiên việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa từ trong bài tập đọc cũng đòi hỏi giáo viên lưu ý một số điểm sau: + Đối với từ nhiều nghĩa, việc giải nghĩa cần giới hạn ở nghĩa cụ thể trong bài tập đọc, tránh mở rộng ra nhiều nghĩa xa lạ, chưa cần thiết với học sinhlớp 3. + Đối với từ được dùng theo nghĩa lâm thời, để tránh diễn giải dài dòng sách giáo khoa chỉ chú thích theo nghĩa đen. Ví dụ: “ Khung thành” Trong bài tập đọc trận bóng dưới lòng đường (Tiếng việt lớp 3 tập 1 trang 54) có thể không phải là một khung thành thật sự có cột, có lưới như sân vận động mà chỉ là khoảng trống tưởng tượng được đánh dấu bề ngang bằng 2 chiếc dép hay 2 viên gạch. Nhưng sách giáo khoa không chú thích theo cách hiểu mang tính quy ước tạm thời này. Khi lên lớp giáo viên có thể tự mình miêu tả hoặc đề nghị học sinh miêu tả cái “khung” thành quy ước trong bài chơi của em. + Tránh giải nghĩa quá nhiều từ ngữ hoặc giải nghĩa từ ngữ một cách quá cầu kỳ vừa không cần thiết vừa gây lãng phí thời gian và làm cho giờ học thiên về yêu cầu học từ ngữ một cách nặng nề. Việc hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài cũng cần đáp ứng yêu cầu sau: - Giáo viên cần dựa trên hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa, không tự ý thay đổi câu hỏi hoặc đảo lộn thứ tự câu hỏi để đưa ra một hệ thống câu hỏi hoàn toàn khác. Tuy nhiên cũng không nên hiểu máy móc là sử dụng y nguyên câu hỏi trong sách giáo khoa. để hướng dẫn tìm hiểu bài giáo viên có thể áp dụng một số biện pháp như thêm lời đẫn dắt, chia câu hỏi trong sách giáo khoa thành những câu hỏi nhỏ, bổ sung câu hỏi phụ, sử dụng từ ngữ gần gũi hơn với đối tượng học sinh lớp mình. Tuy nhiên mọi sự linh hoạt đều phải dựa trên câu hỏi trong sách giáo khoa lấy đó làm chuẩn cần hướng dẫn cho học sinh đạt tới. Ví dụ: Trong bài tập đọc “ Chú sẻ và Bông hoa bằng lăng” có thể bổ sung một số câu hỏi phụ: 1. Truyện có những nhân vật nào ? 2. Bằng lăng để dành bông hoa cuối cùng cho ai ? 3. Vì sao Bằng lăng phải để dành bông hoa cho bé thơ ? 4. Vì sao bé thơ nghĩ mùa hoa đã qua ? 5. Ai giúp bé thơ nhìn thấy bông hoa cuối cùng. 6. Sẻ non đã làm cách nào để giúp đỡ 2 bạn của mình. 7. Hãy nhớ và nói lại cách làm của sẻ non. 8. Mỗi người bạn của bé thơ cso điều gì tốt ? Qua ví dụ trên có thể thấy các câu hỏi 2, 4, 6, 8 đều lấy từ sách giáo khoa, trong đó câu 6 có thay đổi đôi chút về từ ngữ ( sẻ non đã làm gì để giúp đỡ hai bạn của mình ? sẻ non đã làm cách nào để giúp đỡ hai bạn của mình ?). Các câu hỏi 1, 3, 5, 7 là những câu hỏi bổ sung, đó là những câu hỏi cần thiết để nối khâu luyện đọc và tìm hiểu bài cho liền mạch. Nếu không học sinh có thể cảm giác bất ngờ khi vừa đọc xong bài giáo viên đã bắt đầu ngay với câu hỏi: Bằng lăng để dành bông hoa cuối cùng cho ai ? và sau câu hỏi trên thiếu câu hỏi bắc cầu ( vì sao bằng lăng để dành bông hoa cho bé thơ ?) mà chuyển ngay sang câu hỏi ( vì sao bé thơ nghỉ là mùa hoa dã qua ?) - Giáo viên nêu câu hỏi để định hướng cho học sinh đọc thầm và trả lời đúng nội dung ( đôi khi có thể kết hợp cho một học sinh đọc thành tiếng những học sinh khác đọc thầm, sau đó trao đổi, thảo luận nhóm về vấn đề do giáo viên nêu ra). - Bằng nhiều hình thức tổ chức khác nhau, giáo viên tạo điều kiện cho học sinh luyện tập một cách tích cực trả lời các câu hỏi, trao đổi ý kiến, thực hiện nhiệm vụ (hoặc bài tạp) do giáo viên, sau đó báo cáo kết quả nhận xét. - Trong quá trình tìm hiểu bài, giáo viên càn rèn cho học sinh cách trả lời câu hỏi, diễn đạt bằng câu văn gọn, rõ. Sau khi nêu ý kiến giáo viên sơ kết nhấn mạnh ý chính và ghi bảng (nếu cần). 