Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng làm văn biểu cảm cho học sinh Lớp 7

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng làm văn biểu cảm cho học sinh Lớp 7

ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lí do chọn đề tài

“Văn học là nhân học”. Đúng vậy, văn học có vai trò rất quan trọng trong đời

sống và trong phát triển tư duy của con người. Bộ môn Ngữ Văn là một môn học

thuộc nhóm khoa học xã hội, môn Văn có tầm quan trọng trong việc giáo dục quan

điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Đồng thời cũng là môn học thuộc nhóm

công cụ, môn Văn còn thể hiện rõ mối quan hệ với các môn học khác. Học tốt môn

Ngữ Văn sẽ tác động tích cực tới tất cả các môn học và ngược lại, các môn học

khác cũng góp phần học tốt môn Văn. Điều đó đặt ra yêu cầu tăng cường tính thực

hành, giảm lí thuyết, gắn học với hành, gắn kiến thức với thực tiễn hết sức phong

phú, sinh động của cuộc sống.

Môn Ngữ Văn trong nhà trường THCS chia làm ba phân môn: Văn bản, Tiếng

Việt, Tập làm văn. Trong thực tế dạy và học, phân môn Tập làm văn là không thể

thiếu để học sinh rèn kĩ năng viết văn. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói:

“Dạy làm văn là chủ yếu dạy cho học sinh diễn tả cái mà mình suy nghĩ, mình cần

bày tỏ một cách trung thành, sáng tỏ, chính xác, làm nổi bật điều mình muốn

nói ” (Trong “Dạy Văn là một quá trình rèn luyện toàn diện”- Nghiên cứu Giáo

dục, số 28, ngày 11/1/1973)

pdf 16 trang Người đăng phuongnguyen22 Lượt xem 1880Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng làm văn biểu cảm cho học sinh Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 vấn đề nghiên cứu 
1. Thực trạng 
 Qua nhiều năm giảng dạy Chương trình Ngữ Văn 7, tôi nhận thấy kĩ năng nhận 
diện các phương thức biểu đạt trong văn bản, kĩ năng viết, bộc lộ cảm xúc trong bài 
Tập làm văn của học sinh còn rất hạn chế. Năm học 2015- 2016, tôi cho học sinh 
viết bài văn số 2 với đề: “Loài cây em yêu”. Mặc dù vừa mới học và hình thành kĩ 
năng tạo lập văn biểu cảm xong nhưng nhiều học sinh không phân biệt được văn 
miêu tả, văn tự sự với văn biểu cảm. Vì vậy, các em viết rất ngắn, sơ sài. Các bài 
viết đó không bộc lộ được thái độ, tình cảm của mình đối với một loài cây cụ thể 
mà các em đi kể và tả về chúng. Hoặc tiết viết bài văn số 3, đề yêu cầu: “Cảm nghĩ 
của em về hình ảnh người bà thân yêu của mình”. Có một học sinh đã viết như này: 
“Bà nội hay thức khuya dậy sớm để làm việc mà cả ngày nội chưa làm. Bà thường 
đi làm thuê làm mướn để kiếm tiền nuôi chúng em ăn học. Em thấy vậy nên bảo bà 
nội: “Hay là nội đừng đi làm thuê nữa, nội chuyển sang mở quán bán hang tập hóa 
đi”. Nội suy nghĩ một hồi lâu rồi nói: “Đó cũng là một ý kiến hay.” Đoạn văn trên 
viết về người bà thân yêu của mình mà người đọc cảm thấy như viết về một người 
xa lạ vì không hề có một tình cảm nào của cháu với bà. Hơn nữa đoạn văn đó đơn 
thuần là kể. Cũng với đề văn trên, một học sinh khác viết câu kết bài: “Cảm nghĩ 
của em về bà là một người bà yêu mến con cháu.” Câu văn trên nêu rõ cảm nhận về 
bà nhưng gượng ép, khô khan. Dường như còn một bộ phận học sinh làm bài văn 
như đối phó cho có lệ nên chất lượng môn học chưa cao. Tôi thấy kể cả những em 
học khá, dù cảm và hiểu được yêu cầu của đề, xác định đúng hướng làm bài nhưng 
kể vẫn nhiều hơn viểu cảm. 
Rèn kỹ năng làm văn biểu cảm cho học sinh lớp 7 
 5/14 
 Sau đậy là bảng số liệu thống kê điểm trung bình môn Ngữ Văn- học kì I- năm 
học 2014- 2015 của lớp 7C: (Sĩ số: 34) 
Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém 
Số lượng (%) Số lượng (%) Số lượng (%) Số lượng (%) Số lượng (%) 
07 (20,5) 15 (44,3) 12 (35,2) 0 0 
 Dựa vào bảng thống kê trên, tôi nhận thấy tỉ lệ học sinh giỏi và trung bình còn 
thấp so với chất lượng của bộ môn Ngữ Văn. Năm học 2015- 2016 này, tôi lại được 
phân công dạy lớp 7C. Và tôi tiến hành nghiên cứu đề tài dựa trên đối tượng lớp 
học mà mình đang tiếp quản- 7C. 
2. Nguyên nhân 
 Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên song tôi xin nêu ra một số 
nguyên nhân sau: 
2.1. Đối với giáo viên: 
- Do phương pháp giảng dạy chưa phù hợp với một bộ phận không nhỏ học sinh 
yếu kém dẫn đến chất lượng chưa cao. 
- Do điều kiện khách quan nên việc sử dụng đồ dung dạy học, phương áp trực quan 
vào tiết học còn hạn chế. Vì vậy ảnh hưởng đến chất lượng tiếp thu bài của học 
sinh. 
- Chưa khơi gợi được mạch nguồn cảm xúc, tình cảm nơi mỗi trái tim học sinh; 
thời gian thực hành ôn luyện còn ít. 
- Việc theo sát, kèm cặp từng học sinh trong một tiết dạy còn hạn chế. 
2.2. Đối với học sinh: 
- Một số học sinh vì lười học, chán học bộ môn Văn nên không chuẩn bị bài, chuẩn 
bị tâm thế cho giờ học Văn; không dành thời gian đọc sách, kể cả các văn bản trong 
SGK. 
- Còn có phụ huynh bận công việc, chưa bám sát tốt thời gian học tập của các con 
mình. 
- Đời sống văn hóa tinh thần ngày một nâng cao, một số nhu cầu giải trí như xem 
ti-vi, chơi game ngày càng nhiều làm cho một số em chưa có ý thức học, bị lôi 
cuốn, xao nhãng việc học. 
Chương III: Các giải pháp 
1. Đối với giáo viên 
 Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng đánh giá rất cao lứa tuổi học sinh trong 
nhà trường như sau: “Lứa tuổi từ 7 đến 17 là rất nhạy cảm, thông minh lạ lùng 
lắm.” Đúng như vậy, các em không phải không có khả năng cảm nhận và biểu đạt 
những tình cảm mà là do các em chưa biết cách mà thôi. Là giáo viên dạy môn 
Văn, thiết nghĩ mình có nhiệm vụ giúp học sinh thể hiện sự nhạy cảm, thông minh 
vốn có ấy của mỗi em. Từ thực tế giảng dạy của mình, tôi mạnh dạn đưa ra một số 
giải pháp trong việc rèn kĩ năng làm văn biểu cảm để nâng cao chất lượng dạy học 
văn biểu cảm ở bậc THCS, đặc biệt là lớp 7 như sau: 
Rèn kỹ năng làm văn biểu cảm cho học sinh lớp 7 
 6/14 
 Ngoài một số phương pháp tích cực trong dạy học phân môn Tập làm văn như 
thông qua hoạt động, trực quan, vấn đáp, thảo luận, tự học thì giáo viên cần vận 
dụng sáng tạo một số phương pháp khác như: đóng vai, trò chơi, tự học, tự sưu tầm 
tài liệu, đi trải nghiệm Và theo tôi, chúng ta khi dạy văn biểu cảm cho học sinh 
cần theo một quy trình: gồm 4 bước sau: 
Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý: 
a. Tìm hiểu đề: 
 Một đề bài thường ra dưới dạng khái quát nhằm thích hợp với tất cả các đối 
tượng học sinh. Do đó, quá trình tìm hiểu đề sẽ diễn ra như một hoạt động nhằm cá 
thể hóa đề bài cho từng học sinh. Kết quả của quá trình này là mỗi học sinh có một 
đề bài cho riêng mình. Trong đề bài văn biểu cảm, giáo viên cần định hướng cho 
các em tìm hiểu đề bằng cách tìm ra lời giải cho các câu hỏi: 
- Em định phát biểu cảm nghĩ, tình cảm, mong muốn về đồ vật (con vật, loài cây, 
cảnh vật) nào? Về người nào? Về tác phẩm nào? 
- Em viết bài biểu cảm đó nhằm mục đích gì? (Giãi bày cảm xúc, tình cảm nào?). 
- Em viết bài biểu cảm đó để ai đọc? (Thầy cô giáo, bố mẹ hay bạn bè?). 
 Lời giải đáp cho ba câu hỏi trên sẽ góp phần quyết định nội dung bài viết 
(Trình bày cảm xúc gì?); giọng điệu bài viết (Viết cho bạn bè phải là giọng thân 
mật, có thể suồng sã; cho thầy cô hoặc bố mẹ phải gần gũi, kính yêu nhưng nghiêm 
trang). 
b. Tìm ý: 
 Giáo viên chỉ ra cho học sinh cách đi tìm ý như sau: Tìm ý cho bài văn biểu 
cảm chính là tìm cảm xúc, tìm những ý nghĩ và tình cảm để diễn đạt thành nội dung 
của bài. Ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm muôn màu muôn vẻ trong các bài văn biểu cảm 
đều bắt nguồn từ việc quan sát cuộc sống xung quanh, từ những gì người viết đã 
sống và trải qua, hoặc đã tiếp xúc trong tác phẩm. Vì thế, các em muốn tìm ý cho 
bài văn biểu cảm không phải cứ ngồi một chỗ mà đợi ý nghĩ, cảm xúc đến. Sau khi 
có một đề bài, học sinh hãy quan sát thật kĩ đối tượng đề bài nêu ra, từ đó cảm xúc 
sẽ dần xuất hiện. Nếu không có điều kiện quan sát trực tiếp, hãy lục lọi trong trí 
nhớ, trong kỉ niệm những gì mình biết về đối tượng và từ từ nhớ lại các chi tiết. 
Nếu các kỉ niệm trong trí nhớ cũng không có thì tìm đọc sách báo, xem phim ảnh 
về đối tượng để ghi nhận các chi tiết cần thiết. 
 Đối với văn biểu cảm về tác phẩm văn học, cảm xúc và suy nghĩ về tác phẩm 
văn học được nảy sinh từ bản thân tác phẩm. Tìm ý trong trường hợp này chính là 
đọc kĩ, đọc đi đọc lại nhiều lần tác phẩm. Từ đó ngẫm nghĩ và tìm ra vẻ đẹp, triết lí 
của nội dung, đồng thời tìm ra cái mới, cái độc đáo của các yếu tố hình thức nghệ 
thuật. 
Bước 2: Lập dàn ý: 
 Bài văn biểu cảm cũng có kết cấu ba phần (Mở bài- Thân bài- Kết bài) như các 
kiểu văn khác. Mở bài nhằm giới thiệu đối tượng và cảm xúc chính về đối tượng. 
Thân bài là sự phát triển các cảm xúc chính đã nêu ra ở phần mở bài. Kết bài là 
khép lại các ý đã trình bày. 
Rèn kỹ năng làm văn biểu cảm cho học sinh lớp 7 
 7/14 
Bước 3: Viết bài: 
 Viết bài văn biểu cảm là việc viết các đoạn văn và nối chúng với nhau, để tạo 
thành một thể thống nhất. Khi viết bài, học sinh cần thực hành thành thạo kĩ năng 
hành văn, đặt câu, sử dụng từ, chọn giọng điệu, cách bộc lộ cảm xúc phù hợp. Khi 
viết bài, kết nối các đoạn trong bài văn biểu cảm cần chú ý đến logic phát triển của 
cảm xúc, của tình cảm, Theo logic này, mỗi đoạn trong bài đều phải hướng vào làm 
nổi bật tình cảm, cảm xúc của mình. 
Bước 3: Sửa bài: 
 Đa số học sinh khi làm bài không biết cách phân phối thời gian hợp lí nên viết 
xong là nộp bài, thậm chí hết thời gian nhưng vẫn chưa xong bài hoặc xong rồi thì 
ngồi chơi. Do đó, khâu tự sửa bài sau khi viết xong không được các em coi trọng. 
Vì vậy, giáo viên cần nhắc nhở học sinh chú trọng dành mấy phút gần hết giờ để 
đọc và sửa bài. 
 Như vậy, để dạy tốt văn biểu cảm, người giáo viên nên chú ý trước tiên đến 
việc đổi mới cách ra đề. Từ đề bài chung cho cả lớp (Có tính định hướng chung), 
phải thực hiện quá trình cá thể hóa đề bài (Quá trình hướng dẫn mỗi học sinh đi từ 
đề bài chung cho cả lớp đến việc xác định đề bài riêng, cụ thể cho mình; phù hợp 
vốn sống, tình cảm riêng của mình với đối tượng biểu cảm). Một lí luận sư phạm 
tôi đã rút ra được trong quá trình giảng dạy, đó là: Giáo viên không nên ra đề văn 
viết về đề tài mà các em chưa được sống, trải nghiệm, chưa hiểu biết. 
 Khi chấm bài văn biểu cảm của học sinh, giáo viên nên coi trọng tính cá biệt, 
sự độc đáo, sáng tạo trong suy nghĩ của các em hơn là độ dài bài văn. Nếu bài văn 
biểu cảm của các em chỉ cần có được một, hai cảm nhận hoặc một hai nội dung sắc 
thái tình cảm riêng thì giáo viên nên trân trọng, ghi nhận và biểu dương khích lệ 
các em đó. 
 Giáo viên cần hướng dẫn, khuyến khích các em hơn nữa việc đọc sách, mà bắt 
đầu từ việc đọc các văn bản trong SGK. Thực tế cho thấy học sinh rất lười đọc sách 
dẫn đến đọc yếu, gây khó khăn cho việc cảm thụ văn bản. Chính vì thế, giáo viên 
cần khơi nguồn và nuôi dưỡng thói quen đọc sách của học sinh bằng cách: Trong 
mỗi tiết dạy, giáo viên lấy dẫn chứng, ví dụ, trích các câu nói, đoạn thơ, đoạn văn 
hay từ các tài liệu chuyên môn để các em trực tiếp nhìn thấy. Khi giáo viên làm 
được như thế, không cần phải “ giục giã, gào thét” mà tự các em sẽ tìm đến với 
sách. Khi tôi bổ trợ cho học sinh, tôi phát hiện thấy rất nhiều em thích dùng sách và 
đọc sách tham khảo. Và tôi đã hướng dẫn các em dùng làm sao cho có hiệu quả 
nhất. 
 Một học sinh muốn học tốt văn biểu cảm thì cần phải có kĩ năng diễn đạt trôi 
chảy, hấp dẫn. Giáo viên nên hướng dẫn các em cách viết nhật kí để giúp các em 
nuôi dưỡng tâm hồn, tình cảm đẹp cho hiện tại và tương lai. 
* Giáo viên hướng dẫn cho học sinh biết cách tạo cảm xúc khi làm văn biểu cảm: 
 Văn là cuộc sống, vì thế muốn có cảm xúc để viết văn biểu cảm thì người viết 
cần có cảm xúc với chính cuộc sống đời thường xung quanh mình. Giáo viên nên 
khơi gợi cảm xúc của học sinh bằng cách nói chuyện, gợi cho các em cơ hội nói lên 
Rèn kỹ năng làm văn biểu cảm cho học sinh lớp 7 
 8/14 
mình thấy thế nào trước vật ấy, người ấy, sự việc ấy? Ví dụ khi biểu cảm về loài 
cây, tôi thường hỏi các em thích cây nào, vì sao em thích, em đã đối xử với nó như 
thế nào? Nếu các em không trả lời được, tôi sẽ gợi ý cho các em: Vẻ đẹp, lợi ích, 
kỉ niệm gắn bó với cây đó. Từ đó để các em nảy sinh tình cảm tích cực về một 
loài cây mà mình biểu cảm. Còn khi biểu cảm về người, tôi hỏi các em: Ở địa 
phương các em hiện nay có một số người lang thang cơ nhỡ và có vấn đề về thần 
kinh, các em nghĩ gì khi gặp họ? Nếu các em nói: sợ họ, ghét họ, thấy ghê 
tởmhay có em nói thương họ. Tôi nói tiếp với các em rằng: Em hãy đặt địa vị 
những người đó là bố mẹ, cô dì, chú bác, anh em của mình thì sao? Các em nghĩ 
một lát rồi đều nói là rất thương họ. Đồng thời tôi cũng sẽ chia sẻ với các em tôi 
nghĩ gì, muốn làm gì khi gặp họ. Từ đó các em đã nảy sinh tình cảm rất tích cực. 
Hoặc trước khi viết bài về mẹ, tôi đã chia sẻ cảm xúc của tôi khi mẹ mình bị bệnh; 
rồi những cảm xúc của một học sinh khi có mẹ chẳng may qua đời Tất cả những 
chia sẻ ấy tôi đã phần nào “đọc” được tâm trạng, cảm xúc của các em. Những điều 
đó góp phần đánh thức tâm hồn và gieo vào trái tim bé bỏng của các em nhiều tình 
cảm tích cực. Tôi cũng chỉ cho các em thấy tất cả điều bình dị, quen thuộc đôi khi 
ta không lắng lòng cảm nhận thì vô tình ta đã biến trái tim mình dần chai sạn, khô 
cằn. Ai biết nuôi dưỡng cảm xúc là cách hiệu quả để có thể làm tốt văn biểu cảm. 
* Giáo viên hướng dẫn cho học sinh biết cách thể hiện cảm xúc khi làm văn biểu 
cảm. 
a. Biểu cảm trực tiếp: 
 Đây là cách diễn đạt tình cảm, cảm xúc, ý nghĩ của người viết một cách rõ ràng 
bằng các từ ngữ, câu chữ chứ không phải thông qua các hình thức biểu hiện khác. 
Đây là cách dùng phổ biến trong văn biểu cảm. Học sinh vận dụng cách biểu cảm 
trực tiếp vào bài viết cũng dễ dàng hơn hình thức biểu cảm gián tiếp. Vì nó dễ nhận 
biết, dễ thực hiện và dễ tác động đến tình cảm của người đọc nhất. 
 Những nếu vận dụng không khéo, bài viết của các em dễ rơi vào tình trạng 
gượng ép, miễn cưỡng, không chân thật. Chính vì lẽ đó, các em cần chú ý kĩ năng 
vận dụng cách tạo cảm xúc sao cho tự nhiên, chân thực. Hình thức biểu cảm trực 
tiếp thường sử dụng các cách tạo cảm xúc sau: 
- Sử dụng từ ngữ biểu cảm: 
Ví dụ 1: “ Tôi phập phồng cùng những nụ hoa đang bắt đầu hé nở. Tôi mê mẩn 
trước những bông hoa đang tỏa bừng rực rỡ. Tôi ngây ngất trước những hàng hoa 
đang lặng lẽ đưa hương, như muốn ủ vào đất, ướp lên trời, như muốn len vào hồn 
người. Tôi ngạc nhiên cùng mảnh đất ấy, âm thầm và lặng lẽ, giản dị và lớn lao, 
suốt đời đất ở dưới chân người bất ngờ bung lên tỏa bao sắc màu” 
(Trích Loài hoa tôi yêu- Hạ Huyền) 
Nhận xét: Trong đoạn văn trên, để bộc lộ cảm xúc của mình về các loài hoa, tác giả 
sử dụng những động từ chỉ trạng thái cảm xúc một cách tự nhiên và say mê. 
=> Cách sử dụng những động từ chỉ cảm xúc, trạng thái của con người. 
Ví dụ 2: “Hằng năm, cứ vào cữ hạ sớm này, người Hà Nội lại được hưởng những 
cơn mưa lá sấu vàng ào ạt rơi trong hương sấu dìu dịu thơm thơm. Hương lá sấu 
Rèn kỹ năng làm văn biểu cảm cho học sinh lớp 7 
 9/14 
dịu dàng, ướp cả bầu không khí tinh khôi khiến ta muốn hít thật sâu cho căng tràn 
lồng ngực Những mảng hoa hình sao màu trắng chao nghiêng trong gió, đậu 
xuống mái tóc các cô gái lấm tấm khắp cả mặt đường” 
(Tạ Việt Anh) 
Nhận xét: Trong đoạn văn trên, để bộc lộ cảm xúc của mình về cây sấu, hoa sấu, 
tác giả đã sử dụng những từ láy gợi tình yêu, sự gắn bó với cây sấu Hà Nội. Qua đó 
bộc lộ tình yêu Hà Nội của người viết. 
=> Sử dụng từ ngữ gợi hình, gợi cảm đặc biệt dùng từ tượng thanh, tượng hình. 
- Dùng từ cảm thán, câu cảm thán: 
Ví dụ 1: “Bố ơi! Bố chữa làm sao được lành lặn đôi bàn chân ấy: đôi bàn chân dầm 
sương dãi nắng đã thành bệnh”. 
(Trích Tuổi thơ im lặng- Duy Khán) 
Ví dụ 2: “Quê tôi lắm nắng nhiều mưa Chao ôi! Sức sống của cây cau sao mà 
bền bỉ, mãnh liệt như vậy!” 
Nhận xét: Trong hai ví dụ trên, tác giả bộc lộ cảm xúc trực tiếp bằng từ cảm thán và 
câu cảm thán. 
b. Biểu cảm gián tiếp: 
 Là cách biểu đạt tình cảm, cảm xúc, ý nghĩ của người viết thông qua các hình 
thức biểu hiện khác như: dùng biện pháp tu từ ẩn dụ, tượng trưng Ngoài ra cũng 
có thể diễn đạt qua cảnh vật, con người có liên quan đến cảm nghĩ; trong trường 
hợp này, họ thường sử dụng yếu tố tự sự, miêu tả để khêu gợi cảm xúc. 
- Dùng biện pháp tu từ ẩn dụ tượng trưng: 
Ví dụ: “Thân gầy guộc, lá mong manh 
 Mà sao nên lũy, nên thành tre ơi? () 
 Nòi tre đâu chịu mọc cong 
 Chưa lên đã thẳng như chông lạ thường 
 Lưng trần phơi nắng phơi sương 
 Có manh áo cộc tre nhường cho con”. 
(Trích Tre Việt Nam- Nguyễn Duy) 
Nhận xét: Nhà thơ Nguyễn Duy đã lấy cây tre làm hình ảnh ẩn dụ để thể hiện cảm 
nghĩ về con người Việt Nam. Bằng cách này, tác giả tạo ra hai lớp nghĩa cho bài 
thơ: Ca ngợi đặc điểm của cây tre; ca ngợi phẩm chất của con người Việt Nam kiên 
cường bất khuất nhưng giàu lòng yêu thương, nhân hậu. 
- Dùng yếu tố tự sự, miêu tả: 
+ Yếu tố miêu tả: 
Ví dụ: Những ngón chân của bố khum khum, lúc nào cũng như bám vào đất để 
khỏi trơn ngã. Người ta nói: “Đấy là bàn chân vất vả: Gan bàn chân bao giờ cũng 
xám xịt và lỗ rỗ, bao giờ cũng khuyết một miếng, không đầy đặn như gan bàn chân 
người khác. Mu bàn chân mốc trắng, bong da từng bãi, lại có nốt lấm tấm” 
(Trích Tuổi thơ im lặng- Duy Khán) 
Rèn kỹ năng làm văn biểu cảm cho học sinh lớp 7 
 10/14 
Nhận xét: Qua việc miêu tả bàn chân của bố, tác giả đã thể hiện lòng thương cảm, 
thấu hiểu sự vất vả, nhọc nhằn của bố. Tác giả đã truyền đến người đọc tình yêu với 
người cha sâu sắc. 
+ Yếu tố tự sự: 
Ví dụ: “Bố đi chân đất. Bố đi dọc đông tây đâu đâu con không hiểu. Con chỉ thấy 
ngày nào bố cũng ngâm chân xuống nước, xuống bùn để câu quăng. Bố tất bật đi từ 
khi sương còn đẫm trên cành cây, ngọn cỏ. Khi bố về cũng là lúc cây cỏ đẫm sương 
đêm”. 
(Trích Tuổi thơ im lặng- Duy Khán) 
Nhận xét: Đoạn văn đã kể lại những việc bố làm nhưng không nhằm mục đích để 
kể mà để thể hiện tình cảm của con với bố. 
 Như vậy các yếu tố miêu tả và tự sự có tác dụng là phươngg tiện khơi gợi cảm 
xúc, làm cho cảm xúc được thăng hoa. 
- Dùng câu hỏi tu từ và các biện pháp nghệ thuật khác: 
Ví dụ: “Nước biển Cô Tô sao chiều nay nó xanh quá quắt đến vậy?() Cái màu 
xanh luôn luôn biến đổi của nước biển chiều nay trên biển Cô Tô như là thử thách 
cái vốn từ vị của của mỗi đứa tôi đang nổi gió trong lòng. Biển xanh như gì nhỉ? 
