Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp nêu vấn đề trong dạy - học môn Giáo dục công dân

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp nêu vấn đề trong dạy - học môn Giáo dục công dân

2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến:

Để góp phần đào tạo những con ngƣời mới phát triển toàn diện nhằm đáp ứng yêu cầu

của địa phƣơng, của đất nƣớc trong tình hình mới.

Để nâng cao chất lƣợng dạy - học cho phù hợp với mục tiêu của giáo dục hiện nay trong

tình hình mới, một yêu cầu đƣợc đặt ra cho ngƣời giáo viên là phải đổi mới phƣơng pháp dạy

học, chuyển phƣơng pháp dạy học từ lấy giáo viên làm trung tâm sang lấy học sinh làm trung

tâm, phát huy tích tích cực chủ động của học sinh trong quá trình học. Môn GDCD ở trƣờng

THPT cũng phải đáp ứng yêu cầu đó. Đổi mới phƣơng pháp dạy học đối với môn GDCD thực

chất là giải quyết vấn đề: Làm thế nào để phát huy tính tích cực, chủ động tìm hiểu kiến thức

của học sinh? Hình thành và phát triển kỹ năng học tập bộ môn GDCD cho học sinh, giáo viên

cần đặt cho học sinh trƣớc những tình huống có vấn đề thực tế, sinh động nhằm kích thích sự

tìm tòi, sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập.

Đó là cách dạy học nêu vấn đề, nó đáp ứng đƣợc phần nào yêu cầu của nền giáo dục

hiện đại. Ngƣời thầy giữ vai trò là ngƣời hƣớng dẫn, học sinh chủ động, tự giác trong học tập.

Với một bài soạn đƣợc thiết kế theo nhiều tình huống khác nhau xoay quanh một chủ đề, bài

học với một vài đơn vị kiến thức nhất định, giáo viên sẽ điều khiển toàn bộ quá trình học tập,

tổ chức để học sinh tham gia tích cực vào việc tự tìm hiểu và chiếm lĩnh kiến thức, đồng thời

cũng tự đánh giá về những kết quả tiếp thu của bản thân. Đây là phƣơng pháp đƣợc vận dụng

nhiều không chỉ riêng bộ môn GDCD mà còn trong các môn khoa học khác nữa.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận đổi mới phƣơng pháp dạy - học và kinh nghiệm của bản

thân trong thực tế giảng dạy vừa qua, tôi xin ghi nhận lại những việc đã và đang làm của bản

thân đạt đƣợc những kết quả nhất định trong việc áp dụng “Phƣơng pháp nêu vấn đề trong

quá trình giảng dạy môn GDCD ở bậc THPT”.

pdf 18 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 04/03/2022 Lượt xem 931Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp nêu vấn đề trong dạy - học môn Giáo dục công dân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
những tình huống có vấn đề để học sinh giải quyết. 
* Quan niệm về phƣơng pháp nêu vấn đề: 
“Đặt ra” và “giải quyết vấn đề” là những thành tố tất yếu của dạy học nêu vấn đề. 
Với tƣ cách là kết quả, giải quyết vấn đề sẽ hình thành ở học sinh sự hiểu biết bản chất của 
hiện tƣợng hay sự kiện nào đó. Đƣơng nhiên, việc đặt ra và giải quyết vấn đề học sinh chỉ có 
thể đạt đƣợc kết quả dƣới sự hƣớng dẫn của giáo viên và cùng với giáo viên thực hiện. Do đó, 
giảng dạy nêu vấn đề là sự giải thích một hiện tƣợng hay một sự kiện nào đó thông qua việc 
đặt ra và giải quyết vấn đề do học sinh thực hiện cùng với giáo viên và dƣới sự hƣớng dẫn của 
Đề tài: “Phương pháp nêu vấn đề trong dạy - học môn GDCD - Bậc trung học phổ thông” 
Người thực hiện: Ngô Thành Y – Đơn vị: THPT Chu Văn An - Phú Tân. 
7 
giáo viên. Nhƣ vậy, hạt nhân của giảng dạy nêu vấn đề là việc hình thành vấn đề, ở đây vai trò 
của giáo viên rất quan trọng. Giáo viên có thể dùng hệ thống câu hỏi phù hợp với nội dung 
kiến thức của bài học/chủ đề và đối tƣợng học sinh để đƣa các em vào tình huống có vấn đề, 
hoặc dƣới sự hƣớng dẫn của giáo viên học sinh có thể tự đƣa mình vào tình huống có vấn đề. 
Kết quả của việc giảng dạy nêu vấn đề không chỉ là tổng số các đơn vị tri thức mà học sinh thu 
nhận đƣợc mà còn hình thành ở học sinh ý nghĩa bên trong của các hiện tƣợng, sự kiện tức là 
hiểu bản chất của sự vật, hiện tƣợng, sự kiện. Trong khi giải quyết vấn đề, tùy theo mức độ câu 
hỏi và trình độ của học sinh mà giáo viên có thể gợi ý hoặc không gợi ý để học sinh giải quyết 
vấn đề. Nhƣng quan trọng nhất là sau khi học sinh giải quyết vấn đề xong, giáo viên phải nhận 
xét, đánh giá, hệ thống hóa tri thức cần thu nhận, sản phẩm cần đạt đƣợc là những gì. 
* Tình huống có vấn đề: Là sự mâu thuẫn giữa những tri thức đã biết với những tri thức chƣa 
biết, mâu thuẫn này chỉ có thể giải quyết đƣợc nhờ vào sự tích cực trong suy nghĩ và sự sáng 
tạo của học sinh trong học tập. Việc xác định đƣợc các tình huống có vấn đề trong bài dạy/ chủ 
đề giữ vai trò quyết định sự thành công của giáo viên khi thực hiện “phƣơng pháp dạy - học 
nêu vấn đề”. Trên cơ sở mục đích - yêu cầu của từng bài học/ chủ đề giáo viên sẽ xác định 
những kiến thức nào là trọng tâm mà thầy và trò cùng giải quyết. 
Ví dụ 1: Bài 1: “pháp luật và cuộc sống” (lớp 12). Giáo viên có thể nêu vấn đề thế này: 
Pháp luật có phải là những điều cấm đoán, làm hạn chế tự do của con ngƣời không? 
- Vấn đề đƣợc đặt ra là: thoáng qua thì pháp luật là những điều cấm đoán làm hạn chế, 
mất tự do của con ngƣời, nhƣng vấn đề đặt ra cho học sinh giải quyết “Pháp luật có phải là 
những điều cấm đoán làm hạn chế tự do của con ngƣời không ?” 
- Hƣớng giải quyết vấn đề: giáo viên tiếp tục nêu vấn đề “Trong xã hội hiện nay nếu nhƣ 
không có luật giao thông đƣờng bộ thì sẽ thế nào ? Vì sao nhƣ thế ? hoặc giáo viên có thể nêu 
vấn đề khác nhƣ: Trong gia đình cha mẹ không quy định gì về thời gian học hành, vui chơi, 
giải trí,...nhƣng sau đó bất ngờ kiểm tra đột xuất và phạt nặng vì vi phạm những qui định “Tùy 
hứng”, “chủ quan, áp đặt” của cha mẹ hoặc ở trƣờng không có nội qui, qui định thì việc học 
tập, vui chơi của các em có thuận lợi không ? Vì sao nhƣ vậy ? 
- Sau đó giáo viên kết luận hoặc hƣớng dẫn học sinh kết luận vấn đề: Pháp luật không 
phải là những điều cấm đoán, làm hạn chế tự do của con ngƣời mà nó còn tạo điều kiện thuận 
lợi để mỗi con ngƣời đều đƣợc tự do trong lao động, học tập, vui chơi - giải trí, nghiên cứu 
khoa học, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân trong khuôn khổ của pháp luật. 
Ví dụ 2 : Bài 2: “Thực hiện pháp luật” (lớp 12). Giáo viên có thể nêu vấn đề để củng cố 
cả bài học: Hãy nêu một tình huống pháp luật có chứa đủ các hình thức thực hiện pháp luật ? 
Đề tài: “Phương pháp nêu vấn đề trong dạy - học môn GDCD - Bậc trung học phổ thông” 
Người thực hiện: Ngô Thành Y – Đơn vị: THPT Chu Văn An - Phú Tân. 
8 
- Vấn đề đặt ra là: Học sinh phải vận dụng kiến thức môn Ngữ Văn và kiến thức pháp 
luật của môn GDCD để xây dựng một tình huống và chỉ ra bốn hình thức thực hiện pháp luật 
trong tình huống đó. 
- Hƣớng giải quyết vấn đề: Giáo viên lƣu ý cho học sinh phải hiểu đƣợc nội dung của bốn 
hình thức thực hiện pháp để từ đó đƣa vào tình huống cho phù hợp. Từ sử dụng pháp luật, thi 
hành pháp luật, tuân thủ pháp luật đến áp dụng pháp luật một cách hợp lôgic, sát thực tiễn cuộc 
sống. 
- Sau đó giáo viên kết luận hoặc hƣớng dẫn học sinh kết luận vấn đề: Bằng cách lấy một 
tình huống của học sinh làm tốt để chia sẻ cho cả lớp tham khảo. Hoặc giáo viên nêu ra một 
tình huống pháp luật gợi ý thế này: “Ông Trần Văn T vừa trúng đƣợc hai vé số đặc biệt. Do có 
kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng nên Ông quyết định thành lập công ty TNHH MTV xây 
dựng “ TVT” và đƣợc cơ quan có thẩm quyền công nhận; Công ty “ TVT” thực hiện việc mở 
sổ kế toán đúng quy định của pháp luật và đóng thuế đúng số, đủ kì; do chủ quan tin ngƣời trợ 
lí nên Ông Trần Văn T không kiểm tra việc thuê lao động, để cho ngƣời chƣa thành niên làm 
những công việc nặng nhọc trên công trƣờng và bị thanh tra xây dựng xử phạt về hành vi 
nhận ngƣời chƣa thành niên làm những công việc nặng nhọc trái với luật lao động”. 
* Bốn hình thức thực hiện pháp luật trong tình huống trên có thể nêu ra thế nhƣ 
thế này: 
+ Hình thức thực hiện pháp luật: Là Ông Trần Văn T thành lập công ty TNHH xây dựng 
“ TVT” và đƣợc cơ quan có thẩm quyền công nhận - quyền của Ông T. 
+ Hình thức thi hành pháp luật: Là Công ty “ Văn T” thực hiện việc mở sổ kế toán đúng 
quy định của pháp luật về thuế và đóng thuế đúng số, đủ kì - nghĩa vụ buộc mà Ông T phải 
làm khi tham gia kinh doanh. 
+ Hình thức tuân thủ pháp luật: Là Ông Trần Văn T sử dụng ngƣời chƣa thành niên làm 
những công việc nặng nhọc trái với luật lao động đã qui định. Trong khi pháp luật về lao động 
cấm sử dụng ngƣời chƣa thành niên làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm - Ông 
T đã làm điều mà pháp luật cấm, không đƣợc làm. 
+ Hình thức áp dụng pháp luật: Là Ông Trần Văn T, giám đốc công ty TNHH xây dựng “ 
TVT” bị cơ quan thanh tra xây dựng xử phạt về hành vi sử dụng ngƣời lao động chƣa đủ tuổi 
theo qui định của luật lao động để làm công việc nặng nhọc - thanh tra xây dựng là cơ quan có 
thẩm quyền căn cứ vào qui định của pháp luật để xử lí vi phạm. 
Đề tài: “Phương pháp nêu vấn đề trong dạy - học môn GDCD - Bậc trung học phổ thông” 
Người thực hiện: Ngô Thành Y – Đơn vị: THPT Chu Văn An - Phú Tân. 
9 
 * Xây dựng hệ thống câu hỏi tình huống có vấn đề. Hệ thống câu hỏi bao gồm câu hỏi tái 
hiện, so sánh, phân tích, khái quát hóa, tìm tòi phát hiện....để dẫn dắt học sinh giải quyết vấn 
đề do giáo viên đặt ra. 
Ví dụ : Bài 2: “Thực hiện pháp luật” (lớp 12) phần “Bản chất xã hội của pháp luật” 
Giáo viên có thể nêu các câu hỏi có vấn đề sau và yêu cầu học sinh giải quyết: 
- Theo em, hai Nhà nƣớc có cùng một chế độ chính trị - xã hội thì pháp luật có giống 
nhau hoàn toàn hay không ? Vì sao? 
- Ở một quốc gia, cùng một giai cấp thống trị thì ở những giai đoạn khác nhau pháp 
luật có khác nhau hay không ? Vì sao? 
Vấn đề đặt ra là: ở hai nhà nƣớc nhƣng có cùng một chế độ chính trị - xã hội pháp luật 
có giống nhau không ? Vì sao ? Và ở trong một đất nƣớc, cùng một giai cấp thống trị thì ở 
những giai đoạn khác nhau pháp luật có khác nhau hay không ? Vì sao ? 
Hƣớng giải quyết vấn đề: Học sinh nắm đƣợc lý luận về Nhà nƣớc và pháp luật đã học 
từ phần 2 lớp 11, những kiến thức của lớp 12, liên hệ thực tế nƣớc ta và các vốn kinh nghiệm 
sống của các em sẵn có để giải quyết hai câu hỏi nêu trên, để từ đó đi vào nội dung “Bản chất 
xã hội của pháp luật” 
Sau đó giáo viên kết luận hoặc hƣớng dẫn học sinh kết luận vấn đề: 
+ Những Nhà nƣớc có chế độ chính trị - xã hội giống nhau nhƣng pháp luật do các nhà 
nƣớc đó ban hành không hoàn toàn giống nhau, vì các nhà nƣớc đó tồn tại trong những điều 
kiện kinh tế - xã hội khác nhau, có những điều kiện lịch sử, phong tục tập quán và lối sống 
khác nhau. (Nêu ví dụ cụ thể để chứng minh). 
+ Ở cùng một quốc gia, cùng một giai cấp thống trị thì ở những giai đoạn phát triển 
khác nhau pháp luật luôn có sự thay đổi. Vì thực tiễn đời sống xã hội luôn vận động và không 
ngừng thay đổi, làm cho các quan hệ xã hội cũng thay đổi theo. Do đó, pháp luật phải thay đổi 
theo cho phù hợp xu thế phát triển của xã hội và những biến đổi trong đời sống. Giáo viên có 
thể nêu hoặc yêu cầu học sinh nêu các ví dụ để chứng minh cho sự thay đổi của thực tiễn đời 
sống xã hội làm cho pháp luật thay đổi theo. 
* Học sinh nêu ra những cách giải quyết tình huống có vấn đề. Giáo viên ghi lên bảng và 
cho học sinh chứng minh hay bác bỏ các cách giải quyết của học sinh. Dƣới sự hƣớng dẫn của 
giáo viên, học sinh sẽ đối chiếu cách giải quyết của học sinh với kết quả cuối cùng để kết luận 
nội dung bản chất xã hội của pháp luật nhƣ ví dụ trên và hƣớng dẫn học sinh ghi bài. 
3.3. Trong “dạy - học nêu vấn đề môn GDCD - bậc THPT” có thể phân thành bốn mức 
độ sau đây: 
Đề tài: “Phương pháp nêu vấn đề trong dạy - học môn GDCD - Bậc trung học phổ thông” 
Người thực hiện: Ngô Thành Y – Đơn vị: THPT Chu Văn An - Phú Tân. 
10 
Mức độ thứ nhất: giáo viên đặt vấn đề, nêu cách giải quyết vấn đề. Học sinh thực hiện 
cách giải quyết vấn đề theo hƣớng dẫn của giáo viên. giáo viên đánh giá kết quả làm việc của 
học sinh. 
Ví dụ: ở bài 1, lớp 12, phần 1. b- (các đặc trƣng của pháp luật/ tính quyền lực bắt buột 
chung), giáo viên nêu vấn đề nhƣ thế này: Nếu không đảm bảo tính quy phạm phổ biến của 
pháp luật thì điều gì sẽ xảy ra ? Nhà nƣớc sẽ làm gì đối với những ngƣời xử sự không đúng 
với những qui định của pháp luật ? 
Sau khi nêu vấn đề, giáo viên hƣớng dẫn học sinh cách giải quyết vấn đề, thông qua thực 
tế cuộc sống. Bằng những ví dụ cụ thể hãy nêu ra những việc xảy ra nếu tính quy phạm phổ 
biến của pháp luật không đƣợc thực hiện ? Nhà nƣớc làm gì khi có ai đó vi phạm pháp luật ? 
Học sinh trả lời theo hƣớng dẫn của giáo viên, giáo viên ghi nhận những ý kiến của các 
em trên bảng, cuối cùng giáo viên đánh giá kết quả của học sinh và kết luận nhƣ sau: 
+ Nếu không đảm bảo đƣợc tính quy phạm phổ biến của pháp luật sẽ không đảm bảo 
đƣợc sự công bằng, bình đẳng trong quá trình thực hiện pháp luật trong xã hội. 
+ Những ngƣời xử sự không đúng với những qui định của pháp luật sẽ bị cơ quan Nhà 
nƣớc có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cần thiết, kể cả cƣỡng chế, để buộc họ phải tuân 
theo hoặc khắc phục hậu quả do việc làm trái pháp luật của họ đã gây ra. 
Mức độ thứ hai: giáo viên nêu vấn đề, gợi ý để học sinh tìm ra cách giải quyết vấn đề. 
Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề với sự giúp đỡ của giáo viên, khi cần giáo viên và 
học sinh cùng đánh giá. 
Ví dụ 1: ở bài 4, lớp 12, phần 3. bình đẳng trong kinh doanh, giáo viên nêu vấn đề: chính 
sách và luật bình đẳng giới nƣớc ta qui định “Ƣu tiên hỗ trợ doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ”, 
theo em có mâu thuẫn với qui định nam, nữ bình đẳng trong kinh doanh hay không ? Vì sao ? 
Giáo viên gợi ý để học sinh hiểu đựợc chính sách, luật luật đẳng giới và thực tế trong gia 
đình và ngoài xã hội để các em giải quyết vấn đề, giáo viên kịp thời hỗ trợ để các em đi đúng 
hƣớng và tự đánh giá, khi cần thì giáo viên có thể cùng học sinh đánh giá kết quả. 
Học sinh và giáo viên đánh giá theo các nội dung sau đây: Chính sách bình đẳng giới 
nƣớc ta quy định “Ƣu tiên hỗ trợ doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ”, không mâu thuẫn với quy 
định bình đẳng nam, nữ trong kinh doanh. Bởi vì, ngƣời phụ nữ có những đặc điểm về cơ thể, 
sinh lí và các chức năng làm mẹ, làm vợ trong gia đình đã ảnh hƣởng không nhỏ đến việc tham 
gia hoạt động kinh doanh của phụ nữ. Nên chính sách nhà nƣớc qui định nhƣ thế để đảm bảo 
bình đẳng giữa nam và nữ trong kinh doanh. 
Đề tài: “Phương pháp nêu vấn đề trong dạy - học môn GDCD - Bậc trung học phổ thông” 
Người thực hiện: Ngô Thành Y – Đơn vị: THPT Chu Văn An - Phú Tân. 
11 
Ví dụ 2: ở bài 2, lớp 12, phần 2. vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí, giáo viên nêu 
vấn đề để kiểm tra kiến thức cũ hoặc củng cố bài: Hãy nêu một tình huống pháp luật và chỉ ra 
các dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật trong tình huống đó. 
Vấn đề đặt ra là: Học sinh phải vận dụng kiến thức liên môn để xây dựng một tình huống 
và chỉ ra ba dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật trong tình huống đó. 
Hƣớng giải quyết vấn đề: Giáo viên lƣu ý học sinh phải hiểu thế nào là hành vi trái pháp 
luật, thế nào là ngƣời có năng lực trách nhiệm pháp lí và ngƣời vi phạm pháp luật phải có lỗi là 
thế nào, từ đó xây dựng một tình huống sát thực tế cuộc sống nhƣng có đủ ba dấu hiệu của vi 
phạm pháp luật trong đó. 
Sau đó giáo viên kết luận hoặc hƣớng dẫn học sinh kết luận vấn đề: Bằng cách lấy một 
tình huống của học sinh làm tốt, yêu cầu học sinh đó chia sẻ cho cả lớp hoặc giáo viên nêu ra 
một tình huống pháp luật gợi ý thế này: “Nguyễn Lê Trần, 21 tuổi là thợ hồ ở quê. Một hôm, 
sau khi dự tiện mừng nhà mới, anh chạy xe gắn máy về nhà cùng một ngƣời bạn tên là Phan, 
giữa đƣờng Trần gặp một ngƣời bạn cũ và kêu ngƣời bạn đó lên xe để trở về. Lâm nói: Anh ấy 
không có nón bảo hiểm và nếu trở thêm một ngƣời nữa là quá số ngƣời qui định sẽ bị phạt, 
nhƣng Trần không nghe và nói: Lúc này trƣa rồi chắc không còn cảnh sát nữa đâu và cứ chạy 
tiếp. Sau một đoạn đƣờng thì bị cánh sát giao thông dừng xe, lập biên bản xử phạt vi phạm 
hành chánh” 
* Ba dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật trong tình huống trên có thể nêu ra nhƣ sau: 
+ hành vi trái pháp luật: Là Nguyễn Lê Trần, 21 tuổi lái xe khi đã uống rƣợu, chở ba, 
chở ngƣời không đội nón bảo hiểm. Đã vi phạm qui định luật giao thông đƣờng bộ; 
+ Do ngƣời có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện: Là Nguyễn Lê Trần, 21 tuổi, bình 
thƣờng (làm thợ xây dựng) là ngƣời có đủ năng lực trách nhiệm pháp lí theo qui định của pháp 
luật; 
+ Ngƣời vi phạm pháp luật phải có lỗi: Nguyễn Lê Trần biết lái xe khi đã uống rƣợu, chở 
ba, chở ngƣời không đội nón bảo hiểm là vi phạm luật giao đƣờng bộ, nhƣng vẫn cứ vi phạm. 
(Trần không nghe Phan khuyên và nói: “lúc này trƣa rồi chắc không còn cảnh sát nữa đâu” 
và cứ chạy tiếp) 
Sau đó, giáo viên yêu cầu học sinh hiểu thế nào là hành vi trái pháp luật, ngƣời có năng 
lực trách nhiệm pháp lí và thế nào là có lỗi, để củng cố bài thông qua ba dấu hiệu vi phạm 
pháp luật trong tình huống. 
Đề tài: “Phương pháp nêu vấn đề trong dạy - học môn GDCD - Bậc trung học phổ thông” 
Người thực hiện: Ngô Thành Y – Đơn vị: THPT Chu Văn An - Phú Tân. 
12 
Mức độ thứ ba: giáo viên cung cấp thông tin có vấn đề. Học sinh phát hiện và xác định 
vấn đề nảy sinh , tự đề xuất các giả thuyết và lựa chọn giải pháp, học sinh thực hiện cách giải 
quyết vấn đề, giáo viên và học sinh cùng đánh giá. 
Ví dụ 1: ở bài 6, lớp 12, phần 1.b- quyền đƣợc pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, 
danh dự, nhân phẩm của công dân, giáo viên nêu vấn đề: Tính mạng, sức khỏe có vai trò nhƣ 
thế nào đối với đời sống con ngƣời ? Nếu tính mạng của con ngƣời bị đe dọa thì dẫn đến 
những hậu quả gì ? 
Học sinh suy nghĩ, phát hiện vấn đề, tự tìm giải pháp để giải quyết vấn đề theo những 
thông tin mà giáo viên nêu và đi đến tự kết kuận. 
Cuối cùng giáo viên và học sinh cùng đánh giá kết quả nhƣ sau: 
+ Tính mạng, sức khỏe có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống con ngƣời, nó là tiền 
đề cho tất cả các hoạt động của con ngƣời. Nếu tính mạng, sức khỏe của con ngƣời bị đe dọa 
thì mọi ngƣời trong xã hội sẽ không an tâm lao động, học tập và vui chơi giải trí và sẽ dẫn đến 
xã hội mất ổn định, thiếu lành mạnh, không phát triển đƣợc. 
+ Trong xã hội chúng ta tính mạng và sức khỏe của con ngƣời đƣợc đảm bảo an toàn, 
không ai đƣợc xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của ngƣời khác. 
+ Giáo viên có thể dẫn chứng các quy định của pháp luật nƣớc ta về quyền đƣợc đảm bảo 
an toàn về tính mạng, sức khỏe để tăng thêm tính thuyết phục của phần kết luận. 
Ví dụ 2: ở bài 8, lớp 12, phần 1. quyền học tập sáng tạo và phát triển của công dân, giáo 
viên nêu vấn đề: em có nhận xét gì về quyền quyền học tập của công dân ở nƣớc ta hiện nay ? 
Học sinh suy nghĩ, phát hiện vấn đề, tự tìm giải pháp để giải quyết vấn đề theo những 
thông tin mà giáo viên nêu và đi đến tự kết kuận. 
Cuối cùng giáo viên và học sinh cùng đánh giá kết quả nhƣ sau: 
+ Mọi công dân nƣớc ta đều có quyền học tập không hạn chế, từ bậc tiểu học, trung học, 
đại học và sau đại học; 
+ Mọi công dân nƣớc ta đều có quyền học bất cứ ngành nghề nào nếu phù hợp với năng 
khiếu, sở trƣờng và điều kiện của gia đình của mình; 
+ Mọi công dân nƣớc ta đều có quyền học thƣờng xuyên, học suốt đời. Với các loại 
hình đào tạo khác nhau trong hệ thống giáo dục và đào tạo của Việt Nam; 
+ Mọi công dân đều đƣợc Nhà nƣớc và xã hội đối xử công bằng về cơ hội học tập, không 
phân biệt dân tộc, tôn giáo, giới tính, thành phần, điạ vị xã hội...Nhà nƣớc và xã hội có chính 
sách khuyến học, khuyến tài. 
Đề tài: “Phương pháp nêu vấn đề trong dạy - học môn GDCD - Bậc trung học phổ thông” 
Người thực hiện: Ngô Thành Y – Đơn vị: THPT Chu Văn An - Phú Tân. 
13 
Mức độ thứ tư: học sinh tự lực phát hiện vấn đề nảy sinh trong hoàn cảnh của mình 
hoặc cộng đồng, lựa chọn vấn đề giải quyết. Học sinh giải quyết vấn đề, tự đánh giá chất 
lƣợng, hiệu quả, có ý kiến bổ sung của giáo viên khi kết thúc. 
Ví dụ 1: ở bài 7, lớp 12, phần 1.b- nội dung quyền bầu cử và ứng vào các cơ quan đại 
biểu của nhân dân, học sinh có thể nêu vấn đề thế này: Tại sao pháp luật lại hạn chế quyền 
bầu cử, ứng của ngƣời bị tƣớc quyền bầu cử, ngƣời đang chấp hành hình phạt tù, ngƣời mất 
năng lực hành vi dân sự,....? 
Giáo viên yêu cầu học sinh trong lớp giải quyết vấn đề mà bạn mình vừa nêu, giáo viên 
chỉ định một vài học sinh phát biểu ý kiến, kể cả học sinh nêu vấn đề này để xem cánh giải 
quyết của em nhƣ thế nào. Sau đó giáo viên yêu cầu một học sinh phát biểu tốt nhất kết luận 
vấn đề, cho cả lớp góp ý bổ sung nếu có. 
Sau cùng giáo viên nhận xét, nhấn mạnh vấn đề theo hƣớng sau đây: Hạn chế không cho 
những đối tƣợng nêu trên bầu cử và ứng cử nhằm đảm bảo tính hiệu quả, chất lƣợng của mỗi 
phiếu bầu cũng nhƣ ngƣời ra ứng cử. Phải đảm bảo cho việc bầu cử và ứng cử đạt đƣợc mục 
đích đề ra là chọn đƣợc những ngƣời có tài, có đức thay mặt cho cử tri, cho nhân dân để quyết 
định những vấn đề trọng đại và quản lí tốt những công việc của địa phƣơng, của đất nƣớc một 
cách hiệu quả. 
Ví dụ 2: ở bài 9, lớp 12, phần 2.d- nội dung nội dung cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi 
trƣờng, học sinh có thể nêu vấn đề thế này: Hiện nay tình trạng đổ rác xuống sông rạch ở 
vùng nông thôn là tƣơng đối phổ biến. Vậy thực trạng này nguyên nhân là do đâu ? Trách 
nhiệm thuộc về ai và cần phải làm gì để chấm dứt ? 
Giáo viên yêu cầu học sinh trong lớp giải quyết vấn đề vừa nêu, chỉ định một vài học sinh 
phát biểu ý kiến để giải quyết vấn đề, kể cả học sinh nêu vấn đề này xem cánh giải quyết của 
em thế nào, vấn đề này tƣơng đối dễ giáo viên nên chỉ định những học sinh ít phát biểu để rèn 
luyện cho các em này kỹ năng nói. Sau đó giáo viên yêu cầu một học sinh phát biểu tốt nhất 
kết luận vấn đề, cho cả lớp góp ý bổ sung nếu có. 
Sau cùng giáo viên nhận xét, nhấn mạnh vấn đề theo hƣớng sau đây: 
+ Xác định lại thực trạng đó có phải là phổ biến ở vùng nông thôn hiện nay không ? Yêu 
cầu học sinh cả lớp xác định. 
+ Nếu đúng thì tìm nguyên nhân: do ý thức về bảo vệ môi trƣờng của ngƣời dân ở vùng 
nông thôn chƣa tốt; do công tác tuyên truyền, giáo dục của nhà nƣớc chƣa làm hoặc làm chƣa 
tốt; do chƣa tổ chức các xe thu gom rác ở những nơi đó... và yêu cầu học sinh xác định lại xem 
Đề tài: “Phương pháp nêu vấn đề trong dạy - học môn GDCD - Bậc trung học phổ thông” 
Người thực hiện: Ngô Thành Y – Đơn vị: THPT Chu Văn An - Phú Tân. 
14 
nguyên nhân nào là cơ bản và phổ biến để xác định trách nhiệm thuộc về ai và tìm cách khắc 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfphuong_phap_neu_van_de_trong_day_hoc_mon_giao_duc_cong_dan.pdf