Sáng kiến kinh nghiệm Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh trường THCS Thái Thịnh trong giai đoạn hiện nay

Sáng kiến kinh nghiệm Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh trường THCS Thái Thịnh trong giai đoạn hiện nay

Những năm gần đây hiện tượng tiêu cực trong giáo dục không phải là ít.

Ở đâu đó chúng ta còn thấy những thầy giáo không đủ tư cách làm tấm3

gương, những cô giáo thiếu tinh thần trách nhiệm, những học trò bàng quan

với việc học với tương lai, cuộc đời, chúng ta có thể thấy rằng việc giáo dục

giới trẻ hiện nay đang là vấn đề cấp thiết được cả xã hội quan tâm. Việc xây

dựng được môi trường giáo dục mà ở đó thầy đúng nghĩa là thầy, trò đúng

nghĩa là trò, trong môi trường giáo dục đó chỉ có tình yêu thương, sự kính

trọng, bao dung biết ơn và hoà hiếu đó là mơ ước của tất cả mọi người.

Nhưng đáng buồn thay thực trạng văn hoá ứng xử của thế hệ trẻ trong nhà

trường đang xuống cấp một cách nghiêm trọng cả về đạo đức lối sống và ý

thức sống.

Đã đến lúc chúng ta phải thấy được sự cần thiết của việc giáo dục tư

tưởng đạo đức và lối ứng xử có văn hoá cho thế hệ trẻ. Xây dựng một thế hệ

trẻ có sức khoẻ, có trí lực, lòng nhiệt huyết, luôn trau dồi về lý tưởng và đạo

đức cách mạng. Ngoài ra trong cuộc sống luôn chấp hành nghiêm chỉnh các

chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước, gương mẫu

trong cộng đồng, làm tròn bổn phận của người công dân.

Ở trường trung học cơ sở Thái Thịnh – quận Đống Đa – thành phố Hà Nội

hiện nay, vấn đề văn hóa ứng xử của học sinh là tương đối tốt. Tuy nhiên

không phải là không có những biểu hiện đáng lưu tâm từ phía các thầy cô

giáo và học sinh trong nhà trường.

Đề tài này trình bày về vấn đề Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa ứng

xử cho học sinh trường THCS Thái Thịnh trong giai đoạn hiện nay.

pdf 66 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 04/03/2022 Lượt xem 1296Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh trường THCS Thái Thịnh trong giai đoạn hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 người trong quá trình sống, học tập và 
lao động. Từ hoạt động thực tiễn mỗi cá nhân sẽ đặt mình vào các pha giao 
tiếp ứng xử khác nhau. Vì vậy họ tự sàng lọc, lựa chọn hành vi ứng xử tốt 
đẹp, đúng chuẩn mực và nhận thức, phân biệt được các hành vi ứng xử thiếu 
văn hóa từ đó có thái độ phê phán, đào thải. 
Cũng trong hoạt động thực tiễn, mỗi cá nhân có thể ý thức hành vi ứng 
xử văn hóa của mình để làm gương cho mọi người xung quanh đồng thời học 
tập từ người khác những nét ứng xử đẹp, đúng chuẩn mực. 
Như vậy, môi trường xã hội có vai trò quan trọng đối với việc giáo dục 
văn hóa ứng xử của cá nhân. Đây là quá trình giáo dục liên tục và lâu dài 
trong suốt cuộc đời của con người. 
Giáo dục văn hóa ứng xử trong nhà trường 
Thực tế, văn hóa giao tiếp và ứng xử từ lâu đã trở thành một vấn đề 
được nhiều người quan tâm. Trong nhà trường, vấn đề giao tiếp và ứng xử lại 
trở nên quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết. Nhà trường không chỉ dạy 
chữ mà còn dạy làm người cho các thế hệ học trò. Do đó, ngoài việc truyền 
thụ và tiếp nhận kiến thức thì giao tiếp ứng xử của thầy và trò trong nhà 
trường phải được coi là mẫu mực để giáo dục, rèn luyện những thế hệ học trò 
vừa có tài, vừa có đức. Văn hóa ứng xử là một trong những nội dung giáo dục 
của các nhà trường phổ thông cấp THCS. Nó được thể hiện qua hoạt động dạy 
và học, các hoạt động ngoại khóa của nhà trường 
Giáo dục văn hóa ứng xử thông qua quá trình dạy và học được tổ chức, 
thực hiện có mục đích, có kế hoạch, trang bị cho học sinh những tri thức về 
27 
văn hóa ứng xử. Nội dung này lồng ghép vào tất cả các môn học, các buổi học 
tập về nội quy, quy chế của nhà trường, các buổi sinh hoạt tập thể. 
Nội dung giáo dục văn hóa ứng xử có thể nằm trong nội dung các môn 
học đã được quy định hay các buổi ngoại khóa do lớp, nhà trường tổ chức. 
Đặc biệt là qua từng bài giảng, các Thầy cô có thể truyền những kinh nghiệm 
ứng xử cho người học, làm giàu vốn tri thức của họ. 
Giáo dục văn hóa ứng xử thông qua các hoạt động, phong trào đoàn 
thể, văn hóa, văn nghệ trong nhà trường. Đây cũng là hình thức giáo dục văn 
hóa ứng xử thiết thực cho người học. 
Để giáo dục văn hóa ứng xử trong nhà trường được tốt thì hơn ai hết, 
mỗi người thầy, người cô chính là trung tâm trong việc truyền kỹ năng văn 
hóa giao tiếp tới học sinh bởi vì trường học là nơi truyền bá những nét đẹp 
văn hóa một cách khuôn mẫu và bài bản nhất, nét đẹp văn hóa trong giao tiếp, 
ứng xử. 
Thông qua hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh nhằm hình 
thành những quan niệm thống nhất về văn hóa ứng xử. Sự khác nhau về nhận 
thức sẽ dẫn đến những quan niệm, ứng xử khác nhau. Điều này xuất phát từ 
tính chủ quan của văn hóa ứng xử. Không thể áp đặt những khuôn mẫu ứng 
xử cho người học nếu họ không thừa nhận. Vì lẽ đó việc trang bị, cung cấp, 
làm rõ những nội dung của văn hóa ứng xử cho các thành viên hiểu, thừa 
nhận và chủ động thực hiện theo những chuẩn mực đó. 
Giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh cũng chính là biến những chuẩn 
mực ứng xử đúng đắn, phù hợp trở thành giá trị tốt đẹp mà học sinh thừa 
nhận, tin tưởng và tự giác thực hiện chúng. 
Giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh trong các trường phổ thông cấp 
THCS được xem như một quá trình xã hội. Nó biểu hiện thông qua chính 
những hoạt động giữa của Ban giám hiệu, giáo viên, cán bộ nhân viên và học 
sinh nhà trường. Hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử làm thay đổi cả đối 
tượng và chủ thể giáo dục. Kết quả được thể hiện qua sự phối họp giữa chủ 
thể và đối tượng giáo dục. Sự phối hợp đó được thể hiện trong mối quan hệ 
giữa học sinh với chính bản thân mình, học sinh – học sinh, học sinh – giáo 
viên, học sinh – cán bộ nhân viên nhà trường, học sinh – cơ sở vật chất, thiết 
bị trường học. 
Bàn về giáo dục văn hóa ứng xử, dưới góc độ tâm lý học, TS. Đoàn 
Trọng Thiều Trường ĐH Sư phạm TPHCM cho rằng: đó là sự giáo dục về cái 
tâm, giáo dục cho mọi người có cái tâm trong sáng, lương thiện, giáo dục cho 
con người cái đẹp và xây dựng các nguyên tắc giao tiếp, ứng xử. Mỗi người 
học vừa là chủ thể, khách thể của quá trình giao tiếp, ứng xử, đều là đối tượng 
cần được giáo dục về chữ tâm. 
28 
Vậy giáo dục văn hóa ứng xử là quá trình tác động trực tiếp hoặc giản 
tiếp đến nhận thức, thái độ nhằm hình thành ở người học những hành vi ứng 
xử theo đúng chuẩn mực. Người học vừa là đối tượng vừa là chủ thể tham gia 
vào việc giáo dục lối ứng xử tốt đẹp cho mọi người xung quanh. Đây là quá 
trình lâu dài, liên tục góp phần hình thành nhân cách toàn diện cho người 
học. Quá trình giảo dục này được thực hiện trên các mặt giáo dục từ gia 
đình, nhà trường và xã hội. 
Để nâng cao hiệu quả giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh cần phải 
nắm vững sử dụng phối hợp cả hai hình thức giáo dục trực tiếp và gián tiếp. 
Giáo dục trực tiếp: chủ thể giáo dục trực tiếp hay chính là việc lên lớp 
hàng ngày của giáo viên truyền đạt những tri thức, chuẩn mực văn hóa ứng xử 
cho học sinh thông qua các bài giảng, các tình huống ứng xử trong thực tiễn. 
Giáo dục trực tiếp có vai trò quan trọng nhằm nâng cao nhận thức, hiểu 
biết về những chuẩn mực trong ứng xử. Tuy nhiên ở khâu này mới chỉ giải 
quyết được vấn đề nhận thức cho đối tượng giáo dục. Quá trình giáo dục chỉ 
thực sự đạt kết quả nếu nó tác động đển nhận thức làm thay đổi hành vi, thái 
độ và mong muốn thực hiện theo nội dung giáo dục. Mục đích cơ bản của quá 
trình giáo dục là hình thành ở người học những chuẩn mực ứng xử được thực 
hiện lặp đi lặp lại, trở thành thói quen khó thay đổi của mỗi học sinh. 
Quá trình giáo dục gián tiếp, văn hóa ứng xử có thể được thực hiện thông 
qua hoạt động thực tiễn xã hội của người học hay chính là sự tự giáo dục. 
Người học có thể tham gia vào các hoạt động tập thể như: học tập, lao động, 
các phong trào thi đua, các cuộc thi, chương trình, sinh hoạt ngoại khóa do 
nhà trường, do lớp tổ chức. Thông qua các hoạt động này mà học sinh nhận 
thức rõ hơn về bản thân, mọi người xung quanh, rút ra được những bài học, 
kinh nghiệm thực tiễn ứng xử. 
1.2.6. Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh 
Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh là quá trình 
người hiệu trưởng hoạch định tổ chức, điều khiển, kiểm tra hoạt động giáo 
dục văn hóa ứng xử cho học sinh nhằm đạt mục tiêu đề ra. Trong quá trình 
quản lý nhà trường nói chung và quản lý hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử 
cho học sinh nói riêng đều đòi hỏi người hiệu trưởng phải tác động và tạo 
điều kiện cho sự cộng tác tối ưu giữa cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh 
nhằm xác định đúng mục tiêu, lựa chọn nội dung phù hợp kế hoạch, áp dụng 
hài hòa các biện pháp, tận dụng các phương tiện và điều kiện hiện có, tổ chức 
linh hoạt các hình thức giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh. 
 Để quản lý hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh đạt hiệu 
quả, cần chú ý các vấn đề sau: 
Quản lý việc xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục văn hóa ứng 
29 
xử của giáo viên chủ nhiệm và các thành viên khác của nhà trường. 
Quản lý việc tổ chức các nội dung của hoạt động giáo dục văn hóa ứng 
xử cho học sinh. 
Quản lý việc kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch. 
Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác giáo dục văn 
hóa ứng xử cho học sinh. 
Tiểu kết chương 1 
Quản lý giáo dục là nhân tố quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả của 
hoạt động giáo dục. Chất lượng giáo dục của một nhà trường có liên quan trực 
tiếp, chặt chẽ với trách nhiệm, với trình độ quản lý của người hiệu trưởng. 
Trong công tác quản lý nhà trường trung học cơ sở thì quản lý hoạt động giáo 
dục đạo đức nói chung và hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh 
nói riêng là một nhiệm vụ trọng tâm của hiệu trưởng. Chính vì vậy người hiệu 
trưởng cần phải nắm vững những vấn đề cơ bản về quản lý, quản lý hoạt động 
giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh. Trên cơ sở đó vận dụng một cách linh 
hoạt, sáng tạo vào thực tiễn nhà trường nhằm đạt mục tiêu đề ra. 
30 
Chương 2 
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG 
 GIÁO DỤC VĂN HÓA ỨNG XỬ CHO HỌC SINH 
TRƯỜNG THCS THÁI THỊNH 
• 
2.1. Vài nét về tình hình nhà trường. 
Trường THCS Thái Thịnh được thành lập từ năm 1974 và nằm tại trung 
tâm quận Đống Đa. Qua 40 năm xây dựng, nhà trường đã có nhiều đổi thay và 
phát triển. Năm học 2013-2014 trường có 1110 học sinh với 26 lớp. Từ năm 
2010 trường đã được công nhận chuẩn quốc gia với 22 phòng học và đầy đủ 
các phòng thư viện, phòng thí nghiệm môn Sinh học, Vật lý, Hóa học, Công 
nghệ, Tin học 
 Trong công tác xây dựng đội ngũ, đồng chí hiệu trưởng luôn tạo điều 
kiện cho giáo viên học tập nâng chuẩn, tổ chức tham gia bồi dưỡng chuyên 
môn nghiệp vụ hàng năm. Đến nay hầu hết giáo viên của trường đều có trình 
độ trên chuẩn, trong đó có 6 đồng chí đã đạt trình độ Thạc sỹ. Nhiều thầy cô 
giáo đã tâm huyết cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, nhiều thế hệ nối tiếp 
nhau đào tạo nhiều khóa học sinh trưởng thành. Với sự phấn đấu không mệt 
mỏi nhiều thầy cô đã được công nhận chiến sỹ thi đua các cấp, giáo viên dạy 
giỏi các cấp. Nhiều thầy cô đã được vinh dự nhận kỷ niệm chương vì sự 
nghiệp giáo dục. Mỗi thầy cô giáo trong nhà trường đều quyết tâm phấn đấu 
là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo. 
Về kết quả dạy và học: học sinh nhà trường thi vào lớp 10 trung học phổ 
thông luôn đứng vào tốp đầu của quận Đống Đa. Công tác bồi dưỡng học sinh 
giỏi, học sinh năng khiếu cũng được nhà trường quan tâm đúng mức. Trong 
những năm gần đây, năm nào nhà trường cũng có học sinh dự thi và đạt nhiều 
giải cấp quận và thành phố. 
Về kết quả giáo dục đạo đức: hơn 90% học sinh nhà trường được đánh 
giá xếp loại đạo đức tốt. 
Công tác giáo dục văn hóa ứng xử cũng đã được nhà trường quan tâm. 
Nhà trường đã thực hiện nghiêm túc việc giảng dạy bộ tài liệu “Giáo dục nếp 
sống văn minh thanh lịch của người Hà Nội”. Việc giáo dục đạo đức học sinh 
– giáo dục văn hóa ứng xử còn được lồng ghép vào các môn học, đặc biệt là 
môn Giáo dục công dân. Nhà trường thường xuyên tổ chức cho học sinh tham 
gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp với nhiều hình thức phong phú và bổ ích 
như văn nghệ, tham gia tìm hiểu kiến thức lịch sử qua những ngày kỉ niệm 
của đất nước nhằm giáo dục đạo đức, giáo dục truyền thống, và giáo dục kỹ 
năng sống cho học sinh. 
Với những nỗ lực cố gắng của đội ngũ cán bộ giáo viên và toàn thể học 
31 
sinh nhà trường, nhiều năm qua trường THCS Thái Thịnh đã được công nhận 
Tập thể lao động xuất sắc cấp Thành phố. 
2.2. Thực trạng về giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh trường 
THCS Thái Thịnh. 
2.2.1. Vai trò của các lực lượng giáo dục trong công tác giáo dục văn 
hóa ứng xử cho học sinh. 
Thực chất của quá trình giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh trong nhà 
trường không phải là trách nhiệm của riêng ai, mà là trách nhiệm của các lực 
lượng giáo dục trong nhà trường. Vì vậy, nội dung giáo dục đạo đức cần được 
quán triệt trong mọi hoạt động. Khi nghiên cứu đề tài này ngoài việc điều tra 
122 HS đại diện cho học sinh các lớp, tôi còn trao đổi và trưng cầu ý kiến của 
57 giáo viên và cán bộ nhân viên trong nhà trường. Qua trao đổi, thăm dò, 
100% cán bộ quản lý và giáo viên, nhân viên nhà trường cho rằng trong giai 
đoạn hiện nay thì vấn đề giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh cần thiết hơn 
bao giờ hết. 
 Qua thăm dò về vai trò các lực lượng giáo dục trong công tác giáo dục 
văn hóa ứng xử cho học sinh, có kết quả như sau: 
Bảng 2.1: Vai trò của các lực lượng giáo dục trong công tác giáo dục văn 
hóa ứng xử cho học sinh. 
T
T 
Các lực lượng giáo dục 
 Tích cực Bình thường 
Chưa tích 
cực 
SL % SL % SL % 
1 Chi bộ Đảng 35 61.4 22 38.6 0 0 
2 Ban giám hiệu 39 68.4 18 31.6 0 0 
3 Giáo viên chủ nhiệm 36 63.2 21 36.8 0 0 
4 Giáo viên bộ môn 12 21.1 15 26.3 30 52.6 
5 Ban phụ trách Đội 19 33.3 19 33.3 19 33.3 
6 Đoàn thanh niên 23 40.4 14 24.6 20 35 
7 Nhân viên nhà trường 9 15.8 21 36.8 27 47.4 
8 Cán bộ lớp (HS) 32 26.3 68 55.7 22 18 
Nhận xét: 
 Qua bảng 7 ta thấy các lực lượng tích cực trong công tác giáo dục văn 
hóa ứng xử cho HS: 
- Ban giám hiệu 68.4 % 
- Giáo viên chủ nhiệm 63.2 % 
- Chi bộ Đảng 61.4 % 
32 
Thực tế đây là những lực lượng chỉ đạo thường xuyên của nhà trường kể 
từ khâu vạch ra chủ trương đường lối, xây dựng kế hoạch đến khâu tổ chức 
thực hiện, mọi yêu cầu của nhiệm vụ giáo dục đều được thực hiện thống nhất 
trong nhận thức và trong quá trình tổ chức thực hiện; 
Tuy nhiên, giáo viên bộ môn (52.6 %), nhân viên nhà trường (47.4%) và 
Đoàn thanh niên (35%) còn chưa tích cực trong công tác giáo dục văn hóa 
ứng xử cho học sinh. Đây là vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý của nhà trường 
cần quan tâm. 
Kết quả điều tra còn cho thấy tới cán bộ lớp, 18% ý kiến cho rằng cán bộ 
lớp chưa thực hiện đúng chức năng của mình. Chức năng của ban cán sự lớp 
là: 
- Đôn đốc HS trong lớp chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy chế về học 
tập, sinh hoạt, xây dựng nền nếp tự quản trong lớp. 
- Giúp đỡ các bạn gặp khó khăn trong học tập, rèn luyện trong sinh hoạt. 
Giúp giáo viên chủ nhiệm quản lớp, nắm bắt tình hình của lớp... 
- Phối hợp chặt chẽ và thường xuyên với Ban phụ trách Đội trong mọi 
hoạt động của Đội. 
Để làm tốt công tác giáo dục cho HS, trong đó nội dung giáo dục văn 
hóa ứng xử, các nhà quản lý cần quan tâm đến mọi hoạt động, đến mọi lực 
lượng liên quan, có như vậy mới tạo ra sự thống nhất trong quá trình giáo dục. 
2.2.2. Những nội dung giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh. 
Mục tiêu đào tạo con người toàn diện nói chung và giáo dục văn hóa ứng 
xử cho thế hệ trẻ và đặc biệt là cho học sinh phổ thông đã được Đảng và Nhà 
nước ta hết sức quan tâm, thể hiện qua các Nghị quyết của Đảng. Đặc biệt, 
Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã khẳng định: 
“Xây dựng những con người và thế hệ trẻ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc 
lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường 
xây dựng và bảo vệ tổ quốc, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; giữ gìn 
và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hoá 
nhân loại; phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức 
cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và 
công nghệ, có tính tổ chức và kỷ luật, có sức khoẻ, là những người kế thừa 
xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên” như lời căn dặn của Bác 
Hồ” 
Để đánh giá việc thực hiện các nội dung giáo dục văn hóa ứng xử của 
học sinh, tôi tiến hành khảo sát 57 cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường. 
Kết quả thể hiện ở bảng sau: 
33 
Bảng 2.2: Cán bộ giáo viên, nhân viên đánh giá việc thực hiện các nội 
dung giáo dục văn hóa ứng xử của học sinh trường THCS Thái Thịnh 
TT 
Nội dung 
Mức độ thực hiện 
Điểm 
TB 
Thứ 
bậc 
Tốt 
(3) 
Bình 
thường 
(2) 
Chưa 
tốt 
(1) 
1 Biết kính trên, nhường dưới, trọng già quý trẻ, đoàn 
kết thân ái với bạn bè 
38 15 4 2.60 4 
2 Không nói tục, chửi bậy. 10 13 34 1.58 10 
3 Trung thực trong thi cử 25 17 15 2.18 5 
4 Trang phục đến trường đúng quy định 25 10 22 2.05 7 
5 Đi học đúng giờ, nghỉ học phải có giấy phép. 20 15 22 1.96 8 
6 Chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông, không 
vượt đèn đỏ, không đi vào đường cấm, không tham 
gia đua xe và cổ vũ đua xe trái phép. 
24 13 20 2.07 6 
7 Không hút thuốc lá, không thử sử dụng ma túy dưới 
mọi hình thức. Không bao che, không buôn bán và 
vận chuyển, tàng trữ ma túy. 
57 0 0 3.0 1 
8 Không xem, không lưu truyền các loại sách báo, 
tranh ảnh có nội dung không lành mạnh, kích động 
bạo lực, mê tín dị đoan. Không chơi trò chơi ăn tiền 
dưới mọi hình thức. 
57 0 0 3.0 1 
9 Giữ gìn vệ sinh khung cảnh sư phạm trong lớp, 
trong trường. Giữ gìn bảo vệ tài sản nhà trường. 
10 15 32 1.61 9 
10 Không đem theo vũ khí, gây gổ đánh nhau làm mất 
trật tự an toàn xã hội. 
50 6 1 2.86 3 
Số liệu ở bảng cho thấy, cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường đánh giá 
có bốn nội dung đã được học sinh nhà trường thực hiện tốt (Điểm TB >2.30), 
đó là: 
Hai nội dung “Không hút thuốc lá, không thử sử dụng ma túy dưới mọi 
hình thức. Không bao che, không buôn bán và vận chuyển, tàng trữ ma túy” 
và “Không xem, không lưu truyền các loại sách báo, tranh ảnh có nội dung 
không lành mạnh, kích động bạo lực, mê tín dị đoan. Không chơi trò chơi ăn 
tiền dưới mọi hình thức” đều đạt điểm tuyệt đối, xếp thứ nhất. 
Không đem theo vũ khí, gây gổ đánh nhau làm mất trật tự an toàn xã hội 
có điểm TB2.86, xếp thứ 3. 
Biết kính trên, nhường dưới, trọng già quý trẻ, đoàn kết thân ái với bạn 
bè có điểm TB 2.86, xếp thứ 4. 
Có hai nội dung thực hiện ở mức độ chưa tốt (Điểm TB < 1.70), đó là: 
Giữ gìn vệ sinh khung cảnh sư phạm trong lớp, trong trường. Giữ gìn 
bảo vệ tài sản nhà trường có điểm TB là 1.61 
Không nói tục, chửi bậy có điểm TB là 1.58 
34 
Bảng 2.3: Học sinh tự đánh giá việc thực hiện các nội dung văn hóa ứng 
xử của học sinh trường THCS Thái Thịnh 
TT 
Nội dung 
Mức độ thực hiện 
Điểm 
TB 
Thứ 
bậc 
Tốt 
(3) 
Bình 
thường 
(2) 
Chưa 
tốt (1) 
1 Biết kính trên, nhường dưới, trọng già quý trẻ, đoàn 
kết thân ái với bạn bè 
100 15 7 2.76 2 
2 Không nói tục, chửi bậy. 15 23 84 1.43 10 
3 Trung thực trong thi cử 77 19 26 2.42 7 
4 Trang phục đến trường đúng quy định 80 30 12 2.56 5 
5 Đi học đúng giờ, nghỉ học phải có giấy phép. 75 25 22 2.43 6 
6 Chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông, không 
vượt đèn đỏ, không đi vào đường cấm, không tham 
gia đua xe và cổ vũ đua xe trái phép. 
10 65 47 1.70 8 
7 Không hút thuốc lá, không thử sử dụng ma túy dưới 
mọi hình thức. Không bao che, không buôn bán và 
vận chuyển, tàng trữ ma túy. 
111 11 0 2.91 1 
8 Không xem, không lưu truyền các loại sách báo, 
tranh ảnh có nội dung không lành mạnh, kích động 
bạo lực, mê tín dị đoan. Không chơi trò chơi ăn tiền 
dưới mọi hình thức. 
97 10 5 2.59 4 
9 Giữ gìn vệ sinh khung cảnh sư phạm trong lớp, 
trong trường. Giữ gìn bảo vệ tài sản nhà trường. 
20 35 67 1.61 9 
10 Không đem theo vũ khí, gây gổ đánh nhau làm mất 
trật tự an toàn xã hội. 
100 12 10 2.74 3 
Số liệu bảng 2.3 cho thấy, học sinh đánh giá không có nội dung nào đạt 
điểm tuyệt đối. 
Các nội dung được giáo viên đánh giá thực hiện tốt thì cũng được học 
sinh đánh giá đã thực hiện tốt. 
Nội dung “Trung thực trong thi cử” được giáo viên đánh giá thực hiện ở 
mức độ bình thường (Điểm TB là 2.18 < 2.3) lại được học sinh tự đánh giá 
thực hiện tốt (Điểm TB 2.42 > 2.3) 
Có hai nội dung giáo viên và học sinh đều đánh giá thực hiện chưa tốt. 
Đó là: Giữ gìn vệ sinh khung cảnh sư phạm trong lớp, trong trường. Giữ gìn 
bảo vệ tài sản nhà trường; Không nói tục, chửi bậy. 
Qua kết quả trên cho thấy: Văn hóa ứng xử của học sinh còn một số mặt 
thực hiện chưa tốt. 
35 
2.2.3. Các biện pháp giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh trường 
THCS Thái Thịnh 
Để tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng trên, tôi đã khảo sát tìm hiểu các 
biện pháp giáo dục văn hóa ứng xử và các biện pháp quản lý hoạt động giáo 
dục văn hóa ứng xử cho học sinh. Kết quả như sau: 
Bảng 2.4: Thực trạng các biện pháp sử dụng giáo dục văn hóa ứng xử 
cho HS trường THCS Thái Thịnh. 
Nhận xét: 
Qua bảng 2.4, tôi nhận thấy, Sự gương mẫu của giáo viên, nhân viên 
đứng thứ nhất, thứ hai với điểm TB là 2.91 và 2.63, chứng tỏ tất cả các giáo 
viên đều gương mẫu, đây là điều đáng phấn khởi. 
Giảng dạy nghiêm túc bộ tài liệu Giáo dục nếp sống văn minh thanh lịch 
cũng được đánh giá có mức độ sử dụng bình thường, điểm TB < 2.3. Điều này 
T
T 
Các biện pháp 
Mức độ 
Điểm 
trung 
bình 
( X ) 
Xếp 
thứ 
bậc 
Thường 
xuyên 
Thỉnh 
thoảng 
Chưa 
sử 
dụng 
3đ 2đ 1đ 
1 Sự gương mẫu của cán bộ, giáo 
viên 
52 5 0 2.91 1 
2 Sự gương mẫu của nhân viên 41 11 5 2.63 2 
3 Tổ chức các hoạt động ngoại 
khóa, công tác từ thiện 
13 44 0 2.22 4 
4 Đổi mới phương pháp giảng 
dạy bộ môn Giáo dục công dân 
15 21 21 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_quan_ly_hoat_dong_giao_duc_van_hoa_ung.pdf