3) Bài tập dạy đọc hiểu: Bài tập dạy đọc hiểu cso 2 loại: Dạng bài tập trắc nghiệm và dạng bài tập dùng lời. - Dạng bài tập dùng lời chỉ có thể có một học sinh được nói, những học sinh không được gọi đọc và trả lời câu hỏi thì chỉ ngồi nghe. Hành động nghe vốn thụ động, kết quả nghe không thể hiện ra bên ngoài nên giáo viên không kiểm soát được, học sinh không hoạt động tích cực giảm hứng thú học tập. - Dạng bài tập trắc nghiệm: Yêu cầu học sinh dùng các ký hiệu chữ viết để vẽ. Tô, đánh dấu, viết với sự hỗ trợ của kênh hình như điền thế, lựa chọn, đối chiếu cặp đôi, nên yêu cầu câu hỏi và yêu càu trả lời ngắn (bằng hình thức viết) dạng bài tập này giúp giáo viên kiểm soát được hoạt động của học sinh, gây hứng thú học tập cho học sinh hơn, tất cả học sinh đều được hoạt động một cách tích cực, tự giác. Ví dụ 1: Trong bài thơ “Mẹ vắng nhà ngày bão” ( Tiếng việt 3 tập 1). Gạch dưới những câu thơ cho thấy cả nhà luôn nghỉ đến nhau. Ví dụ 2: Bài “Vẽ quê hương” ( Tiếng việt 3 tập 1). Đọc thầm toàn bài và cho biết vì sao bức tranh quê hương rất đẹp ? ( Ghi chữ “Đ” vào ô trống trước câu trả lời em cho là đúng) Vì quê hương rất đẹp. Vì bạn nhỏ trong bài thơ vữ giỏi Vì bạn nhỏ yêu quê hương Ví dụ 3: Bài mồ côi xử kiện Hãy đánh dấu X vào tên bài em cho là hay nhất Vị quan toà thông minh Bẽ mặt kẻ tham lam Phân xử thú vị Khi xây dựng bài tập phải xác định được mục đích và cơ sở của nó. Cơ sở khoa học đảm bảo cho bài tập có tính chính xác, đúng đắn. Cơ sở sư phạm đảm bảo cho bài tập có khả năng thực thi, có tính vừa sức. Ngôn ngữ trong lệnh bài tập phải giản dị, dễ hiểu. Bên cạnh đó bài tập còn phải có tính thú vị, không làm cho học sinh cảm thấy đơn điệu, nhàm chán. II. các biện pháp để tổ chức thực hiện: 1) Cách tổ chức các bài tập trong giờ tập đọc: Để hướng dẫn trả lời câu hỏi giải bài tập giáo viên phải nắm được mục đích, ý nghĩa, cơ sở xây dựng bài tập va biết cách giải chính xác bài tập, biết tinh tự cần tiến hành giải bài tập để hướng dẫn học sinh. - Nêu nhiệm vụ (yêu cầu của bài tập) giáo viên nêu yêu cầu đề bài một cách chậm rãi, rò ràng. - Khi nêu câu hỏi, giao bài tập cho học sinh, giáo viên cần lưu ý để có sự phân hoá cho phù hợp đối tượng. Có bài tập cho cả lớp, cho nhóm học sinh khá giỏi, học sinh trung bình. - Hướng dẫn thực hiện: Với những bài tập mới xuất hiện lần đầu cần hướng dẫn tỉ mĩ những học sinh yếu kém cần có câu hỏi gợi mở. Tăng dần mức độ làm việc độc lập của học sinh. 2) Luyện đọc diện cảm: Đọc diễn cảm là kết quả của việc đọc hiểu thấu đáo bài đọc nên không thể luyện đọc tách rời với luyện đọc hiểu. Đọc diễn cảm không phải là việc làm chủ những đặc tính âm thanh riêng lẻ của giọng đọc mà sự hoà đồng của các thông số âm thanh tạo nên âm hưởng chung của bài đọc. Để luyện đọc diễn cảm tốt cần làm tốt các công việc sau: - Học sinh làm quen với toàn bài, xác định giọng chung của cả bài. Giáo viên tổ chức học sinh đàm thoại, nhận ra thể loại văn, hiểu ý đồ của tác giả, thảo luận với học sinh để xác định giọng điệu chung của cả bài. Về thể loại nếu đọc thơ phải chú ý tính nhịp điệu của ngôn ngữ thơ ca. Học sinh cần tránh cách đọc dừng lại máy móc ở cuối mỗi dòng thơ không chú ý đến ý nghĩ tiếp nối của dòng trước và dòng sau. Trong bước luyện tập, học sinh phải thảo luận, nhận xét về giọng đọc, giải thích vì sao đọc như thế này là hay, đọc như thế là chưa hay, chỗ nào trong cách đọc của thầy, trong cách đọc của bạn làm mình thích. ở nhiều bài có thể cho học sinh đọc phân vai để làm sống lại những nhân vật của tác phẩm để đọc phân biệt lời tác giả và lời nhân vật, phân biệt các lời nhân vật khác nhau. Kết luận 1) Kết quả nghiên cứu: Qua tình hiểu, nghiên cứu các tài liệu liên quan đến môn Tiếng Việt và phân môn tập đọc, tìm hiểu nội dung chương trình SGK mới qua thực tế nhiều giờ dạy trên lớp. Căn cứ vào cơ sở lý luận dạy học, cơ sở tâm lý lứa tuổi, mục tiêu phương pháp dạy học môn Tiếng Việt nói chung và phân môn tập đọc nói riêng làm điểm tựa nhằm phát huy những thuận lợi, đồng thời tìm hướng giải quyết để khắc phục những khó khăn nhằm nâng cao chất lượng dạy học của môn tập đọc theo chương trình SGK mới. Qua thời gian thực hiện chương trình SGK mới, với cách thức tổ chức như trên thì hiệu quả giờ tập đọc đã tăng đáng kể. Học sinh đã thích học phân môn Tập đọc. Quy trình dạy tập đọc được thực hiện trôi chảy, không có tình trạng gián đoạn trong các bước: Đọc - Đọc hiểu - Đọc diễn cảm. Hiệu quả luyện đọc nâng lên khá rõ rệt: Học sinh đọc thành thạo, rõ ràng, đọc hiểu, đọc diễn cảm. Mọi đối tượng học sinh đề được tham gia vào hoạt động đọc và tìm hiểu bài Với việc rèn kỹ năng đọc hiểu như đã nêu trên, tôi khẳng định rằng chất lượng dạy đọc hiểu sẽ được nâng cao hơn. Thông qua nghiên cứu và thực hiện bài tập này đã giúp tôi rút ra được kinh nghiệm: Với chương trình SGK mới giáo viên phải nghiên cứu kỹ SGK, các tài liệu có liên quan đến môn học, nắm chắc mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp giảng dạy, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với thực tế. ở lứa tuổi học sinh lớp 3 tư duy cụ thể chiếm ưu thế, các em rất tò mò ham hiểu biết, ưa hoạt động. Từ đó giáo viên cần lựa chọn những nội dung và phương pháp phù hợp khơi dạy tính tò mò, phát huy tính tích cực sáng tạo, sử dụng những kiến thức về vốn sống của học sinh trong quá trình dạy học. Vận dụng tối đa, phù hợp phương pháp giao tiếp trong giảng dạy phân môn tập đọc. Khi hướng dẫn học sinh đọc giáo viên cần nêu câu hỏi định hướng cho học sinh suy nghĩ, tìm hiểu. Việc làm rõ nghĩa của từ kông phải lúc nào cũng phải sử dụng đầy đủ các phương pháp mà cần phải vận dụng linh hoạt, tuỳ vào từ ngữ cụ thể và sự sáng tạo của giáo viên. chính vì vậy tuỳ theo từng bài, tuỳ theo trình độ học sinh, đặc điểm tình hình của từng lớp mà tập trung đặt ra trọng tâm hiểu sao cho học sinh có kỹ năng đọc hiểu cơ bản, sử dụng công cụ đọc khá thành thục để tiến hành hoạt động đọc không những trong giờ tập đọc mà học tập các môn học khác và đọc để tự học suốt đời. Để hoàn thành tốt bài tập này, bản thân tôi đã có nhiều nỗ lực, cố gắng, song trình độ và kinh nghiệm còn có nhiều hạn chế chắc chắn rừng không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các đồng nghiệm được hoàn thiện hơn và vận dụng vào thực tế giảng dạy có hiệu quả cao hơn, phù hợp với phương pháp đổi mới hiện nay. 2) Đề nghị và đề xuất: Ngày 05 tháng 04 năm 2006 Người viết sáng kiến Lê Hồng Thiện
Tài liệu đính kèm: