* Đọc đúng chỗ ngắt giọng:
Trong văn bản, những dấu câu thể hiện chỗ ngắt giọng khi đọc.
Vì vậy phải lưu ý học sinh khi đọc phải ngắt giọng ở các dấu câu ( Ngắt giọng lôgic).Dấu phẩy phải thể hiện bằng chỗ ngắt hơi; sau dấu chấm nghỉ hơi lâu hơn 2 lần so với ngắt hơi sau dấu phẩy; sau dấu chấm xuống dòng
phải ngừng lâu gấp đôi so với chỗ ngừng sau dấu chấm.
Bên cạnh những chỗ ngắt giọng được thể hiện trên chữ viết bằng dấu câu thì một số chỗ ngắt giọng phản ánh các quan hệ ngữ pháp không được biểu hiện gì trên chữ viết.Cường thì học sinh hay đọc sai ở những câu văn có cấu trúc phức tạp, câu dài nhưng không có dấu phẩy thể hiện chỗ cần ngắt hơi, đối với những trường hợp đó, giáo viên cần phải hướng dẫn HS ngắt, nghỉ hơi, theo cấu trúc ngữ pháp hay dựa vào ý nghĩa.
và đạo đức tốt đẹp của con người Việt Nam. Mục tiêu nói trên được thực hiện các hoạt động có định hướng theo yêu cầu giáo dục.Trong các môn học ở tiểu học, cùng với môn toán, môn Tiếng việt có vị trí rất quan trọng. Môn tiếng việt ở trường phổ thông có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện trong 4 dạng hoạt động: Nghe, đọc, nói, viết. Đọc là một phân môn của chương trình Tiếng Việt bậc tiểu học. Đây là một phân môn có vị trí đặc biệt trong chương trình vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển cho HS kỹ năng đọc, một kỹ năng quan trọng hàng đầu của HS ở bậc học đầu tiên trong trường. Không cần hiểu biết về ngữ âm, ở những mức độ khác nhau, chúng ta đều cảm nhận được sự giầu đẹp, sức mạnh biểu đạt của Tiếng việt về mặt âm thanh. Điều đó không đơn giản chỉ vì ai mà chẳng yêu tiếng nói từ thuở trong nôi, tiếng mẹ đẻ gắn với những lời ru yêu thương cả mẹ. Nhiều người nước ngoài khi nghe Tiếng việt cũng phải thốt lên “Người Việt Nam nói như hát vậy”, “Tiếng Việt hay quá, giàu nhạc điệu đến mức có thể đoán được ta đang nói với cảm xúc như thế nào”.Thế nhưng hiện nay, trong việc giáo dục ngôn ngữ cho học sinh chưa được chú trọng đúng mức. Vì thế, học sinh của chúng ta đọc thành tiếng chưa tốt, chưa làm chủ được mặt âm thanh của ngôn ngữ nên chưa sử dụng ngôn ngữ một cách có hiệu quả. Điều đó làm tôi suy nghĩ và quyết định chọn vấn đề: “ Rèn đọc diễn cảm cho HS lớp 5” làm đề tài nghiên cứu. II.Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 5D Trường tiểu học Hải Hà. III. Thời gian nghiên cứu.: Đề tài nghiên cứu trong thời gian từ tháng 10 năm 2006 đến tháng 03 năm 2007. Phần II.Nội dung. Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài: I.Cơ sở lý luận: Đọc là biến hình thức chữ viết của văn bản thành hình thức âm thanh để người đọc, người nghe,hiểu được ngữ điệu mà tác giả nói qua chữ viết. Đọc là một hoạt động phức tạp mà cơ sở làm việc tiếp nhận thông tin bằng chữ viết dựa vào hoạt động của cơ quan thị giác. Đọc được chia thành quá trình đọc thành tiếng và đọc hiểu. Mục đích của đọc thành tiếng là chuyển đổi chính xác và ngày càng nhanh các ký tự văn tự thành ký hiệu âm thanh. Vì vậy, chất lượng của đọc thành tiếng trước hiết được đo bằng 2 phẩm chất: Đọc đúng, đọc nhanh. Đó cũng chính là 2 kỹ năng đầu tiên của đọc. Đọc diễn cảm là một yêu cầu của đọc thành tiếng đặt ra khi đọc những văn bản văn chương hoặc các yếu tố của ngôn ngữ văn chương. Đó là kỹ năng là chủ được ngữ điệu, làm chủ được các thông số âm thanh như tốc độ, chỗ ngừng giọng, cường độ, cao độ của giọng..Để biểu đạt đúng ý nghĩa và tình cảm mà tác giả đã gửi gắm trong bài đọc, đồng thời thể hiện sự thông hiểu, cảm thụ của người đọc đối với tác phẩm. Đọc diễn cảm thể hiện năng lực đọc ở trình độ cao và chỉ thực hiện được trên cơ sở đọc đúng và đọc lưu loát. II. Cơ sở thực tiễn. Với học sinh hiểu học, việc đọc diễn cảm không phải là một việc dễ dàng trong ki đó, ở trưởng tiểu học việc dạy đọc bên cạnh những thành công còn nhiều hạn chế. Học sinh của chúng ta dù đến lớp 5 cũng chưa đọc được như mong muốn kết quả học đọc của các em chưa đáp ứng được yêu cầu của việc hình thành của kỹ năng đọc mà cao nhất là kỹ năng đọc diễn cảm. Bên cạnh đó, một số giáo viên tiểu học cũng còn lúng tứng khi dạy đọc diễn cảm cho học sinh: Cần đọc bài tập đọc với giọng như thế nào, làm thế nào để các em đọc hay hơn, diễn cảm hơn ; Mặt khác, do điều kiện học sinh sinh ra và lớn lên ở vùng nông thôn do vậy việc tiếp xúc và tham gia các hoạt động văn hoá, văn minh là rất hạn chế mà trái lại cuộc sống lam lũ đã phần nào ảnh hưởng đến tính cách của các em. Chất văn trong các em rất ít. Ngay cả bản thân cha mẹ là người thân của các em trong từng câu nói, câu viết hay đọc một bài thơ, bài văn thì việc thể hiện diễn cảm còn rất hạn chế. Do vậy đã ảnh hưởng rất lớn đối với lứa tuổi các em, lứa tuổi rất hiếu động. Hay bắt chước, có thói quen học vẹt, chưa ý thức rõ về cái hay cái đẹp trong ngôn ngữ. Nếu ta không nắm bắt được điều này để kịp thời đổi mới PPDH để nâng cao yêu cầu luyện đọc cho học sinh thì ngoaì việc rèn đọc thông thạo cho học sinh còn đòi hỏi đọc diễn cảm ở lớp 5 là điều vô cùng khó khăn. Chương II.Thực trạng và những nội dung, biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5. I. Thực trạng vấn đề: Thực tế, năm học 2006 - 2007 tôi được phân công giảng dạy lớp 5D, trường tiểu học Hải Hà. Để dạy đọc diễn cảm có hiểu quả, ngay từ đầu năm tôi đã khảo sát chất lượng đọc của HS, phân loại đối tượng như sau: Sĩ số lớp Giỏi Khá Trung bình Yếu SL TL SL TL SL TL SL TL 37 em 1 em 2,7% 3 em 8,1% 29 em 78,4% 4 em 10,8% Qua kết quả khảo sát, tôi nhận thấy: Hầu hết các em chỉ mới dùng lại ở mức độ đọc thông thạo, các em còn đọc đều đều chứ chưa chú ý đến việc đọc hay, đọc diễn cảm. *Nguyên nhân. Do đọc diễn cảm là một yêu cầu khá cao. Tuy trong chương trình 2000, nội dung luyện đọc diễn cảm trong giờ tập đọc đã được chú trọng hơn nhưng để xác định được đọc diễn cảm trong từng văn bản thì đối với học sinh lớp 5 vẫn còn là điều khó. Giáo viên không thể hướng dẫn cặn kẽ ngay tại lớp đến tận từng em một nên dẫn đến tỷ lệ học sinh đọc diễn cảm chưa tốt còn nhiều. Một nguyên nhân nữa là học sinh chưa hiểu kỹ nội dung van bản nên dẫn đến việc đọc sai ngữ điệu thể hiện sai hoặc chưa tốt sắc thái giọng đọc, chưa phân biệt được sự cần thiết khi đọc diễn cảm thơ, văn, truyện hay bất cứ một văn bản nào. Giọng đọc cứ đều đều không hề nhấn mạnh những từ ngữ cần thiết; tốc độ đọc, cường độ đọc, cao độ hay ngắt giọng chưa đựơc các em chú trọng, các em thường ngắt hơi tuỳ tiện do các em chưa có ý thức tự giác trong quá trình luyện đọc. Thích đọc vẹt, đọc lấy nhanh cũng là nguyên nhân dẫn đến việc học sinh đọc diễn cảm chưa tốt. II, Một số nội dung biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5. Từ những hiểu biết về Tiếng Việt, qua tìm hiểu về nội dung của luyện đọc diễn cảm và qua thực tế giảng dạy ở lớp 5, tôi đã mạnh dạn đưa ra một số nội dung, biện pháp để dạy đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5. Đó là: Rèn kỹ năng đọc đúng chính âm, trọng âm: - Đọc đúng chính âm là kỹ năng, là yêu cầu đầu tiên của việc đọc diễn cảm. Học Sinh Thanh Hoá nói chung và học sinh Hải Hà nói riêng các em còn phát âm sai các nguyên âm đôi như: iê, ươ... Hay các phụ âm trong các vần như: n thành ng, thanh hỏi, thanh ngã.... vì vậy cần rèn luyện cho các em phát âm theo chính âm ( Bắc Bộ ). Ví dụ: dạy học sinh phát âm, đọc lướt trên cả hai âm i và ê trong các tiếng chiều, nhiều, nước, người... và quan trọng là cách phát âm mẫu của giáo viên để học sinh phát âm sau. - Ngoài đọc đúng chính âm, học sinh cần phải đọc đúng trọng âm ( độ vang, độ mạnh, khi phát ra tiếng). Nhiều khi học sinh thường đọc các hư từ với trọng âm tạo ra những cách đọc sai nghĩa hoặc đọc nhấn vào từng tiếng đều đều như đọc chính tả, không diễn cảm được. Ví dụ: Học sinh đọc câu: Tàu đu đủ,chiếc lá sắn / héo lại mở năm cánh vàng tươi. ( Quang cảnh làng mạc ngày mùa ) Tạo ra cách hiểu sai là: Chiếc lá sắn bị héo lại. Vì học sinh đọc nhấn vào tiếng sắn mà không nhấn vào cả 2 tiếng sắn và héo. Vì thế học sinh xác định chỗ ngắt nghỉ trong câu văn chưa hợp lý dẫn đến chỗ học sinh đọc sai. Đối với những trường hợp trên, giáo viên cần phải hướng dẫn học sinh nhấn giọng vào cả 2 tiếng sắn héo và không ngắt giọng giữa 2 tiếng. Giúp học sinh phải hiểu văn bản để tìm giọng đọc cho toàn bài: Để đọc diễn cảm, học sinh phải xác định nội dung, nghĩa, lý của bài đọc, sắc thái tình cảm, cảm xúc giọng điệu chung của bài. đây là nhiệm vụ của quá trình đọc hiểu. Vậy thông qua tìm hiểu bài, giáo viên cần phải hướng dẫn học sinh hiểu nội dung văn bản thật kỹ từ đó học sinh sẽ xác định được cảm xúc của bài: vui, buồn, tự hào, thiết tha, trang nghiêm, sâu lắng, ngợi ca... nhịp điệu của bài: nhanh, hơi nhanh, chậm, hơi chậm... Có hiểu được nội dung tư tưởng của tác giả thì mới xác định được giọng đọc toàn bài ( nếu là đọc thơ phải chú ý đến tính nhịp điệu của ngôn ngữ thơ ca tức là chất nhạc của thơ, tránh dừng lại máy móc cuối mỗi dòng) Ví dụ: Qua tìm hiểu nội dung bài thơ Cửa sông, học sinh nắm đựơc nội dung chính của bài là: Qua hình ảnh của sông, tác giả ca ngợi tình cảm thuỷ chung, uống nước nhớ nguồn. Học sinh đã nắm được các hình ảnh đẹp, những biện pháp nghệ thuật ( nhân hoá) mà tác giả đã sử dụng trong bài thơ...từ đó, học sinh xác định được giọng đọc toàn bài phải nhẹ nhàng, tha thiết và tình cảm. Học sinh hiểu được nội dung của từ thì mới không đọc sai theo kiểu thường ngắt nhịp của thơ 6 tiếng: Nơi cá/ đối vào/ đẻ trứng. Nơi tôm/ rảo đến/búng càng. Như vậy, hiểu nội dung văn bản là rất quan trọng để luyện đọc đúng, đọc diễn cảm. 3.Rèn kỹ năng đọc đúng ngữ điệu: * Đọc đúng chỗ ngắt giọng: Trong văn bản, những dấu câu thể hiện chỗ ngắt giọng khi đọc. Vì vậy phải lưu ý học sinh khi đọc phải ngắt giọng ở các dấu câu ( Ngắt giọng lôgic).Dấu phẩy phải thể hiện bằng chỗ ngắt hơi; sau dấu chấm nghỉ hơi lâu hơn 2 lần so với ngắt hơi sau dấu phẩy; sau dấu chấm xuống dòng phải ngừng lâu gấp đôi so với chỗ ngừng sau dấu chấm. Bên cạnh những chỗ ngắt giọng được thể hiện trên chữ viết bằng dấu câu thì một số chỗ ngắt giọng phản ánh các quan hệ ngữ pháp không được biểu hiện gì trên chữ viết.Cường thì học sinh hay đọc sai ở những câu văn có cấu trúc phức tạp, câu dài nhưng không có dấu phẩy thể hiện chỗ cần ngắt hơi, đối với những trường hợp đó, giáo viên cần phải hướng dẫn HS ngắt, nghỉ hơi, theo cấu trúc ngữ pháp hay dựa vào ý nghĩa. Ví dụ: Thế là/ A - lếch- xây đưa bàn tay vừa to/ vừa chắc ra/ nắm lấy bàn tay đầy dầu mỡ của tôi lắc mạnh và nói:( Một chuyên gia máy xúc). Trong thơ, học sinh cũng thường hay ngắt nhịp sai. Thường thì với thơ 4 tiếng các em hay ngắt nhịp 2/2, với thơ 5 tiếng các em sẽ ngắt nhịp 2/3 hoặc 3/2 với thơ 7 tiếng các em sẽ ngắt nhịp 4/3,3/4 hoặc 2/2/3, thơ lục bát sẽ ngắt theo nhịp chẵn 2/2/2. Có những câu thơ không được ngắt nhịp theo cách thông thường như vậy thì phải hướng dẫn học sinh dựa vào nghĩa của từ và trọng âm trong câu để ngắt nhịp cho đúng. Ví dụ: Cây / rung theo gió, lá/ bay xuống đường. ( Chú đi tuần). Trong câu thơ có nhiều cách ngắt nhịp thì hướng dẫn HS chọn cách ngắt nhịp hay nhất thể hiện được nhiều hơn. Ví dụ: Trời xanh đây là của chúng ta.( Đất nước). Câu thơ trên ta có thể ngắt nhịp 3/4 hoặc 2/1/4 nhưng nên chọn cách ngắt 2/1/4 sẽ thể hiện được sự khẳng định, tự hào về chủ quyền của đất nước hơn. * Đọc đúng kiểu câu: - Ngữ điệu câu được chia thành: Ngữ điệu cầu khiến, ngữ điệu mệnh lệnh, ngữ điệu kết thúc, ngữ điệu chưa kết thúc, ngữ điệu hỏi, ngữ điệu liệt kê...như vậy đối với kiểu câu cảm, cầu khiến, mệnh lệnh mà trên chữ viết biểu thị bằng dấu “!” thì phải đọc mạnh. Những câu cầu khiến mời mọc đề nghị nhẹ nhàng mà trên chữ viết thường ghi bằng dấu chấm sẽ được đọc giọng nhẹ hơn. Ví dụ: Mời em vào nhà chơi. Những câu hỏi thưởng phải đọc cao ở cuối câu. Ví dụ: Bà để nó chỗ nào? ( Lòng dân).Những câu chưa kết thúc còn bỏ lửng trên chữ viết thường thấy dấu (...)thì sự ngập ngừng thường đọc nhỏ và lơi giọng ( Ngữ điệu yếu) Ví dụ: Thưa...có phải ngọc thật không?( Chuỗi ngọc lam). * Đọc đúng ngữ điệu bài văn: Trong cách hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm đoạn văn, bài văn, giáo viên không chỉ dừng lại ở những chỉ dẫn: Em cố gắng đọc hay hơn, cố gắng đọc diễn cảm hơn, cố gắng đọc vui hơi, đọc cho thiết tha hơn !.. Mà giáo viên phải hướng dẫn bằng cách chỉ dẫn rõ ràng, nghĩa là: Cần đọc to lên, nhỏ đi, cao giọng lên, hạ giọng xuống, ngắt nghỉ ở chỗ này, chỗ kia ; kéo dài tiếng này, lớn giọng tiếng kia...phải dạy học sinh làm chủ được chỗ ngắt giọng ( kỹ thuật ngắt giọng biểu cảm), làm chủ tốc độ ( độ nhanh, chậm, chỗ ngân, hay là việc dãn nhịp đọc), làm chủ cường độ giọng đọc( đọc to hay nhỏ, nhấn giọng hay lơi giọng) và làm chủ cao độ ( độ cao của giọng đọc, lên giọng hay hạ giọng). * Ngắt giọng biểu cảm: Bên cạnh việc dạy học sinh ngắt giọng thể hiện đúng quan hệ ngữ nghĩa - ngữ pháp còn cần phải dạy học sinh biết ngắt giọng biểu cảm. Đó là chỗ ngừng lâu hơn bình thường hoặc chỗ ngừng không lôgic ngữ nghĩa mà do dụng ý của người đọc nhằm gây ấn tượng về cảm xúc. Các dấu (....) cũng có khi là sự ngừng giọng thể hiện một sự ngập ngừng chưa nói hết hay sự bất ngờ mà người nghe đoán ra được. Ví dụ: Trong bài Tiếng rao đêm, chỗ 3 chấm “ Ô....này” làm mọi người bất ngờ khi phát hiện ra chiếc chân gỗ của người bán bánh giò. Ngắt giọng biểu cảm còn thể hiện ở sự lựa chọn trong các cách ngắt nhịp, cách ngắt nhịp có hiệu quả nghệ thuật hơn . Ví dụ: Chọn cách ngắt: Trời xanh/ đây/ là của chúng ta. Núi rùng /đây/ là của chúng ta Chứ không chọn cách ngắt 3/4 Vì nếu ngắt theo nhịp 2/1/4 thì đây sẽ được đứng một mình tạo ra điệp chữ ngữ làm cho câu thơ thắt lại, giọng đọc mạnh lên nhấn mạnh lên, khẳng định hơn quyền sở hữu đất, trời, càng làm tăng thêm cảm xúc tự hào. Hay ta sẽ chọn cách ngắt:“ Còi/ngân lên/khúc giã từ” ( Cửa sông) để tiếng vang ngân mãi của khúc còi từ giã khi con tầu rời cửa sông ra biển. * Tốc độ: Giáo viên cần giúp học sinh hiểu đọc nhanh không phải là đọc liến thoắng. Tốc độ đọc nhanh chấp nhận được khi trùng với tốc độ lời nói .Nhưng tốc độ đọc còn phụ thuộc vào nội dung bài đọc :một bản tin phải đọc nhanh hơn một văn bản văn chương hay đọc truyện phải nhanh hơn đọc thơ trữ tình vì thơ trữ tình cần có thời gian để bộc lộ cảm xúc.. Khi đọc văn bản có nội dung miêu tả một cảnh lộn xộn , hoảng loạn thì phải đọc với nhịp nhanh ,gấp gáp : cảm xúc vui hay tả một công việc dồn dập khẩn trương cũng phải đọc nhịp nhanh .Ví dụ cần đọc nhanh câu: “Những đợt sóng khủng khiếp phá thủng khoang tàu ,nước phun vào khoang như vòi rồng” để diễn tả cảnh bất ngờ ập đến gây tai nạn khủng khiếp của cơn bão trong bài: “Một vụ đắm tàu”.Hay đoạn lấy lửa chuẩn bị nấu cơm ở bài :”Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân” cần đọc dồn dập náo nức. Cảm xúc vui tự hào cũng cần được thể hiện với tốc độ nhanh . Ví dụ : Mùa thu nay khác rồi Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi ( Đất nước) Những bài văn xuôi, trữ tình, chứa chan cảm xúc cần phải đọc chậm, những đoạn văn diễn tả tâm trạng miên man suy nghĩ, ví dụ như “ Ông Nhụ bước ra võng. Cái võng làm bằng lưới đáy vẫn buộc lưu cữu ở ngoài hàng hiên. Ông ngồi xuống võng vặn mình. Hai má phập phồng như người súc mệng khan......” ( Lập làng giữ biển). Những chỗ có ba chấm trong văn bản mô phỏng âm thanh keó dài của giọng như “ Bánh giò...ò...ò” ( Tiếng rao đêm) cần phải đọc kéo dài. Những chỗ thay đổi tốc độ sẽ gây được sự chú ý, có giá trị biểu cảm tốt. Ví dụ : khi đọc bài “ Những cánh buồm” nếu câu cuối “Cha gặp lại mình trong những ước mơ con” đọc chậm lại, nhịp dãn ra thì sẽ gây được ấn tượng cho người đọc, người nghe hơn là đọc với tốc độ bình thường như những câu khác. ở những bài có câu ngắn, câu dài thì những câu ngắn được nén lại và phải đọc với nhịp nhanh, gấp gáp hơn nhất là khi những câu điệp cú pháp, những câu có tính chất liệt kê. Những câu dài thì đọc nhịp trải dài ra. - Cường độ: Khi đọc trước nhiều người học sinh phải tính đến người nghe, phải đọc sao cho cả tập thể nghe rõ nghĩa là phải đọc to chừng nào bạn ở xa nhất trong lớp nghe thấy mới thôi. Nhưng như thế lại không có nghĩa là đọc quá to hay gào lên để gây sự chú ý của một số học sinh. Ví dụ: ở những câu Khói hình nấm là tai hoạ đấy Bom H, bom A không phải bạn ta Cần đọc với giọng vang, để thể hiện lời khẳng định không thể có bạn bè với những thú vũ khí nguy hiểm, kẻ thù của sự bình yên. Ngược lại, âm hưởng chung của bà “ Bầm ơi” là một giọng lắng vì đây là giọng điệu nội tâm, tâm tình, nhất là hai câu đầu: Ai về thăm mẹ quê ta Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm.... Cần đọc với giọng trầm diễn tả nỗi nhớ mong sâu nặng của người chiến sỹ với mẹ nơi quê nhà, hay câu nói của Ma- ri - ô “ Giu- li - ét - ta, xuống đi! Bạn còn bố mẹ...” ( Một vụ đắm tàu) là mệnh lệnh, cần phải đọc với cường độ mạnh để cho câu văn vang lên thể hiện sự mong mỏi thôi thúc mạnh mẽ, nhưng ở câu nói của Giu - li - ét - ta cuối bài : “ Vĩnh biệt Ma - ri - ô! “ Cần đọc với giọng trầm thể hiện sự đau xót nghẹn ngào. - Cao độ: Rèn cho học sinh cách lên giọng, xuống giọng đúng với nội dung, dụng ý nghệ thuật. Ví dụ : Khi đọc câu cảm thường đọc với cường độ mạnh, cao giọng, nhưng câu cảm: Và con sẽ nói giùm với mẹ Cha đi vui, xin mẹ đừng buồn! ( E- mi- li, con....) Cần đọc hạ giọng để thể hiện sự nghẹn ngào, đau thương. Câu cuối trong bài: “ Tác phẩm của Si - le và tên phát xít” được đọc hạ giọng, ngưng một lát trước từ “ vở” và nhấn vào “ Những tên cướp” để thể hiện ngụ ý hóm hỉnh, sâu cay của ông cụ. “ Đó là vở Những tên cướp” hay câu hỏi thường đọc cao giọng ở cuối câu nhưng ở câu “ và giết cả những dòng sông của thơ ca nhạc hoạ?” trong bài ( E - mi - li, con...) lại hạ giọng để thể hiện sự đau xót. Cần kết hợp giữa cao độ và cường độ trong giọng đọc để phân biệt lời tác giả và lời nhận vật: chương trình 2000 có rất nhiều văn bản kể chuyện, ở đó luôn có sự xen kẽ lời nhân vật và lời tác giả - lời dẫn chuyện. Khi đọc những lời dẫn chuyện cần đọc với giọng nhỏ hơn, thấp hơn những lời nói trực tiếp của nhân vật. ở đây có sự chuyển giọng mà những lời dẫn như nền thấp để cho những lời hội thoại nổi lên. Đọc văn bản kịch ( Lòng dân, Người công dân số Một) cũng như vậy. 4 Rèn đọc diễn cảm cho học sinh ở những giờ học khác. Ngoài việc dạy đọc diễn cảm cho học sinh trong giờ tập đọc, cần kết hợp rèn đọc diễn cảm cho học sinh trong các giờ học khác ( đạo đức, tập làm văn,...)Ví dụ: Cần đọc diễn cảm trong các bài: Tình quê hương, bà cụ bán hàng nước chè,... ở các giờ tập làm văn hay những câu chuyện trong giờ đạo đức... bất kỳ một thể loại văn thơ hay chuyện khi đọc diễn cảm chúng ta đã khai thác ở một khía cạnh nào đó của nghệ thuật của nội dung để làm rõ các nội dung được phản ánh trong tác phẩm. Và như vậy, việc rèn đọc diễn cảm cho học sinh không chỉ đạt đến kỹ năng đạt cao nhất mà còn giúp các em cảm thụ được các tác phẩm ở cả hai mặt nội dung và nghệ thuật. Ngoài ra, rèn đọc diễn cảm cho học sinh là một quá trình lâu dài. Do vậy ngoài tiết học chính khoá tôi còn tổ chức rèn đọc cho các em qua các buổi học thêm thông qua hình thức thi đọc diễn cảm để gây thêm sự hào hứng cho các em, giúp các em có ý thức luyện đọc ở mọi nơi, mọi lúc. Có như vậy, các em mới thực sự đạt được kỹ năng đọc diếm cảm đối với yêu cầu rèn đọc của học sinh lớp 5. Phần III kết luận I Kết quả nghiên cứu: Qua quá trình rèn đọc diễn cảm cho học sinh với nhiều hình thức khác nhau, nhờ sự hỗ trợ của học sinh, đồng nghiệp và nhất là của Ban giám hiệu nhà trường, tôi thấy chất lượng của học sinh trong lớp đã được nâng lên rõ rệt, hầu hết các em đã đọc diễn cảm tương đối tốt, trong đó có một số em đọc rất tốt. Kết quả bảng khảo sát chất lượng qua định kỳ lần 3 Sĩ số lớp Giỏi Khá Trung bình Yếu SL TL SL TL SL TL SL TL 37 em 12 32% 15 40% 10 28% 0 II Bài học kinh nghiệm: Qua quá trình dạy tập đọc và quá trình thực hiện đề tài này, tôi thấy muốn dạy tốt phần đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5, người giáo viên cần: Có kiến thức chắc chắn về tiếng việt ( ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng,..) Luôn tìm tòi, vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học Tìm hiểu để nắm vững đặc điểm đối tượng học sinh Chú trọng đến việc rèn đọc diễn cảm để giáo dục học sinh có ý thức học tập tiến tới đạt kỹ năng về đọc diễn cảm III ý kiến đề xuất. - Nên tiến hành chú trọng dạy đọc diễn cảm ngay từ các lớp dưới nhất là ở lớp 4 - Cần cung cấp thêm những phương tiện thiết bị dạy đọc: băng hình....để giúp học sinh đọc tốt hơn. Trong thời gian thực hiện đề tài sẽ không tránh khỏi những sai sót mong bạn đọc thông cảm và góp ý cho tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hải Hà ngày 30 tháng 3 năm 2007 Người viết Lê Thuý Hằng Mục lục Phần 1 Mở đầu I. Lý do chọn đề tài II. Đối tượng nghiên cứu III. Thời gian nghiên cứu Phần II nội dung Chương I: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài I Cơ sở lý luận Chương II: Thực trạng và những nội dung biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5 I Thực trạng vấn đề II. Một số nội dung biện pháp rèn
Tài liệu đính kèm: