1. Lý do viết đề tài:
1.1. Lý do khách quan
Tiếng Anh là ngôn ngữ quốc tế nó được sử dụng như một thứ ngôn ngữ phổ
thông trên thế giới. Tiếng Anh đã và đang trở thành một nhu cầu cần thiết trong
giao tiếp hàng ngày, trong công việc và trong quá trình nghiên cứu khoa học.
Thông qua ngôn ngữ chung này mà con người trên khắp hành tinh hiểu biết lẫn
nhau, trao đổi cho nhau những thành tựu khoa học, văn hoá thể thao, nghệ thuật,
văn minh tiến bộ của loài người. Đất nước ta đang trên đà hội nhập và phát triển, vì
vậy mà Tiếng Anh chính là chìa khoá để mở cánh cửa hội nhập giữa nước ta với
các nước trên thế giới.
Theo GS.TSKH. Vũ Ngọc Hải - Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục –
"Những ai, những cộng đồng nào, quốc gia nào muốn phát triển nhanh, muốn mở
rộng quan hệ quốc tế, muốn mở cửa, muốn tiếp nhận thành tựu về mọi mặt của
nhân loại, không thể không biết tiếng Anh, không thể không có chiến lược học ngôn
ngữ này một cách cẩn trọng Nhiều quốc gia đã coi tiếng Anh là thứ tiếng quan
trọng sau tiếng mẹ đẻ và đã đưa vào giảng dạy chính khoá từ giáo dục tiểu học"
Chính vì lẽ đó, việc học tiếng Anh đối với mỗi một chúng ta, nhất là đối với các em
học sinh, giới trí thức trẻ của đất nước luôn là một công việc hết sức quan trọng.
Tuy nhiên để sử dụng tiếng Anh như là một công cụ giao tiếp thì chúng ta phải đáp
ứng một trong những tiêu chí cơ bản đó là vốn từ vựng. Vốn từ vựng càng nhiều
càng giúp cho việc hiểu và giao tiếp nhanh chóng và hiệu quả hơn. Chính vì vậy ở
mỗi bài học việc giới thiệu ngữ liệu mới, trong đó có từ vựng, luyện tập sử dụng từ
vựng mới, làm rõ nghĩa, cách dùng và ghi nhớ từ vựng luôn luôn là việc làm bắt
buộc và thường xuyên mà đòi hỏi mỗi giáo viên Tiếng Anh cần phải quan tâm, chú
trọng tới.
phần nhỏ, chỉ từ 5 đến 7 phút(tối đa là 10 phút) nên khi giới thiệu từ giáo viên phải thực hiện việc dẫn dắt sao cho thật rõ ràng, cụ thể, đơn giản, và nhanh chóng. Giáo viên phải lựa chọn kĩ năng giới thiệu từ cho phù hợp, vừa để thu hút sự tập trung của học sinh, vừa để học sinh ghi nhớ từ vựng ở giai đoạn đầu. Giai đoạn đầu trong việc dạy từ vựng là phần giới thiệu từ mới cho học sinh. Giới thiệu từ mới có vai trò rất quan trọng trong một giờ học tiếng Anh. Nó có thể giúp học sinh nắm được bao quát nội dung bài học, nắm được nghĩa của từ, cách sử dụng qua phần giới thiệu ban đầu của giáo viên. Thông thường giới thiệu một từ mới, giáo viên cần thực hiện các bước sau: - Gợi mở từ dạy bằng tranh vẽ, vật thật, ví dụ, tình huống... - Giới thiệu từ dạy bằng Tiếng Anh - Cho học sinh nghe 3 lần Phương pháp hướng dẫn học sinh học, luyện tập và ghi nhớ từ vựng Tiếng Anh môt cách hiệu quả Giáo viên thực hiện: Hoàng Thị Thu Hà – Trường THCS Thái Thịnh – Quận Đống Đa – Thành Phố Hà Nội Page 11 - Học sinh lặp lại từ mới (đồng thanh 2-3 lần) - Học sinh lặp lại cá nhân (2-3 học sinh) - Giáo viên sửa lỗi sai về phát âm của học sinh - Giáo viên trình bày từ dạy lên bảng - Khi dạy xong tất cả các từ mới, học sinh viết vào vở. - Kiểm tra từ vựng. - Kiểm tra trọng âm của từ. Song tất nhiên từ mới nào xuất hiện trong quá trình giảng bài cho học sinh cũng được đưa vào phần giới thiệu từ mới. Người giáo viên phải biết lựa chọn, xác định từ tích cực, chủ động trong quá trình để giảng dạy và cố gắng phát huy hết khả năng tự học hỏi của học sinh đối với những loại từ không tich cực. Bên cạnh đó giáo viên còn phải biết sắp xếp các từ vựng sẽ dạy trong bài theo một trình tự hợp lí, hoặc tạo các lời dẫn. * Lựa chọn từ vựng để dạy: Thông thường trong một bài học luôn xuất hiện những từ mới. Chúng ta cần phải lựa chọn từ cần phải dạy và thông dụng qua hình thức nào để học sinh tiếp thu dễ dàng và nhanh chóng. Không phải từ mới nào chúng ta cũng cần đưa vào để dạy và dạy như nhau. Bởi vì nếu giới thiệu quá nhiều từ mới học sinh sẽ không nhớ hết, và không có đủ thời gian để có cơ hội sử dụng và luyện tập các từ vựng trong một giờ lên lớp. Để lựa chọn từ cần phải dạy, cần xem xét những vấn đề sau: 1.1.1. Từ tích cực và từ kém tích cực. Từ tích cực là những từ học sinh cần hiểu, nhận biết và sử dụng được trong giao tiếp nói và viết. Đối với loại từ này ta cần phải đầu tư thời gian cho ví dụ minh họa, đặt câu hỏi và luyện tập nhiều hơn đặc biệt là cách sử dụng để học sinh thật sự thấy được từ được sử dụng như thế nào. Phương pháp hướng dẫn học sinh học, luyện tập và ghi nhớ từ vựng Tiếng Anh môt cách hiệu quả Giáo viên thực hiện: Hoàng Thị Thu Hà – Trường THCS Thái Thịnh – Quận Đống Đa – Thành Phố Hà Nội Page 12 Từ kém tích cực là những từ học sinh chỉ hiểu và nhận biết được khi nghe đọc ta chỉ cần dưng lại ở mức độ nhận biết không cần tốn thời gian cho các hoạt động ứng dụng. Để tiết kiệm thời gian ta thường trình bày chúng nhanh chóng. Chúng ta thường để học sinh đoán từ qua ngữ cảnh của bài đọc. 1.1.2. Học sinh đã biết từ này chưa? Để không bị lãng phí thời gian, người thầy cần phải luôn luôn đảm bảo những từ cần dạy là từ mới học sinh chưa biết. Có thể hỏi trực tiếp các em, hoặc dùng thủ thuật gợi mở để tìm xem các em đã biết những từ đó chưa và biết đến đâu, cụ thể là thủ thuật hỏi gợi ý (eliciting), tách riêng từ mới bằng cách đọc to, học sinh nghe, nhắc lại, qua luyện tập nhanh kiểm tra mức độ tiếp thu của học sinh, hoặc hỏi trực tiếp các em những từ nào từ khó và mới trong bài. * Những yếu tố cần làm rõ khi giới thiệu từ mới: Khi giới thiệu ngữ liệu mới cần làm rõ 3 yếu tố cơ bản của ngôn ngữ là: form, meaning, use. Khi giới thiệu từ mới, ta cần giới thiệu không những chữ viết và định nghĩa như ở từ điển mà còn cách phát âm không chỉ từ đơn lẻ mà phải nhận biết và phát âm đúng những từ đó trong chuỗi lời nói và dặc biệt là biết nghĩa và cách dùng chung trong giao tiếp. Tóm lại chúng ta cần làm rõ những phần sau khi giới thiệu từ mới: ▪ Chữ viết (spelling) ▪ Ngữ âm (pronunciation) ▪ Ngữ nghĩa (lexical meaning) ▪ Hình thái ngữ pháp (Gramatical form) ▪ Cách sử dụng (use) Phương pháp hướng dẫn học sinh học, luyện tập và ghi nhớ từ vựng Tiếng Anh môt cách hiệu quả Giáo viên thực hiện: Hoàng Thị Thu Hà – Trường THCS Thái Thịnh – Quận Đống Đa – Thành Phố Hà Nội Page 13 1.2. Các thủ thuật đã vận dụng hiệu quả khi dạy từ vựng tiếng Anh cho học sinh tại trường THCS THÁI THỊNH Xuất phát từ thực tiễn giảng dạy của bộ môn và các yêu cầu cần đạt khi giảng dạy từ vựng cho học sinh trong chương trình tiếng Anh, bản thân tôi đã mạnh dạn áp dụng một số thủ thuật có sẵn mà phù hợp với đặc điểm độ tuổi, chương trình, và những điều kiện có sẵn (phần mềm Powerpoint, hình vẽ, ) để giúp học sinh nắm từ vựng hiệu quả hơn Thủ thuật 1. Dùng giáo cụ trực quan Trong giảng dạy nói chung và trong việc dạy học tiếng Anh nói riêng, giáo cụ trực quan thường đóng vai trò hỗ trợ rất tích cực. Phương pháp này rất phổ biến và mang lại hiệu quả cao vì đã làm cho việc hiểu nghĩa từ trở nên chính xác, sinh động, và tiết kiệm thời gian. Học sinh dùng trực giác để biết nghĩa của từ một cách trực tiếp, hứng thú và chú ý vào bài học một cách có hiệu quả. Giáo viên có thể sử dụng vật thật, đồ vật trên lớp, tranh ảnh, hình vẽ, hình cắt dán từ tạp chí, bản biểu cử chỉ, điệu bộ, hình phim, đèn chiếu, TV, video.... Tuy nhiên không phải từ nào cũng giới thiệu bằng cách này mà chúng ta phải lựa từ thật thích hợp và phải được trình bày nhanh chóng, dễ dàng và rõ ràng, vì vậy, tôi đã sử dụng vật thật, tranh ảnh phù hợp cho từng nội dung bài học, ví dụ: 1.2.1. Dùng vật thật đối với các đồ dùng, vật dụng có sẵn Phương pháp này đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị trước các đồ vật có trong cuộc sống hàng ngày. Giáo viên giơ vật đó lên và yêu cầu cả lớp nói nghĩa của từ tiếng Anh tương đương. Phương pháp này có thể mang lại hứng thú bất ngờ sinh vì học sinh được quan sát, được luyện tập với các vật thật trong thực tế. * Ví dụ : Khi dạy từ vựng phần C 1; 2 Unit 2 (English 6) chủ đề của bài này là các đồ dùng học sinh Phương pháp hướng dẫn học sinh học, luyện tập và ghi nhớ từ vựng Tiếng Anh môt cách hiệu quả Giáo viên thực hiện: Hoàng Thị Thu Hà – Trường THCS Thái Thịnh – Quận Đống Đa – Thành Phố Hà Nội Page 14 Tôi chỉ cần cầm lên bút, thước kẻ, bút chì, cặp sách...khi muốn dạy từ a pen; a,a ruler, a pencil, a school bag. Khi chỉ tay vào những đồ vật đó thì học sinh dễ dàng biết ngay từ đó có nghĩa gì mà tôi không cần nói nghĩa. Qua việc chuẩn bị những đồ dùng phục vụ cho bài dạy như trên, công việc dạy từ của giáo viên trở nên dễ dàng, tiết kiệm được nhiều thời gian 1.2.2. Dùng tranh ảnh đối với các chủ đề không dùng vật thật được Giáo viên có thể sưu tập trang ảnh từ báo chí, sách hoặc tải tranh ảnh từ trên mạng xuống để dạy từ liên quan đến một số đồ vật không thể mang đến lớp học, cũng không thể làm đồ dùng dạy học. Ở phương pháp này, giáo viên chuẩn bị tranh ảnh có chứa kiến thức cần giảng dạy. Giáo viên giơ từng bức tranh và yêu cầu học sinh nhận biết nội dung chứa đựng trong bức tranh. Phương pháp hướng dẫn học sinh học, luyện tập và ghi nhớ từ vựng Tiếng Anh môt cách hiệu quả Giáo viên thực hiện: Hoàng Thị Thu Hà – Trường THCS Thái Thịnh – Quận Đống Đa – Thành Phố Hà Nội Page 15 Giáo viên giơ tranh lên và yêu cầu học sinh phát biểu ý kiến. Phương pháp này giúp học sinh dễ nhớ từ mới và giúp cho giờ học trở nên sinh động hơn. Cách tiến hành giống như vật thật. * Ví dụ : Khi dạy từ vựng phần A 1, 2, Unit 9 (English7), Ở bài này cần giới thiệu một số sinh vật sống dưới đại dương, tôi sử dụng hình ảnh và dạy từ với sự trợ giúp của phần mềm trình chiếu Powerpoint để dạy từ vựng cho các em Kinh nghiệm cá nhân sử dụng thủ thuật này: Khi sử dụng tranh ảnh giáo viên cần chọn những tranh ảnh đơn giản, mục đích rõ ràng. Nên dùng các ảnh động hoặc đoạn phim tư liệu để giúp các em nhớ lâu hơn. Có thể sử dụng ô chữ có kèm hình để giảng dạy và ôn luyện từ vựng theo chủ đề loại hình này Thủ thuật 2. Dùng hình vẽ đơn giản (hình que) Việc vẽ phác họa cho các em khi dạy từ vựng giúp giáo viên ngữ nghĩa hóa từ một cách nhanh chóng. Vì vậy khi dạy những từ diễn tả cảm xúc, tôi có thể dùng cách vẽ mặt người để học sinh ghi nhớ từ mới nhanh hơn và hứng thú hơn với buổi học. Thật vậy chỉ cần một vài nét họa đơn giản, tôi đã có thể gây ấn tượng mạnh với học sinh và còn mang lại rất nhiều lợi ích cho bài giảng của giáo viên nữa. Kinh nghiệm cá nhân sử dụng thủ thuật này: Cần chú ý trong khi vẽ là phải vẽ sao cho nhanh và làm cho học sinh tò mò về những gì xảy ra tiếp sau. Ví dụ sự khác nhau giữa cảm giác vui và buồn chỉ là cái Phương pháp hướng dẫn học sinh học, luyện tập và ghi nhớ từ vựng Tiếng Anh môt cách hiệu quả Giáo viên thực hiện: Hoàng Thị Thu Hà – Trường THCS Thái Thịnh – Quận Đống Đa – Thành Phố Hà Nội Page 16 miệng cười và khóc. Giáo viên có thể vẽ nét mặt dí dỏm, biểu hiện sự vui buồn, đang cười, đang khóc để dạy từ sad, happy, laugh, cry. happy sad laughing crying Giáo viên cũng có thể vẽ phác họa các chi tiết trên gương mặt để giới thiệu các từ sau: : face, hair, eye, ear, nose, lips, mouth, Giáo viên cũng có thể kết hợp các thủ thuật lại với nhau để trình bày nghĩa của từ. Ví dụ : giới thiệu từ smile Giáo viên vẽ hình lên bảng T: Look- He’s smiling. Now look at me. I’m smiling ( show by facial expression). Smiling. We smile when we are happy. Smile.(gesture) Ss: Smile. T: Good. What does smile mean? Sss: give translation. Ngoài ra giáo viên có thể sử dụng phác họa hình que đơn giản một người đang bơi, chạy ngồi, đi nằm.. để giới thiệu các động từ swim, run, go, lie Face Hair Eye(s ) nose Phương pháp hướng dẫn học sinh học, luyện tập và ghi nhớ từ vựng Tiếng Anh môt cách hiệu quả Giáo viên thực hiện: Hoàng Thị Thu Hà – Trường THCS Thái Thịnh – Quận Đống Đa – Thành Phố Hà Nội Page 17 Thủ thuật 3. Dùng cử chỉ (miming) Giới thiệu từ thông qua hành động, điệu bộ của giáo viên và qua nét mặt để biểu lộ cảm xúc. Trên cơ sở đó học sinh quan sát và đoán nghĩa của từ mới. Giáo viên chọn những từ có thể trình bày nhanh, dễ và rõ ràng bằng hành động, cử chỉ, điệu bộ. Phương pháp này rất thích hợp để giảng dạy các từ chỉ hoạt động hay cảm xúc của con người. * Ví dụ : Khi dạy từ vựng, Unit 12 (English 6), Sports and pastimes, tôi đã sử dụng thủ thuật này T: Look. (mime jogging)- What am I doing? SS: Go jogging T: Ok. Go jogging ( jog) SS: jog T: What does jog mean? Thủ thuật 4. Giải thích nghĩa từ qua ngữ cảnh, giải thích - Giới thiệu từ thông qua ngữ cảnh: * Ví dụ : Để dạy từ deaf và blind. T: deaf people – people who cannot hear. Giới thiệu từ thông qua các ví dụ: Giáo viên đưa ra một loạt các ví dụ, học sinh phải nhóm chúng lại với nhau và tìm ra một từ khái quát nhất. Phương pháp giảng dạy này phát huy khả năng khái quát hóa của học sinh đồng thời nó buộc học sinh tư duy sáng tạo và logic. - Giới thiệu từ thông qua ngôn ngữ đã học bằng định nghĩa hoặc miêu tả: Học sinh rèn luyện kỹ năng nghe để đoán nghĩa của từ qua lời dẫn của giáo viên. Cách này tạo cho học sinh tò mò và có nhu cầu tham gia học tập. Phương pháp hướng dẫn học sinh học, luyện tập và ghi nhớ từ vựng Tiếng Anh môt cách hiệu quả Giáo viên thực hiện: Hoàng Thị Thu Hà – Trường THCS Thái Thịnh – Quận Đống Đa – Thành Phố Hà Nội Page 18 * Ví dụ : Unit 14 – WONDER OF THE WORLD ( Listening) để dạy từ “rainforest” giáo viên có thể định nghĩa như sau: Rainforest is forest in tropical region. Thủ thuật 5: Giới thiệu từ thông qua các từ đồng nghĩa và trái nghĩa: (Synonym/Antonym) * Ví dụ: Sử dụng từ trái nghĩa (Antonym) + heavy>< light + narrow><large Sử dụng từ đồng nghĩa (synomym) + Go off = ring Thủ thuật 6: Giới thiệu từ thông qua bảng biểu, đồ thị: Nghĩa của một số từ có thể giới thiệu thông qua các biểu bảng, thước tỉ lệ, đồ thị... chẳng hạn như từ ''cold''(lạnh), '' hot''(nóng) ta có cool và warm biểu diễn trên thước tỉ lệ. Thủ thuật 7: Dịch nghĩa Kỹ năng này giúp giáo viên giới thiệu một cách ngắn gọn, không tốn thời gian. Giáo viên dùng những từ tương đương trong tiếng Việt để giảng nghĩa trong tiếng Anh. Giáo viên chỉ sử dụng thủ thuật này khi không còn cách nào khác, thủ thuật này thường để dạy cho những từ trừu tượng, từ bị động khó áp dụng các thủ thuật trên hoặc để giải quyết một số lượng từ nhiều nhưng thời gian không cho phép, giáo viên gợi ý học sinh tự dịch từ đó. Không nên lạm dụng cách này vì sẽ làm cho học sinh cảm giác đơn điệu, nhàm chán, không phát huy tính tư duy, sáng tạo của các em. Phương pháp hướng dẫn học sinh học, luyện tập và ghi nhớ từ vựng Tiếng Anh môt cách hiệu quả Giáo viên thực hiện: Hoàng Thị Thu Hà – Trường THCS Thái Thịnh – Quận Đống Đa – Thành Phố Hà Nội Page 19 2. Thực hành luyện tập Quá trình nghiên cứu được chia làm 4 giai đoạn, tôi đã áp dụng các phương pháp dưới đây để luyện tập từ vựng cho học sinh. 2.1. Các phương pháp áp dụng để luyện từ cho học sinh. 2.1.1 Luyện với những bài khoá + Mục đích: Rèn luyện hình thái chữ viết và âm thanh giúp học sinh chủ động ghi nhớ, hiểu nghĩa và vận dụng từ. + Cách làm: Giáo viên chuẩn bị khoảng từ 8 đến 10 từ, viết sẵn trong các tấm bìa cứng. - Giáo viên bật băng (đĩa) để học sinh phát hiện ra những từ trong câu để có thể đoán được nghĩa của nó trong từ những cảnh (Nếu từ khó giáo viên giải thích) - Giáo viên cho học sinh nghe băng lại 2 lần để học sinh có thể hiểu được nội dung của bài khoá dựa vào các từ đã học. + Hình thức này có thể sử dụng ở các bài khoá (Phần Listen and Read và phần Read) Ví dụ: Sau khi giáo viên giới thiệu bài và giới thiệu từ mới bao gồm các từ sau nhưng không theo thứ tự xuất hiện trong bài. Emigrate, transmit, conduct, demonstrate, device, deaf – mute giáo viên lần lượt luyện từ theo các bước sau: Bước 1: Học sinh nghe băng (hoặc giáo viên đọc) phát hiện ra các từ được sử dụng ở trong bài và gạch chân (bút đánh dấu) Bước 2: Học sinh đánh số thứ tự các từ các em nghe được 1. Emigrate 4. conduct 2. deaf – mute 5. device, Phương pháp hướng dẫn học sinh học, luyện tập và ghi nhớ từ vựng Tiếng Anh môt cách hiệu quả Giáo viên thực hiện: Hoàng Thị Thu Hà – Trường THCS Thái Thịnh – Quận Đống Đa – Thành Phố Hà Nội Page 20 3. transmit 6. demonstrate * Sau khi áp dụng phương pháp luyện từ với bài khóa tôi đã quan sát học sinh tích cực hơn trong học tập. Các em đã mạnh dạn hơn trong việc học Tiếng Anh. 2.1.2. Luyện từ với mẫu câu - Thực hiện ở tiết thực hành nói, language focus. - Thông qua những bài tập thực hành như: Bài tập thay thế (substitution) chuyển hoá (transformation), mở rộng (expansion) (hoàn thành câu). - Bằng hình thức luyện từ với mẫu câu giáo viên không những giúp học sinh biết cách sử dụng đúng nghĩa, đúng loại trong câu mà còn giúp cho học sinh hiểu và vận dụng từ theo ngữ cảnh. - Giáo viên cần chú ý lựa chọn mẫu câu phù hợp với từ cần luyện. - Cách luyện tập từ theo các bước sau: + Thực hành có kiểm soát (controlled practice). + Thực hành có hướng dẫn (guided practice). + Thực hành tự do (Free practice) Ví dụ (Unit 4 – Speak – SGK 8). Luyện cho các em nhớ và sử dụng tốt các động từ ( get up, have, live, work ) với mẫu câu. * I used to live the country. Bước 1: Thực hành có kiểm soát (controlled – practice). - Cho học sinh thay thế vào từ gạch chân. - Giáo viên viết lên bảng mẫu câu cho học sinh phân tích và thay thế. Học sinh 1: I used to get up late. Học sinh 2: I used to have short hair. Học sinh 3: I used to live in a small house. Học sinh 4: I used to work hard all time. Phương pháp hướng dẫn học sinh học, luyện tập và ghi nhớ từ vựng Tiếng Anh môt cách hiệu quả Giáo viên thực hiện: Hoàng Thị Thu Hà – Trường THCS Thái Thịnh – Quận Đống Đa – Thành Phố Hà Nội Page 21 Bước 2: Thực hành có hướng dẫn Cho học sinh thực hành theo cặp, hỏi và trả lời sự thật về những việc làm đã từng làm (thói quen trong quá khứ) của từng học sinh hoặc những người khác. Ví dụ: Học sinh 1: Where did you live in the past? Học sinh 2: I used to live in the country. Học sinh 3: What did your mother have in the past? Học sinh 4: She used to have short hair. - Từng cặp hỏi - trả lời sau đó đổi vị trí cho nhau. Bước 3: Luyện tập tự do ( Free practice) Học sinh thực hành theo nhóm, hỏi và trả lời về chủ đề những việc mình đã từng làm trong quá khứ (thói quen trong quá khứ (Chain game). Ví dụ: Học sinh 1: What did you do in the past? Học sinh 2: I used to get up late Học sinh 3: I used to get up late and do morning exercises Học sinh 4: I used to get up late, do morning exercises and take a shower. Học sinh 5: I used to get up late, do morning exercises and ride a bike to school. Sau khi tiến hành dạy luyện tập từ vựng cho học sinh theo phương pháp luyện từ với bài khoá và luyện từ với mẫu câu tôi đã thấy học sinh của mình có chuyển biến tích cực hơn trong việc học tiếng Anh. Các em không sợ mỗi khi cô giáo gọi lên bảng viết từ hay đặt các câu đơn giản bằng Tiếng Anh. Qua trao đổi với các em tôi thấy rằng các em đã thích học hơn và và luôn tỏ ra hợp tác cùng giáo viên trong các tiết học. Bằng phương pháp kiểm tra đánh giá tôi đã thu được kết quả đáng kể. Kết quả của các em đã được nâng lên rõ rệt. Phương pháp hướng dẫn học sinh học, luyện tập và ghi nhớ từ vựng Tiếng Anh môt cách hiệu quả Giáo viên thực hiện: Hoàng Thị Thu Hà – Trường THCS Thái Thịnh – Quận Đống Đa – Thành Phố Hà Nội Page 22 2.2. Luyện tập về cấu tạo từ Tôi đã trao đổi, thảo luận với đồng nghiệp, phỏng vấn học sinh và tiếp tục áp dụng phương pháp : ‘Luyện tập về cấu tạo từ’ vào việc luyện từ cho học sinh. - Thực hiện ở các bài thực hành, bài listen and Read hoặc Language focus. - Mục đích: Giúp học sinh phân biệt từ loại trong câu nói hoặc viết đồng thời giúp các em biết cách tạo từ loại cho phù hợp. - Thực hiện. *Bước 1: Hướng dẫn học sinh cách tạo từ mới, từ gốc, thông qua đó học sinh nắm vững được từ loại. -Giáo viên viết lên bảng một số từ giải thích Organnize (v) -> organnization (n) Explain (v) -> explanation (n) Encourage (v) -> encouragement Establish (v) -> estalishment Bước 2: Tìm từ cùng gốc giúp học sinh phát hiện từ loại nhanh. Giáo viên yêu cầu học sinh tìm các từ loại khác nhau có cùng gốc; Verb Adjective Adverb Noun Organize Organizable Organizably Organization Establish Establishable Establishably Estalisment * Bước 3: Làm bài tập sử dụng từ loại trong câu. Ví dụ: Unit 6 – Read – TA8 Chuẩn bị bài tập ra giấy, học sinh làm theo nhóm trên phiếu học tập (mỗi bàn một nhóm) để học sinh có điều kiện thảo luận với nhau và không mất thời gian. Cụ thể với từ (Organize) Phương pháp hướng dẫn học sinh học, luyện tập và ghi nhớ từ vựng Tiếng Anh môt cách hiệu quả Giáo viên thực hiện: Hoàng Thị Thu Hà – Trường THCS Thái Thịnh – Quận Đống Đa – Thành Phố Hà Nội Page 23 1. Thera are__________________ similar to the BSA which girls can join. 2. FiFa_____________ world Cup every four years 3. The meeting is ______________ on December 22th 4. That program was worked ________________ * Với cách hướng dẫn trên học sinh đã nắm được bài có kiến thức sâu hơn về cấu tạo từ Tiếng Anh. Các em đã biết cách dùng từ theo đúng ngữ cảnh, không còn nhầm lẫn giữa danh từ và động từ, tính từ và trạng từ. các em mạnh dạn hơn trong việc nói Tiếng Anh. Các em cũng có tiến bộ hơn trong khi viết. Kết quả bài kiểm tra của các em khá tốt. 2.3. Luyện từ theo chủ đề Sau khi tiến hành 2 giai đoạn đầu tôi thấy kết quả học từ vựng của học sinh có nhiều tiến bộ. T
Tài liệu đính kèm: