Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng kể chuyện cho học sinh Lớp 3

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng kể chuyện cho học sinh Lớp 3

Thực hiện trong tiết dạy:

 Các bước kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới, và củng cố, dặn dò được thực hiện chung với phần Tập đọc. Trong phần kể chuyện (0,5 tiết ), Giáo viên thực hiện các công việc sau:

 a. Giáo viên nêu nhiệm vụ: giúp học sinh nắm vững yêu cầu của bài tập kể chuyện trong sách giáo khoa. Trong trường hợp cần thiết, giáo viên mời một hoặc hai học sinh làm mẫu một phần của bài tập.

 b. Hướng dẫn học sinh kể chuyện bằng hình thức thích hợp (kể chuyện trong nhóm, kể chuyện trước lớp, thi kể chuyện tiếp sức, phân vai dựng lại câu chuyện ).

Ở hoạt động này, giáo viên cần lưu ý đến đặc điểm riêng của từng loại bài để dễ dàng hướng dẫn học sinh và tiến trình bài dạy diễn ra một cách nhẹ nhàng nhằm rèn luyện kĩ năng kể chuyện cho học sinh một cách tốt nhất.

* Giáo viên cần lưu ý khi hướng dẫn học sinh kể chuyện:

 + Nếu có em đang kể bỗng lúng túng vì quên chuyện, giáo viên có thể nhắc một cách nhẹ nhàng để em đó nhớ lại câu chuyện.

 + Nếu có em kể thiếu chính xác, cũng không nên ngắt lời thô bạo. Chỉ nhận xét khi em đó đã kể xong.

 + Nên động viên, khuyến khích để các em tự tin, hồn nhiên như là đang kể cho anh, chị, em hay bạn bè nghe.

* Giáo viên cần quan niệm đúng mức về kể sáng tạo. Chúng ta không coi việc học sinh kể thuộc lòng câu chuyện, kể chính xác từng câu chữ trong văn bản truyện là thiếu sáng tạo. Chỉ trong trường hợp học sinh kể như đọc văn bản, vừa kể vừa cố nhớ lại một cách máy móc từng câu chữ trong văn bản, giáo viên mới nhận xét kể như thế là chưa tốt.

  Sau mỗi lần học sinh kể, cả lớp và giáo viên nhận xét nhanh theo những yêu cầu sau:

- Về nội dung: Kể có đủ ý đúng trình tự không?

- Về diễn đạt: Nói đã thành câu chưa? Dùng từ có phù hợp không? Đã biết kể bằng lời của mình chưa (mức độ cao)?

- Về cách thể hiện: Giọng kể có thích hợp, có tự nhiên không? Đã biết phối hợp giữa lời kể với điệu bộ, nét mặt chưa?

 Cần đặc biệt khen ngợi những học sinh có lời kể sáng tạo.

 

doc 15 trang Người đăng thuquynh91 Lượt xem 3425Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng kể chuyện cho học sinh Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Kể chuyện là một kĩ năng rất cần thiết của học sinh tiểu học. Mục đích chính của kể chuyện là phát triển kĩ năng nghe và nói cho học sinh; củng cố, mở rộng và tích cực hóa vốn từ ngữ, phát triển tư duy hình tượng và tư duy lô gíc, nâng cao sự cảm nhận về hiện thực đời sống qua nội dung câu chuyện; bồi dưỡng tình cảm tốt đẹp, trau dồi hứng thú đọc và kể chuyện, đem lại niềm vui tuổi thơ trong hoạt động học tập môn Tiếng Việt. Vì vậy rèn kỹ năng kể chuyện cho học sinh lớp 3 là một việc làm thật sự cần thiết nhất là trong giai đoạn đổi mới như hiện nay.
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng vẫn không tránh khỏi thiếu sót, rất mong được sự giúp đỡ đóng góp của Hội đồng nhà trường cùng tất cả các bạn đồng nghiệp để xây dựng nội dung sáng kiến của tôi thêm hoàn chỉnh và phong phú hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
PHẦN I: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Không phải ngẫu nhiên mà cuộc thi vở sạch chữ đẹp hằng năm của tỉnh ta lại đổi tên thành hội thi văn hay chữ tốt giải “Sao khuê” và phần dự thi bắt buộc ngoài việc viết chữ đẹp, làm văn hay còn có một phần thi chiếm phần quan trọng không thể thiếu đó là phần thi kể chuyện. Đó là một quyết định đúng đắn nhằm góp phần thay đổi nhận thức của giáo viên và học sinh về vai trò của phân môn Kể chuyện.
Kể chuyện được coi là một bộ môn nghệ thuật có từ xa xưa. Nhiều thế hệ đã tiếp nhận được trong tuổi thơ ấu của mình những ấn tượng không bao giờ phai nhạt về những câu chuyện dân gian qua giọng kể của mẹ, của bà hoặc những người thân khác trong gia đình.
Trong trường tiểu học, kể chuyện là một kiểu bài học nhằm phát triển lời nói cho học sinh, bồi dưỡng cho các em những cảm xúc thẩm mĩ lành mạnh, cung cấp những kiến thức về vốn sống và văn học, nêu những tấm gương có tác dụng giáo dục. Vì vậy rèn kĩ năng kể chuyện cho học sinh là một việc làm cần thiết của mỗi giáo viên.
Trong thực tế vì nhiều lý do khác nhau, đa số các em học sinh kể chuyện chưa hay và không xem trọng phân môn kể chuyện. Xác định được tầm quan trọng của kể chuyện trong việc giáo dục đạo đức cũng như kĩ năng sống cho học sinh tôi quyết định chọn kể chuyện làm đề đài nghiên cứu. Cần nghiên cứu xem hiện nay việc rèn kĩ năng kể chuyện cho học sinh lớp 3 có những khó khăn gì? Làm thế nào để tất cả các em học sinh đều kể chuyện hay và yêu thích nghe – kể chuyện? Bằng tình thương và trách nhiệm với học sinh, nhiều năm qua tôi đã quyết tâm tìm tòi, học hỏi với mong muốn được góp thêm một giải pháp cụ thể để giúp học sinh lớp 3 kể chuyện tốt. Đó chính là lý do tôi chọn đề tài: “Rèn kĩ năng kể chuyện cho học sinh lớp 3”
PHẦN II: MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
I/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
 - Nâng cao hiệu quả dạy học kể chuyện lớp 3.
 - Tạo hứng thú học tập cho học sinh, giúp các em nhận thấy tầm quan trọng của phân môn kể chuyện từ đó giáo dục động cơ học tập cho các em.
 - Đem lại cho các em nhiều lợi ích trong nghe, nói, đọc, viết.
 - Hình thành kĩ năng kể chuyện cho các em, giúp các em diễn đạt tư tưởng tình cảm một cách rõ ràng, chính xác. Đó cũng là cơ sở để các em học tốt các môn học khác và bồi dưỡng những tình cảm đạo đức tốt đẹp.
II/ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
 - Nghiên cứu những vấn đề lý luận có liên quan đến việc rèn kĩ năng kể chuyện cho học sinh lớp 3. 
 - Nghiên cứu thực trạng rèn kĩ năng kể chuyện cho học sinh lớp 3.
 - Tìm hiểu nguyên nhân khiến học sinh lớp 3 kể chuyện chưa hay và không có hứng thú học phân môn kể chuyện.
 - Đề xuất một số giải pháp có hiệu quả để rèn kĩ năng kể chuyện cho học sinh lớp 3.
 - Giúp học sinh nhận thấy vai trò của kể chuyện trong cuộc sống cũng như trong học tập nhằm nâng cao động cơ học tập để các em tự giác rèn luyện có như vậy mới đạt hiệu quả cao.
 - Tìm hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến thiếu sót của từng em để có biện pháp khắc phục kịp thời, hợp lý.
 - Theo dõi quá trình rèn luyện của từng em để kịp thời giúp đỡ, động viên các em. 
 - Sử dụng phối hợp linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học để nâng cao hứng thú học tập cho học sinh.
PHẦN III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1/ Phương pháp nghiên cứu:
a. Nghiên cứu lý luận:
 - Tham khảo tài liệu, sách báo có liên quan đến việc rèn kĩ năng kể chuyện cho học sinh lớp 3.
 - Tham khảo nội dung, phương pháp, hình thức dạy học Kể chuyện lớp 3.
b. Nghiên cứu thực nghiệm dạy học:
 - Quan sát qua dự giờ, thăm lớp của các bạn đồng nghiệp.
 -Tìm hiểu nguyên nhân khiến học sinh kể chuyện chưa tốt từ đó không chỉ tìm cách sửa chữa mà quan trọng hơn là đề xuất những giải pháp rèn kĩ năng kể chuyện đạt hiệu quả cao hơn.
 - Thực nghiệm trên học sinh để kiểm tra tính khả thi của vấn dề và biện pháp đề ra để nâng cao hiệu quả rèn kĩ năng kể chuyện cho học sinh lớp 3.
2/ Phương pháp điều tra:
 Sử dụng phiếu điều tra để tìm hiểu:
- Thực trạng rèn kĩ năng kể chuyện cho học sinh ở những năm học trước.
- Kết quả rèn kĩ năng kể chuyện của học sinh.
- Những khó khăn, nguyện vọng khi rèn kĩ năng kể chuyện.
- Đánh giá của học sinh về phân môn Kể chuyện.
- Những quy định đặt ra cho học sinh và mức độ đạt dược của học sinh khi thực hiện các quy định đó.
3/ Phương pháp quan sát, đàm thoại:
- Quan sát cử chỉ, điệu bộ, nét mặt của học sinh khi kể chuyện.
- Trực tiếp phỏng vấn, trò chuyện, tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp để tìm hiểu những khó khăn, nguyện vọng của học sinh trong quá trình rèn luyện từ đó đưa ra biện pháp giải quyết phù hợp.
- Tìm hiểu nhận thức của học sinh về vai trò của kể chuyện.
PHẦN IV: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. XÂY DỰNG HỨNG THÚ HỌC TẬP PHÂN MÔN KỂ CHUYỆN CHO HỌC SINH LỚP 3:
 1. Sử dụng phương pháp điều tra:
 - Tìm hiểu thực trạng rèn kĩ năng kể chuyện (thuận lợi, khó khăn, kết quả của việc rèn luyện và những nguyện vọng khi rèn luyện kĩ năng).
 - Tìm hiểu đánh giá của học sinh về việc dạy học Kể chuyện (Biện pháp mà thầy cô đã đặt ra để rèn kĩ năng kể chuyện cho các em. Các em có thích học Kể chuyện không? Vì sao? Vì sao em và các bạn kể chuyện chưa hay? Làm thế nào để học tốt phân môn Kể chuyện? Em sẽ làm gì để kể chuyện hay hơn? Em có ý kiến gì về quá trình dạy học kể chuyện, điều gì làm em khó tiếp thu?
 2. Phân tích kết quả điều tra:
 Qua quá trình điều tra, tôi nhận thấy sở dĩ học sinh chưa học tốt phân môn Kể chuyện là vì:
 - Học sinh chưa có sự chuẩn bị trước khi kể nên chưa cảm thụ được nội dung câu chuyện.
 - Một số em thiếu tự tin, mất bình tĩnh khi đứng trước đám đông.
 - Các em chưa hiểu thế nào là kể sáng tạo quá chú tâm vào việc làm thế nào để kể khác hơn tác giả mà không chú ý đến việc kể diễn cảm.
 - Một số em chưa nắm được kỹ thuật kể chuyện nên còn lúng túng.
 - Một số học sinh chưa nhận thức được vai trị của kể chuyện hoặc ý thức học tập chưa cao nên không cố gắng học tập và rèn luyện.
 3. Tổ chức các buổi sinh hoạt với chủ đề: “Rèn kĩ năng kể chuyện “
 - Giáo viên chọn một số câu chuyện kể cho các em nghe để kích thích hứng thú nghe – kể chuyện của các em, làm thế nào để sau khi nghe cô giáo kể chuyện các em yêu thích chuyện kể và muốn được kể lại câu chuyện đó cho bạn bè và người thân cùng nghe. Muốn vậy trước hết giáo viên cần phải rèn luyện năng lực kể chuyện cho thật tốt để thu hút sự chú ý của học sinh.
- Tổ chức cho các em thi kể chuyện có thưởng để động viên, khích lệ các em.
 - Tổ chức đàm thoại lấy ý kiến của học sinh về dạy học Kể chuyện. Ví dụ như:
 @ Trong lớp ta những bạn nào kể chuyện hay nhất?
 @ Học tốt phân môn Kể chuyện có lợi gì?
 @ Em có muốn kể chuyện được hay như các bạn không?
 @ Để học tốt phân môn Kể chuyện em cần làm gì?
 @ Em đã từng cố gắng rèn luyện hay chưa?
 @ Em đã làm gì để rèn luyện kĩ năng kể chuyện?
 @ Trong quá trình rèn luyện em đã gặp những khó khăn gì, điều gì làm cho em cảm thấy khó nhất khi tập kể và kể chuyện?
 @Thế nào là kể chuyện? Kể chuyện như thế nào được gọi là có sáng tạo? 
 * Giáo viên tổng hợp các ý kiến rồi rút ra kết luận: Như vậy có thể thấy rằng kể chuyện là hình thức trình bày lại câu chuyện bằng lời kể một cách hấp dẫn, sáng tạo, giàu ngữ điệu và có sự diễn xuất qua nét mặt, cử chỉ, điệu bộ của người kể một cách tự nhiên nhằm truyền cảm đến người nghe. Muốn kể chuyện hay chúng ta cần phải chịu khó rèn luyện đúng cách là được. 
 * Phát động phong trào chúng em cùng nhau thi kể chuyện.
 - Giáo viên nêu yêu cầu, hình thức, thể lệ và thời gian của đợt thi đua.
 - Vận động học sinh đăng ký tham gia.
 - Tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả của phong trào.
 « Thông qua đợt thi đua phân loại các thiếu sót thường gặp ở học sinh để tìm ra biện pháp giúp đỡ hợp lý. Tuyên dương những học sinh rèn luyện đúng cách và có tiến bộ rõ rệt, động viên các em cố gắng để đạt hiệu quả cao hơn trong đợt sau.
 « Tôi thử nghiệm biện pháp này từ đầu năm học vào các buổi sinh hoạt ngoại khóa, hoạt động tâp thể trong các tiết học kể chuyện và hiệu quả đạt được rất cao. Tất cả các em đều tự giác rèn luyện, đến giờ kể chuyện tất cả các em hăng hái học tập và đa số các em đều có tiến bộ vượt bậc. Ngoài những câu chuyện kể trong sách giáo khoa tôi còn khuyến khích các em tự sưu tầm và giới thiệu với các bạn những câu chuyện hay có ý nghĩa giáo dục thiết thực với học sinh giúp các em thỏa mãn niềm đam mê tự thể hiện mình trước các bạn và thầy cô. Qua đó nâng cao hứng thú học tập và rèn luyện kĩ năng kể chuyện đồng thời giáo dục đạo đức và kĩ năng sống cho các em thông qua nội dung câu chuyện.
 Việc xây dựng hứng thú học tập Kể chuyện cho các em đã đạt được những thành công nhất định. Song để học sinh lớp 3 học tốt phân môn Kể chuyện thì ngoài tinh thần tự giác các em còn cần có nghệ thuật kể chuyện. Sau đây tôi xin nêu ra một số kĩ thuật rèn kể chuyện cho học sinh lớp 3 đạt hiệu quả cao như:
II. RÈN KĨ NĂNG KỂ CHUYỆN CHO HỌC SINH LỚP 3:
1/ Hướng dẫn học sinh đọc và cảm thụ câu chuyện:
 Khâu chuẩn bị của người kể vô cùng quan trọng. Người kể phải đọc đi đọc lại câu chuyện, phải suy nghĩ về những sự việc, con người trong câu chuyện, phải đồng cảm với suy nghĩ, tâm tư của tác giả, số phận của nhân vật.
 Đọc nhiều lần thì mới hiểu hết ý nghĩa, ngôn từ của câu chuyện. Đọc diễn cảm để lắng nghe âm điệu của tác giả và lời nói, giọng điệu cử chỉ, điệu bộ của từng nhân vật.
 Để tìm hiểu thấu đáo truyện có thể đặt những câu hỏi như sau:
 - Câu chuyện thuộc loại truyện gì?
 - Câu chuyện nêu vấn đề gì? Xảy ra bao giờ ở đâu?
 - Truyện có mấy nhân vật, đại diện cho tầng lớp người nào trong cuộc sống? Cuộc đời, số phận của từng nhân vật ra sao?
 - Câu chuyện xảy ra, diễn biến với các sự kiện như thế nào? Kết thúc ra sao? 
 - Thông qua câu chuyện có thể rút ra ý nghĩa gì cho cuộc sống hiện tại?
 - Thử tóm tắt nội dung câu chuyện.
2/ Cách sử dụng lời kể trong khi kể chuyện:
 Khi đọc truyện, người đọc cần trung thành với ngôn từ trong văn bản. Khi kể chuyện lời kể thoát ra khỏi văn bản và trở thành ngôn từ của người kể. Trên cơ sở nắm vững cốt truyện, nhớ kĩ các tình tiết, hiểu thấu đáo nội dung và nghệ thuật của truyện, người kể chọn lựa lời kể phù hợp.
 + Lời kể có khi được lược bỏ đi chi tiết rườm rà, không cần thiết.
 + Ngược lại có thể thêm thắt một số đoạn ngắn miêu tả nhân vật, tả cảnh nhằm bộc lộ tình cảm, tâm trạng, tính cách nhân vật cho câu chuyện trở nên sinh động hấp dẫn hơn.
 + Trong các truyện dân gian, thỉnh thoảng có xen vào lời nói có vần điệu, những câu cố định, thì người kể phải giữ nguyên văn trong lời kể của mình.
 + Việc sử dụng từ ngữ trong lời kể cần phù hợp với câu chuyện.
3/ Lựa chọn ngữ điệu kể:
 Ngữ điệu kể bao gồm các yếu tố sau:
- Sự lên cao giọng hoặc hạ thấp giọng ở những lời kể khc nhau (câu kể, câu hỏi, câu cảm thán, câu cầu khiến).
- Sự ngắt nghỉ trong lời kể (tạo sự chờ đợi, không khí yên tĩnh,)
- Cường độ (to/ nhỏ) và tốc độ nhanh/ chậm) của lời kể.
- Sắc thái tình cảm của giọng kể (vui, buồn, hờn, giận, chanh chua, độc ác, cay nghiệt, hiền từ, tôn kính, trang trọng, châm biếm, âu yếm, dịu dàng, mệt mỏi, say sưa )
Tùy theo đặc điểm nội dung nghệ thuật của truyện, tùy theo tình cảm, tâm trạng, tính cách của nhân vật, người kể cần lựa chọn ngữ điệu kể phù hợp. Nếu giọng kể đều đều từ đầu đến cuối thì thật là buồn chán.
 4/ Cử chỉ điệu bộ của người kể:
 Kể chuyện là một hoạt động mang tính nghệ thuật nên có yêu cầu diễn xuất. Diễn xuất trong kể chuyện bao gồm ngữ điệu kể và sự thể hiện qua nét mặt, điệu bộ của người kể.
 Tùy theo nội dung câu chuyện và diễn biến của các tình tiết mà nét mặt, điệu bộ của người kể cần phối hợp một cách tự nhiên cùng với lời kể.
 « Lưu ý: Kể chuyện không phải là diễn kịch. Sự diễn xuất qua nét mặt, cử chỉ không nên quá cường điệu mà chỉ là sự phối hợp tự nhiên với ngữ điệu kể. 
5/ Sử dụng các phương tiện hỗ trợ cho kể chuyện:
Có thể sử dụng các phương tiện hỗ trợ cho kể chuyện như: các tranh ảnh, đồ vật, cảnh vật liên quan đến câu chuyện, máy ghi âm để minh họa, dẫn dắt câu chuyện, dồng thời còn chắp cánh cho trí tưởng tượng bay bổng, phong phú của người nghe về câu chuyện.
 6/ Thực hiện trong tiết dạy:
 Các bước kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới, và củng cố, dặn dò được thực hiện chung với phần Tập đọc. Trong phần kể chuyện (0,5 tiết ), Giáo viên thực hiện các công việc sau:
 a. Giáo viên nêu nhiệm vụ: giúp học sinh nắm vững yêu cầu của bài tập kể chuyện trong sách giáo khoa. Trong trường hợp cần thiết, giáo viên mời một hoặc hai học sinh làm mẫu một phần của bài tập.
 b. Hướng dẫn học sinh kể chuyện bằng hình thức thích hợp (kể chuyện trong nhóm, kể chuyện trước lớp, thi kể chuyện tiếp sức, phân vai dựng lại câu chuyện).
Ở hoạt động này, giáo viên cần lưu ý đến đặc điểm riêng của từng loại bài để dễ dàng hướng dẫn học sinh và tiến trình bài dạy diễn ra một cách nhẹ nhàng nhằm rèn luyện kĩ năng kể chuyện cho học sinh một cách tốt nhất.
* Giáo viên cần lưu ý khi hướng dẫn học sinh kể chuyện:
 + Nếu có em đang kể bỗng lúng túng vì quên chuyện, giáo viên có thể nhắc một cách nhẹ nhàng để em đó nhớ lại câu chuyện.
 + Nếu có em kể thiếu chính xác, cũng không nên ngắt lời thô bạo. Chỉ nhận xét khi em đó đã kể xong.
 + Nên động viên, khuyến khích để các em tự tin, hồn nhiên như là đang kể cho anh, chị, em hay bạn bè nghe.
* Giáo viên cần quan niệm đúng mức về kể sáng tạo. Chúng ta không coi việc học sinh kể thuộc lòng câu chuyện, kể chính xác từng câu chữ trong văn bản truyện là thiếu sáng tạo. Chỉ trong trường hợp học sinh kể như đọc văn bản, vừa kể vừa cố nhớ lại một cách máy móc từng câu chữ trong văn bản, giáo viên mới nhận xét kể như thế là chưa tốt. 
 « Sau mỗi lần học sinh kể, cả lớp và giáo viên nhận xét nhanh theo những yêu cầu sau: 
Về nội dung: Kể có đủ ý đúng trình tự không?
Về diễn đạt: Nói đã thành câu chưa? Dùng từ có phù hợp không? Đã biết kể bằng lời của mình chưa (mức độ cao)?
Về cách thể hiện: Giọng kể có thích hợp, có tự nhiên không? Đã biết phối hợp giữa lời kể với điệu bộ, nét mặt chưa?
 Cần đặc biệt khen ngợi những học sinh có lời kể sáng tạo. 
 7/ Kết quả dạy học:
 Qua quá trình tìm hiểu và áp dụng, biện pháp này đã mang lại hiệu quả cao trong quá trình rèn kĩ năng kể chuyện cho học sinh lớp 3. Các em có hứng thú tích cực học tập và đa số học sinh (35/38 em) có kĩ năng kể chuyện tốt và có 3 học sinh đạt giải cao trong hội thi kể chuyện cấp trường (một giải nhất, một giải nhì và một giải ba), có một học sinh dự thi kể chuyện cấp huyện đạt giải khuyến khích và tham gia giải Sao khuê đạt giải ba.
Dưới đây là bảng thống kê số học sinh thực hiện được các yêu cầu khi kể chuyện: 
Đợt kiểm tra
TSHS
Về nội dung
Về cách thể hiện
Về cách diễn đạt
Đạt 
Chưa đạt
Đạt 
Chưa đạt
Đạt 
Chưa đạt
Đầu năm học
38
25
13
10
28
8
30
Giữa HKI
38
27
11
25
13
23
15
Cuối HKI
38
34
3
32
6
31
7
Giữa HKII
38
36
2
29
9
33
8
Cuối 
năm
38
38
0
36
2
35
3
PHẦN V: BÀI HỌC KINH NGHIỆM
? Việc nghiên cứu kĩ tài liệu, sách báo, tham khảo nội dung, phương pháp dạy học Kể chuyện và kinh nghiệm của các bạn đồng nghiệp là một việc làm cần thiết đối với mỗi giáo viên.
? Người giáo viên nên có cái nhìn tổng quát về tổng thể chương trình của môn Tiếng Việt để thấy được giữa các mạch kiến thức liên quan như thế nào? Vai trò ý nghĩa của chúng ra sao? Từ đó có sự đổi mới trong phương pháp giảng dạy, có sự linh hoạt, chủ động, sáng tạo trong hoạt động dạy học để biết mình phải làm gì?
? Phát huy hết hiệu quả của từng biện pháp dạy học, phối hợp linh hoạt các biện pháp để mọi học sinh trong lớp đều được hoạt động.
? Giáo viên là người khơi gợi ý thức, quyết tâm và lòng tự tin của học sinh; động viên nhắc nhở kịp thời để học sinh tự giác nâng cao kết quả rèn luyện.
? Giáo viên cần phối hợp chặt chẽ với gia đình và cộng đồng để giáo dục học sinh một cách toàn diện.
Trên đây là một số giải pháp để giúp học sinh lớp 3 rèn kĩ năng kể chuyện. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của hội đồng sư phạm nhà trường và các bạn đồng nghiệp để sáng kiến của tôi hoàn thiện hơn.
Một lần nữa tôi xin thành thật cảm ơn! 
	Minh Hòa, ngày 2 tháng 2 năm 2012
Người viết 
Nguyễn Thị Diệu Hiền 
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP HUYỆN
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TỈNH
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 
Trang 1
PHẦN I: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 
Trang 2
PHẦN II: MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Trang 3
PHẦN III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Trang 4
PHẦN IV: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Trang 5
PHẦN V: BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Trang 11
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
Trang 12
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP HUYỆN
Trang 13
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TỈNH
Trang 14

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_ki_nang_ke_chuyen_cho_hoc_sinh_lop.doc