Xanh như lá chuối non? Xanh như lá chuối già? Xanh như mùa thu ngả cốm làng 
Vòng? Nước biển Cô Tô đang đổi từ vẻ xanh này sang vẻ xanh khác. Nó xanh như 
cái màu áo Kim Trọng trong tiết thanh minh? Đúng một phần thôi. Bời vì con sóng 
đang dội lên kia đã gia giảm thêm một chút gì, đã pha biến sang màu khác. Thế thì 
nước biển xanh như cái vạt áo nước mắt của ông quan Tư mã nghe đàn tì bà trên 
con sông Giang Châu thì có đúng không? Chưa được ư? Thế thì nó xanh như một 
màu áo cưới, được không? Hay là nói thế này: Nước biển chiều nay xanh như một 
trang sử của loài người, lúc con người còn phải viết vào thân tre? Nghe hơi trừu 
tượng phải không?...” 
(Trích Cô Tô- Nguyễn Tuân) 
Nhận xét: Tác giả thể hiện sự bất ngờ, sự say mê, thích thú của mình trước vẻ đẹp 
kì diệu của nước biển Cô Tô qua các hình ảnh so sánh, câu hỏi tu từ. 
- Dùng các kết cấu trùng điệp, điệp từ, điệp ngữ: 
Ví dụ: “Tôi yêu Sài Gòn da diết như người đàn ông vẫn ôm ấp bóng dáng mối tình 
đầu chứa nhiều ngang trái. Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào 
buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu 
thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thủy 
tinh. Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập 
dìu xe cộ vào những giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương 
với làn không khí mát dịu, thanh sạch trên một số đường còn nhiều cây xanh che 
chở”. 
(Trích Sài Gòn tôi yêu- Minh Hương) 
Nhận xét: Tác giả đã bộc lộ tình yêu của mình với Sài Gòn nồng nhiệt, sâu sắc qua 
biện pháp tu từ điệp từ, điệp cấu trúc. Giọng văn tha thiết nhịp nhàng cũng chính là 
Rèn kỹ năng làm văn biểu cảm cho học sinh lớp 7 
 11/14 
do các biện pháp này tạo ra. Rõ rang người đọc đã rất ấn tượng với cảm xúc của tác 
giả. 
 Vậy là nếu giáo viên hướng dẫn học sinh cách biểu cảm cụ thể, giúp học sinh 
học biểu cảm theo những ví dụ cụ thể thì các em sẽ hiểu và nhanh chóng nắm bắt 
được kĩ năng biểu cảm. Phân biệt văn tự sự, miêu tả với việc dùng tự sự, miêu tả để 
biểu cảm, chứ không nhằm biểu cảm thành kể và tả. 
2. Đối với học sinh: 
 Để học tốt văn biểu cảm, cần biết tạo nên cảm xúc, bởi cảm xúc là sự cảm thụ 
của trái tim, bằng tấm lòng và tình cảm của người học. Các em hãy đến với giờ Văn 
bằng trái tim, bằng tấm lòng của mình thì những cung bậc tình cảm vui buồn, yêu 
ghét, giận hờn từ bài giảng của thầy cô sẽ đi vào tấm lòng của các em. Các em sẽ 
biết thương cảm những số phận bất hạnh, biết căm ghét sự bất công, cái ác; biết yêu 
thiên nhiên hoa cỏ, yêu quê hương đất nước. Và hiểu “Người với người sống để 
yêu nhau”- Tố Hữu. 
 Để làm tốt một bài văn biểu cảm, khi làm bài, trước tiên các em cần định rõ 
cho mình các yêu cầu cụ thể để biến đề tài chung cho cả lớp thành đề bài của riêng 
mình. Sau đó cần xác định rõ những tình cảm, cảm xúc, những rung động nào là 
mạnh mẽ, là riêng của mình. Hãy tập trung trình bày những tình cảm, cảm xúc, suy 
nghĩ đó một cách trực tiếp hoặc gián tiếp (qua miêu tả cảnh vật, qua một câu 
chuyện) Các em cần chú ý đến sự riêng biệt, độc đáo của nội dung hơn là ham 
viết dài. Đồng thời cần lựa chọn các từ ngữ, hình ảnh (so sánh ví von, so sánh 
ngầm) thích hợp để diễn tả những tình cảm, cảm xúc, suy nghĩ của mình

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_ren_ki_nang_lam_van_bieu_cam_cho_hoc_s.pdf