Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng đọc cho học sinh Lớp 1 qua phân môn Tập đọc

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng đọc cho học sinh Lớp 1 qua phân môn Tập đọc

Dạy cho học sinh lớp 1 đọc thông là dạy cho học sinh biết đọc trơn liên từ,

cụm từ, câu, biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. Hiểu theo nghĩa các từ thông dụng,

biết diễn đạt ý trong câu. Như vậy khi dạy Tập đọc cho học sinh lớp 1 thì việc

rèn đọc đúng cho các em là cơ bản nó vừa có ý nghĩa rèn luyện về ngôn ngữ vừa

có ý nghĩa bồi dưỡng về văn học.

Việc dạy đọc cho các em thật vô cùng quan trọng, bởi các em có đọc tốt

được ở lớp 1 thì khi học các lớp tiếp theo, các em mới nắm bắt được những yêu

cầu cao hơn của môn Tiếng Việt. Đọc đúng học sinh sẽ có cơ sở hiểu đúng, viết

đúng. Đọc đúng còn giúp cho người khác hiểu bài các em đọc. Đọc đúng còn

giúp các em trong học tập môn khác, hiện nay cũng như trong sinh hoạt và công

tác sau này khi các em lớn lên.Vì vậy kĩ năng đọc được xem là một tiêu chí đánh

giá chất lượng học tập của học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 1 nói

riêng. Nhưng trước hết là vấn đề kĩ năng, không phải cứ biết chữ là học sinh nào

cũng có thể đọc đúng. Muốn đọc đúng thì các em phải luyện đọc theo đúng qui

tắc hướng dẫn. Đó là vấn đề luôn đặt ra cho người giáo viên.3

Xuất phát từ vấn đề trên là giáo viên dạy lớp 1 với sự nỗ lực phấn đấu của

bản thân trong giảng dạy và việc học tập tìm hiểu kinh nghiệm của đồng nghiệp

trong tổ đã nhiều năm dạy lớp 1. Tôi mạnh dạn trình bày áp dụng sáng kiến

“Rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1 qua phân môn Tập đọc ”.

pdf 36 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 05/03/2022 Lượt xem 2120Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng đọc cho học sinh Lớp 1 qua phân môn Tập đọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 nhau. Được 
dự các tiết Tập đọc của trường nói chung và của lớp 1 nói riêng tôi nhận thấy 
phần lớn giáo viên đều chú ý sửa lỗi phát âm cho học sinh song do thời gian bị 
hạn chế nên việc sửa lỗi chỉ được lướt qua khi luyện đọc từ hoặc câu giáo viên 
thường chỉ cho học sinh luyện những từ và câu mà sách giáo khoa yêu cầu chứ 
chưa chọn lọc ra từ hoặc câu mà học sinh của mình hay nhầm lẫn. Bên cạnh đó 
vẫn còn có giáo viên vận dụng phương pháp dạy học chưa phù hợp với từng đối 
tượng học sinh nên chất lượng chưa cao, một số giáo viên chưa nhiệt tình giúp 
đỡ học sinh. Mặt khác do trình độ giáo viên chưa đồng đều nên mỗi giáo viên lại 
có cách hiểu và phân loại khác nhau còn thiếu chính xác nên dẫn đến việc nhận 
thức giọng đọc các bài khác nhau. Còn có giáo viên chưa chú ý rèn đọc cho học 
sinh trong các giờ học, môn học khác. 
c. Về phía học sinh 
 Do đặc điểm tâm lí của trẻ 6 - 7 tuổi các em rất hiếu động, khả năng tập 
trung chưa cao. Trong khi đó để cho học sinh đọc trơn, lưu loát, phát âm chuẩn, 
đúng cách ngắt giọng, đòi hỏi nhiều ở tính kiên trì, nhẫn nại chịu khó. 
 Bên cạnh đó lớp 1A1 mà tôi điều tra nghiên cứu nói riêng gồm có 60 học 
sinh, trong đó có 35 nữ, học sinh phổ cập 1 em, dân tộc không. Học sinh đi học 
đúng độ tuổi là 96%. Nhưng trình độ nhận thức không đồng đều. 
 12 
d. Về phía phụ huynh 
 Một số gia đình chưa quan tâm đến việc học con em mình, phó mặc 
khoán trắng cho nhà trường. 
2.2.3. Khảo sát kĩ năng đọc của học sinh lớp 1 
 Sau khi tìm hiểu thực trạng của vấn đề nghiên cứu tôi đã lập ra kế hoạch 
dạy thực nghiệm, để đạt kết quả tốt tôi tiến hành khảo sát kĩ năng đọc của học 
sinh trước khi dạy thực nghiệm: 
 Tôi đã dự giờ của đồng chí Đỗ Thị Cúc chủ nhiệm lớp 1A2 cùng khối lớp 
với tôi mục đích tìm hiểu phương pháp giảng dạy, các bước lên lớp, phong trào 
luyện đọc của học sinh. Sau khi dự giờ lớp 1A2 bài:“Hoa Ngọc Lan” - Tiếng 
Việt 1 - Tập 2. Tôi đã xây dựng phiếu trắc nghiệm về những lỗi học sinh hay 
mắc như sau: 
Phiếu điều tra học tập 
 Họ và tên: 
 Lớp : 1A2 
 1. Câu hỏi: 
 a. Em có thích học Tập đọc không? 
 b. Đọc đúng giúp em những gì? 
 c. Em thích đoc bài nào (văn xuôi, thơ..)? Vì sao? 
 2. Bài tập : 
 2.1. Em hãy đọc các từ sau: thứ hai, cô giáo, dạy em, điều hay, em rất yêu 
mái trường 
 2.2. Em hãy đọc đoạn văn sau: 
 Bố cho Giang một quyển vở mới. Giữa trang bìa là một chiếc nhãn vở 
trang trí rất đẹp. Giang lấy bút nắn nót viết tên trường, tên lớp, họ và tên của 
em vào nhãn vở. 
 Sau khi học sinh đọc xong phiếu điều tra tôi đã tổng hợp kết quả cụ thể 
trước thực nghiệm như sau: 
Lớp 
Sĩ 
 số 
Luyện phát âm; ngắt, 
nghỉ hơi 
Số học sinh đọc lƣu loát, 
chƣa lƣu loát 
Đúng Chưa đúng Lưu loát Chưa lưu loát 
SL % SL % SL % SL % 
1A2 55 46 83,6 9 16,4 35 66,3 20 33,7 
 Từ những số liệu về tình hình học tập của học sinh mà tôi đã kiểm tra được 
và tìm hiểu rõ nguyên nhân nào các em lại đọc còn chậm chưa lưu loát, chưa 
ngắt, nghỉ hơi đúng so với yêu cầu chuẩn. Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi đề xuất 
một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả về khả năng đọc cho học sinh lớp 1 
như sau. 
 13 
CHƢƠNG III: CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 
3. Biện pháp tiến hành 
3.1. Đề xuất một số biện pháp 
 Từ việc nghiên cứu cơ sở thực tiễn và cơ sở lý luận của việc dạy đọc tôi 
nhận thấy nếu dạy như đại trà hiện nay thì chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu 
dạy đọc ở tiểu học. Do vậy để khắc phục những hạn chế, phát huy những ưu 
điểm hiện có ở thực tế. Tôi xin mạnh dạn đưa ra một số biện pháp hướng dẫn 
học sinh rèn đọc đúng để nâng cao hiệu quả của giờ tập đọc ở lớp 1 nói riêng và 
ở tiểu học nói chung. Đó là: 
3.1.1: Biện pháp thứ nhất: Dạy linh hoạt các phương pháp trong giờ Tập đọc 
a. Phương pháp dạy đọc theo nhóm đối tượng học sinh 
 Giúp giáo viên vận dụng linh hoạt phương pháp dạy đọc phù hợp với từng 
đối tượng học sinh; giáo viên cần nhiệt tình quan tâm, giúp đỡ học sinh. 
Tôi đã phân loại học sinh trong lớp thành những nhóm đối tượng như sau: 
Nhóm 1: Gồm những học sinh đọc chậm 
Nhóm 2: Gồm những học sinh đọc tương đối tốt 
Nhóm 3: Gồm những học sinh đọc tốt 
 Tôi có thể thay tên nhóm1, 2, 3 thành tên khác như nhóm A, B, C, Trong 
quá trình dạy giáo viên vẫn phải lấy chuẩn để làm thước đo nhưng ở các tiết ôn 
tập, các giờ ôn của buổi chiều giáo viên yêu cầu các em thực hiện nhiệm vụ với 
3 mức khác nhau trong cùng một giờ học.Ví dụ: Nhóm 1 các em đọc nhiều lần 
hơn, đọc ngắn hơn so với nhóm 2 và 3. Các bài tập đọc đều có thể vận dụng 
phương pháp này. Dạy theo phương pháp này giáo viên cần có lòng nhiệt tình, 
luôn quan tâm giúp đỡ học sinh. Dạy các em lượng kiến thức phù hợp. Với học 
sinh nhóm 1 về đọc chỉ yêu cầu các em đọc một số dòng nếu như những học 
sinh bình thường có thể đọc nhiều dòng trở lên. Ví dụ: Tiết Tập đọc bài: Mèo 
con đi học - Trang 105 Tiếng Việt 1 - Tập 2, yêu cầu chuẩn với học sinh nhóm 
2, 3 giáo viên yêu cầu học sinh học thuộc lòng, có học sinh tiếp thu nhanh sẽ 
thuộc được 1 khổ thơ ngay cuối tiết học. Nhưng với học sinh nhóm 1 không yêu 
cầu các em học thuộc lòng, nhưng bên cạnh đó giáo viên phải theo dõi sát các 
em, uốn nắn và hướng dẫn cụ thể cho các em. Về đọc tăng cường gọi các em 
đọc nhiều lần một đoạn văn, đoạn thơ. Ngoài ra tôi có kế hoạch về thời gian để 
kèm cặp, phụ đạo về đọc cho những học sinh này, cụ thể các tiết Hướng dẫn học 
buổi chiều các em đọc khá, đọc tốt tự đọc theo yêu cầu giáo viên giao và các em 
ngồi cùng bàn theo dõi lẫn nhau, khi đó tôi quan tâm đặc biệt tới những em đọc 
chậm theo dõi sát khi các em đọc, viết, cho các em đọc nhiều hơn, động viên các 
em mỗi khi các em đọc tốt. Như vậy khi đã phân loại và nắm được đối tượng 
học sinh lớp mình, tôi lựa chọn phương pháp dạy và dạy một lượng kiến thức 
phù hợp cho các em. Tuy nhiên với học sinh cả lớp giáo viên vẫn lấy chuẩn để 
 14 
làm mục tiêu phấn đấu, còn những đọc chậm nếu dạy chung theo chuẩn của 
chương trình đề ra thì các em không thể theo kịp, vì thế trước hết sắp xếp chỗ 
ngồi cho các em phù hợp và có tác dụng thúc đẩy. Ví dụ: Cho các em ngồi gần 
các bạn học tốt để các em được sự giúp đỡ từ bạn, được học tập từ bạn như các 
em tập đọc theo bạn, nhắc lại câu của bạn nói, giúp đỡ từ được các bạn nhắc nhở 
luôn với hình thức này là điều kiện rất tốt cho các em hoạt động nhóm đôi, tránh 
cho các em cùng học chậm ngồi với nhau và ngồi cuối cùng của lớp, cần tạo 
điều kiện cho các em đọc tốt để các em biết phát huy những ưu điểm của mình. 
 b. Phương pháp sử dụng đồ dùng dạy học như tranh, ảnh, vật thật...cho học 
sinh 
 Lứa tuổi học sinh tiểu học nhất là học sinh lớp Một khả năng tư duy trừu 
tượng kém, phần lớn các em phải dựa trên những mô hình vật thật, tranh ảnh, do 
vậy trong các giờ học việc yêu cầu giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học là không 
thể thiếu kể cả đồ dùng giáo viên tự làm, đồ dùng dạy học là phương tiện chuyển 
tải thông tin và là nội dung truyền thụ kiến thức giáo dục tư cách, rèn luyện kỹ 
năng thực hành cho học sinh, nó có tác dụng điều khiển hoạt động của học sinh 
từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, kích thích hứng thú cho học sinh 
học tập. Có nhà giáo dục trẻ cho rằng trẻ không sợ học mà chỉ sợ những tiết học 
đơn điệu nhàm chán vì thế đồ dùng dạy học có tác dụng rất lớn trong quá trình 
dạy môn Tiếng Việt đọc cho học sinh, nhất là các em học sinh học chậm. Dùng 
tranh, ảnh có vai trò rất lớn trong phần luyện nói ở các tiết tập đọc môn Tiếng 
Việt lớp 1 - học kì II. Ví dụ: Bài Chuyện ở lớp - Trang 100 Sách giáo khoa 
Tiếng Việt 1 - Tập II. Phần luyện nói: Tìm tiếng ngoài bài: có vần uôt. Giáo viên 
treo tranh một người đang tuốt lúa. Giáo viên hỏi nội dung bức tranh, sau đó cho 
các em nói câu có vần uôt, động viên các em đọc chậm nói trước, nhìn vào tranh 
tự các em có thể nói được như: Mẹ (cô, chị, dì) đang tuốt lúa hoặc là máy tuốt 
lúa. Dùng tranh, ảnh trong các phần này tôi nghĩ rằng có tác dụng rất lớn đối với 
các em học chậm, các em vừa nói được câu có vần cần tìm và còn hiểu được 
nghĩa của câu đó. Tuy nhiên các em học sinh đọc khá, đọc tốt nói các câu khác 
cũng có vần uôt. Ví dụ: “Mèo đen bắt được một con chuột. Hay: Bố em là người 
sáng suốt nhất nhà.” mà không cần dựa vào tranh. Qua đó tôi nhận thấy rằng rõ 
ràng trong cùng một giờ học giáo viên biết vận dụng khéo léo tranh, ảnh thì vừa 
phát huy được tính sáng tạo chủ động cho học sinh học tốt lại vừa tạo sự hứng 
thú cố gắng vươn lên cho học sinh học chậm. 
c. Phương pháp phối kết hợp với phụ huynh để giúp học sinh đọc tốt 
 Học sinh sống ở ba môi trường: gia đình, nhà trường, xã hội. Việc giúp học 
sinh đọc tốt không chỉ diễn ra ở nhà trường mà nó diễn ra ở cả gia đình và xã 
hội. Chính vì vậy ông bà, bố mẹ khi tiếp xúc với trẻ phải lắng nghe để sửa cho 
con mình và cần chú ý nói chuẩn để con học tập. Trong các cuộc họp phụ huynh 
 15 
học sinh ngay từ đầu năm học tôi yêu cầu phụ huynh về nhà thường xuyên cho 
con luyện đọc phần Học vần, sang học kì II từ tuần 25 là luyện đọc các bài tập 
đọc và khuyến khích con đọc truyện, định hướng cho con đọc truyện cho ông bà 
(người thân) nghe, để giúp cho con thể hiện được tình cảm của mình dành cho 
người thân, giúp các con phát triển khả năng đọc và ngôn ngữ nói. Việc tiếp xúc 
với thực tế cuộc sống giúp các em học sinh mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp. 
Ngoài ra hãy luôn nhắc nhở, uốn nắn con từng lời nói. 
3.1.2. Biện pháp thứ hai: Hướng dẫn học sinh luyện đọc trong giờ Tập đọc 
 a. Đọc mẫu 
 Muốn rèn luyện kỹ năng cho học sinh được tốt trước hết phải chú ý đến 
việc đọc mẫu của giáo viên. Bài đọc mẫu của giáo viên chính là cái đích mẫu 
hình thành kỹ năng đọc. Giáo viên phải đảm bảo chất lượng đọc chuẩn, đọc 
đúng rõ ràng, trôi chảy và diễn cảm. Giáo viên yêu cầu lớp ổn định trật tự tạo 
cho học sinh tâm lý nghe đọc, hứng thú nghe đọc và yêu cầu học sinh đọc thầm 
theo. Khi đọc giáo viên đứng ở vị trí bao quát lớp, không đi lại, cầm sách mở 
rộng, thỉnh thoảng mắt phải dừng sách nhìn lên học sinh nhưng không để bài 
đọc bị gián đoạn. Qua việc đọc mẫu của giáo viên các em có thể bắt chước đọc 
đúng và phát âm đến giọng đọc. Đối với học sinh lớp 1, giai đoạn đầu giáo viên 
đưa bài đọc và học sinh theo dõi cô đọc trên bảng, nhưng sau đó yêu cầu học 
sinh theo dõi bài ở sách giáo khoa để tạo cho các em có thói quen làm việc với 
sách. 
 b. Luyện phát âm 
 Muốn học sinh đọc đúng, đọc ngắt giọng, lưu loát rõ ràng người giáo viên 
phải giúp các em phát âm chuẩn, đọc đúng loại câu, đúng ngữ điệu câu. Giúp 
các em tự hiểu nội dung bài, giúp các em phải biết đặt mình vào vị trí của nhân 
vật, của tác giả. Ngoài ra còn phải biết cách tổ chức một giờ học nhẹ nhàng, sinh 
động. Như chúng ta đã biết cả giáo viên, học sinh tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, 
Nam Định, Thái Bình và một số huyện của Hà Nội nói riêng khi nói và đọc 
hay mắc một sai lầm là đọc ngọng, nói lẫn giữa phụ âm đầu là l - n hoặc với 
những tiếng có phụ âm quặt lưỡi như s - x; r - d; ch - tr đều đọc cố nhấn để phát 
âm cho rõ nên làm mất cái hay, cái tự nhiên khi đọc. Điều này làm cho các em 
cảm thấy xấu hổ mất tự tin khi đọc, hạn chế việc đọc của các em mất đi sự hứng 
thú với môn học này. Mà quy trình dạy tập đọc theo hướng đổi mới của lớp 1 
như chúng ta đều nắm được gồm các bước chính sau: 
 + Bước 1: Luyện đọc đúng 
 + Bước 2: Tìm hiểu nội dung 
 + Bước 3: Luyện đọc nâng cao (rèn đọc hay, đọc diễn cảm) 
 Chính vì vậy khi dạy Tập đọc chúng ta phải chú ý quan tâm đến tất cả các 
đối tượng học sinh trong lớp mình và khi dạy học chúng ta phải phụ thuộc vào 
 16 
trình độ của học sinh, phải hướng dẫn cho các em đọc đúng, phát âm chuẩn. Nếu 
học sinh đọc chưa tốt, đọc còn ngọng, sai và ấp úng thì giáo viên phải dừng lại ở 
bước 1 là luyện đọc đúng. Nếu học sinh đọc đúng, đọc tốt rồi thì giáo viên dành 
cho luyện đọc nâng cao (bước 3). Động viên các em và giao nhiệm vụ cho cả 
lớp cùng giúp bạn bằng cách không trêu ghẹo, đùa mà tạo cơ hội cho bạn sửa 
chữa. 
 Qua tìm hiểu tôi thấy đại đa số các em đọc ngọng là do các nguyên nhân sau: 
 + Do môi trường sống (nhiều hơn) 
 + Do bộ máy phát âm (ít hơn) 
 + Do phương ngữ 
 Chính vì vậy để sửa cho các em đọc đúng người giáo viên phải kiên trì liên 
tục và có hệ thống. Thông thường các em rất ngại đọc vì sợ các bạn chê cười, 
chế nhạo cho nên người giáo viên phải giải toả tâm lí cho học sinh bằng lời lẽ 
của mình. Đồng thời phải giải thích cho học sinh cùng lớp để các em cùng giúp 
bạn sửa chữa. 
c. Cách sửa đọc ngọng cho học sinh 
 Trước hết giáo viên phải nắm chắc được nghĩa của các từ có phụ âm hay đọc 
ngọng như l - n để định hình được lời nói và chữ viết. Giáo viên cần xem lại 
phương thức phát âm phụ âm đầu l - n và tự mỗi giáo viên phải luyện bằng thời 
gian dài và phải kiên trì. Khi học sinh đọc lẫn các tiếng có phụ âm đầu là l, giáo 
viên dừng lại sửa cho các em bằng cách: hướng dẫn các em đọc đầu lưỡi hơi 
cong, luồng hơi đi ra bị cản. Ví dụ: những tiếng có phụ âm đầu n đọc đầu lưỡi 
thẳng, môi trề, bụng hơi hóp lại. 
 Những tiếng có âm quặt lưỡi như s - x; r - d - gi; tr - ch thì hướng dẫn các 
em nói tự nhiên cho hay, (không cố gắng đọc nhấn). Nhưng trong Tiếng Việt có 
phụ âm đầu là r (là phụ âm quặt lưỡi) thì chúng ta đọc không rung. 
 Ví dụ: Như từ: ra vào, rang lạc, rực rỡ, rung rinh. Giáo viên đọc rung 
những tiếng là tiếng nước ngoài, ví dụ: Ra đi ô,... 
 Đối với học sinh lớp 1 dù ở bất kì dạng bài nào văn xuôi hay thơ thì trước 
khi luyện đọc đúng toàn bài bao giờ học sinh cũng được ôn luyện âm vần. Trong 
phần này các em ôn luyện vần trên cơ sở: 
 Luyện cho học sinh đọc đúng một số từ khó, hay nhầm lẫn khi đọc có 
trong bài: Ví dụ: Bài “Hoa ngọc lan” sách giáo khoa chỉ yêu cầu luyện đọc các 
từ sau “hoa lan, lấp ló, lá dày”. Khi dạy dựa vào tình hình đọc của lớp ngoài 
những từ trên tôi đã chọn một số từ ngữ cần luyện đọc hoặc cho các em tự phát 
hiện tìm them một số từ ngữ khác cần luyện đọc đúng đó là các từ ngữ:“xanh 
thẫm, nụ hoa, ngan ngát, kẽ lá, tỏa khắp vườn, khắp nhà”. Sở dĩ chọn thêm 
những từ ngữ này bởi vì thực tế lớp tôi dạy còn một số ít em đọc chưa tốt, các 
em hay nhầm lẫn vần, phụ âm đầu và dấu thanh. 
 17 
Ví nhụ như: 
 Từ Học sinh đọc nhầm 
 xanh thẫm xăn thẫm 
 nụ hoa lụ hoa 
 ngan ngát ngang ngác 
 kẽ lá ké lá 
 tỏa khắp vườn, khắp nhà tỏa khắc vường, khắc nhà 
 Giáo viên khuyến khích học sinh tự nêu những từ mà các em cảm thấy 
khó đọc trong khi phát âm. 
 Ví dụ: Bài “Chú công” 
 Trong sách giáo khoa chỉ yêu cầu luyện đọc từ “nâu gạch, rẻ quạt, rực rỡ, 
lóng lánh” nhưng các em học sinh lớp tôi đã nêu thêm các từ mà các em cho là 
khó đọc: “màu sắc, xoè tròn, xanh xẫm” vì khi đọc dễ bị lẫn “mầu sắc, xèo tròn, 
xăn xấm”. 
 Khi cho các em luyện đọc từ ngữ, giáo viên nên kết hợp phân tích tiếng để 
giúp học sinh nhớ lại những âm vần đã học. Tuy nhiên chúng ta cần tập trung 
gọi những học sinh đọc còn yếu song để giúp những em này đọc được đúng thì 
việc gọi một số em giỏi đọc thật to, thật chính xác là một việc làm không thể 
thiếu bởi vì các em yếu sẽ bắt chước các bạn để đọc và như vậy các em sẽ có ý 
thức tự sửa hơn. Sau đó cả lớp sẽ đồng thanh những từ ngữ này. Khi cho học 
sinh luyện đọc từ ngữ, giáo viên nên kết hợp phân tích tiếng để giúp học sinh 
nhớ lại những âm vần đã học: đúng hay chưa đúng, chưa đúng ở chỗ nào, các 
em có thể tự sửa lại cho bạn. Nếu học sinh không làm được việc đó, giáo viên 
phải kịp thời uốn nắn sửa sai ngay cho các em. Nhất thiết phải có tuyên dương 
và nhắc nhở kịp thời. 
 Không chỉ luyện đọc đúng từ ngữ trong giờ Tập đọc mà trong các tiết 
Hướng dẫn học (ôn tập đọc) tôi cũng luôn đưa ra các bài tập phân biệt phụ âm 
đầu và vần để giúp các em phát âm tốt hơn. 
 Ví dụ: Dạng bài tập điền vần hoặc điền phụ âm đầu 
 + Bài tập 1: Điền s hay x ? 
 ...an .uất , ..anh anh , .o ..ánh 
 + Bài tập 2: Điền l hay n ? 
 .oắng , oê , í .ẽ , áo ..ức 
 + Bài tập 3: Điền r, d hay gi? 
 .ộn ..ã , .ập ..ờn , ặt ..ũ 
 + Bài tập 4: Điền vần anh hay ăn? 
 ch.len , bức tr.., c..nhà , mkhoẻ 
 + Bài tập 5: Điền ăc, ăt hay ăp ? 
 m..trời , máo, đôi m 
 18 
 Sau khi học sinh điền xong giáo viên phải yêu cầu và kiểm tra các em 
đọc. Nếu các em phát âm chưa đúng giáo viên phải kịp thời uốn nắn ngay. Phần 
luyện đọc từ nếu giáo viên làm tốt, hướng dẫn học sinh kỹ sẽ giúp các em đọc 
tròn bài đọc tốt hơn. 
d. Luyện cho học sinh có ý thức về ngữ điệu khi đọc: 
 * Đọc đúng: dạng thơ 
 Thơ là tiếng nói của tình cảm, là sự phản ánh con người và thời đại một 
cách cao đẹp, thơ rất giàu chất trữ tình. Vì vậy khi đọc thơ cần thể hiện được 
tình cảm của tác giả gửi gắm trong từ, từng dòng thơ, nhịp thơ để truyền cảm 
xúc đến người nghe. Vì vậy đọc thơ phải đọc đúng dòng thơ, vần thơ, thể thơ để 
thể hiện sắc thái, tình cảm, ngắt nhịp ra sao. Do vậy khi dạy những bài đọc thơ ở 
giai đoạn đầu tôi thường đưa lên bảng các câu thơ cần chú ý ngắt giọng rồi 
hướng hẫn: Ví dụ: Bài “Tặng cháu” 
 Vở này / ta tặng cháu yêu ta 
 Tỏ chút lòng yêu cháu / gọi là 
 Mong cháu / ra công mà học tập 
 Mai sau / cháu giúp nước non nhà 
 Học sinh sẽ được luyện đọc từng câu rồi đọc nối tiếp nhau cho đến hết 
bài. Giáo viên có thể cho các em dùng kí hiệu đánh dấu vào sách để khi đọc 
không bị quên. 
 Đến giai đoạn sau (khoảng từ giữa học kì II trở đi) tôi đã để học sinh nhìn 
vào sách và nêu cách ngắt giọng của mình ở từng câu thơ (vì những bài thơ của 
lớp 1 thường là ngắn nên công việc này cũng không chiếm quá nhiều thời gian 
trong tiết dạy). Nếu học sinh nói đúng giáo viên công nhận ngay và cho các em 
đánh dấu luôn vào sách. Nếu học sinh nói chưa đúng giáo viên sửa lại cho học 
sinh những câu học sinh ngắt nhịp chưa đúng và nêu cho các em thấy tại sao 
ngắt nhịp như vậy là chưa đúng. 
 Ví dụ: “Lá thu / kêu xào xạc 
 Con nai / vàng ngơ ngác 
 Đạp trên / lá vàng khô” 
 Câu “Con nai vàng ngơ ngác” ngắt nhịp như trên là chưa đúng vì “con nai 
vàng” là một cụm từ liền nhau, nếu ngắt giọng ở sau chữ “nai” thì cụm từ đó sẽ 
bị tách ra và nghĩa của nó sẽ không rõ ràng. Tôi đã sửa cách đọc bài thơ trên như 
sau: “Lá thu kêu / xào xạc 
 Con nai vàng / ngơ ngác 
 Đạp trên lá / vàng khô” 
 Ví dụ: Bài “Kể cho bé nghe” 
 Khi đọc học sinh thường ngắt mỗi dòng thơ một lần là do thói quen nhưng 
tôi đã sửa lại và hướng dẫn cho các em cách đọc vắt dòng: cuối dòng 1 đọc vắt 
 19 
luôn sang dòng 2, cuối dòng 3 đọc vắt luôn sang dòng 4. Cứ như thế cho đến hết 
bài. Bên cạnh việc rèn đọc đúng trong các giờ tập đọc ở trên lớp thì trong các 
tiết tăng cường Tiếng Việt tôi cũng thường đưa ra những câu thơ hoặc bài thơ 
ngắn để giúp học sinh luyện đọc và ngắt giọng, cũng có thể đó là những câu ứng 
dụng hay bài ứng dụng đã có ở phần Học vần. 
 Ví dụ: Bài: “Lũy tre” 
 Mỗi sớm mai / thức dậy 
 Lũy tre xanh / rì rào 
 Ngọn tre cong / ngọng vó 
 Kéo mặt trời / lên cao 
 Hay: “Tiếng dừa làm dịu / nắng trưa 
 Gọi đàn gió đến / cùng dừa múa reo 
 Trời trong đầy tiếng / rì rào 
 Đàn cò đánh nhịp / bay vào bay ra” 
 *Đọc đúng: dạng văn xuôi 
 Tương tự như ở thơ, giáo viên cần chú trong rèn cho các em biết ngắt, 
nghỉ hơi cho đúng. Cần phải dựa vào nghĩa và các dấu câu đển gắt hơi cho đúng. 
Khi đọc không được tách một từ ra làm hai, tức là không ngắt hơi trong một từ. 
Việc ngắt hơi phải phù hợp với các dấu câu, nghỉ ít ở dấu phẩy, nghỉ lâu hơn ở 
dấu chấm. Đối với những câu văn dài cần hướng dẫn học sinh ngắt hơi cho phù 
hợp. Cụ thể tôi cho học sinh tự tìm những câu văn dài đó hoặc do chính giáo 
viên đưa ra. Sau đó yêu cầu học sinh xác định cách ngắt giọng, gọi học sinh 
nhận xét đúng hay chưa đúng. Đối với học sinh lớp 1 giáo viên cũng chưa nên 
hỏi nhiều quá về việc tại sao các em lại ngắt giọng như vậy mà nếu thấy đúng thì 
giáo viên công nhận ngay, còn nếu chưa đúng thì sửa cho các em và giải thích 
để các em thấy rõ hơn. Sau khi xác định ngắt giọng ở mỗi câu văn dài bao giờ 
giáo viên cũng phải nhấn mạnh cho các em thấy tầm quan trọ

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_ren_ki_nang_doc_cho_hoc_sinh_lop_1_qua.pdf